SÁch giải nghĩa sách 1 VÀ 2 TÊ-sa-lô-ni-ca pre-publication version



tải về 3.12 Mb.
trang9/13
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích3.12 Mb.
#23476
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

3:10a

Ngày đêm chúng tôi tha thiết nài xin Ngài cho chúng tôi được thấy mặt anh chị em: Cụm từ “trước mặt Đức Chúa Trời của chúng ta” trong 3:9b liên kết chặt chẽ với nhóm từ này. Phao-lô viết một điều tương tự như vậy trong các câu 1:2-3a.

Ngày đêm: Hãy xem lời giải nghĩa của 2:9a.

3:10b

và bổ sung những gì còn thiếu nơi đức tin anh chị em: Vì Phao-lô và các bạn đồng hành của ông mới ở Tê-sa-lô-ni-ca một thời gian ngắn thì họ phải rời đó nên họ cảm thấy như họ vẫn còn rất nhiều điều để dạy dỗ các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca. Phần còn lại của thư cũng như 2 Tê-sa-lô-ni-ca thêm vào một số những điều dạy dỗ. Bản dịch của bạn nên tránh có hàm ý rằng Phao-lô trách họ có đức tin sai lầm.

đức tin anh chị em: Câu này không hẳn giống như 3:2b, nhưng đúng hơn là “điều bạn tin liên quan đến Đức Chúa Trời và Đức Cơ Đốc, và cách nó sẽ ảnh hưởng đến sự tin cậy của anh chị em.” Bạn có thể không dịch một câu dài như thế này được. Hãy xem đề nghị ở trong PKTCD cho 3:10b.

3:11-13 Phao-lô cầu nguyện cho người ở Tê-sa-lô-ni-ca.

Vậy nên Phao-lô cầu xin Đức Chúa Trời sẽ san bằng mọi trở ngại trong việc trở lại Tê-sa-lô-ni-ca của ông và các bạn đồng hành. Trong lúc này, xin Đức Chúa Trời làm tình yêu thương của các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca gia tăng, để khi Chúa Giê-su trở lại sẽ thấy họ không chỗ trách được.

3:11

Nguyện xin chính Đức Chúa Trời, Cha chúng ta và xin Đức Giê-su, Chúa chúng ta dẫn đưòng chúng tôi đến cùng anh chị em: Đôi khi Phao-lô chấm dứt một tiểu đoạn hay một lá thư đã viết xong bằng một lời cầu nguyện chúc phước. Hãy so sánh 5:23 và 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2:16 và 3:16. Thông thường Phao-lô bắt đầu những lời cầu nguyện bằng cụm từ Hy-lạp Autos de ho theos “chính Đức Chúa Trời,” hay có thể nói cách thích hợp hơn: “cầu xin chính Đức Chúa Trời….” Tuy nhiên, từ “chính” không phải để nhấn mạnh, nó chỉ là một cách thông thường để bắt đầu một lời cầu nguyện chúc phước trong tiếng Hy-lạp.

Đức Chúa Trời, Cha chúng ta: Hãy xem PKTCD của 3:11. Cũng xem lời giải nghĩa của 2:2.

dẫn đưòng chúng tôi đến cùng anh chị em: Nan đề là động từ kateuthw, có thể dịch là “hướng dẫn.” Có thể có hai cách dịch:
(1) Phao-lô nói: “Cầu xin Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su làm đường bằng phẳng cho anh chị em,” “…cất bỏ mọi trở ngại và khiến chúng tôi có thể đến với anh chị em,” “…làm cho chúng tôi đến với anh chị em dễ dàng hơn,” “…mở đường cho chúng tôi đến với anh chị em…,” (BDY) “…dọn đường cho chúng tôi đến với anh chị em.”

(2) “Hướng dẫn đường của chúng tôi đến với anh chị em” (BDM, BDC), “…hướng dẫn các bước của chúng tôi đến với anh chị em.”

Cách dịch (2) bị loại trừ vì nó nói như có vẻ Phao-lô đã quên không kiếm được đường đi trở lại Tê-sa-lô-ni-ca. Ở đây phải hiểu ngầm là Đức Chúa Trời sẽ mở đường, san bằng mọi trở ngại. Cách dịch (1) được chấp nhận vì trong 2:18 Phao-lô nói Sa-tan ngăn trở ông trở lại thăm họ.

3:12a

Xin Chúa khiến tình thương của anh chị em tăng thêm và chan chứa đối với nhau và đối với mọi người: Đây là lời cầu nguyện của Phao-lô cho người Tê-sa-lô-ni-ca.

Chúa: Chúa Giê-su.

khiến tình thương của anh chị em tăng thêm và chan chứa: Hai động từ tạo thành một đôi từ có ý nghĩa liên quan đến nhau, động từ thứ nhì thêm vào sự nhấn mạnh. Trong BDM ẩn dụ chan chứa dùng để hàm ý “cầu xin Đức Chúa Trời gia tăng tình yêu thương của anh chị em giống như người ta đổ đầy nước vào cái chén cho đến khi nó đầy và tràn ra.” Hãy xem PKTCD cho 3:12a. Họ được nhắc nhở rằng không phải chỉ yêu thương các con dân Chúa mà thôi nhưng phải yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những người bắt bớ họ vì cớ họ là người tin Đức Cơ Đốc.

3:12b

cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh chị em vậy: Trong văn bản Hy-lạp ở đây không có động từ. Câu 3:12b trong các bản tiếng Việt cũng không có động từ. Trong 3:12a có các động từ được hàm ý “gia tăng và đầy tràn.” Vậy nên dùng động từ nà

o3:10b và bổ sung những gì còn thiếu nơi đức tin anh chị em.

khi chúng tôi gặp lại anh chị em, chúng tôi sẽ có thể dạy anh chị em thêm những điều cần thiết để anh chị em có thể tin nơi Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su của chúng ta một cách đầy đủ/trọn vẹn.



-HAY-

và khi chúng tôi gặp lại anh chị em, chúng tôi sẽ có thể giúp đỡ/khiến sự tin của anh chị em nơi Chúa Giê-su Cơ Đốc của chúng ta tăng thêm nhiều hơn nữa.



3:11-13  Phao-lô cầu nguyện cho người Tê-sa-lô-ni-ca.




3:11 Nguyện xin chính Đức Chúa Trời, Cha chúng ta và xin Đức Giê-su, Chúa chúng ta dẫn đường chúng tôi đến cùng anh chị em.

Bây giờ chúng tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời Cha chúng ta và Chúa Giê-su của chúng ta mở đường để chúng tôi có thể đến gặp lại anh chị em.



-HAY-

Bây giờ chúng tôi cầu nguyện Đức Chúa Trời Cha chúng ta và Chúa Giê-su của chúng ta sẽ cất bỏ mọi ngăn trở để chúng tôi có thể gặp lại anh chị em.



3:12a Xin Chúa khiến tình thương của anh chị em tăng thêm và chan chứa đối với nhau và đối với mọi người

Chúng tôi cũng cầu xin Chúa Giê-su khiến anh chị em càng ngày càng yêu thương nhau và mọi người hơn,



3:12b cũng như tình thương của chúng tôi đối với anh chị em vậy.

cũng như chúng tôi càng ngày càng yêu thương anh chị em hơn.



3:13a Xin Chúa làm cho lòng anh chị em vững vàng, thánh khiết, không có gì đáng trách trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta

Và chúng tôi cầu xin rằng Chúa Giê-su của chúng ta sẽ làm cho anh chị em mạnh mẽ để anh chị em sẽ không có tội lỗi và không ai có thể tố cáo anh chị em làm điều sai lầm nào trước mặt Đức Chúa Trời Cha chúng ta



3:13b khi Đức Giê-su, Chúa chúng ta quang lâm cùng với tất cả các thánh của Ngài. A-men.

khi Chúa Giê-su của chúng ta trở lại trái đất này với các con dân Chúa để xét đoán tất cả mọi người trên thế giới.







cho rõ ràng ở đây? Có phải Phao-lô nói rằng tình yêu thương của ông cho họ đã lớn đủ rồi vậy họ nên tìm cách yêu mến lẫn nhau nhiều giống như ông đã yêu họ hay không? Quan niệm cho rằng khi một động từ được hiểu ngầm nó phải tương ứng với động từ đi trước đó không những chỉ trong hành động nhưng trong thì và phương diện của sự hành động nữa được ưa thích hơn. Vậy nên lời dịch phải hàm ý rằng tình yêu của Phao-lô đối với họ vẫn gia tăng và đầy tràn.
3:13a-b

Xin Chúa làm cho lòng anh chị em vững vàng, thánh khiết, không có gì đáng trách: Phao-lô cầu nguyện rằng Chúa Giê-su sẽ làm cho lòng họ mạnh mẽ khi họ tiếp tục cố gắng sống thánh khiết. Với mục đích tối hậu là khi Chúa Giê-su trở lại và đoán xét mọi người, họ sẽ không còn bị cáo trách về tội lỗi trong đời sống của mình. Nếu tình yêu thương của họ tuôn tràn như Phao-lô cầu nguyện trong 3:12a, thì Chúa Giê-su có thể khiến cho họ khao khát sống đẹp lòng Đức Chúa Trời nhiều hơn.

làm cho lòng anh chị em vững vàng: Văn bản Hy-lạp nói “Xin Ngài làm lòng anh chị em vững vàng.” Trong ý nghĩa có tư tưởng về “tin quyết.” Phao-lô muốn họ trở nên mạnh mẽ và vững vàng trong niềm tin và khao khát sống một đời sống tốt lành.

thánh khiết, không có gì đáng trách: Không có gì đáng trách có nghĩa là ‘Đức Chúa Trời không thể tố cáo anh chị em làm điều gì sai lầm được.’ Thánh khiết bao gồm ý nghĩa này nhưng rộng rãi hơn, nó cũng có nghĩa là ‘tinh sạch’ và ‘để riêng biệt một cách toàn vẹn cho mục đích của Đức Chúa Trời.’

trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta khi Đức Giê-su, Chúa chúng ta quang lâm cùng với tất cả các thánh của Ngài: Ngày đoán xét sẽ bắt đầu lập tức sau khi Chúa Giê-su trở lại trái đất. Chúa Giê-su sẽ đoán xét nhân loại thay cho Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời, Cha chúng ta: Hãy xem lời giải nghĩa trong 2:2.

cùng với tất cả các thánh của Ngài: Nếu các từ này được viết trong CƯ, chắc chắn nó sẽ có nghĩa là ‘các thiên sứ của Đức Chúa Trời.’ Một số nhà phê bình nghĩ rằng đây là điều mà Phao-lô muốn nói. Những người khác nói trong thư của Phao-lô từ hagioi thường được dịch là “các thánh” để đề cập đến các con dân Chúa. Phao-lô dạy rằng tất cả các con dân Chúa sẽ được cất lên giữa không trung để gặp Đức Cơ Đốc khi Ngài trở lại trái đất này. Một câu như “tất cả những ai thuộc về Ngài” được ưa thích hơn vì không biết chắc Phao-lô muốn nói về ai. Từ ai có thể chỉ cả người lẫn thiên sứ. Hãy xem trong lời giải thích của 4:14b.


PHÂN ĐOẠN 4:1-5:22 Phao-lô ban những lời chỉ dẫn và cổ võ cách sống thế nào cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, kèm với sự dạy dỗ về sự trở lại của Chúa Giê-su.

Chủ đề của các tiểu đoạn trong phân đoạn này như sau:


4:1-12 Phao-lô chỉ dẫn và cổ võ người Tê-sa-lô-ni-ca sống đẹp lòng Đức Chúa Trời và yêu mến lẫn nhau.

4:13-5:11 Sự trở lại của Chúa Giê-su

5:12-22 Phao-lô cho thêm lời chỉ dẫn về cách sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

TIỂU ĐOẠN 4:1-12 Phao-lô chỉ dẫn và cổ võ người Tê-sa-lô-ni-ca sống đẹp lòng Đức Chúa Trời và yêu mến lẫn nhau.





4:1-8 Sự quan trọng của việc sống đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.

Phao-lô nhắc các tín hữu ở Tê-sa-lô-ni-ca về các điều ông đã dạy dỗ họ liên quan đến việc làm thế nào để cư xử đẹp lòng Đức Chúa Trời. Ông thúc giục họ làm hơn cả những điều họ đã làm. Nhất là họ phải giữ mình khỏi sự vô luân về tình dục, kể cả ngoại tình với vợ của một tín hữu khác. Đức Chúa Trời muốn con dân Chúa sống một đời sống thánh khiết.


4:1a

Vậy, sau cùng, thưa anh chị em: Như ông đã làm trong các thư khác ở đây Phao-lô bắt đầu phần cuối của lá thư với những lời hướng dẫn thực tế về cách sống một đời sống Cơ Đốc. Khi dịch từng chữ một từ văn bản Hy-lạp câu ấy bắt đầu như sau: “Vậy, sau cùng, thưa anh chị em….” Còn hai chương nữa, nên đây chưa phải là phần cuối cùng của thư, nhưng là phân đoạn chính cuối cùng trước lời chào thăm kết luận. Ý tưởng “Vậy” đề cập trở lại điều ông đã nói trong phân đoạn trước đó, nhất là, các từ trong 3:13.


PHÂN ĐOẠN 4:1-5:22  Phao-lô ban những lời chỉ dẫn và cổ võ về cách sống thế nào cho đẹp lòng Đức Chúa Trời, kèm với sự dạy dỗ về sự trở lại của Chúa Giê-su.






TIỂU ĐOẠN 4:1-12 Phao-lô chỉ dẫn và cổ võ người Tê-sa-lô-ni-ca sống đẹp lòng Đức Chúa Trời và yêu mến lẫn nhau.




4:1-8  Sự quan trọng của việc sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời.




4:1a Vậy, sau cùng, thưa anh chị em,

Vậy, thưa anh chị em, bây giờ chúng tôi cho anh chị em các lời hướng dẫn sau đây:



4:1b trong Chúa Giê-su chúng tôi kêu gọi và khuyên anh chị em rằng: Như anh chị em đã học từ chúng tôi thể nào để sống cho đẹp lòng Đức Chúa Trời

Trong danh Chúa Giê-su, chúng tôi xin và thúc giục anh chị em sống một đời sống đẹp lòng Đức Chúa Trời như chúng tôi đã dạy anh chị em



-Hay-

Bởi thẩm quyền chúng tôi có vì là sứ đổ của Chúa Giê-su Cơ Đốc chúng tôi mạnh mẽ thúc giục anh chị em theo cách mà chúng tôi đã dạy để điều anh chị em làm được đẹp lòng Đức Chúa Trời



4:1c và anh chị em đang sống như thế,

mặc đầu chúng tôi biết anh chị em đang sống theo cách này,







4:1b

trong Chúa Giê-su chúng tôi kêu gọi và khuyên anh chị em rằng: Như anh chị em đã học từ chúng tôi thể nào để sống cho đẹp lòng Đức Chúa Trời: Phao-lô đề cập đến các lời hướng dẫn mà Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã cho các con dân Chúa khi họ còn ở tại Tê-sa-lô-ni-ca, không phải các lời hướng dẫn trong phần trước của thư này. Hãy xem 4:2. Họ đã biết từ điều Phao-lô và các bạn đồng hành của ông đã dạy họ ở Tê-sa-lô-ni-ca về cách để sống một đời sống Cơ Đốc tốt đẹp. Đây là lý do ông có thể nói là họ nên làm tốt hơn nữa (4:1d).

trong Chúa Giê-su: Đôi khi các nhà phê bình không đồng ý về thành ngữ này thường thấy trong các thư của Phao-lô. Hãy so sánh với 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12. Sau đây là các quan niệm chính:
(1) Có lẽ cụm từ này là cách nói tắt “trong danh Chúa Giê-su của chúng ta.” PKTCD dùng những từ này để diễn tả sự kiện thẩm quyền của Phao-lô đến từ Chúa Giê-su. Trong BDY dùng cụm từ thấy trong các thư của Phao-lô. Hãy so sánh với 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:12. Sau đây là các quan niệm chính:Chúa Giê-su trong 4:2 hỗ trợ cho điều này.

(2) Đây là vì cớ tình thông công mà Phao-lô, các bạn đồng hành và người Tê-sa-lô-ni-ca có ở trong gia đình của Đức Chúa Trời và Chúa Giê-su.



chúng tôi kêu gọi và khuyên anh chị em: Các nhà phê bình không đồng ý về việc có sự khác biệt quan trọng giữa ý nghĩa của hai động từ Hy-lạp erwtaw ‘yêu cầu’ và parakalew ‘thúc giục.’ Theo các văn mạch khác parakalew có ý nghĩa ‘thúc giục,’ ‘khuyến khích’ hay ‘an ủi.’ Phao-lô thường dùng hai động từ thay vì một, động từ thứ nhì nhấn mạnh nhiều hơn động từ thứ nhất, là lời hướng dẫn cứng rắn nhưng lịch sự. Hãy xem PKTCD cho 4:1d.

Như anh chị em đã học từ chúng tôi: Văn bản Hy-lạp viết: “như anh chị em đã nhận từ chúng tôi.” Đó là một thành ngữ mà Phao-lô thường dùng (hãy so sánh 2:13b và 2 Tê-sa-lô-ni-ca 3:6) nói đến những sự dạy dỗ Cơ Đốc mà ông đã dạy cho các người cải đạo.

4:1c

và anh chị em đang sống như thế: Giống như Phao-lô đã làm trong 1:6-9, Phao-lô lại ý thức rằng người Tê-sa-lô-ni-ca đã vâng theo mệnh lệnh của ông.

4:1d

thì hãy càng tấn tới hơn nữa: Hay là “anh chị em làm đẹp lòng Đức Chúa Trời càng hơn.” Phao-lô không bao giờ hài lòng khi các người cải đạo làm điều tốt chỉ vừa đủ để chứng tỏ họ là con dân Chúa. Ông muốn họ hết sức cố gắng giống như Chúa Giê-su.

4:2

Vì anh chị em biết chúng tôi bởi Chúa Giê-su đã truyền cho anh chị em những huấn thị nào:

Vì: Lý do Phao-lô bảo họ làm điều được chép trong 4:1d là những điều này không phải là những chỉ thị mới, nhưng là những điều ông đã dạy họ khi ông ở tại Tê-sa-lô-ni-ca.

bởi Chúa Giê-su: Các nhà phê bình có quan niệm khác nhau về ý nghĩa chính xác của các từ Hy-lạp dùng ở đây. Dịch từng chữ một có nghĩa là ‘qua/bởi Chúa Giê-su.’ Nhưng các nhà phê bình đồng ý rằng điều đó liên quan đến thẩm quyền của Chúa Giê-su đã ban cho Phao-lô và các bạn đồng hành của ông. Tránh dịch từng chữ một để người ta có thể hiểu là Chúa Giê-su là đại diện hay là phát ngôn viên của Phao-lô.

4:3a

Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết: Trong nguyên bản Hy-lạp các câu 4:3-6 là một câu, đối phó với một vấn đề là tránh sự gian dâm. Trong tiếng Hy-lạp câu này được bắt đầu với từ “vì” (BDC). Từ này cho thấy những điều mà Phao-lô sắp sửa nói là một thí dụ của những lời hướng dẫn ông đã cho họ khi ông còn ở tại Tê-sa-lô-ni-ca.

anh chị em phải thánh khiết: Đức Chúa Trời muốn con dân Chúa phải được biệt riêng ra để Chúa dùng. Nếu tư tưởng và hành động của họ không trong sạch, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tình dục, thì họ không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời được.

4:3b

tránh gian dâm: Phao-lô cho một thí dụ về cách tư tưởng và hành động không trong sạch. Từ Hy-lạp porneia là một từ tổng quát dùng để đề cập đến bất cứ sự gian dâm nào. Có nghĩa là bất cứ hành động nào về tình dục giữa người đàn ông và đàn bà không phải là vợ chồng với nhau, hoặc quan hệ tình dục giữa một người đàn ông với đàn ông, đàn bà với đàn bà.

4:4

Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng: Ngay từ lúc ban đầu các nhà phê bình đã chia phe về ý nghĩa của từ skeuos ‘bình’ mà các bản dịch tiếng Việt dịch là “thân thể.” Có thể có hai cách diễn dịch:
(1) Nó đề cập đến thân thể của người đàn ông, nó là cách lịch sự để nói đến “cơ quan sinh dục” của đàn ông. Nếu trường hợp này đúng, Phao-lô đang chỉ ra nguồn gốc của sự gian dâm, và đang bảo đàn ông phải tự kiềm chế. Nếu người đàn ông làm như vậy, họ sẽ được thanh sạch và tôn trọng.

(2) Nó đề cập đến người vợ của người đàn ông. Nếu là trường hợp này, cũng có một quan niệm khác về ý nghĩa của động từ Hy-lạp ktaomai. Từ này có nghĩa là ‘kiểm soát’ hay ‘nắm chặt lấy’ không? Nó chứa đựng cả hai ý nghĩa này:


(a) Nó nói là: Người đàn ông nên học cách “lấy vợ” cho đúng.

(b) Nó nói là: Người đàn ông nên học cách sống với vợ mình cho đúng và “giao hợp với vợ mình” không giống như cách những người ngoại đạo làm.

Mặc dầu cách diễn dịch (2) được các tổ phụ của hội thánh, các sách của các thầy ra-bi hỗ trợ, nhưng chỉ có một số ít bản dịch còn giữ cách dịch này. Các tranh luận chống lại cách diễn dịch này gồm có:
(a) skeuos là một từ được dùng để chỉ một vật chứa đựng thực phẩm, nước v.v…. Từ này là cách nói ẩn dụ về

4:1d thì hãy càng tấn tới hơn nữa.

chúng tôi xin anh chị em làm điều đẹp lòng Đức Chúa Trời hơn nữa.



4:2 Vì anh chị em biết chúng tôi bởi Chúa Giê-su đã truyền cho anh chị em những huấn thị nào.

Chúng tôi thúc giục anh chị em làm điều này bởi vì anh chị em đã biết các lời chỉ dẫn chúng tôi cho anh chị em bởi thẩm quyền của Chúa Giê-su của chúng ta.

4:3a Vậy, ý muốn của Đức Chúa Trời là anh chị em phải thánh khiết

Điều Đức Chúa Trời muốn là anh chị em phải trong sạch,



-HAY-

Vì anh chị em thuộc về Đức Chúa Trời, Chúa muốn là anh chị em phải sống một đời sống trong sạch,



4:3b tránh gian dâm.

có nghĩa là anh chị em không bao giờ nên phạm bất cứ sự vô luân nào về tình dục.



4:4 Mỗi người phải biết giữ gìn thân thể mình thánh khiết và tôn trọng,

Đặc biệt là người đàn ông phải học để xử dụng thân thể mình một cách trong sạch và đáng tôn trọng.

-HAY-

Người đàn ông phải học cách kiềm chế thân thể mình một cách trong sạch và đáng khen ngợi.



4:5a chớ chiều theo đam mê dục vọng

Họ không nên ham muốn giao hợp với bất cứ người nào họ muốn,







phái nữ hoặc là phái nam (như trong 1 Phê-rơ 3:7, Công-vụ 9:15, 2 Ti-mô-thê 2:21), không phải chỉ là một người đàn bà.

(b) Nếu Phao-lô muốn nói “vợ” ông không phải mắc cở gì khi nói như vậy (hãy so sánh với Cô-lô-se 3:19).

(c) Phao-lô, cũng giống như các người Do Thái khác, tránh nói trực tiếp về các bộ phận sinh dục trong thân thể và dùng cách nói ẩn dụ (thí dụ như trong 1 Cô-rinh-tô 12:23).

(d) Trong TƯ không có xủ dụng từ này theo cách nào khác để phân biệt người vợ với người chồng.

(e) Phao-lô đang viết không phải chỉ cho đàn ông có vợ nhưng cho tất cả các đàn ông.

thánh khiết và tôn trọng: Về từ thánh khiết, hãy xem lời giải thích thứ nhì của 4:3a. Về từ tôn trọng, ý nghĩa tùy thuộc vào muốn được quan niệm tốt và sự khen ngợi của ai. Rõ ràng Phao-lô suy nghĩ đến các hành động mà Đức Chúa Trời khen ngợi, không phải được những người Hy-lạp và La-mã tiêu biểu cho là tốt, vì trong 4:5a Phao-lô cho thấy người không tin Chúa không thể làm Đức Chúa Trời đẹp lòng.

4:5a

chớ chiều theo đam mê dục vọng: Như đã nói trong các lời giải thích trước, cách dịch “bình” có nghĩa là ‘thân thể’ được ưa thích hơn. Vậy nên cách diễn dịch (1) sau đây được ưa thích hơn:
(1) Dục vọng trái nghịch với tự kiềm chế. Các từ này nói đến cách cư xử của người đàn ông khi tham muốn, chỉ muốn giao hợp với bất cứ một người đàn bà nào, dù đó là một người vợ, người tình hay một cô điếm chứ không có lý do nào khác. Lời hướng dẫn của Phao-lô cũng ngăn cấm người đàn ông và đàn bà chưa làm đủ nghi lễ để trở thành vợ chồng giao hợp với nhau. Chỉ được thực hành và vui hưởng quan hệ tình dục trong hôn nhân, tức là, giữa vợ chồng mà thôi.

(2) Những người cho rằng từ “bình” có nghĩa là ‘người vợ’ đề nghị ý nghĩa: ‘đừng đối xử với vợ mình theo đam mê dục vọng.’ Nếu dịch như vậy sẽ có nghĩa là người đàn ông phải kính trọng vợ mình khi giao hợp với vợ, không phải như hãm hiếp hay đối xử với vợ cách tàn nhẫn. Như đã giải thích ở phần trước, Phao-lô không nói đến điều này ở đây nên cách dịch này không được chọn.



4:5b

như những người ngoại đạo không biét Đức Chúa Trời: Trong BDM dịch từ Hy-lạp ethnj, người ngoại đạo, BDY dịch là “dân tộc ngoại đạo.” Nó có vẻ như không kể đến người Do Thái. Nhưng trong văn mạch này đề cập rõ ràng đến những người không tốt vì đã không thờ phượng Đức Chúa Trời. Nếu người ta không biết Đức Chúa Trời, thì họ sẽ không thờ phượng Chúa, và điều này sẽ đưa đến cách cư xử không tốt đẹp.

Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương