SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version


:15a Vậy, theo lời Chúa dạy, chúng tôi nói cho anh chị em biết



tải về 3.12 Mb.
trang11/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

4:15a

Vậy, theo lời Chúa dạy, chúng tôi nói cho anh chị em biết điều này: Phao-lô giải thích rằng lời ông nói có thẩm quyền bởi vì chúng được dựa trên những điều do chính Chúa Giê-su dạy dỗ. Chúng ta có thể đoán ông muốn đề cập đến điều nào trong các điều sau:
(1) Các điều Chúa Giê-su nói đã được chép xuống và sau đó được kể ở trong các sách Phúc Âm. Thí dụ như trong Ma-thi-ơ 24:30-31.

(2) Phao-lô đã nhận sứ điệp trực tiếp từ Chúa Giê-su.

(3) “Các lời Chúa Giê-su nói” được người ta ghi lại nhưng không được chép trong các sách Phúc Âm.

Nan đề ở đây là không phải chúng ta có thể tìm thấy tất cả mọi sự dạy dỗ của Phao-lô trong các sách Phúc Âm. Vậy nguồn gốc của các kiến thức ông Phao-lô có đến từ cả (1) và (2).

Bởi vì trong văn bản Hy-lạp không nói rõ Chúa Giê-su nói những lời này với ai, bạn không cần phải nói rõ nếu ngôn ngữ của bạn không đòi hỏi phải dịch như vậy.


4:15a Vậy, theo lời Chúa dạy, chúng tôi nói cho anh chị em biết điều này:

Đây là lời do chính Chúa Giê-su của chúng ta đã dạy mà bây giờ chúng tôi đang nói cho anh chị em biết:



4:15b Chúng ta là những người đang sống mà còn lại khi Chúa quang lâm,

Chúng ta là những người còn đang sống khi Chúa Giê-su trở lại



4:15c chúng ta sẽ không đi trước những người đã ngủ.

chắc chắn sẽ không lên gặp Chúa trước những người đã chết như một số anh chị em nghĩ sẽ xảy ra như vậy.



4:16a Vì khi mệnh lệnh ban ra

Thật sự, điều sẽ xảy ra là Chúa Giê su sẽ la lớn để ra lệnh,



4:16b cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng

tiếng của thiên sứ trưởng sẽ vang ra,



4:16c và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên

tiếng kèn trôm-pết của Đức Chúa Trời sẽ được thổi lên,







4:15b

Chúng ta là những người đang sống mà còn lại khi Chúa quang lâm: Câu này đề cập đến bất cứ con dân nào của Chúa mà còn đang sống khi Chúa Giê-su trở lại. Điều này cho thấy Phao-lô mong đợi Chúa Giê-su trở lại trong khi ông còn sống.

4:15c

chúng ta sẽ không đi trước những người đã ngủ: Văn bản Hy-lạp dùng “không không” để nhấn mạnh đến sự phủ định. Đây là câu trả lời rõ rệt cho những thắc mắc mà các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca đang có: “Những người còn đang sống khi Chúa Giê-su trở lại sẽ lên thiên đàng trước những người đã chết hay sao? Hay những người đã chết không được lên thiên đàng?” Hãy xem lời giải thích của 4:13a.

đi trước: Nhóm từ này có nghĩa gì? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Phao-lô phủ nhận rằng các con dân Chúa đang còn sống sẽ lên thiên đàng trước những người đã chết sẽ được làm cho sống lại.

(2) Phao-lô phủ nhận việc những người còn đang sống trong khi Chúa Giê-su trở lại sẽ được bất cứ lợi thế hay đặc ân gì hơn những người đã chết.

Có thể hai cách diễn dịch này không khác nhau mấy nhưng cách diễn dịch đầu tiên vẫn được ưa thích hơn vì cách diễn dịch thứ nhì dựa vào ẩn ý của cách diễn dịch đầu tiên. Trong văn mạch này có vẻ như Phao-lô muốn nói đến một thời điểm mà các con dân Chúa đã chết và các con dân Chúa còn đang sống được sống lại. Thời điểm này được nói đến trong 4:17a: “chúng ta những người còn đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên.”

những người đã ngủ: Hãy xem lời giải thích của 4:13a.

4:16a-c

Vì khi mệnh lệnh ban ra cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên: Trong nguyên bản Hy-lạp các câu 4:15-17 chỉ là một câu dài. Trong câu này Phao-lô cho thêm các chi tiết tốt về 4:15. Các nhà phê bình không đồng ý với nhau về vấn đề đây là ba, hai hay một biến cố. Một vài người cho là biến cố thứ nhì và thứ ba giải thích cho biến cố đầu tiên, tức là, “Chúa Giê-su sẽ ra lệnh cho thiên sứ trưởng la lớn và khiến cho tiếng kèn trom-pết thổi lên.” Nhưng có một số ít người cho là không có mệnh lệnh nào cả.

Một nhà phê bình khác đề nghị là “Chúa Giê-su sẽ la lên để ra lệnh, và tiếng kèn là tiếng thiên sứ trưởng ra lệnh cho các thiên sứ.” Không có sự thảo luận nào giúp cho người dịch hiểu rõ thêm, vậy nên bạn có thể dịch như là ba biến cố diễn ra liên tiếp một cách nhanh chóng.

Các nhà phê bình cũng trích dẫn Giăng 5:25, Ma-thi-ơ 24:30-31, và 1 Cô-rinh-tô 15:52 cho thấy là khi Chúa la lớn các người chết sẽ nghe tiếng Ngài, và khi tiếng kèn nổi lên, các người chết sẽ sống lại. Mặc dầu những điều này đều là sự thật, trong 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16 Phao-lô không nói rõ như vậy. Chúng ta biết rằng đạo binh thiên sứ của Đức Chúa Trời dự phần trong việc nhóm họp tất cả các con dân Chúa lại và đem họ lên thiên đàng với Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 24:31). Vậy nên tiếng của Chúa Giê-su, tiếng của thiên sứ trưởng và tiếng kèn, cùng với các thiên sứ tất cả đều có phần trong việc khiến các con dân Chúa đã chết sống lại, và đem tất cả các con dân Chúa lên thiên đàng.

4:16a

Vì khi mệnh lệnh ban ra: Ai là người ra lệnh? Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Sẽ có tiếng của Chúa Giê-su la lên ra lệnh.

(2) Sẽ có tiếng của thiên sứ trưởng.

Như đã nói trong các lời giải thích trước, cách diễn dịch thứ nhất được chọn là cách diễn dịch sát với nguyên bản Hy-lạp nhất.

4:16b

cùng với tiếng gọi của thiên sứ trưởng: Chúng ta theo quan niệm Chúa Giê-su sẽ la lên truyền lệnh cho thiên sứ trưởng, rồi thiên sứ trưởng sẽ ra lệnh cho đạo binh thiên sứ của Đức Chúa Trời. Thiên sứ trưởng sẽ thổi kèn trôm-pết.

4:16c

và tiếng kèn của Đức Chúa Trời vang lên: Ai thổi kèn trôm-pết? Có lẽ không phải là Đức Chúa Trời hay Chúa Giê-su mà là chính thiên sứ trưởng. Kinh Thánh (KT) không nói rõ ai thổi kèn. Ngay cả khi chúng ta xem trong Ma-thi-ơ 24:31, vẫn không biết rõ ai thổi kèn. Nếu có thể được không cần phải nói ai thổi kèn khi dịch qua ngôn ngữ của bạn, có thể nói là “kèn của Đức Chúa Trời được thổi lên.” Cũng hãy xem PKTCD của 4:16c.

4:16d

thì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống: Lúc này Chúa Giê-su của chúng ta ngồi trên ngai bên hữu của Đức Chúa Trời. Từ đó Chúa Giê-su sẽ giáng xuống thế gian (Thí dụ: Lu-ca 22:69, Công-vụ 7:55).

chính Chúa: Chính Chúa Giê-su chỉ huy sự trở lại của Ngài. Không phải chỉ có thiên sứ đến mà thôi.

4:16e

Bấy giờ những người chết trong Đức Cơ Đốc sẽ sống lại trước hết:

những người chết trong Đức Cơ Đốc: Điều này có nghĩa gì? Có thể có hai ý nghĩa:
(1) Những con dân Chúa đã chết.

(2) Những người đã chết nhưng bây giờ đang sống với Chúa Giê-su trên thiên đàng.

Nghĩa (1) được ưa thích hơn vì có vẻ như nó được lập lại cách vắn tắt những điều Phao-lô đã nói trước đó trong nhóm từ “những người đã ngủ trong Đức Giê-su.”

sẽ sống lại trước hết: Điều này có nghĩa là trước khi những người còn sống được cất lên không trung để gặp Chúa Giê-su, các con dân Chúa đã chết sẽ sống lại từ mồ mả.

4:17a

rồi đến chúng ta là những người đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây: Hãy xem lời giải nghĩa của 4:15b.

sẽ cùng họ: Đây là điểm trọng yếu trong câu trả lời của Phao-lô về thắc mắc mà các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca có trong đầu. Tất cả các con dân Chúa, những người đang sống và những người chết vừa được sống lại, sẽ đột nhiên thấy mình được cất lên và bay lên trời để gặp Chúa Giê-su đang giáng xuống.

được cất lên: Ông nói rằng tất cả các con dân Chúa, cả những người đã chết cũng như những người đang sống khi Chúa đến lần thứ nhì, sẽ cùng được cất lên trong những đám mây cùng một lúc, và họ sẽ cùng gặp Chúa Giê-su. Chúng ta hiểu ngầm Đức Chúa Trời là tác nhân của sự cất lên này.

4:16d thì chính Chúa sẽ từ trời giáng xuống.

và Chúa Giê-su của chúng ta sẽ từ thiên đàng giáng xuống.



4:16e Bấy giờ những người chết trong Đức Cơ Đốc sẽ sống lại trước hết,

Những người đã chết trong khi tin nơi Đức Cơ Đốc sẽ sống lại từ cõi chết.



4:17a rồi đến chúng ta là những người đang sống mà còn lại sẽ cùng họ được cất lên trong đám mây

Rồi thì Đức Chúa Trời sẽ tụ tập họ và bất cứ người nào trong chúng ta còn đang sống lại và đem tất cả mọi người lên giữa các đám mây



4:17b để nghênh tiếp Chúa trên không trung.

để gặp Chúa Giê-su của chúng ta trên không trung.



4:17c Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi.

Kể từ đó chúng ta sẽ ở với Chúa Giê-su của chúng ta cho đến đời đời.



4:18 Thế thì, anh chị em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau.

Vậy hãy dùng những lời mà chúng tôi vừa viết để làm cho nhau yên lòng.



5:1-3  Chúa sẽ đến khi người ta không ngờ nhất.




5:1 Thưa anh chị em, về thì giờ và thời kỳ, chúng tôi không cần phải viết cho anh chị em.

Thưa các tín hữu, chúng tôi không cần phải viết và nói cho anh chị em về thời điểm Chúa Giê-su sẽ trở lại.







trong đám mây: Trong KT sự trở lại của Đấng Cứu Thế (Chúa Giê-su Cơ Đốc) thường đi chung với nhóm từ “trong đám mây” (Mác 13:26, 14:62).

4:17b

để nghênh tiếp Chúa trên không trung:

để nghênh tiếp: Từ Hy-lạp apante#sis ở đây có nghĩa là ‘gặp những người đến từ một hướng khác.’ Trong văn mạch này, nó cho thấy ý tưởng là Chúa đến từ một hướng và các con dân Chúa đến từ một hướng khác. Trong BDM dùng để nghênh tiếp thay vì dùng từ thông thường “gặp” bởi vì trong tiếng Việt, nếu nói về Chúa Giê-su mà dùng tiếng gặp thì có vẻ thiếu tôn kính. Trong các ngôn ngữ khác như tiếng Anh và tiếng Hy-lạp thì không thành vấn đề.

trên không trung: Đây là một cách khác để nói đến một chỗ giống như là trong đám mây.

4:17c

Như vậy, chúng ta sẽ ở cùng Chúa mãi mãi: Người ta vẫn tranh luận về việc ở đây nói đến Vương Quốc của Đức Chúa Trời trên đất hay trên thiên đàng. Tuy nhiên, điều chắc chắn ở đây là kể từ lúc Chúa Giê-su trở lại thì các con dân Chúa sẽ không bao giờ bị phân cách về thân xác với Chúa Giê-su nữa.

4:18

Thế thì, anh chị em hãy dùng những lời ấy mà an ủi nhau:

thế thì: Hai từ này báo hiệu Phao-lô đang kết luận đoạn này và về vấn đề này.

hãy dùng những lời ấy: Trong bản Hy-lạp động từ này ở trong thì hiện tại trong thể chủ động và ra lệnh, nên dịch là “hãy tiếp tục khuyến khích.”

mà an ủi nhau: Đây đề cập đến toàn thể sứ điệp trong các câu 4:14-17. Phao-lô không đòi họ phải lặp lại những lời này nhưng họ hãy nhắc nhở nhau về chân lý mà ông vừa nói về sự sống lại của các con dân Chúa. Đó là câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi hàm ý trong 4:13.

5:1-3 Chúa sẽ đến khi người ta không ngờ nhất

Phao-lô không thể nói cho họ biết khi nào Chúa Giê-su sẽ đến, ngoại trừ lặp lại rằng họ đã được dạy rằng Chúa sẽ đến trong thời điểm mà mọi người không ngờ được nhất. Vào lúc có hoà bình và ổn định trên thế giới thì Chúa Giê-su sẽ đột xuất, và những người không tin Chúa sẽ không thể thoát được sự đoán xét của Chúa.

5:1-2a

Thưa anh chị em, về thì giờ và thời kỳ, chúng tôi không cần phải viết cho anh chị em. Vì chính anh chị em biết rõ: Đây là chỗ bắt đầu của một đoạn mới trong tiểu đoạn này (4:13-5:11) về sự trở lại của Chúa Giê-su. Phao-lô trả lời một thắc mắc thứ hai mà các con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca đang có, đó là, khi nào Chúa Giê-su sẽ trở lại?

anh chị em: Hãy xem lại lời giải nghĩa của 1:4.

về thì giờ và thời kỳ: Đây là câu được dùng trong CƯ để chỉ đến các biến cố sẽ xảy ra trong tương lai. Thí dụ xem trong Đa-ni-ên 2:21. Điều này có nghĩa gì? Các nhà phê bình chia phe như sau:
(1) Thật ra không có sự khác biệt giữa thì giờthời kỳ, nên đây là một đôi từ, tức là, hai từ có cùng một ý nghĩa cơ bản như nhau.

(2) Câu này đề cập đến các biến cố và dấu hiệu về sự trở lại của Chúa Giê-su đã gần đến rồi. Từ thì giờ muốn nói đến “khoảng thời gian.” Từ thời kỳ (BDY dịch là “ngày giờ”) đề cập đến “biến cố quan trọng sẽ xảy ra trước khi Chúa Giê-su trở lại.”

Khó để chọn giữa hai quan niệm này. Chủ đề mà Phao-lô muốn nói đến là “ngày của Chúa” chứ không phải thời kỳ trước khi Chúa đến. Vậy nên quan niệm đầu tiên được cho là đúng.

chúng tôi không cần phải viết cho anh chị em. Vì chính anh chị em biết rõ: Chắc chắn Phao-lô đã nói về những điều này khi ông ở với họ, nhưng bây giờ ông nhắc lại cho họ nhớ. Điều họ nên biết rõ là họ không thể nào biết chắc được ngày Chúa Giê-su sẽ trở lại, bởi vì chính Đức Giê-su khi còn ở trên thế gian đã nói là chỉ có Đức Chúa Trời là Cha mới biết được ngày đó (Ma-thi-ơ 24:36).

5:2b

rằng ngày của Chúa: Nhóm từ ngày của Chúa là nhóm từ thường được hay dùng trong CƯ (thí dụ, xem A-mốt 5:18, Giô-ên 2:31, Ma-la-chi 4:5). Nó đề cập đến lúc mà Đức Chúa Trời sẽ đến và đoán xét dân trên thế giới. Đây sẽ không phải là một ngày vui vẻ cho những người làm bậy. Tuy nhiên, trong TƯ gần như từ Chúa luôn luôn có nghĩa là Chúa Giê-su của chúng ta. Vậy ở đây ngày của Chúa có nghĩa là ‘ngày Chúa Giê-su của chúng ta sẽ đến thế gian này một lần nữa.’ Trong Lu-ca 17:22 nó được đề cập đến như là ngày của Con Người.

Có phải từ ngày nói đến ngày có 24 tiếng đồng hồ hay cho một thời gian dài hơn? Có thể có hai cách diễn dịch:


(1) Đây nói đến Chúa Giê-su sẽ đến trong một ngày, và cũng có nghĩa là Ngài sẽ đến một cách nhanh chóng như trong 5:3b đã nói.

(2) Đây là một thời gian bắt đầu từ ngày Chúa Giê-su trở lại.

Từ Hy-lạp được dịch là ngày ở thể số ít vậy nên có vẻ như nói đến một ngày có 24 tiếng đồng hồ. Tất cả các bản dịch tiếng Việt dùng từ “ngày” theo ý nghĩa thông thường là “một ngày.”

5:2c

sẽ đến như kẻ trộm lúc đêm khuya: Động từ đến trong bản Hy-lạp được dịch theo thì hiện tại. Tất cả các bản dịch tiếng Việt đều dịch trong thì tương lai. Dịch như vậy có ý nghĩa hơn vì ngày đó chưa đến.

như kẻ trộm lúc đêm khuya: Đây là lối nói so sánh và không nên dịch theo nghĩa là Chúa Giê-su sẽ đến trong đêm tối để ăn trộm. Hãy xem chính Chúa Giê-su dùng một sự dạy dỗ tương tự trong Ma-thi-ơ 24:43. Điểm được so sánh ở đây là Chúa Giê-su sẽ đột xuất. Vì không ai biết được Chúa sẽ trở lại khi nào, nhiều người sẽ không sẵn sàng khi Ngài đến. Nếu chủ nhà biết khi nào tên trộm sẽ đến, họ sẽ canh gác cẩn thận. Đối

5:2a Vì chính anh chị em biết rõ rằng

vì anh chị em biết rõ rằng



5:2b ngày của Chúa

ngày mà Chúa Giê-su của chúng ta sẽ trở lại



5:2c sẽ đến như kẻ trộm lúc đêm khuya.

sẽ đến đột ngột và không ngờ giống như kẻ trộm đến trong đêm tối khi mọi người trong nhà đang ngủ, nó sẽ lẻn vào và ăn trộm đồ.



5:3a Khi người ta tuyên bố: Hoà binh và an ninh

Khi nhiều người nói rằng thế giới có hoà bình và không còn rắc rối và nguy hiểm nữa,



5:3b thì tai hoạ sẽ thình lình xảy đến cho họ

thì lúc đó tai hoạ lớn sẽ đột xuất cho họ.



5:3c như cơn đau chuyển bụng sanh xảy đến cho người đàn bà có thai

Nó sẽ giống như cơn đau chuyển bụng của người đàn bà có mang sắp sanh.



5:3d và họ sẽ không trốn thoát được.

Và cũng như người đàn bà không thể trốn tránh khỏi bị đau đẻ khi sanh, họ cũng sẽ không thể chạy thoát và trốn khỏi chính cái tai họa lớn mà Đức Chúa Trời sẽ mang đến cho họ.







với những người không sẵn sàng, sự trở lại của Chúa Giê-su sẽ không phải là lúc vui vẻ như 5:3b giải thích.

5:3a

Khi người ta tuyên bố: Hoà bình và an ninh: Phao-lô có thể nhớ đến lời nói trong Giê-rê-mi 6:14 và Ê-xê-chi-ên 13:10: “Họ nói hoà bình, hoà bình trong khi không có hoà bình.” Hoà bình có thể có nghĩa là hai quốc gia không có chiến tranh hay bất hoà với nhau giữa hai quốc gia, hay trong một quốc gia nào đó, hay chỉ muốn nói là không có rắc rối. Có thể hiểu an ninh là không có nguy hiểm. Vì vậy, có thể hơi trùng nghĩa với hoà bình giống như các từ đôi tiêu biểu trong các thư của Phao-lô cũng như ở trong CƯ. Hãy xem PKTCD của 5:3a để thấy các cách diễn dịch được đề nghị.

5:3b

thì tai họa sẽ thình lình xảy đến cho họ: Giống như trong 5:2c động từ đến ở trong thì hiện tại. Từ Hy-lạp olethros “sự hư hại” không cần thiết phải hiểu là không còn hiện hữu nữa. Ở đây bạn có thể dịch như là “đại rắc rối.” Hãy xem 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9 và 1 Cô-rinh-tô 5:5.

Sự tai hoạ sẽ đến cho ai? Nó sẽ đến trên những người không chuẩn bị như đã chép trong các câu 5:4-10.



5:3c

như cơn đau chuyển bụng sanh xảy đến cho người đàn bà có thai: Nhóm từ cơn đau chuyển bụng nói đến sự đau đớn mà người đàn bà đang có thai phải chịu khi sắp sanh con. Chúa Giê-su dùng cùng một lối so sánh trong Ma-thi-ơ 24:8. Cơn đau chuyển bụng lúc đầu báo động là cơn đau đẻ với sự đau đớn tột cùng và kéo dài sắp đến. Nhưng khó mà đoán trước được cơn đau chuyển bụng này sẽ bắt đầu vào lúc nào.

5:3d

và họ sẽ không trốn thoát được: Ai sẽ không trốn thoát được? KT tiếp tục sự so sánh với người đàn bà đau đẻ. Người đàn bà này không trốn thoát được cơn đau đẻ thế nào thì những người không chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Giê-su cũng sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt thể ấy.

5:4-11 Các con dân Chúa nên chuẩn bị cho sự trở lại của Chúa Giê-su.

Kết quả là các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca phải sống trong sự chuẩn bị, thức dậy và sẵn sàng cho sự trở lại của Chúa Giê-su xảy ra vào bất cứ lúc nào. Họ phải có đức tin nơi Chúa Giê-su, yêu thương lẫn nhau mạnh mẽ và biết chắc chắn rằng Chúa sẽ trở lại. Những điều này sẽ bảo vệ họ khỏi sự tấn công của quỷ vương. Bởi vì Đức Chúa Trời không muốn thấy chúng ta bị trừng phạt nhưng phải được Chúa Giê-su cứu rỗi. Vì Chúa Giê-su đã chết cho chúng ta, Chúa sẽ trở lại để đem tất cả các con dân Chúa đã chết hay còn đang sống đi sống với Chúa cho đến đời đời.

5:4-8

Nhưng thưa anh chị em, …đội mão bằng hy vọng cứu rỗi: Phao-lô dùng một loạt những ẩn dụ liên hệ và tương phản với nhau, như là bóng tối và sự sáng, đêm và ngày, ngủ và thức dậy, say và không uống rượu. Hãy bắt đầu một đoạn mới từ 5:4 nhưng không phải là một tiểu đoạn mới vì ông vẫn còn đang nói đến vấn đề Chúa Giê-su trở lại.

5:4a

anh chị em: Hãy xem lại lời giải nghĩa trong 1:4.

không ở trong bóng tối: Các ẩn dụ trong 5:4 thì ngược lại với các ẩn dụ trong 5:5a. Trong KT “đêm” và “bóng tối” đều là ẩn dụ chỉ về sự gian ác. Khi trở nên môn đệ của Chúa Giê-su, các con dân Chúa không còn thuộc về “thế gian này với sự đầy tội lỗi của nó.” Họ vẫn còn ở trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian (Giăng 15:19).

Nếu trong ngôn ngữ của bạn cho phép khai triển ẩn dụ như bóng tối để nói đến sự gian ác, ánh sáng để nói đến sự tốt lành và trong sạch thì bạn hãy dùng những ẩn dụ để dịch. Nếu không, cố gắng dùng lối so sánh (thí dụ: “…thế giới gian ác này giống như bóng tối.” Nếu thấy khó mà dịch theo kiểu này thì chỉ dịch theo ý nghĩa cũng được. Hãy xem PKTCD để thấy các kiểu dịch khác nhau đã theo cách dùng các ẩn dụ hay chỉ dịch theo ý nghĩa để diễn tả những câu này.



5:4b

đến nỗi ngày ấy bất ngờ đến với anh chị em như kẻ trộm: Như đã nói ở trong 5:4a, nhóm từ này có nghĩa là vì họ không phải là người ngoại đạo nhưng là con dân Chúa, họ sẽ không nên ngạc nhiên hay không chuẩn bị sẵn sàng khi Chúa Giê-su trở lại. Cụm từ “như kẻ trộm” cho thấy là Chúa Giê-su trở lại lúc mà đa số mọi người không ngờ.

5:5a

Vì tất cả anh chị em đều là con cái của ánh sáng, con cái của ban ngày: Đây là một ẩn dụ của tiếng Hy-bá-lai nói có nghĩa là các con dân Chúa đã từ khước sự gian ác và bây giờ theo Đức Cơ Đốc. Phao-lô đang nói với các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca nhưng chúng ta có thể áp dụng điều này cho các con dân Chúa hiện tại.

con cái của ánh sáng: Có nghĩa là ‘những người đi theo các con đường tốt lành của Đức Chúa Trời.’

con cái của ban ngày: Nhóm từ này có nói cùng một ý với nhóm từ con cái của ánh sáng không? Con cái của ban ngày có cùng một ý nghĩa như con cái của ánh sáng. Chúng tạo thành một nhóm từ đôi: hai nhóm từ có cùng một ý nghĩa.

5:5b

Chúng ta không thuộc về ban đêm hay bóng tối: Câu này cũng nói giống như 5:4a, nhưng ở đây Phao-lô nói những điều ông đang nói ở đây được áp dụng cho tất cả các con dân Chúa. Câu này đổi lại dùng chúng ta để cho thấy đây là một lời cảnh cáo nghiêm trọng cho những ai xưng mình là tín hữu.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương