SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




2:15a

là những người đã giết Chúa Giê-su, giết các tiên tri và đánh đuổi chúng tôi: là những người đã giết Chúa Giê-su: Các nhà lãnh đạo Do Thái thành công trong việc xin người La-mã giết Chúa Giê-su.

giết các tiên tri: Tất cả các nhà phê bình đều đồng ý các tiên tri được nói đến ở đây là các tiên tri trong thời CƯ. (Cũng xem thêm trong Công-vụ 7:52.) Vì vậy, có thể liệt kê các tiên tri lên đầu, mặc dù nếu theo mức độ quan trọng của mỗi người chúng ta sẽ phải liệt kê theo thứ tự như sau: Chúa Giê-su, các tiên tri, các sứ đồ và tất cả mọi người. CĐN trong PKTCD cho thấy rõ không phải tất cả mọi tiên tri đều bị giết.

2:15b

đánh đuổi chúng tôi: Đa số các nhà phê bình đồng ý là chúng tôi đặc biệt đề cập đến Phao-lô, Sin-vanh và Ti-mô-thê, mặc dầu không có bằng cớ nào cho thấy Ti-mô-thê đi lên Giu-đê vào lúc đó. Vậy, như đã giải thích trong lời giải nghĩa ở trên, người Do Thái trong 2:14b được giải nghĩa rộng ra là những người Do Thái đã tàn nhẫn đối với Phao-lô, Sin-vanh, và Ti-mô-thê. Các nhà phê bình không đồng ý về từ ekdiwkw có nghĩa là ‘đuổi đi’ hay ‘bắt bớ.’ Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Có nghĩa là ‘đuổi đi,’ đó là điều người Do Thái làm cho Phao-lô tại Tê-sa-lô-ni-ca và Bê-rê (Công-vụ 17:5-10, 13-15 BDM and BDY).

(2) Ý nghĩa thật trong tiếng Hy-lạp là ‘bắt bớ’ (BDC). Phao-lô và các bạn đồng hành bị “đuổi đi” chỉ là một thí dụ của việc “bị bắt bớ.”



2:15c

Họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thù nghịch với tất cả mọi người: Đây có vẻ là một câu cặp (BDM và BDC). Nhưng Họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời là tóm tắt của các câu 2:14b-15b thì hợp lý hơn, trong PKTCD nói là “Bởi vì các việc xấu họ làm, họ khiến Đức Chúa Trời tức giận.” Sau đó trong 2:16a cho biết thêm chi tiết (Họ) thù nghịch với tất cả mọi người. Tức là “(họ) cố gắng ngăn cản chúng tôi giảng cho người không phải là người Do Thái.” Tuy nhiên, đa số các bản dịch theo quan niệm cho rằng hai nhóm từ “Họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, thù nghịch với tất cả mọi người” được giải thích trong 2:16a. Vì không có chữ “và” ở giữa các câu 2:15c và 2:16a, có lẽ câu này có nghĩa là ‘họ thù hằn tất cả mọi người. Sự kiện họ đang cố gắng ngăn chặn chúng tôi nói về tin lành cho những người không phải là người Do Thái chứng tỏ điều này.’

2:16a

ngăn cản chúng tôi rao giảng cho người ngoại quốc để được cứu rỗi: Trong Công-vụ 13:45, 49, 14:2, 19, 17:5, 13 chúng ta thấy những thí dụ về người Do Thái đang cố gắng ngăn chặn Phao-lô giảng cho những người không phải là người Do Thái như thế nào. Tại sao họ lại làm như vậy? Không phải họ chỉ rằng Phao-lô đang giảng giáo lý sai lầm nhưng bởi vì họ không muốn những người không phải là người Do Thái được cứu và trở thành dân của Đức Chúa Trời giống như người Do Thái vậy. Nếu bạn làm cho người ta hiểu được điều này rõ ràng như vậy trong bản dịch của bạn thì rất tốt. Hãy xem CĐN. Một lý do nữa khiến họ ghét Phao-lô là vì họ ganh tị khi thấy ông có một số lớn người ngoại quốc cải đạo (Công-vụ 17:5).

2:16b

Họ luôn luôn đầy dẫy tội lỗi: Ngay cả khi người Do Thái nghĩ rằng họ đang làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời khi đuổi Phao-lô đi, thật sự, họ đang chống lại với ý muốn của Ngài. Kết quả là họ phạm tội thêm vào những tội giết các tiên tri và Chúa Giê-su. Họ đã làm những việc này vì hiểu lầm rằng làm như vậy đẹp lòng Đức Chúa Trời.

đầy dẫy tội lỗi: Trong tiếng Hy-lạp dùng một ẩn dụ để chỉ sự phạm tội của họ giống như đổ đầy nước vào thùng hoặc chất thêm rác vào một đống rác rưởi. Khi thùng nước đã đầy hoặc đống rác đã chất cao thì Đức Chúa Trời sẽ trừng phạt họ. Bản BDY dùng từ “quá mức.” Hãy xem trong Ma-thi-ơ 23:32. Điều này cho thấy sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời ngay cả trong thời CƯ. Nhưng cuối cùng Chúa rất giận dữ và Ngài đã trừng phạt họ. Hãy xem lời giải nghĩa kế tiếp.

2:16c

nhưng cuối cùng cơn thịnh nộ đã đổ xuống trên họ: Trong tiếng Hy-lạp không có cụm từ của Đức Chúa Trời mà chỉ hàm ý thôi, nhưng trong BDY, BDC và CĐN trong PKTCD thì nói rõ là cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Tất cả các nhà phê bình đồng ý rằng điều này nói đến sự giận dữ của Đức Chúa Trời đưa đến kết quả là người Do Thái bị đoán xét và trừng phạt. Tuy nhiên, họ không đồng ý về thời gian những việc này xảy ra. Chúng ta thấy sự trừng phạt này có vẻ như đã xảy ra khi đọc về sự hủy phá thành Giê-ru-sa-lem (đã được Chúa Giê-su phán trước trong Ma-thi-ơ 24:15). Nhưng thật ra thư này được viết vào khoảng năm 50 S.C và Giê-ru-sa-lem bị phá hủy vào năm 70 S.C. Phao-lô dùng thì quá khứ giống như cách các tiên tri trong thời CƯ đã dùng. Ông nói một cách gợi hình như là đã xảy ra để cho thấy là việc đó chắc chắn sắp xảy đến.

BDM và BDC dịch theo thì quá khứ giống như trong nguyên bản Hy-lạp.



cuối cùng: Chúng ta phải hiểu từ eis telos ‘cho đến cuối cùng’ như thế nào? Có hai ý nghĩa:
(1) ‘cuối cùng,’ đó là sự kiên nhẫn của Đức Chúa Trời đã chấm dứt (BDM, BDY và BDC).

(2) ‘tới chỗ tận cùng.’

Quan niệm đầu tiên được ưa thích hơn, bởi vì cho đến khi Phao-lô viết thư này sự trừn

g2:16a ngăn cản chúng tôi rao giảng cho người ngoại quốc để được cứu rỗi.

cố gắng ngăn cản chúng tôi giảng cho người không phải là người Do Thái và cố gắng ngăn cản chúng tôi nói với họ về Đức Chúa Trời có thể cứu họ khỏi địa ngục.



-HAY-

bằng cách cố gắng ngăn cản chúng tôi nói với người không phải là người Do Thái về Đức Chúa Trời có thể cứu họ khỏi địa ngục.



2:16b Họ luôn luôn đầy dẫy tội lỗi

Vậy nên kết quả của việc người Do Thái làm những việc không tốt này là họ chồng chất/thêm tội lỗi vào những tội họ đã có sẵn.



-HAY-

Do làm những việc này họ đã phạm tội vượt mức.



2:16c nhưng cuối cùng cơn thịnh nộ đã đổ xuống trên họ.

Nhưng sau hết Đức Chúa Trời đã trừng phạt họ.



-HAY-

Kết quả là Đức Chúa Trời nổi giận và trừng phạt họ.



TIỂU ĐOẠN 2:17-3:5 Phao-lô giải thích rằng ông rất muốn tới thăm các con dân Chúa ở tại Tê-sa-lô-ni-ca một lần nữa, nhưng ông đã bị ngăn trở như thế nào, và tại sao ông sai Ti-mô-thê đi thay ông.




2:17-20  Phao-lô và các bạn đồng hành rất muốn đi thăm Tê-sa-lô-ni-ca nhưng Sa-tan ngăn cản họ.




2:17a Về phần chúng tôi, thưa anh chị em, bấy lâu nay chúng tôi bị xa cách với anh chị em,

Về phần chúng tôi, thưa anh chị em, khi người ta khiến chúng tôi phải xa cách anh chị em,



2:17b cách mặt chứ không xa lòng,

chúng tôi vẫn nhớ đến anh chị em ở trong lòng mặc dầu không thể ở gần anh chị em,







phạt của Đức Chúa Trời chưa được thi hành. Đó là sự hủy phá Giê-ru-sa-lem của người La-mã vào năm 70 S.C. như đã nói ở phần trên.


TIỂU ĐOẠN 2:17-3:5 Phao-lô giải thích rằng ông rất muốn tới thăm các con dân Chúa ở tại Tê-sa-lô-ni-ca một lần nữa, nhưng ông đã bị ngăn trở như thế nào, và tại sao ông sai Ti-mô-thê đi thay ông.



2:17-20 Phao-lô và các bạn đồng hành rất muốn đi thăm Tê-sa-lô-ni-ca nhưng Sa-tan ngăn cản họ.

Phao-lô xác định rằng ông và các bạn đồng hành rất đau lòng khi phải ra đi đột ngột như vậy. Ông giải thích ông đã cố gắng đi thăm lại các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca như thế nào nhưng đã bị Sa-tan ngăn trở. Ông rất trông đợi gặp lại họ, bởi vì họ là những người cho ông nhiều hy vọng, vui mừng và hãnh diện.



2:17a-b

Về phần chúng tôi, thưa anh chị em, bấy lâu nay chúng tôi bị xa cách với anh chị em, cách mặt chứ không xa lòng: Nhóm từ về phần (trong tiếng Hy-lạp de) cho thấy là Phao-lô đã quay khỏi vấn đề những điều các người Do Thái làm cho ông và các bạn đồng hành, để nói về cảm nghĩ của Phao-lô và các bạn đồng hành khi họ phải rời Tê-sa-lô-ni-ca.

anh chị em: Hãy xem lại lời giải nghĩa của 1:4.

bấy lâu nay chúng tôi bị xa cách với anh chị em: Hãy xem Công-vụ 17:10. Phao-lô và các bạn đồng hành bị bắt buộc phải rời Tê-sa-lô-ni-ca cách vội vã bởi vì sự bắt bớ của các người Do Thái địa phương. Từ Hy-lạp aporphanizw có nghĩa là ‘người ta bị phân cách và trở nên buồn bã vì sự xa cách đó.’ Có lẽ Phao-lô dùng từ này để chỉ sự đau đớn của ông khi phải xa họ đột ngột.

BDM và BDY dùng bị phải để nhấn mạnh Phao-lô và các bạn đồng hành đã không muốn rời Tê-sa-lô-ni-ca, vì hoàn cảnh họ bắt buộc phải rời khỏi đó. Cần có sự nhấn mạnh này để làm câu kế tiếp được rõ ràng. Trong BDC chỉ nói đến việc họ rời Tê-sa-lô-ni-ca nhưng không nói rõ là trái với ý muốn của Phao-lô. Khi dịch câu này bạn nên cố gắng tìm cách dịch để diễn tả cảm nghĩ mạnh mẽ của Phao-lô một cách rõ rệt



bấy lâu nay: Các nhà phê bình gặp một vài khó khăn trong cụm từ này, có thể có những cách dịch sau đây:
(1) “Chúng tôi phải tạm biệt anh em ít lâu nay…nên chúng tôi mong mỏi, cố gắng trở lại thăm anh em” (BDY).

(2) “Bấy lâu nay chúng tôi bị xa cách với anh chị em” (BDM). Trong cách này Phao-lô cho thấy sự xa cách không phải là vĩnh viễn, và ông có ý định trở lại thăm họ bất cứ lúc nào mà ông có thể đi được.

(3) “Hỡi anh em, về phần chúng tôi đã xa cách anh em ít lâu nay” (BDC).

Phao-lô có thể xa họ vài tuần hay vài tháng, đối với ông có vẻ như là một thời gian dài, vì ông đã thất bại trong việc trở lại thăm họ. Vì lý do này cách dịch (3) bị loại trừ. Vậy thì tại sao ông nói trong bấy lâu nay. Nếu giống như chúng ta thấy trong 2:17c, Phao-lô rất muốn thăm họ một lần nữa, nên nói sau khi xa họ một thời gian ngắn, ông đã ao ước đi thăm họ lại thì đúng hơn. Do đó chúng ta chấp nhận cách dịch (1).



chúng tôi bị xa cách với anh chị em, cách mặt chứ không xa lòng: Văn mạch Hy-lạp nói: “xa mặt chứ không xa trong lòng” và trong 2:17c tiếp tục “chúng tôi lại càng tha thiết và rất khao khát được gặp mặt anh chị em.” Hãy xem PKTCD để xem một cách diễn tả khác của phần này. Một cách khác có thể diễn tả điều này là “Chúng tôi không thể trở lại thăm anh chị em, nhưng chúng tôi vẫn nhớ đến anh chị em, và rất muốn đi thăm anh chị em một lần nữa.”

2:17c

chúng tôi lại càng tha thiết và rất khao khát được gặp mặt anh chị em: Động từ spoudazw trong tiếng Hy-lạp có thể có hai ý nghĩa:
(1) ‘tận sức tranh thủ’

(2) ‘rất sốt sắng để’ hay ‘rất nóng lòng muốn’

Ý nghĩa (1) được ưa thích hơn vì trong 2:18a-b giải thích đầy đủ về ý nghĩa này.

Trong bản Hy-lạp các từ khác được dùng để nhấn mạnh thêm ý từ này diễn tả. Có lẽ cách dễ nhất để hiểu từ này là dịch như “càng nhiều hơn, càng lớn hơn.” Dịch như vậy chỉ để nhấn mạnh hơn là so sánh, bởi vì trong văn mạnh nay không cho thấy rõ có thể so sánh sự tranh thủ của họ với cái gì.



2:18a

Vì vậy, chúng tôi muốn đến thăm anh chị em:

Vì vậy: Từ này muốn dẫn đến một lý do hay kết quả? Có thể có hai cách dịch:
(1) Có nghĩa là ‘bởi vì,’ và nó dẫn đến lý do tại sao Phao-lô và các bạn đồng hành cố gắng tìm cách để gặp họ (BDM, BDC).

(2) Có nghĩa là ‘vì vậy’ bởi vì nó dẫn đến kết quả là Phao-lô rất tha thiết khao khát gặp lại họ (BDY).

Cách diễn dịch (1) được ưa thích hơn.

chúng tôi muốn đến: Các nhà phê bình chia phe về ý nghĩa của từ Hy-lạp thelw trong văn mạch này:
(1) “Chúng tôi thật khao khát đến” (BDM, BDY, BDC).

2:17c chúng tôi lại càng tha thiết và rất khao khát được gặp mặt anh chị em.

sau đó ít lâu, chúng tôi tìm mọi cách để trở lại thăm anh chị em, vì chúng tôi rất ước ao được gặp lại anh chị em.

2:18a Vì vậy, chúng tôi muốn đến thăm anh chị em,

Sở dĩ như vậy là vì chúng tôi thật rất muốn đến và thăm viếng anh chị em một lần nữa.

2:18b chính tôi, Phao-lô đã mấy lần định đi nhưng quỷ Sa-tan đã ngăn cản chúng tôi.

Thật ra, tôi, Phao-lô tranh thủ để trở lại thăm anh chị em một vài lần, nhưng Sa-tan cứ ngăn cản chúng tôi.



2:19 Vì hy vọng, niềm vui và mão hoa vinh dự của chúng tôi trước mặt Chúa Giê-su chúng ta khi Ngài quang lâm là gì? Không phải là chính anh chị em sao?

Tại sao chúng tôi lại muốn gặp lại anh chị em?Bởi vì chính anh chị em là người mà chúng tôi có hy vọng nhiều khi Chúa Giê-su trở lại, anh chị em sẽ đứng trước mặt Ngài mà không hổ thẹn, và vì vậy cho chúng tôi lý do để vui mừng và hãnh diện về anh chị em.



(2) “Chúng tôi rất cố gắng để đến.”

(3) “Chúng tôi dự định để đến.”



Mặc dầu có thể có rất nhiều sự khác biệt về những quan niệm này, quan niệm đầu tiên được ưa thích hơn vì 2:18b trong nguyên bản Hy-lạp không có động từ. Nhưng động từ được hiểu ngầm ở đây và có lẽ là động từ spoudazo trong 2:17c, có lẽ có nghĩa là ‘hết sức cố gắng (tìm phương),’ (hãy xem lời giải nghĩa trong 2:17c.), tức là, ‘chúng tôi cố gắng để đến.’ Vậy trong 2:18a Phao-lô nói: “chúng tôi hết sức cố gắng để đến, bởi vì chúng tôi thật khao khát để đến thăm.”

2:18b

chính tôi, Phao-lô đã mấy lần định đi: Có phải Phao-lô nói rằng Sin-vanh và Ti-mô-thê không có cố gắng để gặp lại họ không? Điều này không đúng được, vì Ti-mô-thê có đến thăm họ một lần nữa, như chúng ta xem trong 3:1-6. Có lẽ Phao-lô sai Sin-vanh đi nơi khác, có thể là Bê-rê. Chính Phao-lô là người mà những người Do Thái muốn ngăn trở, và có vẻ họ như đã thành công. Hãy xem lời giải nghĩa kế tiếp.

nhưng quỷ Satan đã ngăn cản chúng tôi: Có lẽ người Do Thái là người gây ra rắc rối cho Phao-lô (Công-vụ 17:5-9). Nhưng Phao-lô thừa nhận những tư tưởng và hành động gian ác là công việc của Sa-tan, chính là do quỷ vương.

chúng tôi: Phao-lô muốn nói đến ông và các bạn đồng hành của ông, bởi vì ba người không thể đi trở lại cùng một lúc với nhau.

2:19

Vì hy vọng, niềm vui và mão hoa vinh dự của chúng tôi trước mặt Chúa Giê-su chúng ta khi Ngài quang lâm là gì? Không phải là chính anh chị em sao?: Ở đây Phao-lô cho biết lý do muốn đi thăm họ một lần nữa (theo tất cả các nhà phê bình). “Vì hy vọng, niềm vui và mão hoa vinh dự của chúng tôi…là gì?” (BDM). Lý do này được đặt theo thể câu hỏi tu từ (câu hỏi để gây ra tác dụng mạnh mẽ chứ không phải để có câu trả lời) mà ông đã đưa ra câu trả lời ngay lập tức. Nếu cách hỏi này không được tự nhiên trong ngôn ngữ của bạn, bạn có thể dịch như sau: “Bởi vì anh chị em là hy vọng, nguồn vui và mão hoa vinh dự.”

hy vọng: Hình như Phao-lô nói ông biết chắc người Tê-sa-lô-ni-ca sẽ đứng vững trong đức tin Cơ Đốc khi đối diện với những sự bắt bớ (2:14, và 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:4), và họ sẽ có thể đối diện với Đức Cơ Đốc mà không hổ thẹn khi Chúa trở lại. (Cũng xem 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:5-12). Vì vậy Phao-lô thêm những lời sau đây:

niềm vui: Có nhiều điều về người Tê-sa-lô-ni-ca làm cho Phao-lô vui mừng: nhờ sự giảng dạy của ông mà họ đã trở nên các con dân Chúa, cho tới lúc này họ vẫn tin chắc vào những điều họ được dạy dỗ dù đối diện với sự bắt bớ. Chính họ cũng bắt đầu rao truyền phúc âm (các câu 1:2-8, 2:13-14, 3:6-10). Ông cũng có thể thêm các lời sau đây:

mão hoa vinh dự: Trong văn hoá Hy-lạp, biểu tượng danh dự cao nhất mà một lực sĩ Hy-lạp đoạt được sau khi thắng cuộc là một mão đội trên đầu làm bằng cành lá của cây nguyệt quế. Phao-lô dùng hình ảnh này làm ẩn dụ để so sánh người Tê-sa-lô-ni-ca là “mão hoa vinh dự” của ông. Họ là biểu tượng cho sự thành công của công việc ông làm. Tức là, “đời sống tốt đẹp của anh chị em chứng tỏ công việc của chúng tôi đã thành công.”

trước mặt Chúa Giê-su chúng ta khi Ngài quang lâm: Có thể hiểu ngầm rằng người Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô và các bạn đồng hành của ông sẽ đứng mà không hổ thẹn trước mặt Đức Cơ Đốc khi Ngài trở lại để đoán xét thế gian. Trong khi dịch có thể phải nói rõ về điều này. Khó mà dịch cả câu bởi vì trong tiếng Hy-lạp không có động từ. Phao Lô đang nói rằng họ sẽ hay đang là hy vọng, sự vui mừng và kiêu hãnh của ông? Có vẻ trong 2:20 nhấn mạnh rằng họ đã là những người làm cho ông hãnh diện. Đời sống của họ khiến ông biết chắc họ sẽ tiếp tục như vậy cho đến khi Đức Cơ Đốc trở lại, mà không làm điều gì cho Phao-lô phải tiếc cả. Có vẻ như 2:20 xác định điều này.

2:20

Phải, chính anh chị em là vinh quang và niềm vui của chúng tôi: Nhóm từ chính anh chị em là vinh quang và niềm vui của chúng tôi là một lời tuyên bố tích cực về điều được nói trong câu hỏi tu từ ở 2:19. Có hai từ được dùng ở đây để mô tả Phao-lô và các bạn đồng hành. Từ thứ nhất là từ “vinh quang” nhưng khó để xác định ý nghĩa của nó trong văn mạch này. Có thể có nghĩa là Đức Cơ Đốc sẽ khen ngợi Phao-lô và các bạn đồng hành về đức tin mạnh mẽ của người Tê-sa-lô-ni-ca. Mặc dầu một số nhà phê bình đồng ý nhưng không có bản dịch nào hỗ trợ quan niệm này cả. Hầu như từ này có nghĩa là ‘chúng tôi hãnh diện về anh chị em,’ cũng được bày tỏ trong một cảm giác tương tự “niềm vui.” Khi Phao-lô dùng từ thứ nhì “niềm vui” ý nghĩa của nó rõ ràng hơn. Phao-lô và các bạn đồng hành rất vui mừng vì cớ đức tin mạnh mẽ của các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca.

3:1-5 Phao-lô nói về việc ông sai Ti-mô-thê đi khám phá về đức tin của người Tê-sa-lô-ni-ca, và khuyến khích họ tin tưởng mạnh mẽ hơn vì họ đang bị bắt bớ.

Vì Phao-lô và các bạn đồng hành của ông không thể cùng trở lại Tê-sa-lô-ni-ca nên họ quyết định sai Ti-mô-thê đi một mình. Mục đích của chuyến thăm viếng này là để khuyến khích và làm cho người Tê-sa-lô-ni-ca được mạnh mẽ trong đức tin nơi Đức Cơ Đốc trong lúc đối diện với sự bắt bớ mà họ đã đoán trước. Thật ra Phao-lô không yên tâm vì sợ rằng quỷ vương đã cám dỗ họ, khiến họ không còn tin tưởng nơi Đức Cơ Đốc nữa vì cớ các sự bắt bớ nghiêm trọng.

3:1a

Vì không thể chờ đợi hơn nữa:

Vì: Trong bản Hy-lạp câu này đi theo sau chữ vì vậy bởi vì các câu 1-3 là kết quả của các câu trước. Trong bản dịch tiếng Việt vì vậy được hiểu ngầm chứ không được viết rõ ra. Từ “vì” trong các bản dịch tiếng Việt đề cập đến câu tiếp theo sau. Nếu trong ngôn ngữ của bạn khó để hiểu được sự nối kết của vì vậy bạn có thể viết rõ ra. Thí dụ, “Vì vậy, khi (hay “vì”) chung tôi không thể chờ đợi lâu hơn nữa….”

không thể chờ đợi hơn nữa: Có thể nói rõ ràng hơn, thí dụ như, “chúng tôi không thể nhịn không đi thăm anh chị em lại lâu hơn nữa.”

3:1b

chúng tôi đành quyết định ở lại A-then một mình:

chúng tôi đành quyết định: Nhóm từ này được dịch từ cùng một cụm từ Hy-lạp đã dịch là “mong ước” trong 2:8b. Thật khó cho Phao-lô và Sin-vanh quyết định, nhưng họ vui lòng khi quyết định sai Ti-mô-thê đi.

2:20 Phải, chính anh chị em là vinh quang và niềm vui của chúng tôi.

Thật chính anh chị em là người mà chúng tôi hãnh diện và là người khiến cho chúng tôi vui mừng.



3:1-5  Phao-lô nói về việc ông sai Ti-mô-thê đi khám phá về đức tin của người Tê-sa-lô-ni-ca, và khuyến khích họ tin tưởng mạnh mẽ hơn vì họ đang bị bắt bớ,.




3:1a Vì không thể chờ đợi hơn nữa,

Vì chúng tôi không thể nào chịu đựng nổi nên tranh thủ gặp lại anh chị em, và bởi vì tôi, Phao-lô, không thể trở lại thăm anh chị em,



-HAY-

Chúng tôi không thể chịu đựng sự xa cách anh chị em lâu hơn được nữa và bởi vì tôi, Phao-lô, không thể trở lại thăm anh chị em,



3:1b chúng tôi đành quyết định ở lại A-then một mình

chúng tôi, Phao-lô và Sin-vanh đành quyết định ở lại A-then một mình.



3:2a và phái Ti-mô-thê đến thăm anh chị em. Anh là một anh em của chúng tôi, người cùng phục vụ Đức Chúa Trời trong việc truyền giảng Phúc  m của Đức Cơ Đốc.

Chúng tôi sai Ti-mô-thê đi thay cho chúng tôi. Anh là anh em của chúng ta và anh cùng làm việc với Đức Chúa Trời và với chúng tôi trong sự rao giảng tin lành về Đức Cơ Đốc cho những người khác.







chúng tôi…ở lại A-then một mình: Nếu chúng ta đọc Công-vụ 17:15-16, 18:1, 5 và so sánh các câu này với 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:1, chúng ta phải kết luận là Lu-ca, khi viết sách Công-vụ, đã không ghi lại một vài chi tiết về cuộc viếng thăm đầu tiên của Ti-mô-thê và Sin-vanh. Các nhà phê bình có ý kiến khác nhau về việc gì đã xảy ra trong chuyến viếng thăm này. Có lẽ Sin-vanh và Ti-mô-thê đến gặp Phao-lô tại A-then, từ đó Phao-lô sai Ti-mô-thê đi về Tê-sa-lô-ni-ca lại. Sau đó có lẽ ông sai Sin-vanh đi đâu đó, có thể là Bê-rê, và Sin-vanh đã về A-then lại trước khi Ti-mô-thê trở lại đó. Có thể Ti-mô-thê và Sin-vanh lại ở cùng với Phao-lô khi ông viết sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca. Chúng tôi không biết ai đem thư này đến Tê-sa-lô-ni-ca. Nên chúng tôi két luận rằng Phao-lô sai Ti-mô-thê trở lại Tê-sa-lô-ni-ca còn ông và Sin-vanh ở lại A-then.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương