SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version


THƯ MỤC ĐỀ NGHỊ ĐỂ NGƯỜI PHIÊN DỊCH THAM KHẢO



tải về 3.12 Mb.
trang2/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

10. THƯ MỤC ĐỀ NGHỊ ĐỂ NGƯỜI PHIÊN DỊCH THAM KHẢO

Mỗi người dịch nên có các sách tham khảo căn bản sau đây:



  • Ít nhất ba bản dịch của KT tiếng Việt: Bản Dịch Mới (BDM), Bản Dịch Cũ (BDC), Bản Diễn ý (BDY).

  • Tự Điển Việt Nam.

  • Các bản đồ được in ở phía sau của quyển KT bản dịch cũ.



Chúng tôi rất quan tâm đến việc làm cho bộ Sách Giải Nghĩa trở nên thực tế và có ích lợi cho các người dịch. Xin vui lòng giúp chúng tôi bằng cách cho chúng tôi biết (a) những điều bạn thấy ích lợi về khuôn mẫu in được dùng trong Sách Giải Nghĩa bạn đang dùng, và (b) những điều bạn cảm thấy nên làm bằng một cách khác. Chúng tôi hoan nghênh mọi lời phê bình chỉ trích hay đề nghị của bạn. Chúng tôi cần sự góp ý của bạn!

Trần Phương

Study Guides International

GIỚI THIỆU SÁCH 1 TÊ-SA-LÔ-NI-CA VÀ 2 TÊ-SA-LÔ-NI-CA

THÀNH PHỐ TÊ-SA-LÔ-NI-CA

Tê-sa-lô-ni-ca, hiện nay được gọi là Sa-lô-ni-ca, là một thành phố ở phía Đông-Bắc nước Hy-lạp. Trong thời Tân Ước (TƯ) nó nằm trên đường Via Egnatia, con đường này do người La-mã làm chạy từ duyên hải phía tây tới duyên hải phía đông của xứ Ma-xê-đoan. Xin xem bản đồ số 9 trong BDC, và để ý đến vị trí của các thành phố Phi-líp, Bê-rê và Cô-rinh-tô. Ba thành phố sẽ được đề cập tới sau này.

Tê-sa-lô-ni-ca được thành lập vào khoảng năm 315 T.C. Nó đã trở nên thành phố quan trọng một cách nhanh chóng và là hải cảng của xứ Ma-xê-đoan, ở phía Bắc của nước Hy-lạp hiện nay. Phần đất phía nam của nước Hy-lạp ngày xưa gọi là xứ A-chai. Vào năm 167 T.C. người La-mã chinh phục cả nước Hy-lạp. Họ phân chia xứ Ma-xê-đoan ra làm bốn vùng và chọn Tê-sa-lô-ni-ca làm thủ đô của một vùng. Sau đó vào năm 146 T. C, họ thống nhất các vùng này lại làm một gọi là xứ Ma-xê-đoan, thành phố Tê-sa-lô-ni-ca vẫn là thủ đô và là thành phố lớn nhất. Vào năm 42 T. C. thành phố Tê-sa-lô-ni-ca được ban cho địa vị của “thành phố tự do.”

SỰ KHỞI ĐẦU CỦA HỘI THÁNH Ở TÊ-SA-LÔ-NI-CA

Chúng ta đọc trong Công-vụ 15:40 về việc Sin-vanh đã tham gia với Phao-lô khi ông bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo lần thứ hai. Sin-vanh cũng gọi là Si-la (hãy xem lời giải nghĩa của 1:1a) Phao-lô và Sin-vanh rời An-ti-ốt ở Sy-ri và đi tới Lít-tra trong vùng Tiểu Á. (Tiểu Á là nước Thổ-nhĩ-kỳ hiện nay).

Công-vụ 16:1-3 nói về việc Phao-lô đã mời một thanh niên tên là Ti-mô-thê tham gia với họ tại Lít-tra.

Sau đó, trong Công-vụ 16:5-40 Phao-lô, Sin-vanh và Ti-mô-thê, cùng đi với Lu-ca (tác giả sách Công-vụ) băng ngang đại dương từ Tiểu Á tới xứ Ma-xê-đoan và truyền giảng phúc âm tại thành phố Phi-líp. Tại Phi-líp các nhà cầm quyền bỏ tù Phao-lô và Sin-vanh. Sau đó họ được thả ra khỏi tù và thị trưởng của thành phố Phi-líp ra lệnh cho họ phải rời khỏi chỗ đó.

Vì vậy Phao-lô và Sin-vanh tiếp tục đi theo Via Egnatia đến Tê-sa-lô-ni-ca (Công-vụ 17:1). Ti-mô-thê có thể cùng đi với họ, hoặc gia nhập với họ sau này.

Hãy đọc Công-vụ 17:1-10 và tìm giải đáp cho các câu hỏi sau đây:


1. Phao-lô đã giảng ở đâu? (17:2)

2. Ai tin sứ điệp Phao-lô giảng? (17:4)

3. Các nhà lãnh đạo Do Thái buộc tội Phao-lô về cớ gì? (17:6-7)

4. Điều gì xảy ra cho Gia-sôn? (17:5, 6, 9)

KT cho thấy Phao-lô và Sin-vanh đã giảng phúc âm trong hội đường của người Do Thái vào mỗi ngày Sa-bát trong ít nhất là ba tuần lễ (Công-vụ 17:2). (Ngày Sa-bát, là ngày thứ bảy, ngày mà người Do-thái nghỉ ngơi và thờ phượng Đức Chúa Trời trong tuần). Ông có thể ở lại đó khá lâu, đủ thời gian để ông làm việc kiếm tiền mua các thứ cần thiết để sống và đủ để các con dân Chúa tại Phi-líp biết về nan đề của ông mà gửi hai món tiền đến cho ông (Phi-lip 4:16).

Những người nói tiếng Hy-lạp thờ lạy nhiều thần tượng và các thần linh. Họ có phong tục xây đền thờ cho mỗi hình tượng. Họ đặt một tượng tạc bằng đá hay kim loại ở trong đền thờ và đến đó để thờ lạy. Khi Phao-lô giảng trong hội đường (Công-vụ 17:4) một số người Do Thái và nhiều người Ma-xê-đoan kính sợ Chúa (gọi là người Hy-lạp vì họ nói tiếng Hy-lạp) tin nơi Phúc Âm và thôi không thờ lạy các hình tượng. Sau này có những người Ma-xê-đoan khác cũng thôi không thờ lạy hình tượng để tin tưởng Phúc Âm (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:9).

Trong Công-vụ 17:10-15, để tránh gây thêm rắc rối cho các con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca, Phao-lô và các bạn đồng hành đã phải rời thành phố vào ban đêm, có một vài tín hữu đi cùng. Họ đi về hướng tây bằng đường bộ đến một tỉnh gọi là Bê-rê, sau một cuộc hành trình dài khoảng hai ngày. Tại Bê-rê người ta đón tiếp họ trong hòa bình, nhiều người Do Thái và Ma-xê-đoan trở thành con dân Chúa. Chẳng bao lâu những người Do Thái không tin tại Tê-sa-lô-ni-ca cũng nghe về việc này, họ đến và gây ra nhiều rắc rối đến nỗi Phao-lô lại phải rời đó, có một vài tín hữu cùng đi với ông. Phao-lô bỏ Sin-vanh và Ti-mô-thê ở lại Bê-rê một thời gian (Công-vụ 17:10-15).

Các con dân Chúa ở Bê-rê đi cùng với Phao-lô về phía nam tới A-then trong xứ A-chai. Sau đó Phao-lô sai họ về lại Bê-rê với lời nhắn Sin-vanh và Ti-mô-thê hãy xuống với ông càng sớm càng tốt.

Sách Công-vụ không nói gì thêm về Sin-vanh và Ti-mô-thê nữa. Tuy nhiên, trong 1Tê-sa-lô-ni-ca 1:1 và 3:1-2, 6 chúng ta biết rằng họ có tới A-then với Phao-lô. Có nhiều lý do ngăn cản Phao-lô trở lại miền bắc, nhưng ông sai Ti-mô-thê trở lại Tê-sa-lô-ni-ca để xem các tín hữu mới mặc dầu bị đồng bào của họ bắt bớ có còn tiếp tục tin tưởng Phúc Âm hay không.

Trong khi Ti-mô-thê đi xa, Phao-lô giảng Phúc Âm tại A-then nhưng chỉ có một vài người tin Chúa nên ông đi đến Cô-rinh-tô. Có vẻ như Phao-lô đã sai Sin-vanh từ A-then đi đến chỗ khác, và Sin-vanh nhập lại với Phao-lô ở Cô-rinh-tô trước hay sau khi Ti-mô-thê tới đó với Phao-lô (Công-vụ 18:50). Phao-lô rất vui khi Ti-mô-thê trở lại với tin mừng là các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca tiếp tục tin nơi Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6).



VIỆC VIẾT SÁCH 1 & 2 TÊ-SA-LÔ-NI-CA

Phao-lô là tác giả chính của cả hai thư thứ nhất và thứ nhì gửi cho người Tê-sa-lô-ni-ca. Ông kể tên những người cùng đi là Sin-vanh và Ti-mô-thê. Sin-vanh là ông Si-la trong sách Công-vụ nhưng Sin-vanh là cách viết tên Si-la theo tiếng La-tinh. Chúng ta sẽ dùng tên Sin-vanh. Xin xem lời giải nghĩa của 1:1a.

Thư đầu tiên được viết tại Cô-rinh-tô ngay sau khi Ti-mô-thê từ Tê-sa-lô-ni-ca về (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6). Vào lúc viết thư này, khắp xứ Ma-xê-đoan và A-chai đều biết tin các con dân Chúa tại Tê-sa-lô-ni-ca tiếp tục tin nơi Chúa Giê-su như thế nào (1 Tê-sa-lô-ni-ca 1:7-8, 4:10).

Chúng ta không biết chính xác là Phao-lô viết sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca vào năm nào. Đọc Công-vụ 18:12-17 chúng ta thấy Ga-li-ô làm tổng trấn trong thời gian đó. Trên các bảng đá khắc của La-mã cho thấy Ga-li-ô làm tổng trấn từ năm 51 đến năm 52. Vậy nên chúng ta có thể phỏng đoán rằng Phao-lô viết sách 1 Tê-sa-lô-ni-ca vào khoảng năm 50 đến 51 sau khi Chúa Giê-su sanh ra.

Chúng ta cũng không biết thư thứ nhì được viết khi nào. Nó phải được viết ngay sau lá thư đầu tiên không bao lâu, và trước khi Phao-lô thăm viếng Tê-sa-lô-ni-ca lần thứ hai (Công-vụ 20:1-6).

MỤC ĐÍCH CỦA PHAO-LÔ KHI VIẾT SÁCH 1 TÊ-SA-LÔ-NI-CA

Khi Ti-mô-thê từ Tê-sa-lô-ni-ca về (1 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6), ông mang theo tin mừng là các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca tiếp tục tin nơi Chúa Giê-su. Phao-lô muốn viết thư cho họ để trả lời các thắc mắc hay nghi ngờ của họ về ông và các bạn đồng hành. Hình như người Tê-sa-lô-ni-ca nghi ngờ không biết ông Phao-lô có thật là sứ đồ của Đức Chúa Trời, và Sin-vanh và Ti-mô-thê có phải cũng là môn đệ thật của Đức Cơ Đốc hay không. Có lẽ những người này nghĩ Phao-lô và các bạn đồng hành của ông chỉ là một nhóm giáo sư lưu động đi các nơi, lừa gạt người ta bằng những trò bịp để thu tiền của họ. Phao-lô nghi ngờ một vài người cố ý vu cáo cho ông và các bạn đồng hành với các con dân Chúa (1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:3-12). Có lẽ sự kiện Phao-lô phải rời Tê-sa-lô-ni-ca cách nhanh chóng không kịp từ giã đàng hoàng khiến cho người Tê-sa-lô-ni-ca nghĩ ông đã làm chuyện gì sai lầm nên phải bỏ trốn trước khi hành động của ông bị bại lộ. Chúng ta có thể so sánh với lúc Phao-lô lên tiếng bênh vực ông và các bạn đồng hành trong 2 Cô-rinh-tô 10 và 11, để chống lại các lời nói dối và sự hiểu lầm của người Cô-rinh-tô.

Vậy nên mục đích chính của thư đầu tiên là để các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca biết tình yêu thương và quan tâm của ông đối với họ, và để làm đức tin của họ trong Đức Chúa Trời và Đức Giê-su Cơ Đốc được mạnh mẽ. Nhưng trong những thư của ông, Phao-lô thường cũng cố gắng viết lời tuyên bố về các niềm tin Cơ Đốc mà ông dạy dỗ cho các tín hữu mới. Trong lúc này họ không có lời Kinh Thánh (KT) nào khác ngoại trừ Cựu Ước (CƯ).

Một số các chủ đề và sự dạy dỗ được nói đến trong nhiều thư của Phao-lô, kể cả 1 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca, là các con dân Chúa phải tôn trọng các nhà lãnh đạo trong hội thánh, phải hiệp một, phải tránh các sự vô luân của xã hội chung quanh. Ông cho họ các lời chỉ dẫn để đối xử với nhau, và cho thấy các lời tiên tri trong CƯ đã được ứng nghiệm.

Người Tê-sa-lô-ni-ca có vẻ lo âu về một vấn đề riêng biệt. Đó là điều gì sẽ xảy đến cho các con dân Chúa đã chết trước khi Chúa Giê-su Cơ Đốc trở lại? Họ cũng sẽ thấy Chúa Giê-su đến và được đi ở với Chúa, như những người còn đang sống khi Chúa trở lại hay sao? Phao-lô trấn an là họ sẽ được thấy Chúa Giê-su, được ở với Ngài và cho biết thêm những chi tiết đặc biệt về sự trở lại của Chúa Giê-su Cơ Đốc.

Trong I Tê-sa-lô-ni-ca có nói bóng về việc một số con dân Chúa lười biếng. Có lẽ họ nghĩ rằng làm việc là không quan trọng vì Chúa Giê-su sắp đến. Phao-lô bảo họ phải trở lại làm việc. Vấn đề này được thảo luận sâu xa hơn ở trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca.



MỤC ĐÍCH CỦA PHAO-LÔ KHI VIẾT SÁCH 2 TÊ-SA-LÔ-NI-CA
Có vẻ như những điều viết trong I Tê-sa-lô-ni-ca không đạt được kết quả như Phao-lô đã dự định. Có một vài điểm ông viết trong thư đầu tiên vẫn cần phải nhắc lại và nhấn mạnh trong thư thứ nhì. Đây là bảng so sánh một vài đề tài được đề cập đến trong cả hai sách.



1Tê-sa-lô-ni-ca

2 Tê-sa-lô-ni-ca

VỀ SỰ BẮT BỚ


1:6, 2:2, 2:14-16 Các con dân Chúa sẽ bị bắt bớ.

1:5-10 Đức Chúa Trời có một mục đích trong sự đau khổ này, và họ sẽ được ban thưởng, trong khi những người bắt bớ họ sẽ bị trừng phạt.

3:11-13 Phao-lô cầu xin khi Chúa Giê-su trở lại sẽ thấy các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca không chỗ trách được và thánh khiết.

1:11-12 Phao-lô cầu xin các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca sẽ tiếp tục nơi Chúa Giê-su vì bởi sự đau khổ họ sẽ được trình diện như người xứng đáng làm công dân trong vương quốc của Đức Chúa Trời. Ông cầu xin, qua quyền năng của Đức Chúa Trời ban cho, họ sẽ có thể làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời và sống một cách tốt đẹp khiến cho người ta ngợi khen Chúa.

VỀ SỰ TRỞ LẠI CỦA CHÚA CƠ ĐỐC GIÊ-SU


4:13-18 Khi Chúa Giê-su trở lại tất cả các con dân Chúa đã chết và những người còn đang sống sẽ gặp Chúa và đi ở với Chúa đời đời.

1:6-10 Khi Chúa Giê-su trở lại sẽ đem vinh hiển cho Chúa Giê-su và cả các con dân Chúa nữa. Nhưng Ngài sẽ đem sự kinh hoàng và trừng phạt cho người chưa tin Chúa, trong đó có những người bắt bớ các con dân Chúa.

5:1-3 Sự trở lại của Chúa Giê-su sẽ xảy đến thình lình và có thể xảy ra sớm.

2:1-12 Sự trở lại chưa xảy ra, không giống như một số người tại Tê-sa-lô-ni-ca đã tin tưởng một cách lầm lẫn. Trước khi Chúa Giê-su trở lại, sẽ có một thời gian mà “kẻ đại ác (BDM)” cai trị. Khi ở tại Tê-sa-lô-ni-ca Phao-lô dạy họ về sự cai trị này của kẻ đại ác (mặc dầu ông đã không đề cập đến đề tài này trong thư đầu tiên của ông). Khi Chúa Giê-su đến kẻ đại ác này và những người bị nó lừa dối sẽ bị trừng phạt và bị ném vào địa ngục.

CON DÂN CHÚA CÓ THỂ BIẾT CHẮC CHẮN RẰNG ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ CỨU HỌ


1:4 Đức Chúa Trời đã lựa chọn họ làm dân của Ngài.

2:13 Đức Chúa Trời lựa chọn họ để họ được cứu rỗi. Họ được cứu rỗi qua sự tin nơi chân lý và qua sự làm việc của Đức Thánh Linh ở trong họ.

5:9 Đức Chúa Trời muốn họ được cứu rỗi.

2:14 Họ cũng được chia sẻ sự vinh hiển của Chúa Giê-su.

CẢNH CÁO CHỐNG LẠI SỰ LƯỜI BIẾNG


4:11-12 Phao-lô bảo họ sống một đời sống có trật tự, lo công việc riêng, và làm việc với bàn tay của mình.

3:6 Phao-lô cảnh cáo các con dân Chúa lười biếng cách mạnh mẽ. Ông nói những người như vậy cần bị kỷ luật sửa trị.

5:14 Họ phải cảnh cáo các con dân Chúa không chịu làm việc.




2:6-9 Phao-lô và các bạn đồng hành làm việc để tự kiếm ăn lấy và không làm gánh nặng cho các con dân Chúa.

3:7-15 Phao-lô và các bạn đồng hành tự kiếm ăn lấy. Đây không phải chỉ để không làm gánh nặng cho các con dân Chúa ở Tê-sa-lô-ni-ca nhưng cũng làm một gương tốt cho họ noi theo.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương