SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang8/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3:2a

và phái Ti-mô-thê đến thăm anh chị em. Anh là một anh em của chúng tôi, người cùng phục vụ Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng Phúc Âm của Đức Cơ Đốc: Khi Phao-lô đang kể chuyện có xen vào một phần mô tả khá dài về Ti-mô-thê vào giữa câu này. Trong tiếng Hy-lạp chi tiết này thêm vào làm đứt đoạn dòng văn. Lý do là vì Phao-lô xác nhận rằng Ti-mô-thê có thẩm quyền và có điều kiện cần yếu để giúp đỡ họ. Để có thể dịch đầy đủ ý nghĩa, tốt hơn nên mô tả về Ti-mô-thê trong một câu riêng biệt (như BDM làm) rồi bắt đầu câu chính sau.

một anh em: Hãy xem lại lời giải nghĩa trong 1:4.

người cùng phục vụ Đức Chúa Trời: Có hai nan đề xảy ra do sự hơi khác nhau của các văn bản Hy-lạp. Chúng ta phải quyết định xem Phao-lô mô tả Ti-mô-thê như một người bạn đồng lao, một người đồng lao với Đức Chúa Trời hay là một đầy tớ của Đức Chúa Trời. Có nhiều cách dịch khác nhau:
(1) Đa số các nhà học giả Hy-lạp ưa thích quan niệm là người đồng lao với Đức Chúa Trời.

(2) Các văn bản Hy-lạp khác được dịch là “một thân hữu cùng phục vụ Thượng Đế với tôi” (BDY) hay “người cùng phục vụ Đức Chúa Trời” (BDM).

(3) Một số văn bản dùng “tôi tớ của Đức Chúa Trời” (BDC), hay “người giúp đỡ Đức Chúa Trời.”

Có lẽ những người sao chép theo quan niệm 2 và 3 nghĩ rằng con người làm việc với Đức Chúa Trời thì không đúng mà phải là làm việc cho Đức Chúa Trời. Phao-lô cũng dùng cách diễn tả này trong 1 Cô-rinh-tô 3:9.



trong việc truyền giảng Phúc Âm của Đức Cơ Đốc: Phúc Âm này liên quan đến Đức Cơ Đốc. Trong văn bản Hy-lạp ý tưởng loan truyền được hiểu ngầm. Vậy nên tốt hơn nên nói rõ ràng bằng cách dịch là “loan truyền,” “rao giảng” hay “nói ra.”

3:2b

Anh đến để củng cố và khích lệ đức tin anh chị em: Phao-lô có ý định để Ti-mô-thê sửa chữa bất cứ sự yếu đuối nào họ có trong đức tin nơi Đức Cơ Đốc, và sau đó giúp họ tăng trưởng đức tin.

3:3a

Hầu cho không ai trong anh chị em bị nao núng trong các cơn hoạn nạn này:

Hầu cho không ai trong anh chị em bị nao núng: Hãy hiểu bị nao núng theo ý nghĩa của 3:5c. Chính quỷ vương cám dỗ người Tê-sa-lô-ni-ca nghĩ rằng nếu họ bị bắt bớ vì làm con dân Chúa thì không đáng cho họ tiếp tục làm con dân Chúa nữa. Vậy nên tâm trí họ bị xao động, ngã lòng và họ sẽ quay lại đạo cũ.

trong các cơn hoạn nạn này: Câu này có nghĩa là bởi chính sự bắt bớ mà anh chị em đang chịu. Chọn một từ mô tả tất cả các sự rắc rối này do những người thù ghét các con dân Chúa gây ra. Hãy xem trong 1:6b cùng một từ Hy-lạp này được dịch là “chịu khổ.”

3:3b

vì chính anh chị em biết rằng đây là số phận dành cho chúng ta:

vì chính anh chị em biết: Trong văn bản Hy-lạp câu này được giới thiệu bằng một từ dịch là “vì.” Các từ này cho thấy một lần nữa Phao-lô kêu gọi họ dùng đến kiến thức của họ về các điều ông đã dạy dỗ trong những ngày ông ở tại Tê-sa-lô-ni-ca.

chúng ta: Tất cả các con dân Chúa.

đây là số phận dành cho chúng ta: Tránh dịch theo cách có thể khiến người ta nghĩ là Đức Chúa Trời ghét họ hay Chúa là một nhà độc tài làm cho dân phải chịu khổ mà không có lý do chính đáng. Cũng tránh nói “số phận” của họ là phải chịu khổ. Trong tiếng Việt “số phận” có thể hiểu theo nghĩa thông thường khác với ý nghĩa trong Phật Giáo là “tương lai” của một người. Đây là một từ được dùng trong triết lý của Phật Giáo và có thể khiến các đồng bào nói cùng một thứ ngôn ngữ chung một văn hoá với bạn cho rằng có sự tương tự giữa Phật Giáo và Cơ Đốc Giáo. Điều này không đúng. Phao-lô dạy rằng nếu họ thật sống một đời sống Cơ Đốc, các người không tin Chúa sẽ gây rắc rối cho họ, đây là hậu quả tự nhiên. Đôi khi ý muốn của Đức Chúa Trời là các con dân Chúa phải gặp rắc rối, nhưng được ban thêm sức để kiên nhẫn chịu đựng. Hãy xem trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:4-12 chỗ Phao-lô giải thích mục đích của sự chịu khổ, và Đức Chúa Trời sẽ đoán xét đúng đắn. Câu này có thể dịch là: “Anh chị em biết các rắc rối sẽ xảy đến cho chúng ta là các con dân Chúa.”

3:4a

Thật vậy, khi còn ở cùng anh chị em, chúng tôi đã nói trước cho anh chị em rằng:

Thật vậy: Trong văn bản Hy-lạp từ này có nghĩa là ‘vì.’ Phao-lô cho biết lý do của lời tuyên bố của ông trong 3:3b chính anh chị em biết.

chúng tôi đã nói trước cho anh chị em: Thì của động từ prolegw trong tiếng Hy-lạp cho thấy chữ “nói trước” được lập lại nhiều lần. Từ này có nghĩa là ‘nói trước,’ ‘nói cho họ biết về điều sẽ xảy ra.’ Tránh dịch theo cách mà có thể gây hiểu lầm là đây muốn nói tới bói toán, tiên tri, hay lời cảnh cáo đừng nên làm một điều gì đó. Phao-lô chỉ muốn nói người theo Đức Cơ Đốc vì là môn đệ của Chúa chắc chắn sẽ phải chịu bắt bớ giống như chính Chúa Giê-su đã chịu bắt bớ. Chúa Giê-su đã bảo các môn đệ của Ngài cũng sẽ phải chịu bắt bớ.

3:4b

chúng ta sẽ bị hoạn nạn:

chúng ta: Tất cả các con dân Chúa.


3:2b Anh đến để củng cố và khích lệ đức tin anh chị em.

Chúng tôi sai Ti-mô-thê đến với anh chị em để làm cho anh chị em tin tưởng một cách mạnh mẽ nơi Đức Cơ Đốc và để khuyến khích anh chị em tiếp tục tin tưởng nơi Ngài,



3:3a Hầu cho không ai trong anh chị em bị nao núng trong các cơn hoạn nạn này;

để không một ai trong anh chị em trở nên chán nản và chối bỏ niềm tin bởi vì anh chị em bị những người khác bắt bớ;



3:3b vì chính anh chị em biết rằng đây là số phận dành cho chúng ta.

anh chị em không nên chán nản vì anh chị em biết rõ rằngtất cả chúng ta là những người tin nơi Đức Cơ Đốc đều sẽ phải chịu sự bắt bớ.

3:4a Thật vậy, khi còn ở cùng anh chị em, chúng tôi đã nói trước cho anh chị em rằng

Anh chị em biết điều này bởi vì chúng tôi đã nói trước trong khi chúng tôi ở với anh chị em rằng

3:4b chúng ta sẽ bị hoạn nạn

chắc chắn những người khác sẽ làm cho chúng ta là những người tin nơi Đức Cơ Đốc phải chịu khổ.

3:4c và điều này đã xảy ra như anh chị em biết.

và bây giờ anh chị em biết rằng điều này đã xảy ra cho anh chị em.



-HAY-

và bây giờ anh chị em đã thấy điều này xảy ra cho anh chị em.



3:5a Vì vậy, không thể chờ đợi hơn nữa,

Vì lý do này, vì chúng tôi không thể chịu nổi việc không biết anh chị em còn tin nơi Đức Cơ Đốc nữa hay không,







chúng ta sẽ bị: Từ Hy-lạp mellw có nghĩa là ‘chắc chắn chúng ta sẽ bị….’

Trong một số ngôn ngữ tốt hơn nên đổi câu này từ thể thụ động ra thành chủ động. Thí dụ: chắc chắn là những người khác sẽ làm cho chúng ta là những người tin nơi Đức Cơ Đốc phải chịu khổ.



3:4c

điều này đã xảy ra như anh chị em biết: Người Tê-sa-lô-ni-ca đã bắt đầu phải chịu bắt bớ ngay cả trong khi Phao-lô và các bạn đồng hành của ông ở đó. Họ tiếp tục bị bắt bớ cho đến khi Ti-mô-thê đến thăm họ và chắc chắn sẽ còn tiếp diễn như vậy.

3:5a

Vì vậy, không thể chờ đợi hơn nữa: Vì lý do gì? Có thể vì một trong hai lý do sau đây:
(1) “bởi vì tôi đã biết những người khác đang bắt bớ anh chị em….” Mặc dù câu này có vẻ như lập lại 3:1 thật ra lý do được đưa ra rõ ràng ở trong 3:4b-c. Bởi vì họ đang bị bắt bớ, Phao-lô muốn biết xem họ có đứng vững trong niềm tin nơi Đức Cơ Đốc hay không. Ông sợ sự bắt bớ khiến cho họ lui đi trong đức tin nơi Đức Cơ Đốc. Trong văn mạch, có vẻ đây là lý do. Tốt hơn là khi dịch nên nói rõ ra giống như trong CĐN của PKTCD cho dễ hiểu hơn.

(2) “bởi vì không thể chờ đợi hơn nữa….” Một số nhà phê bình nghĩ rằng Phao-lô đang lập lại trong 3:1a rằng ông muốn đến gặp họ một lần nữa vì ông yêu họ. Tuy nhiên ý nghĩa trong văn mạch này đối nghịch lại với sự diễn dịch này.



3:5b

tôi đã phái Ti-mô-thê đến cho biết đức tin anh chị em như thế nào:

cho biết đức tin anh chị em như thế nào: Phao-lô không phải muốn do thám hay muốn biết họ tin điều gì. Ông muốn biết họ có còn đứng vững trong niềm tin nơi Đức Cơ Đốc hay không.

3:5c

e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh chị em:

e rằng: Các từ này dịch từ Hy-lạp mj “e rằng” hay “sợ rằng.” Phao-lô lo họ đã bị cám dỗ không tin nơi Phúc Âm nữa.

kẻ cám dỗ: Nếu “kẻ cám dỗ” không có ý nghĩa trong ngôn ngữ của bạn, hãy dịch là “quỷ vương” hay “Sa-tan.” Hãy xem lời giải nghĩa trong 2:18b.

đã cám dỗ anh chị em: Trong nhiều ngôn ngữ từ “cám dỗ” và “thử nghiệm” giống như nhau trừ khi thêm vào điều mà người đó bị cám dỗ làm. Nó có thể là điều tốt hay điều xấu. Trong văn mạch câu này có nghĩa là ‘tôi lo sợ rằng quỷ vương đã cố gắng khiến cho anh em không tin tưởng nơi Chúa Giê-su và nó đã thành công.’

3:5d

và công khó của chúng tôi thành vô ích:

công khó của chúng tôi: Tiếng Hy-lạp dịch thẳng từ “sự lao động của chúng tôi.” Cụm từ này nói đến việc làm khó nhọc Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã làm để giảng dạy và cải đạo những người Tê-sa-lô-ni-ca trở lại theo Đức Cơ Đốc.

thành vô ích: Công việc của họ chắc chắn đã đem lại những người cải đạo, nhưng nếu những người này bỏ niềm tin nơi Đức Cơ Đốc thì Phao-lô và các bạn đồng hành cuối cùng không hoàn tất được điều gì hết.

TIỂU ĐOẠN 3:6-13 Ti-mô-thê trở lại với báo cáo làm cho Phao-lô vui mừng, được khuyến khích và làm ông càng muốn đi thăm lại Tê-sa-lô-ni-ca hơn nữa.


3:6-10 Lời báo cáo tốt của Ti-mô-thê về người Tê-sa-lô-ni-ca khuyến khích Phao-lô.

Ti-mô-thê mới từ Tê-sa-lô-ni-ca trở về với tin mừng là các tín hữu ở đó vẫn nhớ đến Phao-lô và các bạn đồng hành của ông với lòng thương mến. Ti-mô-thê cho biết họ vẫn tin tưởng mạnh mẽ và yêu mến lẫn nhau. Điều này khuyến khích Phao-lô rất nhiều và làm cho ông vui mừng giữa những sự bắt bớ ông đang phải chịu tại Cô-rinh-tô. Đức tin và tính yêu thương của họ khiến ông càng cầu nguyện nhiều hơn để ông có thể trở lại thăm và làm cho họ mạnh mẽ hơn nữa.



3:6a

Nhưng nay, Ti-mô-thê từ nơi anh chị em trở về cho chúng tôi biết tin mừng: Trong bản Hy-lạp nói “nhưng nay.” Cụm từ này bày tỏ điều gì? Nó chỉ cho thấy chỗ bắt đầu của một tiểu đoạn mới. Thật là mâu thuẩn khi mới đầu Phao-lô nói về sự lo sợ của ông về đức tin của họ rồi bây giờ lại nói đến sự kiện nỗi lo sợ đó là vô căn cứ. Cảm giác vui mừng của Phao-lô khi nghe tin mừng Ti-mô-thê đem về trái ngược lại với sự lo lắng của ông về họ như đã bày tỏ trong 2:17-3:5.

Nhưng nay: Có thể chia các lời dịch của các bản dịch khác nhau như sau:
(1) “Ti-mô-thê từ nơi anh chị em trở về cho chúng tôi biết tin mừng,” cho thấy ý nghĩa trong BDM là trước khi Ti-mô-thê trở lại ông có lo sợ nhưng bây giờ thì không lo sợ nữa.

(2) Nói về Ti-mô-thê mới vừa trở lại, “Nay Ti-mô-thê vừa quay về” (BDC, BDY).

Cách dịch đầu tiên được ưa thích hơn bởi vì Phao-lô đối chiếu sự lo sợ của ông về họ trước kia với sự an tâm của ông về họ bây giờ. Hồi trước, (khi Ti-mô-thê còn đi xa chưa mang tin tức của họ về) Phao-lô lo sợ rằng họ đã thôi không tin tưởng nơi Phúc Âm. Nhưng bây giờ Phao-lô vui mừng vì tin mừng mà Ti-mô-thê đem về. Tương đương trong tiếng Hy-lạp có thể nói là “nhưng bây giờ Ti-mô-thê trở lại và mang theo tin mừng về đức tin của anh chị em…đã khuyến khích chúng tôi.”

cho chúng tôi: Phao-lô và Sin-vanh.

3:5b tôi đã phái Ti-mô-thê đến cho biết đức tin anh chị em như thế nào,

tôi sai Ti-mô-thê đến phát hiện anh chị em có còn vững tin nơi Đức Cơ Đốc nữa hay không.



3:5c e rằng kẻ cám dỗ đã cám dỗ anh chị em

Tôi làm điều này bởi vì tôi sợ rằng có lẽ Ma Quỷ đã cám dỗ anh chị em, và sự cám dỗ đó đưa đến kết quả là anh chị em thôi không tin nơi Đức Cơ Đốc nữa,

3:5d và công khó của chúng tôi thành vô ích.

và công việc khó nhọc chúng tôi đã làm giữa anh chị em để khiến anh chị em tin nơi Đức Cơ Đốc đã trở thành vô ích.



-HAY-

và công việc khó nhọc chúng tôi đã làm giữa anh chị em để khiến anh chị em tin nơi Đức Cơ Đốc đã bị phá hoại.





TIỂU ĐOẠN 3:6-13 Ti-mô-thê trở lại với báo cáo làm cho Phao-lô vui mừng, được khuyến khích và làm ông càng muốn đi thăm lại Tê-sa-lô-ni-ca hơn nữa.




3:6-10  Lời báo cáo tốt của Ti-mô-thê về người Tê-sa-lô-ni-ca khuyến khích Phao-lô.




3:6a Nhưng nay, Ti-mô-thê từ nơi anh chị em trở về cho chúng tôi biết tin mừng

Nhưngbây giờ chúng tôi không còn lo lắng nữa bởi vì Ti-mô-thê đến thăm anh chị em và trở lại đem theo tin tức tốt lành từ anh chị em về cho chúng tôi



3:6b về đức tin

rằng anh chị em vẫn tin nơi Đức Cơ Đốc



3:6c và tình thương của anh chị em.

và anh chị em vẫn yêu mến Chúa và các tín hữu.



3:6d Anh ấy cũng cho chúng tôi biết rằng anh chị em vẫn luôn luôn giữ kỷ niệm tốt đẹp về chúng tôi

Anh ấy cũng cho chúng tôi biết rằng anh chị em vẫn giữ kỷ niệm tốt về chúng tôi







3:6b

về đức tin: “Rằng anh chị em vẫn tin tưởng nơi Đức Cơ Đốc.”

3:6c

và tình thương: Họ yêu thương ai? Hãy xem lời giải nghĩa của 1:3c. Có thể họ yêu Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su, các con dân Chúa hay Phao-lô và các bạn đồng hành của ông. Sự khả dĩ của mỗi một đối tường trên đều được một số nhà phê bình ủng hộ. Có thể Phao-lô bỏ qua không nói rõ là ai bởi vì ông định nói đến tất cả những đối tượng này. Nếu họ yêu mến Đức Chúa Trời và Đức Cơ Đốc, họ cũng sẽ yêu mến Phao-lô và các bạn đồng hành của ông. Trong câu kế 3:6d-e cho thấy ông chuyển tư tưởng một cách nhanh chóng qua tình yêu thương mà họ dành cho ông.

3:6d

Anh ấy cũng cho chúng tôi biết rằng anh chị em vẫn luôn luôn giữ kỷ niệm tốt đẹp về chúng tôi:

Anh ấy cũng cho chúng tôi biết: Nhóm từ này nói cách rõ ràng hơn vì trong bản Hy-lạp chỉ hàm ý như vậy thôi.

vẫn luôn luôn: Phao-lô nhấn mạnh đến sự không chấm dứt trong bản chất tình yêu thương của họ đối với Phao-lô và các bạn đồng hành của ông, chứ không phải trên sự nhớ đến ông thường xuyên. Phao-lô lo sợ rằng các tín hữu ở đó không còn yêu mến Phao-lô và các bạn đồng hành của ông vì họ đã vội vã rời Tê-sa-lô-ni-ca.

giữ kỷ niệm tốt đẹp về chúng tôi: Đây không phải chỉ là một hình thức. Nó có nghĩa là ‘anh chị em nhớ đến chúng tôi với tình thân ái,’ hay ‘khi anh chị em nhớ đến chúng tôi, điều đó làm cho anh chị em vui mừng.’

3:6e-f

và mong ước gặp chúng tôi cũng như chúng tôi ao ước gặp lại anh chị em: Trong văn bản Hy-lạp không lập lại từ mong ước nhưng ý tưởng đó được hiểu ngầm ở đây, nhưng trong các bản dịch tiếng Việt có lập lại để nhấn mạnh và làm cho rõ ràng.

cũng như: Cụm từ này có nghĩa như sau:
(1) ‘nhiều như là.’

(2) “cùng trong một cách” (BDM, BDY và BDC).



Cách dịch nào cũng đúng cả nhưng cách (1) được ưa thích hơn. Hãy xem 3:6f trong PKTCD.

3:7a

Nhờ vậy, thưa anh chị em, tuy gặp phải mọi gian lao, hoạn nạn:

Nhờ vậy: Hãy xem lời giải nghĩa cho 3:6a trong quan niệm (1).

anh chị em: Hãy xem lời giải nghĩa của 1:4.

tuy gặp phải mọi gian lao, hoạn nạn: Trong tiếng Hy-lạp dùng hai từ có ý nghĩa tương tự như nhau. Trong cuốn “Các Từ Đôi trong TƯ” [Doublets in the New Testament] của B. R. Moore nói những từ này có ý nghĩa tương tự như nhau và tạo thành từ đôi. Nếu có thể được khi dịch sang ngôn ngữ của bạn, hãy chọn một từ hay một nhóm từ có nghĩa là ‘sự rắc rối người ta đem lại cho chúng tôi’ và một từ hay một nhóm từ khác có nghĩa là ‘sự chịu khổ mà chúng tôi cảm thấy trong tâm trí và thân thể của chúng tôi bởi vì những rắc rối đó.’ Có vẻ Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đang chịu bắt bớ tại Cô-rinh-tô là chỗ mà ông đang ngồi viết thư này.

3:7b

chúng tôi được khích lệ vì đức tin anh chị em:

chúng tôi được khích lệ: Ý tưởng căn bản là “chúng tôi được ban sức mới” hay “chúng tôi được trấn an.”

đức tin anh chị em: Không phải sự tiếp tục tin tưởng nơi Đức Cơ Đốc nhưng khi Phao-lô nghe Ti-mô-thê nói là họ tiếp tục tin tưởng trong Đức Cơ Đốc cho ông sức lực mới.

3:8

Vì hiện nay chúng tôi sống là vì anh chị em đứng vững trong Chúa: Trong câu này Phao-lô cho người Tê-sa-lô-ni-ca biết rõ hơn tại sao ông được khuyến khích.

Vì hiện nay chúng tôi sống: Đây là cách nói theo thành ngữ cho thấy họ đã bớt lo lắng về các tín hữu tại Tê-sa-lô-ni-ca. BDY cố gắng dịch ý nghĩa thật sự của thành ngữ Hy-lạp “chúng tôi có thể chịu đựng tất cả.” Bạn cũng có thể nói: “chúng tôi có thể nằm xuống và ngủ mà không lo lắng” hay “Chúng tôi thỏa lòng.”

là vì anh chị em đứng vững trong Chúa: Văn mạch Hy-lạp diễn tả nhóm từ này như một nhóm từ có điều kiện; “nếu anh chị em đang đứng” tương tự như cụm từ “đứng vững” để diễn tả tin chắc. Tuy nhiên các học giả đồng ý rằng Phao-lô không còn nghi ngờ họ đã thôi không còn tin cậy Chúa Giê-su nữa vì Ti-mô-thê đã đem tin tức về cho biết họ thật đang tin cậy nơi Ngài. Trong văn bản Hy-lạp nhấn mạnh bất cứ lúc nào họ thôi không tin cậy Chúa Giê-su, điều đó sẽ làm cho Phao-lô rất buồn. Điểm chính của nhóm từ là “nếu anh chị em vẫn còn tin cậy nơi Chúa Giê-su….”

trong Chúa: Các từ được hiểu ngầm ở đây là “trong niềm tin của anh chị em nơi….” Hãy xem PKTCD của 3:8.

Chúa: Xem lời giải nghĩa của 1:1c.

3:9a-b

Chúng tôi làm sao có thể đủ lời cảm tạ Đức Chúa Trời về anh chị em: Đây là phần bắt đầu của câu hỏi tu từ chấm dứt ở cuối 3:10b. Nó không đòi hỏi một câu trả lời. Chúng ta có thể thay đổi cấu trúc của câu hỏi này thành câu nói như là “chúng tôi không thể cám ơn Đức Chúa Trời đủ về anh chị em.

3:6e và mong ước gặp chúng tôi

và anh chị em rất mong ước gặp lại chúng tôi,



3:6f cũng như chúng tôi ao ước gặp lại anh chị em.

cũng như chúng tôi rất ao ước gặp lại anh chị em.



3:7a Nhờ vậy, thưa anh chị em, tuy gặp phải mọi gian lao, hoạn nạn

Vì vậy, thưa anh chị em, bởi vì các tin tức tốt lành mà Ti-mô-thê đem về cho chúng tôi trong khi chúng tôi bị người khác gây ra nhiều rắc rối và khổ sở



3:7b chúng tôi được khích lệ vì đức tin anh chị em.

việc anh chị em tiếp tục tin nơi Đức Cơ Đốc đã khuyến khích chúng tôi.



3:8 Vì hiện nay chúng tôi sống là vì anh chị em đứng vững trong Chúa.

Chừng nào anh chị em còn tin nơi Chúa Giê-su của chúng ta cách vững vàng, chúng tôi có thể thư giãn



-HAY-

Chừng nào anh chị em còn tin nơi Chúa Giê-su của chúng ta cách vững vàng chúng tôi có thể ngủ yên.



3:9a-b Chúng tôi làm sao có thể đủ lời cảm tạ Dức Chúa Trời về anh chị em vì tất cả niềm vui mà nhờ anh chị em chúng tôi có trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta.

Khi chúng tôi cầu nguyện, chúng tôi không bao giờ có thể cám ơn Đức Chúa Trời đủ về mọi niềm vui mà anh chị em đã đem đến cho chúng tôi.



-HAY-

Mặc dầu ngay cả khi chúng tôi tiếp tục cám ơn Đức Chúa Trời về anh chị em cũng chưa đủ. Điều đó không thể bằng được niềm vui mà anh chị em đã cho chúng tôi.



3:10a Ngày đêm chúng tôi tha thiết nài xin Ngài cho chúng tôi được thấy mặt anh chị em

Chúng tôi ngày đêm cầu nguyện khẩn thiết để chúng tôi có thể gặp lại anh chị em







Đây là một câu nhấn mạnh. Tổng hợp với phần tóm tắt của các câu 3:6-8, nó có nghĩa là ‘Ti-mô-thê đem về tin mừng là anh chị em tiếp tục tin tưởng và yêu mến Đức Cơ Đốc làm tấm lòng của chúng tôi tràn đầy sự vui mừng và cảm tạ Đức Chúa Trời.’ Chỉ nên dịch dưới dạng câu hỏi tu từ trong ngôn ngữ của bạn nếu khi làm như vậy, đọc nghe vẫn tự nhiên và không khiến cho người đọc hiểu lầm.

vì tất cả niềm vui mà nhờ anh chị em chúng tôi có trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta:

vì tất cả niềm vui: Không phải chỉ biết là các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca vẫn còn tin cậy Chúa Giê-su là nguồn của sự vui mừng cho Phao-lô, nhưng chính sự vui mừng đó đến từ Đức Chúa Trời (hãy so sánh với 1:6c). Vậy nên, Phao-lô cám ơn Đức Chúa Trời cả về việc họ tiếp tục tin nơi Đức Cơ Đốc lẫn về sự vui mừng mà ông đang có.

trước mặt Đức Chúa Trời chúng ta: Trong nguyên bản Hy-lạp nói “trước mặt Đức Chúa Trời của chúng ta.” Đây là cách tiêu biểu mà Phao-lô dùng để nói đến sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời, 3:10a xác định điều này.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương