SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025



tải về 2.21 Mb.
trang8/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17

IV. NHU CẦU LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP

Nhu cầu lao động ngành CN được tính toán trên cơ sở năng suất lao động CN của tỉnh trong các giai đoạn phát triển. Tùy theo phương án phát triển, dự báo nhu cầu lao động cho công nghiệp của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 như sau:



Bảng 30: Dự báo nhu cầu lao động CN cho các giai đoạn phát triển

Năm

2010

2015

2020

2025

Phương án công nghiệp 1


Giá trị sản xuất CN (tỷ đồng)

6.317

14.584

31.500

48.105

Năng suất lao động (tr.đ/người)

381

700

1.290

1.680

Lao động cần có (1.000 người)

16.568

20.810

24.400

28.630

Phương án công nghiệp 2


Giá trị sản xuất CN (tỷ đồng)

6.317

14.584

31.500

55.000

Năng suất lao động (tr.đ/người)

381

700

1.290

1.810

Lao động cần có (1.000 người)

16.568

20.810

24.400

30.435

(Nguồn: Tính toán của nhóm Dự án)

V. DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ


Nhu cầu vốn đầu tư cho ngành công nghiệp được tính trên cơ sở hệ số Icor ngành công nghiệp của tỉnh và cả nước, cũng như tham khảo tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và lượng vốn đầu tư cho công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn phát triển vừa qua. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho công nghiệp Lào Cai trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025 và theo từng phương án như sau:
Bảng 31: Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp.

Đơn vị: 1.000 tỷ đồng

Giai đoạn

2016-2020

2021-2025

Phương án công nghiệp 1

28-30

32-35

Phương án công nghiệp 2

28-30

38-40

(Nguồn: Tính toán của nhóm Dự án)

- Khả năng huy động từ ngân sách nhà nước

Với dự kiến đạt tỷ lệ tích lũy đầu tư từ VA (GRDP) trong giai đoạn 2016-2025 và từ nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện qua các Bộ, ngành theo chương trình quốc gia. Trong giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn này được dự tính vào ~20%-25% và 15%-20% tổng nhu cầu vốn. Có thể nói đây chính là các nguồn vốn khá quan trọng đến phát triển công nghiệp của tỉnh. Vốn đầu tư từ ngân sách sẽ được tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các công trình phục vụ hỗ trợ công nghiệp khác.



- Khả năng đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và dân cư

Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và cư dân trên địa bàn, nguồn vốn này được đánh giá vào khoảng 15%-18% trong giai đoạn 2016-2020 và 18%-20% trong giai đoạn 2021-2025. Nguồn vốn này chủ yếu sẽ được đầu tư vào công nghiệp quy mô vừa và nhỏ; TTCN và ngành nghề nông thôn; hạ tầng các cụm công nghiệp,…



- Khả năng huy động vốn tín dụng đầu tư

Trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025, lượng vốn này được dự báo có thể đáp ứng ~15%-20%% nhu cầu vốn trong cùng thời kỳ. Vốn tín dụng dài hạn và vốn huy động từ Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia chủ yếu sẽ tập trung cho một số cơ sở sản xuất kinh doanh được ưu tiên trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất hàng xuất khẩu…



- Vốn hợp tác với bên ngoài (DNNN+DN tư nhân+FDI)

Vốn đầu tư nước ngoài và tỉnh ngoài được đánh giá sẽ chiếm ~40-45% tổng nhu cầu vốn giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025. Như vậy, cùng với nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân và dân cư, việc huy động và thu hút đầu tư từ nguồn vốn hợp tác với bên ngoài sẽ rất quan trọng, có tính quyết định đến tăng trưởng trong phát triển công nghiệp của tỉnh Lào Cai trong các giai đoạn tới.

C. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CN CHỦ YẾU

(Mục tiêu tăng trường và GOCN theo phương án công nghiệp 1)

I. CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN



1. Phương hướng phát triển

Phát triển ngành khai thác khoáng sản đáp ứng nhu cầu cho các ngành chế biến khoáng sản, sản xuất công nghiệp trên địa bàn và cả nước.

Khai thác và chế biến khoáng sản với công nghệ tiên tiến theo hướng tiết kiệm, hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.

Tăng cường đầu tư chế biến sâu để nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.

Chú trọng công tác tìm kiếm, điều tra cơ bản khoáng sản để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, đầu tư khai thác và chế biến có hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triển

Hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến quặng sắt đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững đáp ứng tối đa nhu cầu của ngành luyện kim.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GOCN bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 7,0%/năm và đạt 6,0%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Tỷ trọng của ngành chiếm khoảng 16,7% và 14,7% trong các giai đoạn phát triển. Cụ thể như sau:

Bảng 32: Chỉ tiêu phát triển ngành khai thác và chế biến khoáng sản


Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

3.764

5.274

7.058

7,0

6,0

Cơ cấu trong ngành CN

25,8%

16,7%

14,7%







3. Quy hoạch phát triển

3.1. Quặng sắt

Các dự án khai thác, chế biến quặng sắt phải gắn với các cơ sở luyện kim; sử dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên và thân thiện với môi trường.

Ưu tiên các giải pháp huy động nội lực trong nước trong các khâu khai thác và chế biến quặng sắt.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Đưa vào khai thác và chế biến đạt công suất thiết kế mỏ quặng sắt Quý Xa (huyện Văn Bàn) với công suất 1,5 triệu tấn/năm và 02 mỏ quặng sắt tại huyện Văn Bàn là Ba Hòn và Đông-Nam Làng Lếch với tổng công suất 0,93 triệu tấn/năm.

Đầu tư mới 03 mỏ Kíp Tước (Tp Lào Cai), Làng Cọ và Tắc Ái (huyện Văn Bàn) với tổng công suất 1,35 triệu tấn/năm.

Hoàn thành đầu tư dự án Tinh quặng sắt thu hồi từ khai thác và chế biến quặng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Công suất 150.000 tấn QNK/năm.



- Giai đoạn 2021-2025:

Nâng công suất và ổn định khai thác, chế biến mỏ Quý Xa (huyện Văn Bàn) với công suất 3,0 triệu tấn/năm và 02 mỏ Ba Hòn và Đông-Nam Làng Lếch với tổng công suất 0,93 triệu tấn/năm.

Tiếp tục ổn định công suất 03 mỏ Kíp Tước (Tp Lào Cai), Làng Cọ và Tắc Ái (huyện Văn Bàn) với tổng công suất 1,35 triệu tấn/năm.

Ổn định sản xuất và đầu tư mở rộng dự án Tinh quặng sắt thu hồi từ khai thác và chế biến quặng đồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai lên công suất 200.000 tấn QNK/năm.

Khuyến khích đầu tư XD dây chuyền sản xuất sản phẩm điện cực, chổi than, giấy tẩm hồ Graphit… phục vụ nhu cầu sản xuất công nghiệp.

3.2. Quặng Apatit

Đảm bảo đủ nguyên liệu quặng apatit chế biến và sử dụng cho giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.

Quy hoạch sử dụng quặng tuyển và nguyên khai tiết kiệm và hợp lý để cung cấp cho các cơ sở chế biến:

Quặng loại I nguyên khai cung cấp cho N/máy SX Supe lân, N/máy SX Phốt pho vàng (P4); Quặng loại II nguyên khai cung cấp cho N/máy SX lân nung chảy và N/máy SX phốt pho vàng (P4); Quặng loại II-tinh quặng qua tuyển, cung cấp cho N/máy SX Supe lân, N/máy SX DAP và N/máy Axit Photphoric (H3PO4); Quặng loại III-tinh quặng qua tuyển, cung cấp cho N/máy SX DAP và N/máy Axit Photphoric (H3PO4); Quặng loại IV, dự kiến sẽ lưu giữ và bảo quản để sử dụng lâu dài.



- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

Duy trì sản xuất các mỏ/khai trường khoáng sản apatit hiện đang hoạt động; cải tạo, mở rộng mỏ/khai trường theo hướng đầu tư chiều sâu, nâng công suất khai thác, nâng cao hệ số bóc kinh tế, khai thác chọn lọc, phân loại quặng đáp ứng nhu cầu quặng cho SX trực tiếp và cho các nhà máy tuyển quặng.

Sản lượng quặng apatit nguyên khai đến năm 2020 đạt khoảng 11.000 tấn/năm (trong đó loại I, 900.000 tấn; loại II, 3.200 tấn; loại III, 6.900 tấn). Duy trì công suất của các nhà máy

Duy trì công suất của N/máy tuyển quặng Cam Đường (công suất 120.000 tấn/năm) và N/máy tuyển quặng Tằng Loỏng (công suất 900.000 tấn/năm).

Đầu tư và mở rộng N/máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 1 lên công suất 700.000 tấn/năm theo hình thức liên kết hoặc đầu tư mới N/máy tuyển Bắc Nhạc Sơn 2 với công suất 300.000-350.000 tấn/năm. Chất lượng quặng ≥30% P2O5.

Xây dựng mới N/máy tuyển quặng loại III tại Làng Phúng (huyện Văn Bàn). Công suất 250.000 tấn/năm. Chất lượng quặng ≥30% P2O5.

Xây dựng mới N/m tuyển quặng loại II Đông Hồ với công suất 800.000 tấn/năm. Dự kiến XD tại Cam Đường (Tp Lào Cai). Chất lượng quặng ≥30% P2O5.

Hoàn thành đầu tư dự án SX của Cty TNHH hóa chất ĐNA với các sản phẩm đóng bánh quặng apatit (540.000 tấn/năm); than cốc (180.000 tấn/năm); đá quarzit (23.000 tấn/năm) và quặng apatit loại I (45.000 tấn/năm). Địa điểm đầu tư: KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng).

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sử dụng dự án nâng công suất sức chứa hồ thải số 2 của N/máy tuyển quặng apatit từ 9,7 triệu tấn lên 16,3 triệu tấn cả Cty TNHH MTV Apatit VN.

- Giai đoạn 2021-2025:

Duy trì hoạt động của các khai trường, cụm khai trường đang hoạt động từ giai đoạn trước. Cải tạo và mở mới một số khai trường đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tiếp tục duy trì sản lượng khai thác như giai đoạn đến năm 2020.

Duy trì các nhà máy tuyển quặng đang hoạt động và đầu tư xây dựng từ giai đoạn trước.

Hoàn thành việc nghiên cứu, lựa chọn công nghệ tuyển quặng loại IV và đầu tư phát triển nhà máy tuyển quặng loại IV (nếu nghiên cứu có kết quả); nghiên cứu sản xuất thuốc tập hợp quặng apatit.



3.3. Quặng khoáng sản khác:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Hoàn thành đầu tư mở rộng N/máy luyện đồng kim loại (TCty khoáng sản-Vinacomin) tại Bản Qua (huyện Bát Xát), công suất 20.000 tấn/năm (đưa tổng công suất của Cty lên 30.000 tấn/năm). Vốn đầu tư 3.955 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng N/máy chế biến đá Quarzit (Cty TNHH Thương Thành) tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng). Công suất 22.000 tấn/năm, vốn đầu tư 15,8 tỷ đồng.

Đầu tư và phục hồi và thác ổn định mỏ cao lanh-felspat tại Làng Múc và Sơn Mãn (Tp Lào Cai), đầu tư chiều sâu công nghệ nghiền mịn, tuyển nổi, tuyển từ và tuyển tinh. Công suất 150 tấn bột/năm/mỏ.

Ổn định hoạt động dự án khai thác và chế biến Graphit Nậm Thi (Tp Lào Cai) với công suất 5.000-10.000 tấn/năm. Sản phẩm chủ yếu là tinh quặng có hàm lượng C>80%.

Hoàn thành đầu tư dự án khai thác và chế biến mỏ serpentin Thượng Hà (Lào Cai), công suất 200.000-250.000 tấn/năm.

Trên cơ sở kết quả thăm dò trữ lượng tin cậy của 02 mỏ Kin Chang Hồ và Ô Quy Hồ (huyện Sa Pa) đầu tư 01 cơ sở chế biến Ferro molipđen với sản lượng 20-40 tấn/năm.

- Giai đoạn 2021-2025:

Ổn định sản xuất dự án chế biến Ferro molipđen và đầu tư mở rộng lên sản lượng 40-80 tấn/năm.

Duy trì công suất và sản xuất ổn định mỏ cao lanh-felspat tại Làng Múc (huyện Bảo Thắng) và Sơn Mãn (Tp Lào Cai). Công suất 150 tấn bột/năm/mỏ.

Ổn định sản xuất và từng bước đầu tư nâng công suất N/máy luyện đồng (Cty Luyện đồng Lào Cai) lên tổng công suất của Cty lên 50.000 tấn/năm.

II. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM, ĐỒ UỐNG

1. Phương hướng phát triển

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản và thực phẩm trên cơ sở gắn với qui hoạch vùng nguyên liệu, tạo nền tảng cho CNH nông nghiệp, nông thôn.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở chế biến có quy mô nhỏ và vừa đổi mới công nghệ và thiết bị, liên doanh liên kết với các DN trên địa bàn, với các DN trong Vùng hoặc trên cả nước.

Phát triển hệ thống cơ sở chế biến trong SX nông nghiệp, kho bảo quản nông sản. Tập trung phát triển một số lĩnh vực SX dựa trên tiềm năng về nguồn nguyên liệu có thể đáp ứng như chế biến rau, hoa quả, chè, thuốc lá, thức ăn gia súc,…

Phát triển trên cơ sở gắn kết chặt chẽ về lợi ích giữa công nghiệp chế biến và người SX nguyên liệu.

2. Dự báo nguồn nguyên liệu

Theo “Kế hoạch phát triển KTXH tỉnh 5 năm 2016-2020 của tỉnh Lào Cai”, một số sản phẩm của ngành nông, lâm, thủy sản của tỉnh được dự báo phát triển như sau:



Bảng 33: Dự báo nguyên liệu phục vụ cho phát triển công nghiệp

TT

Loại cây, con

Đơn vị

2015

2020

1

Diện tích chè tập trung

- SL chè búp tươi

Ha

tấn

5.048

17.628

6.069

27.000


2

Diện tích thuốc lá

ha

1.500

2.000

3

Diện tích đậu tương

- Sản lượng

Ha

tấn

4.959

5.500

5.500

6.300


4

Đàn trâu, bò

- SL hơi xuất chuồng

1.000 con

tấn

138,88

2.140

148

2.600

5

Đàn lợn

- SL hơi xuất chuồng

1.000 con

tấn

512,8

30.136

640

40.500

6

Đàn gia cầm

- SL hơi xuất chuồng

1.000.con

tấn

3.494

5.340

4.400

7.200

7

Rừng SX

ha

7.130




8

Sản lượng thủy sản

tấn

5.698

8.406

(Nguồn: KH phát triển KTXH 2015 và KH KTXH 2016-2020)

3. Mục tiêu phát triển

Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành CB thực phẩm, đồ uống giai đoạn 2016-2020 khoảng 8,5%/năm và giai đoạn 2021-2025 đạt 9,5%/năm.

Đóng góp của ngành trong tổng GOCN của tỉnh sẽ từ 1,9% hiện nay, chiếm khoảng 1,3%-1,4% trong các giai đoạn từ nay đến năm 2025.

Bảng 34: Chỉ tiêu phát triển ngành CB nông sản, thực phẩm


Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng (%/n)

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

275

413

651

8,5%/n

9,5%/n

Cơ cấu trong ngành CN

1,9%

1,3%

1,4%







4. Quy hoạch phát triển một số ngành chủ yếu

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

4.1. Chế biến chè

Đầu tư nâng cấp 07 cơ sở CB chè hiện có (tổng công suất 100 tấn búp tươi/ngày). XD mới 04 cơ sở chế biến chè chất lượng cao theo công nghệ Đài Loan tại Cty TNHH MTV chè Thanh Bình và Phong Hải tại huyện Sa Pa và huyện Bắc Hà, phù hợp sản phẩm vùng nguyên liệu do các DN tự đầu tư, gắn với XD thương hiệu chè Lào Cai.



4.2. Chế biến rau quả

Khuyến khích đầu tư một số cơ sở CB rau tại các địa phương trồng rau quả trọng điểm của tỉnh (huyện SaPa, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát và Tp Lào Cai). Công suất 1.500 tấn/năm.

Khuyến khích XD các cơ sở chế biến quả quy mô nhỏ tại Tp. Lào Cai hoặc tại các vùng nguyên liệu. Nghiên cứu XD nhà máy CB chuối, dứa và cây ăn quả theo quy mô phù hợp tại vùng nguyên liệu (3.000 ha).



4.3. Chế biến thực phẩm

Phát triển các trung tâm giết mổ gia súc-gia cầm với qui mô phù hợp, theo từng địa bàn chăn nuôi, nhằm đảm bảo yêu cầu kiểm dịch vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, đồng thời thu hồi được các phụ phẩm (da, lông…) cho các ngành CB khác góp phần nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi.

Đầu tư và XD 02 cơ sở giết mổ CN và 16 cơ sở giết mổ thủ công đạt tiêu chuẩn, nâng tổng số cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của tỉnh lên 18 cơ sở. Trong đó: nâng cấp 01 cơ sở tại Tp Lào Cai và 01 cơ sở tại huyện Mường Khương; XD mới 16 cơ sở giết mổ tập trung tại 09 huyện, Tp (mỗi huyện, Tp có ít nhất 01 cơ sở). Tổng công suất giết mổ gia súc và gia cầm đạt 1.310 con/ngày và 3.950 con/ngày.

Thu hút đầu tư XD 01 cơ sở CB thịt tại Tp Lào Cai hoặc huyện Bát Xát, nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của đô thị, du lịch và XK. Công suất 1.000-3.000 tấn/năm.

Tiếp tục ổn định SX và phát triển cơ sở nấu rượu đặc sản như: HTX SX rượu Sin San; HTX tinh chế rượu Nậm Pung-Bát Xát; HTX tinh chế rượu Thanh Kim-Sa Pa; Cty TNHH Thắng Ngân (rượu Cốc Ngù)-Mường Khương; HTX Vạn Lực (rượu ngô Cán Cấu-Si Ma Cai)...

4.4. Chế biến thức ăn chăn nuôi

Từ nay đến năm 2020, để đáp ứng sản lượng trên 15.000 tấn thịt thành phẩm cùng với khối lượng SX lương thực (ngô, gạo) đủ lớn trên địa bàn tỉnh, cần khuyến khích DN đầu tư xây dựng 01 N/máy CB thức ăn chăn nuôi với công suất 30.000-40.000 tấn/năm (dự kiến đầu tư tại Tp Lào Cai hoặc huyện Bảo Thắng). Vốn đầu tư 60 tỷ đồng.

Ngoài ra, tổng nhu cầu thức ăn cho phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh đến năm 2020 cần ~5.000 tấn/năm và đến năm 2030 cần ~10.000 tấn/năm. Với nhu cầu thức ăn tăng lên hàng năm, nghiên cứu hình thành một CS chế biến thức ăn loại trung bình với năng lực SX 5.000-10.000 tấn/năm, phục vụ phát triển ngành thủy sản của tỉnh (kết hợp với N/m chế biến thức ăn chăn nuôi).

4.5. Chế biến thuốc lá

Theo “Quy hoạch vùng trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2020” có khoảng 2.000 ha trồng cây thuốc lá tại 04 huyện (Mường Khương, Bát Xát, Si Ma Cai và Bắc Hà) với sản lượng từ 3.400 đến 3.600 tấn lá thuốc lá sấy khô. Để đáp ứng công đoạn sấy, cần duy trì hoạt động các lò sấy hiện có và từng bước đầu tư mới thêm với định mức khoảng 2 lò sấy/ha.

Nghiên cứu đầu tư N/máy CB thuốc lá sợi tại Tp. Lào Cai trong giai đoạn 2016-2020 để có thể XD và vận hành khi vùng nguyên liệu đạt từ 2.000 ha trở lên.

4.6. Chế biến khác

Hoàn thành đầu tư và đưa vào SX N/máy CB và kinh doanh dược liệu tại KCN Đông Phố Mới (Tp Lào Cai) sản xuất các SP cao Actiso dạng sấy phun và cao mền chè dây. Công suất 45 tấn/năm, vốn đầu tư 19,6 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư và SX ổn định 02 cơ sở xay và đánh bóng gạo tại Mường Khương, công suất 15 tấn/giờ.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoa quả, rau sạch, cây ôn đới; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kỹ thuật bảo quản và CB nhằm gia tăng giá trị sản phẩm.

Khuyến khích DN đầu tư phát triển N/máy CB nông, lâm sản và dược liệu, công suất từ 1.000-1.500 tấn/năm tại CCN.

- Giai đoạn 2021-2025:

Ổn định các cơ sở chế biến hiện có và phấn đấu đạt 100% công suất của các dây chuyền SX.

Tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư các dự án ở giai đoạn trước chưa thực hiện.

III. CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ, GIẤY



1. Phương hướng phát triển

Khuyến khích phát triển ngành trên cơ sở công nghệ tiên tiến, nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng lâm sản, đáp ứng nhu cầu XK và tiêu dùng nội địa.

Đầu tư phát triển CNHT cho ngành chế biến và SX sản phẩm gỗ: SX sơ chế gỗ đầu vào, cung cấp các nguyên phụ liệu cho SX gỗ, giảm nhập khẩu.

Phát triển các cơ sở SX gỗ theo hướng các mặt hàng có chất lượng, bên cạnh đó đi sâu vào phát triển các SP gỗ thủ công, các SP trang trí nội thất có giá trị sử dụng cao (đèn, khung tranh, bình hoa,...).



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương