SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang5/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

2:2c

giữa nhiều chống đối: Trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là ‘trong nhiều tranh chiến.’ Điều này có nghĩa gì? Có phải Phao-lô và các bạn đồng hành tranh chiến với đối thủ, hay họ tranh chiến trong sự suy nghĩ về ai là người hay là điều gì chống đối họ? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Những người khác chống đối lại sự dạy dỗ của họ. Hãy xem Công-vụ 17:5-10. Đa số các nhà giải kinh coi cụm từ Hy-lạp “trong nhiều tranh chiến” đề cập đến sự chống đối.

(2) Họ đang bị căng thẳng về tâm thần, có lẽ bởi vì sự bắt bớ họ vừa kinh nghiệm.

2:3-9 Sứ điệp chân thật và yêu thương của các sứ đồ

Sau đó Phao-lô trả lời sự tố cáo ngầm chống lại ông và các bạn đồng hành bằng cách xác định sự giảng dạy của họ là thật và không có sự dơ bẩn và lừa dối. Họ tìm cách làm đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn là con người. Sứ điệp của họ không có lời giua nịnh hay che đậy để thu tiền. Họ không bao giờ tìm kiếm vinh dự cá nhân, mặc dù, là sứ đồ họ có quyền như vậy. Ngược lại, Phao-lô và các bạn đồng hành đối xử với các tín hữu nhẹ nhàng như người mẹ đối với con cái và phát triển tình thân ái mạnh mẽ và không vị kỷ với họ. Để làm bằng cớ, Phao-lô nhắc các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca về việc ông và các bạn đồng hành đã làm việc chân tay để kiếm sống và không làm gánh nặng cho họ như thế nào. Ông nhắc các con dân Chúa là ông và các bạn đồng hành đối xử với họ như người cha đối với con cái của mình vậy. Ông thúc giục họ sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.



2:3

vì lời kêu gọi của chúng tôi không phải sai lầm, không do động cơ dơ bẩn, không có ý lừa gạt: Trong thế giới của người Hy-lạp có rất nhiều người đi từ chỗ này qua chỗ khác để cố gắng tiếp tục lường gạt những người khác. Những người này thúc giục người ta chấp nhận sự dạy dỗ của họ và sống nhờ và

o2:2a Nhưng, như anh chị em biết, dù bị đau khổ và sỉ nhục tại Phi-líp

Thật ra, như anh chị em đã biết rõ, những người ở thành phố Phi-líp đã bắt bớ chúng tôi và sỉ nhục chúng tôi trước khi chúng tôi đến Tê-sa-lô-ni-ca với anh chị em,



2:2b chúng tôi vẫn nhờ cậy Đức Chúa Trời chúng ta mạnh dạn truyền Phúc  m của Đức Chúa Trời cho anh chị em

nhưng mặc dầu vậy, Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi can đảm để đi đến và nói về tin lành cho anh chị em,



2:2c giữa nhiều chống đối.

ngay cả khi gặp sự chống đối của nhiều người trong thành phố của anh chị em.



2:3-9  Sứ điệp chân thật và yêu thương của các sứ đồ




2:3a Vì lời kêu gọi của chúng tôi

Lý do mà lời chúng tôi có kết quả giữa vòng anh chị em là vì khi chúng tôi thúc giục người ta theo Đức Chúa Trời,





người cải đạo. Vậy nên, Phao-lô cần phải nhấn mạnh ông và các bạn đồng hành của ông khác với những người này như thế nào. Đây cũng có vẻ là lý do ông phải bênh vực mình trước khi bị người ta vu cáo ở Tê-sa-lô-ni-ca. Chúng ta không biết được có thật có một số người ở Tê-sa-lô-ni-ca bắt đầu tố cáo Phao-lô và các bạn đồng hành là những người lừa gạt hay không. Chắc chắn có một vài người mới cải đạo ở Cô-rinh-tô có nghi ngờ, như chúng ta thấy ở trong 2 Cô-rinh-tô 1:12-13, 5:11-12, 6:3-10, 10:12-17, 11:19 và 12:16.

2:3a

Vì lời kêu gọi của chúng tôi:

Vì: Từ này nối kết “vô ích” trong 2:1, và “chúng ta mạnh dạn” trong 2:2b với “sai lầm, do động cơ dơ bẩn” và tiếp theo trong 2:3. Ông nói: “Sự giảng dạy của chúng tôi không phải là không có kết quả tốt. Đức Chúa Trời khiến cho chúng tôi giảng cách mạnh dạn và can đảm, bởi vì sự dạy dỗ của chúng tôi là chân thật và động lực của chúng tôi trong sạch. Nếu sự dạy dỗ của chúng tôi không đến từ Đức Chúa Trời, thì sẽ không chân thật, và nếu chúng tôi có động lực không trong sạch, chúng tôi sẽ không có thể nói cách mạnh dạn.”

lời kêu gọi của chúng tôi: Câu này đề nghị đến “sự giảng dạy” (BDY, BDC). Phao-lô luôn luôn giảng với sự thuyết phục mạnh mẽ hay “cổ võ.” Khi ông giảng cho người Do Thái và những người cải đạo trước kia theo Do Thái Giáo, ông trưng dẫn những bằng chứng mạnh mẽ từ CƯ rằng Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a.

Có hai thắc mắc đến từ nguyên bản Hy-lạp. Thứ nhất, bởi vì trong tiếng Hy-lạp không có dùng động từ, Phao-lô nói đến thì quá khứ hay hiện tại? (Trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là: sự kêu gọi của chúng tôi không sai lầm cũng không dơ bẩn….)

Thứ hai, sự kêu gọi này dành cho ai? Vì không có động từ, không biết rõ có phải Phao-lô muốn nói đến điều ông giảng ở tại Tê-sa-lô-ni-ca, hay điều ông giảng cho tất cả mọi người trong mọi lúc. Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Đa số các nhà giải kinh thêm vào động từ ở thì hiện tại, giống như câu PKTCD 2:3a-c trong BDM. Các nhà giải kinh cho rằng sự thiếu một động từ ở đây có nghĩa là họ có thói quen giảng bất cứ khi nào và chỗ nào họ đến. Động từ Hy-lạp laloumen “chúng tôi cứ rao giảng” ở thì hiện tại được dùng trong 2:4a hỗ trợ cho quan niệm này.

(2) Nó là điều mà họ giảng cho người ở Tê-sa-lô-ni-ca, bởi vì các hành động trong 2:2b và 2:5 xảy ra trong quá khứ “đã không dựa trên sự sai lầm….” Họ đang nói về điều mà Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã giảng ở Tê-sa-lô-ni-ca. Lời giảng đó là thật trong lúc họ giảng cũng như trong lúc viết thư này. Hàm ý đó là cùng một sự kêu gọi mà họ nói với người ở các tỉnh khác.

Vì vậy cuối cùng chúng ta thấy không có sự xung đột giữa cách diễn dịch đầu tiên và thứ nhì.

Sự kêu gọi này nói về cái gì? Phao-lô nói: “Chúng tôi đã giảng cho anh chị em và tất cả các người khác về những sự kiện thuộc về Đức Chúa Trời. Chúng tôi đã dạy về đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giê-su và kêu gọi anh chị em ăn năn, quay khỏi các thần tượng để phục vụ Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su. Chúng tôi không nói theo sự suy nghĩ sai lầm hay động lực dơ bẩn, và những điều như vậy.”



2:3b

không phải sai lầm: Ý tưởng cơ bản của nhóm từ này trong nguyên bản Hy-lạp là “không đến từ sự sai lầm.” Nghĩa bóng của ẩn dụ này là không có gì sai lầm. Phao-lô muốn nói đến sự sai lầm gì ở đây? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Phao-lô nói ông không bị chính ông hay những người khác lừa gạt.

(2) Phao-lô nói ông không muốn cố ý lường gạt họ.

Có lẽ quan niệm đầu tiên là đúng nhất cho 2:3b bởi vì trong 2:3d Phao-lô nói ông không lừa gạt họ.

2:3c

không do động cơ dơ bẩn: Câu hỏi ở đây là: Loại động cơ dơ bẩn gì? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Đây nói đến bất cứ thứ dơ bẩn nào về đạo đức, thí dụ như tham lam, tham vọng, kiêu căng, kiêu ngạo, ham muốn được phổ thông, hay vô đạo đức về tình dục.

(2) Đây đặc biệt nói đến sự vô đạo đức về tình dục.

Quan niệm đầu tiên được ưa chuộng hơn, bởi vì trong các phần khác của TƯ từ này có cùng một nghĩa với “gian ác.”

2:3d

không có ý lừa gạt: Điều này được giải nghĩa rộng hơn trong 2:5a-b như là “xu nịnh” hay “che đậy lòng tham.”

2:4a-b

nhưng vì Đức Chúa Trời đã xác nhận chúng tôi là đáng tin cậy để ủy thác Phúc Âm:

nhưng vì: Trong 2:3 Phao-lô lại phủ nhận lời tố cáo bằng cách tuyên bố rằng tất cả sự giảng dạy của họ được Đức Chúa Trời chấp thuận.

Đức Chúa Trời đã xác nhận chúng tôi là đáng tin cậy để ủy thác Phúc Âm: Sự giảng dạy và đức hạnh của Phao-lô và các bạn đồng hành ở tại Tê-sa-lô-ni-ca nhất quán với lời giảng dạy và đức hạnh của những người đẹp lòng Đức Chúa Trời.

đáng tin cậy để ủy thác Phúc Âm: Đức Chúa Trời phải chọn ai là người nên làm việc cho Ngài. Chỉ có Đức Chúa Trời mới biết được người đó có tốt và đáng tin cậy không. Phao-lô nói Đức Chúa Trời tin cậy ông và các bạn đồng hành của ông để làm công việc Chúa đã kêu gọi họ để làm.

2:4c

nên chúng tôi cứ rao giảng, không phải để làm vừa lòng loài người nhưng đẹp lòng Đức Chúa Trời: Trong bản Hy-lạp câu này đi theo ngay sau cụm từ “chúng tôi nói” trong 2:4a: “Vì vậy chúng tôi không cố gắng làm đẹp lòng loài người trong sự giảng dạy của chúng tôi(CĐN).” Phao-lô giải thích chi tiết hơn trong 2:5a-b. Phao-lô tiếp tục cho thấy ông không chỉ nói đến thời gian ông và các bạn đồng hành của ông ở tại Tê-sa-lô-ni-ca, nhưng ở bất cứ chỗ nào ông tới.

2:4d

Đấng xem xét lòng chúng tôi: Ở đây Phao-lô dùng ngôn ngữ của CƯ để mô tả cách Đức Chúa Trời xem xét tư tưởng của con người. Ý tưởng này được tiếp tục trong 2:5c: Đức Chúa Trời chứng giám. Một số học giả nhấn mạnh rằng thử nghiệm này là một tiến trình liên tục trong đời sống của

2:3b không phải sai lầm,

lời nói của chúng tôi không phải đến từ tư tưởng sai lầm.



-HAY-

chúng tôi nói lời chân thật.



2:3c không do động cơ dơ bẩn,

Chúng tôi không có ý định xấu,



2:3d không có ý lừa gạt,

và chúng tôi không cố ý để lừa gạt ai.



2:4a nhưng vì Đức Chúa Trời đã xác nhận chúng tôi

Thay vào đó, chúng tôi luôn luôn nói như những người được Đức Chúa Trời đẹp lòng.



2:4b là đáng tin cậy để ủy thác Phúc  m, nên chúng tôi cứ rao giảng,

Bởi vì Chúa đẹp lòng với chúng tôi, nên Ngài có thể tin cậy và giao cho chúng tôi sự giảng dạy tin lành của Đức Chúa Trời.

-HAY-

Bởi vì Chúa đẹp lòng với chúng tôi, nên Ngài có thể tin cậy và đặt trong tay chúng tôi sự giảng dạy tin lành về đến Chúa Giê-su Cơ Đốc của chúng ta.

2:4c không phải để làm vừa lòng loài người nhưng đẹp lòng Đức Chúa Trời,

Vì vậy chúng tôi không cố gắng làm đẹp lòng loài người trong sự giảng dạy của chúng tôi nhưng chúng tôi cố gắng làm đẹp lòng Đức Chúa Trời,

2:4d là Đấng xem xét lòng chúng tôi.

bởi vì Đức Chúa Trời là Đấng tiếp tục dò xét tư tưởng của chúng tôi để xét xem chúng là tốt hay xấu.



2:5a Vì như anh chị em biết, chúng tôi không bao giờ dùng lời xu nịnh

Anh chị em cũng biết rằng chúng tôi không cố gắng làm đẹp lòng loài người bởi vì khi chúng tôi đến và giảng cho anh chị em chúng tôi không xu nịnh anh chị em.



-HAY-

Anh chị em cũng biết rằng chúng tôi không cố gắng làm đẹp lòng loài người bởi vì khi chúng tôi đến và giảng cho anh chị em chúng tôi không nói những điều tốt về anh chị em để làm cho anh chị em vui lòng.



2:5b không viện cớ che đậy lòng tham,

và chúng tôi cũng không nói dối với anh chị em để lấy tiền của anh chị em.







Phao-lô. Về chữ lòng, trong nhiều ngôn ngữ từ này nói đến một cơ quan trong cơ thể nhưng được dùng để diễn tả ý tưởng và tình cảm. Dùng bất cứ từ nào có thể diễn tả sự quan hệ với ý tưởng như vậy một cách tự nhiên nhất trong ngôn ngữ của bạn.

2:5a-b

Vì như anh chị em biết, chúng tôi không bao giờ dùng lời xu nịnh, không viện cớ che đậy lòng tham: Câu này nói rõ rệt hơn

các câu 2:3-4. Một số người thật sự tham lam muốn lấy tiền, giả bộ họ không ao ước được giàu có hay có nhiều tiền. Một lần nữa Phao-lô lại kêu gọi họ nhận thức là ông và các bạn đồng hành không bao giờ xu nịnh bất cứ ai và họ không tham tiền. BDM dùng ẩn dụ cớ che đậy lòng tham để dịch từ Hy-lạp prophasis mà ở trong văn mạch có nghĩa là ‘giả bộ hay hoá trang.’



2:6-7b

Chúng tôi không bao giờ kiếm vinh quang từ loài người, dù là từ anh chị em hay người khác. Mặc dù với tư cách là sứ đồ của Đức Cơ Đốc chúng tôi có thể đòi anh chị em phải tôn trọng chúng tôi: Phao-lô tiếp tục đối chiếu sự giảng dạy và lối sống của ông và các bạn đồng hành của ông với các giáo sư đi lang thang trong thế giới của người Hy-lạp. Những người này xu nịnh người nghe để được tiền và sự tôn trọng. Một tài liệu Cơ Đốc sau này gọi là Didache (Didache 11:3) cảnh cáo về một số các tiên tri tìm cách tạo ảnh hưởng của mình trên cộng đồng Cơ Đốc và sống nhờ những người khác. Trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:9 và 1 Cô-rinh-tô 9:1-18, Phao-lô giải thích rằng vì ông là một sứ đồ ông có quyền mong đợi họ cung cấp chỗ ở, đồ ăn uống. Nhưng ông chọn làm việc để tự sống trong lúc ở với họ để không trở nên một gánh nặng cho họ.

2:7a

Mặc dù với tư cách là sứ đồ của Đức Cơ Đốc: Phao-lô xưng nhận rằng ông và các bạn đồng hành của ông có thẩm quyền của Chúa Cơ Đốc Giê-su để dạy và giải thích những điều Chúa Giê-su đã dạy. Ông cũng tuyên bố là họ có quyền được những người họ dạy trả lương cho họ.

2:7b

chúng tôi có thể đòi anh chị em phải tôn trọng chúng tôi: Bản Hy-lạp nói dunamenoi en barei einai hws christou apostoloi có nghĩa là ‘là các sứ đồ của Đức Cơ Đốc chúng tôi có sức nặng.’ “Có sức nặng” có nghĩa là gì? Nó liên lạc với câu trước và câu sau như thế nào? Nó có thể có nghĩa là ‘chúng tôi có thể trở nên một gánh nặng tài chánh cho anh chị em.’ Tức là ‘chúng tôi có thể nói, bởi vì chúng tôi là các sứ đồ, anh chị em phải lo đồ ăn và chỗ ở cho chúng tôi.’ (Nhưng họ không nói như vậy.) Điều này hợp với 2:9c. Cách diễn dịch sau đây được ưa thích hơn:
(1) Trong văn mạch này có nghĩa như “là sứ đồ chúng tôi có thể nói với anh chị em chúng tôi quan trọng như thế nào,” chúng tôi là người “nặng ký, quan trọng.” Chúng tôi chọn ý nghĩa này là vì lý do:

(a) Câu 2:6b (BDM) “chúng tôi không bao giờ kiếm vinh quang từ loài người, dù là từ anh chị em hay người khác” và 2:7c nói: “Trái lại, chúng tôi đã cư xử dịu dàng giữa anh chị em.”

(b) Đa số học giả cũng đồng ý với cách diễn dịch này.

(2) Một số học giả nghĩ Phao-lô nói hai nghĩa “chúng tôi có thể đòi anh chị em” và “chúng tôi có thể áp đặt chúng tôi lên anh chị em với tất cả sức nặng.” Trong tiếng Việt các câu “đòi anh chị em” và “phải tôn trọng” hàm ý “chúng tôi là những người quan trọng, vậy anh chị em cho chúng tôi những điều chúng tôi yêu cầu và làm điều chúng tôi muốn anh chị em làm.”

Bạn có thể dùng các từ có thể nói lên hai nghĩa này cùng một lúc trong ngôn ngữ của bạn.

2:7c

Trái lại, chúng tôi đã cư xử dịu dàng giữa anh chị em như người mẹ chăm sóc con mình:

dịu dàng: Nhiều văn bản Hy-lạp dùng từ nepioi “các em bé” mặc dầu các bản khác có từ epioi “dịu dàng.” Tuy nhiên, khi để ý và so sánh các bản thảo người ta hỗ trợ từ “các em bé” cách mạnh mẽ. Nhưng trong văn mạch này từ “dịu dàng” có ý nghĩa hơn. Phao-lô không thể nói ông và các bạn đồng hành giống như em bé và trong cùng một lúc lại cũng giống như người mẹ.

người mẹ: Trong BDC dịch từ Hy-lạp trophos là “người vú.” Đa số các học giả đồng ý từ này có nghĩa là ‘người mẹ cho con bú và chăm sóc con của họ, không phải là người làm việc trong bệnh viện hay chẩn y viện.

2:8a

Chúng tôi yêu mến anh chị em đến nỗi: Có phải từ Hy-lạp houtws có nghĩa là ‘quá



2:5c có Đức Chúa Trời chứng giám.

Đức Chúa Trời biết chúng tôi không làm những điều này.



2:6 Chúng tôi không bao giờ kiếm vinh quang từ loài người, dù là từ anh chị em hay người khác.

Chúng tôi không tìm kiếm để được bất cứ ai tôn trọng, dù là anh chị em hay bất cứ ai khác.



2:7a Mặc dù với tư cách là sứ đồ của Đức Cơ Đốc

Bởi vì chúng tôi là sứ đồ của Đức Cơ Đốc



2:7b chúng tôi có thể đòi anh chị em phải tôn trọng chúng tôi.

chúng tôi có thể làm cho anh chị em phải coi chúng tôi là quan trọng nhưng chúng tôi không làm.



-HAY-

chúng tôi có thể cư xử như người có quyền nhưng chúng tôi không làm.



2:7c Trái lại, chúng tôi đã cư xử dịu dàng giữa anh chị em như người mẹ chăm sóc con mình.

Trái lại, khi chúng tôi đến và sống giữa các anh chị em, chúng tôi cư xử với anh chị em cách dịu dàng, giống như một người mẹ yêu mến và chăm sóc con mình.



2:8a Chúng tôi yêu mến anh chị em đến nỗi

Thật ra, chúng tôi yêu mến anh chị em nhiều đến nỗi

2:8b mong ước được chia sẻ cho anh chị em, không những Phúc  m của Đức Chúa Trời,

chúng tôi không những chỉ muốn nói với anh chị em về tin lành,



2:8c mà cả đời sống chúng tôi nữa,

nhưng chúng tôi cũng muốn cho anh chị em chính đời sống của chúng tôi một cách trọn vẹn,







nhiều’ hay ‘vậy/vì vậy’ không? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) “Bởi vì chúng tôi yêu mến anh chị em đến nỗi” (như trong BDM và đa số các bản dịch tiếng Anh, nhưng chỉ có một số ít học giả đồng ý).

(2)“Vậy” đề cập đến 2:7c “chúng tôi chăm sóc anh chị em như người mẹ cho con bú” (giống BDC, và theo nhiều học giả khác).



Quan niệm đầu tiên có vẻ được ưa thích hơn bởi vì Phao-lô bày tỏ cảm tình mạnh mẽ ông có đối với người Tê-sa-lô-ni-ca trong 2:8d trong nguyên bản Hy-lạp: “bởi vì anh chị em đã trở nên rất yêu dấu đối với chúng tôi.”

2:8b

mong ước được chia sẻ cho anh chị em, không những Phúc Âm của Đức Chúa Trời:

mong ước: Trong tiếng Hy-lạp thì của động từ này cho thấy Phao-lô và các bạn đồng hành liên tục suy nghĩ như vậy trong khi họ ở với người Tê-sa-lô-ni-ca. Có nhiều câu tiếng Việt khác nhau đã được dùng để cố gắng dịch từ này. BDY dùng “Sẵn lòng” và BDC dùng “ước-ao.” Nó có nghĩa là ‘chúng tôi quyết định và giữ quyết định chia sẻ với anh chị em…và chúng tôi rất vui với quyết định của chúng tôi.’

Phúc Âm của Đức Chúa Trời: Hãy xem 2:2b.

2:8c

mà cả đời sống chúng tôi nữa: Có vẻ như Phao-lô dùng từ chia sẻ để nói hai ý. “Chia sẻ phúc âm” có nghĩa là: ‘Nói với người khác về phúc âm.’ Nhưng trong nhiều ngôn ngữ không thể nói “chia sẻ” như là “chia sẻ” đời sống. “Chia sẻ đời sống” có nghĩa là ‘hai người chung sống với nhau.’ Ý tưởng chung cho cả hai ý nghĩa này là ở đây Phao-lô muốn nói “ban cho”: “chúng tôi ban cho anh chị em Phúc Âm và chúng tôi ban cho anh chị em mọi điều chúng tôi có, chúng tôi ban cho anh chị em chính chúng tôi.” Một số học giả cho rằng Phao-lô có thể muốn nói: “chúng tôi cũng muốn chết vì anh chị em,” bởi vì các từ Hy-lạp tas heautwn psuchas có thể có nghĩa là ‘chính linh hồn của chúng tôi,’ ‘chính cá tính của chúng tôi,’ hay ‘chính đời sống của chúng tôi.’

2:8d

vì anh chị em đã trở nên những người yêu quý của chúng tôi: Đây lập lại điều Phao-lô đã nói trong 2:8a. Một bản dịch tiếng Anh nối các 2:8a và 2:8d lại với nhau. “Chúng tôi cảm thấy muốn tận hiến và bảo vệ anh chị em, và đã trở nên yêu mến anh chị em nhiều đến nỗi chúng tôi hăng hái ban cho anh chị em, không chỉ Phúc Âm nhưng trọn đời sống của chúng tôi nữa.” Nếu cách này nghe có vẻ tự nhiên hơn trong ngôn ngữ của bạn, hãy dịch chung hai ý nghĩa này lại với nhau.

2:9a

Thưa anh chị em, anh chị em còn nhớ công lao khó nhọc của chúng tôi: Một lần nữa Phao-lô nói chính họ biết sự kiện ông đang muốn nói ra. Trong tiếng Hy-lạp từ thứ hai ở trong câu là vì, chỉ cho thấy Phao-lô đang cho thí dụ về điều ông nói trong 2:7b “chúng tôi không hành động như những người có thẩm quyền” và trong 2:7c “đã cư xử dịu dàng,” và 2:8c “chúng tôi chia sẻ đời sống của chúng tôi với anh chị em.”

anh chị em: Hãy xem 1:4.

công lao khó nhọc của chúng tôi: Phao-lô muốn nhấn mạnh đến công việc Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã làm và sự khó khăn của nó. Lời dịch phải có ý tưởng “làm việc khó nhọc,” nhưng không có ý nói Phao-lô ghét làm việc bằng tay chân.

2:9b

Trong khi truyền giảng Phúc Âm của Đức Chúa Trời cho anh chị em, chúng tôi đã ngày đêm làm việc: Trong Công-vụ 18:3-5 chúng ta đọc thấy Phao-lô làm trại để bán. Chúng ta có thể đoán là bất cứ lúc nào người Tê-sa-lô-ni-ca làm việc xong là ông giảng cho họ, và khi họ làm việc ông cũng làm việc. Có lẽ sau khi ông dạy họ xong ông thức khuya để làm việc. Có thể khi Ti-mô-thê và Sin-vanh may trại, ông được rảnh rang để giảng và dạy. Đó là một điều thông thường khi các thầy Ra-bi Do Thái học một nghề để tự túc. Người Do Thái không hổ thẹn khi làm việc bằng chân tay, nhưng người thượng lưu Hy-lạp khinh bỉ công việc làm bằng tay chân. Có lẽ vì vậy mà một số người Hy-lạp coi Phao-lô và các bạn đồng hành của ông là hạ cấp và khinh bỉ ông.

ngày đêm: Nếu cần, bạn hãy đổi ngược thứ tự hai từ này lại để nghe cho có vẻ tự nhiên hơn trong ngôn ngữ của bạn.

2:9c

để khỏi làm gánh nặng cho một ai trong anh chị em: Từ Hy-lạp epibarew “làm gánh nặng” ở đây muốn nói đến không mong đợi người ta cung cấp chỗ ở, đồ ăn và đồ uống. Hình ảnh này mạnh hơn là “phiền lụy” dùng trong BDY.

2:10-12 Họ giống như một người cha đối với người Tê-sa-lô-ni-ca.

Một lần nữa Phao-lô lại xin các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca nhớ lại đời sống đạo đức mà Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã sống khi ở với họ, và ông đã dạy dỗ các con dân Chúa sống đời sống tốt đẹp để thích hợp với vương quốc của Đức Chúa Trời.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương