SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5:14b

khuyến khích những người nhút nhát: Chúng ta chỉ có thể cố gắng đoán xem những điều gì làm cho các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca nhút nhát, yếu lòng hay chán nản như được hàm ý trong nguyên bản Hy-lạp. BDC dùng chữ “ngã lòng.” Các nhà phê bình đề nghị là một số người chán nản vì bị bắt bớ hay lo lắng các con dân Chúa đã chết mà Đức Cơ Đốc chưa trở lại, hay nghi ngờ rằng mình chưa được cứu, hay cảm thấy mình không có ân tứ hay khả năng nào cả.

5:14c

nâng đỡ kẻ yếu đuối: Các nhà phê bình đồng ý rằng không phải Phao-lô muốn nói đến những người yếu đuối về thể xác vì bệnh tật hay tuổi già. Ông muốn nói đến những người có lương tâm yếu đuối và vẫn bị ảnh hưởng bởi các niềm tin ngoại giáo, và thực hành cách sống cũ. Vì vậy, họ trở nên yếu đuối trong đức tin. Vì vậy các con dân Chúa phải giúp đỡ họ vượt qua các nan đề này một cách nhẹ nhàng chứ không phải ép buộc. Hãy đọc La-mã chương 14 để biết thêm chi tiết về các nan đề mà Phao-lô đang có trong đầu.

5:14d

và kiên nhẫn với mọi người: Ai là mọi người? Có thể có ba cách diễn dịch:
(1) Tất cả các con dân Chúa.

(2) Những người vô trách nhiệm, nhút nhát và yếu đuối.

(3) Tất cả mọi người, các con dân Chúa cũng như người chưa tin Chúa.

Cách diễn dịch (1) được ưa thích hơn vì chỉ trong 5:15b mới đặc biệt nói đến cả người chưa tin Chúa trong danh sách của các lời hướng dẫn này.



5:15a

Hãy cẩn thận, đừng lấy ác báo ác: Thật ra nhóm từ này do hai nhóm dồn làm một. Nó muốn nói: “Nếu một người, dù là tín hữu hay người chưa tin Chúa, làm ác cho một tín hữu, người tín hữu này không nên tìm cách trả thù hay làm hại lại.” Các từ hãy cẩn thận, đừng lấy ác báo ác được nói với cả người tín hữu bị hại và các tín hữu khác. Các tín hữu nên cảnh cáo người tín hữu bị hại không nên trả thù.

5:15b

nhưng luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau và cho mọi người: Đây là một mệnh lệnh tích cực đi kèm theo với mệnh lệnh trước trong 5:15a. Không hại người khác thì chưa đủ. Mệnh lệnh ở đây là làm điều thiện cho cả các con dân Chúa lẫn người chưa tin Chúa. Phao-lô đặc biệt thêm vào và cho mọi người, bởi vì hầu như người chưa tin Chúa là người làm ác cho các con dân Chúa.

cố gắng: Động từ Hy-lạp có nghĩa là: ‘tận sức cố gắng.’

luôn luôn: Kể từ đây cho đến 5:22 Phao-lô nhấn mạnh đến một số các từ nhất định. Trong nguyên bản Hy-lạp ông đặt từ ông muốn nhấn mạnh ở đầu mỗi mệnh lệnh. Thí dụ như, 5:15 “luôn luôn cố gắng…,” 5:18 “trong mọi hoàn cảnh hãy cảm tạ….”

5:16

Hãy vui mừng mãi mãi: Trong nguyên bản Hy-lạp mãi mãi được nhấn mạnh bằng cách để ở đầu câu. Cần có mệnh lệnh phải vui mừng vì trong thời kỳ bị bắt bớ rất dễ bị ngã lòng và buồn bã. Đây là lời khuyến khích hãy vui mừng dù trong những hoàn cảnh không thể nào vui được. Hãy so sánh với Phi-líp 4:4.

5:17

cầu nguyện không ngừng: Đây không phải nói là họ chỉ cầu nguyện và không làm gì cả. Nhưng muốn nói các con dân Chúa nên luôn luôn nhớ rằng Đức Chúa Trời thấy tất cả mọi việc làm của họ, vậy họ nên đem mỗi việc trong đời sống hằng ngày của họ đến trước mặt Đức Chúa Trời để Chúa giúp đỡ và chỉ dẫn họ.

5:18a

trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ: Điều này có nghĩa gì? Có thể ý nghĩa trong mệnh lệnh này là: Cảm tạ trong mọi hoàn cảnh. Mặc dù điều xảy ra cho họ là tốt hay xấu họ nên cảm tạ Đức Chúa Trời vì Chúa đã ở với họ và giúp đỡ họ. Bởi vì trong các đoạn KT khác như trong Gia-Cơ 1:2 cho chúng ta thấy là ngay cả đều xấu cũng có thể giúp chúng ta trở nên con dân tốt hơn của Chúa.

5:18b

đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Đức Giê-su Cơ Đốc: Từ đây có nghĩa gì ở đây? Đa số các nhà phê bình đồng ý cho rằng đây đề cập đến ba mệnh lệnh trước ở trong các câu 5:16-18.

trong Đức Chúa Trời: Trong khi tìm kiếm ý nghĩa của câu này các nhà phê bình đã đưa ra nhiều cách dịch. Đa số các nh

à

5:14c nâng đỡ kẻ yếu đuối

giúp đỡ những người yếu đuối,



5:14d và kiên nhẫn với mọi người.

và kiên nhẫn với mọi người.



5:15a Hãy cẩn thận, đừng lấy ác báo ác

Nếu có ai làm điều ác cho anh chị em, đừng trả ác lại cho họ.



5:15b nhưng luôn luôn cố gắng làm điều thiện cho nhau và cho mọi người.

Nhưng luôn luôn tận sức tử tế với nhau và với tất cả mọi người.



5:16 Hãy vui mừng mãi mãi;

Hãy vui mừng luôn luôn.



5:17 Cầu nguyện không ngừng;

Cầu nguyện với Đức Chúa Trời không thôi.



5:18a trong mọi hoàn cảnh, hãy cảm tạ

Hãy cám ơn Đức Chúa Trời về bất cứ việc gì xảy ra cho anh chị em, dù là việc tốt hay việc xấu,



5:18b vì đây là ý muốn Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Đức Giê-su Cơ Đốc.

bởi vì đó là điều Đức Chúa Trời muốn anh chị em làm qua Đức Giê-su Cơ Đốc.



5:19-22 Nhận thức công việc của Đức Thánh Linh




5:19 Chớ dập tắt Thánh Linh,

Đừng ngăn cản công việc của Đức Thánh Linh ở giữa anh chị em.



-HAY-

Đừng ngăn cản Đức Thánh Linh làm công việc của Ngài trong lòng anh chị em.







phê bình đồng ý là sự dạy dỗ và gương mẫu của đời sống của Đức Cơ Đốc cho chúng ta thấy chúng ta nên vâng theo tất cả các mệnh lệnh trong các câu 5:16-18b. CĐN trong PKTCD theo quan niệm này.

5:19-22 Nhận thức công việc của Đức Thánh Linh

Về những sứ điệp tiên tri, họ phải lắng nghe và thử xem các sứ điệp này có thật đến từ Đức Thánh Linh hay không. Nếu các sứ điệp này đến từ Đức Thánh Linh, họ phải chấp nhận chúng. Nếu các sứ điệp này đến từ gian ác họ phải từ khước chúng.

5:19

Trong các câu 5:19, 20, 21 và 22 của nguyên bản Hy-lạp tức từ của các động từ đứng ở đầu câu, chỉ để nhấn mạnh đến túc từ. Cùng một cách như vậy các trạng từ “mãi mãi” và “không ngừng” được nhấn mạnh trong 5:16 và 17 bằng cách được để ở đầu câu.



Chớ dập tắt Thánh Linh: Trong chỗ khác ở trong KT thí dụ như trong Ma-thi-ơ 3:11 và Công-vụ 2:3, Đức Thánh Linh giống như lửa. Vì vậy ở đây Phao-lô dùng ẩn dụ Hy-lạp “đừng dập tắt Đức Thánh Linh.” Một vài bản dịch của các ngôn ngữ khác dùng ẩn dụ khác. Thí dụ “đừng ngăn trở (kiềm chế) Đức Thánh Linh” (TEV-1971), “đừng bóp nghẹt Đức Thánh Linh.” Làm thế nào để người ta tránh không dập tắt Đức Thánh Linh? Có hai cách diễn dịch như sau:
(1) Đây là một lời tuyên bố tổng quát được giải thích đầy đủ trong 5:20, tức là, Đừng khinh rẻ sứ điệp Đức Chúa Trời. Ông đang bảo họ khi chưa nghe thì đừng từ khước lời tiên tri.

(2) 5:20 là một thí dụ cho lời tuyên bố tổng quát này. Một vài thí dụ khác giải thích là “đừng bỏ qua những điều Đức Thánh Linh nói về việc đừng sống vô đạo đức và đừng ăn không ngồi rồi, hay đừng từ chối nói với người khác những điều Đức Chúa Trời bày tỏ cho anh chị em để nói với họ, hay đừng từ chối không cho các hội viên trong hội thánh xủ dụng các ân tứ Đức Thánh Linh đã ban cho họ, hay đừng đè nén các ân tứ Đức Thánh Linh đã ban cho anh chị em.”

Cách diễn dịch đầu tiên được ưa thích hơn bởi vì theo văn phạm không thể coi các mệnh lệnh trong các câu 5:19, 20, 21, 22 là tách rời và không liên hệ với nhau. Có lẽ các mệnh lệnh này cũng liên hệ tới các lời tiên tri.

5:20

Đừng khinh rẻ sứ điệp Đức Chúa Trời: Phao-lô đang cố gắng đưa ra một quan niệm quân bình về các sứ điệp mà các con dân Chúa đang tiếp nhận. Ông không đề cập đến các sứ điệp hay là các lời tiên tri trong CƯ là những lời được cho là đến từ Đức Chúa Trời (ngoại trừ những lời được nói trong CƯ là không đến từ Đức Chúa Trời). Phao-lô nói: “một mặt khác đừng từ khước các lời tiên tri trước khi anh chị em nghe, nhưng cũng đừng tiếp nhận các lời này mà không thắc mắc.” Có thể áp dụng lời hướng dẫn này trong hiện tại. Một số lời tiên tri nói đến những biến cố sẽ xảy ra trong tương lai nhưng cũng thường quan hệ đến các nan đề hiện tại. Có lẽ như lời cảnh cáo về sự trừng phạt cho các tội nhân trừ khi họ ăn năn, hoặc hứa sự tha thứ, an ủi và khuyến khích.

5:21a

Hãy xem xét mọi sự: Họ phải thử nghiệm điều gì? Có thể có ba cách diễn dịch. Họ phải thử nghiệm:
(1) Các sứ điệp tiên tri. Ba bản dịch tiếng Việt dùng từ khác nhau: mọi sự (BDM), mọi điều (BDY), mọi việc (BDC). Phao-lô tiếp tục nói về các sứ điệp tiên tri. Mỗi lần có người nói tiên tri, phải xem xét cẩn thận lời người ấy nói xem có phải thật là sứ điệp đến từ Đức Chúa Trời, hay đó chỉ là sự suy nghĩ của người đang nói tiên tri, hay ngay cả đến từ quỷ vương. Phao-lô đánh giá ân tứ nói tiên tri trên ân tứ nói tiếng lạ (1 Cô-rinh-tô 14:15). Hãy xem thêm chi tiết trong 1 Cô-rinh-tô 12:3, 14:15 và 14:29.

(2) Các ân tứ của Đức Thánh Linh. Tuy nhiên, một số nhà phê bình nghĩ rằng Phao-lô đang nói đến thử nghiệm các ân tứ được gọi là ân tứ của Đức Thánh Linh để xem chúng có phải thật sự đến từ Đức Chúa Trời hay không.

(3) Tất cả mọi điều. Những người khác cho là thử nghiệm tất cả mọi sự ảnh hưởng đến đời sống thuộc linh của chúng ta.

Mỗi quan niệm này đều được hỗ trợ mạnh mẽ. Cách diễn dịch (1) được ưa thích vì như đã thấy trong lời giải nghĩa của 5:19, các câu 19-22 đều chỉ nói về một điều mà thôi, tức là, các lời tiên tri.



5:21b

điều gì lành thì hãy giữ lấy: Vì các lý do đã nêu lên trong lời giải nghĩa của 5:19 rằng bốn câu (5:19-22) này đều đề cập đến các lời tiên tri. Quan niệm đầu tiên trong các quan niệm sau đây đã được chọn:
(1) Chỉ chấp nhận các lời tiên tri anh chị em đã thử nghiệm và thấy là đến từ Đức Chúa Trời.

(2) Chấp nhận tất cả các ân tứ anh chị em đã thử và thấy là đến từ Đức Chúa Trời.

(3) Chấp nhận tất cả điều gì tốt cho đời sống thuộc linh của anh chị em.

Quan niệm đầu tiên thích hợp với văn mạch nhất.



5:22

mọi hình thức gian ác thì hãy tránh xa: Như đã nói ở trên bốn câu này đề cập đến lời tiên tri thôi nên quan niệm đầu tiên trong các quan niệm sau đây đã được chọn:


5:20 Đừng khinh rẻ sứ điệp Đức Chúa Trời,

Nếu có người nào muốn nói với anh chị em điều Đức Thánh Linh bày tỏ cho họ, đừng coi thường họ hay lời nói của họ.



5:21a Hãy xem xét mọi sự,

Hãy thử nghiệm mọi sự người ta nói một cách cẩn thận xem những lời đó có thật đến từ Đức Chúa Trời hay không,



-HAY-

Hãy suy nghĩ cẩn thận về những sứ điệp nghe lời của họ cách cẩn thận xem lời đó có thật sự đến từ Đức Chúa Trời hay không.



5:21b điều gì lành thì hãy giữ lấy,

Nếu lời của họ là thật, hãy tiếp nhận chúng.



5:22 mọi hình thức gian ác thì hãy tránh xa.

Nếu các lời đó có chút gian ác nào, hãy từ khước chúng





PHÂN ĐOẠN 5:23-28 Lời chào thăm kết luận: Phao-lô cầu nguyện chúc phước cho người Tê-sa-lô-ni-ca, xin họ cầu nguyện cho ông và các bạn đồng hành, và gửi lời chào thăm.




5:23-24 Phao-lô cầu nguyện cho người Tê-sa-lô-ni-ca.




5:23a Nguyện xin chính Đức Chúa Trời bình an

Tôi cầu xin Đức Chúa Trời, Đấng ban sự bình an,







(1) Nếu lời tiên tri có vẻ như nói điều gian ác, hay trái lại với sự dạy dỗ rõ ràng trong KT, họ nên từ chối nó (BDM).

(2) Đó là một lời cảnh cáo tổng quát cho các con dân Chúa đừng làm điều gian ác (như BDC hàm ý).



hình thức gian ác: Từ Hy-lạp eidous có nghĩa là ‘loại,’ ‘hình thức,’ ‘vẻ bề ngoài’hay ‘nét giống như.’ Tất cả các bản dịch tiếng Anh, đa số các nhà phê bình, BDM và BDY dùng “mọi thứ gian ác.” BDC dùng “… việc gì tựa như điều ác.”

PHÂN ĐOẠN 5:23-28 Lời chào thăm kết luận: Phao-lô cầu nguyện chúc phước cho người Tê-sa-lô-ni-ca, xin họ cầu nguyện cho ông và các bạn đồng hành, và gửi lời chào thăm.


5:23-24 Phao-lô cầu nguyện cho người Tê-sa-lô-ni-ca.

Lời cầu nguyện cuối cùng của Phao-lô là xin Đức Chúa Trời làm cho các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca có một tâm linh, linh hồn và thân thể hoàn toàn trong sạch để họ sẽ không chỗ trách được khi Chúa Giê-su trở lại. Bởi vì Đức Chúa Trời đã kêu gọi họ đi theo đường lối của Ngài, Chúa sẽ thêm sức giúp cho họ làm như vậy.



5:23a

Nguyện xin chính Đức Chúa Trời bình an:

chính Đức Chúa Trời: Tại sao Phao-lô phải thêm chữ chính Ngài (trong tiếng Hy-lạp là autos)? Có thể có hai lý do:
(1) Đây là một từ để đánh dấu lời chúc phước đặc biệt chỉ thị một loại phước hạnh riêng biệt mà Phao-lô thường dùng khi cầu nguyện cho những người ông viết thư cho. Đây là cách người ta cầu nguyện trong thời Phao-lô. Hãy so sánh với 1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:11, 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:16 và 3:16.

(2) chính Ngài là để nhấn mạnh. Tất cả các bản dịch tiếng Việt đều dịch từ này là “chính Ngài.” Tất cả đều hàm ý là từ này dùng để nhấn mạnh.

Nếu bạn chọn cách diễn dịch (1) thì không cần dùng từ chính.

Đức Chúa Trời bình an: Câu này có thể gây rắc rối cho người dịch. Cách các bản dịch tiếng Việt dịch từ này có thể làm người ta thấy Đức Chúa Trời được mô tả như là một trong các thần của người Hy-lạp. Thí dụ, “I-re-ne là nữ thần của sự hoà bình” cho thấy là công việc chính và duy nhất của nữ thần này là tạo hoà bình cho nhân loại. Vậy nên có thể dịch sát nghĩa là Đức Chúa Trời bình an có thể không tốt lắm. Bạn có thể dịch như là “Đức Chúa Trời Đấng ban bình an (hay hoà bình).” Trong các thư khác thí dụ như trong La-mã 15:33 Phao-lô dùng nhóm từ này nhưng có nghĩa là gì? Các nhà phê bình đề nghị những ý nghĩa sau đây cho nhóm từ Đức Chúa Trời bình an:

(1) Đức Chúa Trời ao ước các con dân của Chúa sống đoàn kết với nhau. Hãy so sánh với 1 Cô-rinh-tô 14:33.

(2) Vì đã cứu chúng ta, Đức Chúa Trời đã làm cho chúng ta có sự bình an đối với Ngài.

(3) Đức Chúa Trời cho lòng chúng ta có sự bình an trong khi gặp khó khăn.

(4) Nó có cùng ý nghĩa với từ Hy-bá-lai (Do Thái) shalom, tức là, mọi việc đều trôi trảy trong đời sống thuộc linh và thuộc thể của họ. Tuy nhiên, vì người Tê-sa-lô-ni-ca đang chịu bắt bớ nên ở đây có vẻ như không nói đến phúc lợi về phần thể chất.

Tất cả những quan niệm này đều có lý, nhưng ở đây Phao-lô muốn dùng quan niệm nào? Nhóm từ này nằm trong câu “Đừng khinh rẻ sứ điệp Đức Chúa Trời” (các câu 5:20-22). (Hãy so sánh với 1 Cô-rinh-tô 14:33 “Vì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời hỗn loạn mà là Đức Chúa Trời bình an.”) Vì nhóm từ Đức Chúa Trời bình an được viết trong văn mạch nói về nghe lời tiên tri, quan niệm thứ nhất đã được chọn.



5:23b

thánh hoá anh chị em hoàn toàn:

thánh hoá: Từ này có nghĩa là ‘làm cho thánh khiết.’ Hãy xem lời giải nghĩa trong 3:13a và 4:3a. Phao-lô giải thích đầy đủ hơn về thánh hoá ở trong 5:23c.

hoàn toàn: Phao-lô giải thích về từ này trong 5:23c.

5:23c-d

Nguyện tâm linh, tâm hồn và thân thể anh chị em được gìn giữ trọn vẹn, không có gì đáng trách trong ngày Đức Giê-su Cơ Đốc, Chúa chúng ta quang lâm: Trong nguyên bản Hy-lạp câu này được bắt đầu với từ và. Một số nhà phê bình đề nghị là câu này là kết quả được mong muốn ở trong 5:23b. Có vẻ như Phao-lô muốn nói một cách chi tiết hơn điều ông nói trong 5:23b. Trong hai chương 4 và 5 Phao-lô chú ý đến sự quan trọng của việc sống một đời sống trong sạch, vậy nên ở đây ông chỉ tóm tắt lại ý đó. Ông muốn các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca không những chỉ tốt không mà thôi nhưng còn phải không chỗ trách được. Chỉ có Đức Chúa Trời mới giữ cho họ không chỗ trách được.

tâm linh, tâm hồn và thân thể: Mặc dù trong CƯ thường hay nói ba phần này lại chung với nhau, đây là chỗ duy nhất trong các thư tín của Phao-lô, ông phân biệt rõ ràng. Trong KT ba ý nghĩa này có trùng hợp một phần nào, và không cần phải viết lời giải nghĩa để giải thích về sự phân biệt này. Có lẽ Phao-lô dùng cả ba để nhấn mạnh đến toàn vẹn cả con người. Ông muốn mỗi một con dân Chúa đều không chỗ trách được trong tâm trí, lời nói, thân thể và cách sống. KT thường dùng tâm linhlinh hồn để đề cập đến phần vẫn tiếp tục sống sau khi thân xác của con người đã chết. Vì vậy, nếu trong ngôn ngữ của bạn không có phân biệt ba phần rõ ràng, ít nhất nên tìm cách phân biệt giữa thân xác con người và phần vẫn còn tiếp tục sống sau khi thân xác đã chết của con người thì ích lợi hơn. Phần quan trọng trong lời dịch của bạn là cho thấy tất cả mọi phần trong đời sống của chúng ta đều phải trong sạch và không chỗ trách được. Chúng ta không thể có một tâm trí ô uế trong một thân thể trong sạch, hay một thân

5:23b thánh hoá anh chị em hoàn toàn.

làm cho anh chị em hoàn toàn trong sạch.



5:24 Đấng kêu gọi anh chị em là thành tín, chính Ngài sẽ thực hiện điều ấy.

Bởi vì Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh chị em đi theo các đường lối của Ngài, Chúa sẽ khiến anh chị em làm được bởi vì Ngài không bao giờ thất hứa.

5:25-27 Phao-lô xin họ cầu nguyện cho ông và các bạn đồng hành. Ông chào thăm toàn thể hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, và ra lệnh cho những người nhận thư này đọc cho tất cả các hội viên của hội thánh nghe.




5:25 Thưa anh chị em, xin anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi.

Thưa các tín hữu, xin anh chị em cũng hãy tiếp tục cầu nguyện cho chúng tôi.








thể ô uế với một tâm trí trong sạch. Vì vậy không có cách nào người ta có thể nói: “Nếu tâm trí tôi trong sạch, thì thân xác tôi có làm điều gì ô uế thì cũng chẳng ăn thua gì.” Đây là một sự dạy dỗ sai lầm mà một vài người đã bắt đầu chấp nhận. (Hãy xem trong La-mã 3:8, Ma-thi-ơ 15:19).

được gìn giữ trọn vẹn, không có gì đáng trách trong ngày Đức Giê-su Cơ Đốc, Chúa chúng ta quang lâm: Phao-lô đang cầu nguyện xin Đức Chúa Trời giúp cho họ không chỗ trách được, để khi Chúa Giê-su của chúng ta trở lại, dù là sớm hơn hay trễ hơn, Chúa sẽ đến, đoán xét họ và tìm thấy không ai tố cáo được họ đã làm một điều lầm lỗi nào cả.

5:24

Đấng kêu gọi anh chị em là thành tín, chính Ngài sẽ thực hiện điều ấy: Trong nguyên bản Hy-lạp, ở đây chỉ hàm ý chứ không nói rõ ràng Đức Chúa Trời là chủ từ của câu này. Bạn nên dịch rõ như các bản dịch tiếng Việt đã làm cho rõ ràng hơn. Các nhà phê bình có các đề nghị khác nhau về cách mà người ta thấy là Đức Chúa Trời thành tín và đáng tin cậy. Đa số hiểu câu này muốn nói như sau:

Đức Chúa Trời đã kêu gọi anh chị em làm con dân Chúa trong Chúa Giê-su Cơ Đốc của chúng ta.

Ngài đòi hỏi anh chị em là con dân Chúa phải sống thánh khiết.

Ngài đã hứa cho anh chị em quyền năng để sống đời sống thánh khiết đó.

Anh chị em có thể tin cậy Chúa sẽ giữ lời hứa này.

Tuy nhiên, có nhiều bản dịch không làm cho người ta thấy những bước này một cách rõ ràng. Hãy xem PKTCD cho 5:24 về cách dịch được đề nghị.

5:25-27 Phao-lô xin họ cầu nguyện cho ông và các bạn đồng hành. Ông chào thăm toàn thể hội thánh ở Tê-sa-lô-ni-ca, và ra lệnh cho những người nhận thư này đọc cho tất cả các hội viên của hội thánh nghe.

5:25

Thưa anh chị em, xin anh chị em hãy cầu nguyện cho chúng tôi:

anh chị em: Hãy xem lại lời giải nghĩa của 1:4.

hãy cầu nguyện cho chúng tôi: Một vài văn bản Hy-lạp đầu tiên để từ “cũng” sau từ cầu nguyện được dịch là “xin anh chị em cũng cầu nguyện cho chúng tôi.” CĐN của PKTCD cũng được dịch theo như vậy. Phao-lô nói: “chúng tôi đã cầu nguyện cho anh chị em và bây giờ anh chị em nên cầu nguyện cho chúng tôi.” Trong các thư của Phao-lô, ông thường xin những người nhận được thư cầu nguyện cho ông và các bạn đồng hành.

5:26

Hãy chào tất cả anh chị em trong tình thân ái: Hãy chào tất cả anh chị em: Ai đang chào ai? Có thể có hai khả dĩ:
(1) Những người nhận thư là các người lãnh đạo hội thánh. Họ phải đọc thư lớn tiếng cho các hội viên trong hội thánh (5:27) và sau đó thay cho Phao-lô và các bạn đồng hành chào thăm họ.

(2) Tất cả các hội viên chào thăm lẫn nhau thay cho Phao-lô và các bạn đồng hành. (Hãy so sánh 1 Cô-rinh-tô 16:20.)



Hãy chào: Trong nguyên bản Hy-lạp, Phao-lô nói: “hãy chào tất cả anh chị em với cái hôn thánh.” Giữa vòng người Do Thái, hôn lên má hay lên trán là dấu của tình thân ái hay kính trọng, đặc biệt là giữa thân nhân trong gia đình. Hãy xem trong Lu-ca 7:45 nơi Chúa Giê-su quở trách người chủ nhà không chào Chúa như vậy). Đàn ông hôn đàn ông, đàn bà hôn đàn bà. Người Hy-lạp cũng hôn nhau như là một dấu hiệu của sự làm hoà. Vì tất cả những lý do trên, các hội viên chào nhau với một cái hôn là thích hợp, như thân nhân trong gia đình của Đức Chúa Trời, nhất là trong buổi thờ phượng của hội thánh. Sau đó, chào bằng cách hôn nhau trở nên có liên hệ tới Bữa Tiệc Thánh của Chúa, và vì vậy được gọi là “Cái hôn của hoà bình.” Cái hôn thánh có lẽ là các từ kỹ thuật có nghĩa là ‘cách chào lẫn nhau của các con dân Chúa’ để phân biệt với những cái hôn khác. BDC dịch sát nghĩa theo tư tưởng này. Nếu trong văn hoá của bạn không chấp nhận việc các con dân Chúa chào nhau bằng cái hôn, dịch các thành ngữ này bằng một cách tổng quát hơn, thí dụ, “chào các anh chị em một cách nồng nàn/tử tế.” Trong BDM, chỉ dịch là chào trong tình thân ái và bỏ qua tư tưởng về cách chào mà Phao-lô mô tả ở đây. Bản BDY dịch chỗ này theo tư tưởng chào lẫn nhau bằng cách bắt tay.

5:27

Nhân danh Chúa, tôi xin anh chị em hãy đọc thư này cho tất cả anh chị em nghe:

Nhân danh Chúa: Bây giờ, có lẽ sau khi đọc thư cho người khác chép đến chỗ này Phao-lô cầm viết lên và thêm vào những lời cuối cùng của ông. (Hãy so sánh với 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:17). Động từ được Phao-lô dùng ở đây mạnh hơn là “yêu cầu” hay “xin.” Ông muốn họ hứa là họ sẽ làm những điều ông xin. Nhân danh Chúa được viết để nhấn mạnh mệnh lệnh này quan trọng không được bỏ qua. Ông đang ra lệnh không phải yêu cầu. Các từ Chúa chắc chắn muốn nói đến Chúa Giê-su ở đây.

Dịch sát theo nguyên bản Hy-lạp có thể có ba ý nghĩa sau:


(1) Đây là cách diễn tả tiêu chuẩn của một lời thề. Hãy so sánh với Mác 5:7. Có lẽ Phao-lô đang muốn nói là “Tôi nài xin anh chị em hứa với Chúa Giê-su của chúng ta rằng anh chị em sẽ làm điều này cho tôi, và nếu không làm, anh chị em sẽ phải giải thích điều đó với Chúa.”

(2) “Tôi có thẩm quyền của Chúa để ra lệnh cho anh chị em làm điều này” (BDM, BDY).

Ý nghĩa (2) không bao gồm tư tưởng của một lời thề nguyện được hàm ý trong nguyên bản Hy-lạp nên (1) là cách diễn dịch tốt hơn.

hãy đọc thư này cho tất cả anh chị em nghe: Câu này xác định lời giải nghĩa của 5:26. Phao-lô quan tâm đến việc không phải chỉ những người nhận thư mới đọc thư này nhưng có tất cả các hội viên trong hội thánh cũng nghe đọc nữa. Những người này gồm cả những người không biết đọc và những người vắng mặt khi thư này đến nơi. Nó cũng có thể gồm cả một nhóm hội viên của một nhóm khác hội họp trong thành phố đó. Không có con dân Chúa nào phải than phiền hay có cớ là không biết những điều Phao-lô dạy dỗ.

5:28 Phao-lô chấm dứt thư bằng một lời cầu nguyện chúc phước.



5:28

Nguyện xin Đức Giê-su Cơ Đốc, Chúa chúng ta ban ân sủng cho anh chị em: Phao-lô chấm dứt tất cả các thư tín của ông dưới hình thức một lời chúc phước. Hình thức này thay đổi từ thư này qua thư khác. Về ân sủng xin xem lời giải nghĩa của 1:1d. Nếu trong ngôn ngữ của bạn có một câu chào tạm biệt tương tự nghe có vẻ tự nhiên hơn, bạn có thể dùng nó trong khi dịch câu này.




5:26 Hãy chào tất cả anh chị em trong tình thân ái.

Hãy gửi lời chào thăm với tình yêu thương Cơ Đốc đến tất cả mọi tín hữu.



-HAY-

Hãy chào thăm tất cả các tín hữu với vòng tay thân ái.



5:27 Nhân danh Chúa, tôi xin anh chị em hãy đọc thư này cho tất cả anh chị em nghe.

Tôi xin anh chị em hứa với Chúa Giê-su rằng anh chị em sẽ đọc thư này cho các tín hữu còn lại.



5:28 Phao-lô chấm dứt thư bằng một lời cầu nguyện chúc phước.




5:28 Nguyện xin Đức Giê-su Cơ Đốc, Chúa chúng ta ban ân sủng cho anh chị em.

Cầu xin Chúa Giê-su Cơ Đốc ban phước cho anh chị em.



-HAY-

Cầu xin Chúa Giê-su Cơ Đốc ban ân sủng của Ngài cho anh chị em.







11Câu KT trích dẫn không có tên sách thường được dùng cho các câu ở trong cùng một sách (trong trường hợp này: 1 Tê-sa-lô-ni-ca). Câu KT trích dẫn trong lời giải nghĩa của 2 Tê-sa-lô-ni-ca không có tên sách thí dụ như: câu 2:13b có nghĩa là 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13b.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương