SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025


Ngành công nghiệp sản xuất kim loại và cơ khí



tải về 2.21 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

1. Ngành công nghiệp sản xuất kim loại và cơ khí

Trên địa bàn Lào Cai hiện có một số DN công nghiệp ngành sản xuất thép, gang thép có quy mô lớn. Do đó, trong giai đoạn sau năm 2020, tỉnh có cơ hội và khả năng phát triển một số lĩnh vực hỗ trợ cho SP thép (như cung cấp bột xô đa, SX một số thiết bị thay thế, thùng rót thép, thùng rót thép trung gian, máy nghiền vôi, SX các thiết bị lọc khói các loại, cung cấp vôi bột xử lý P và S trong luyện kim và nhà máy nhiệt điện…); hỗ trợ cho ngành sản xuất cơ khí chế tạo (có thể phát triển một số khâu như đúc, hàn, nguội và SX một số chi tiết máy khai thác, máy công trình, máy nông nghiệp...).

Ngoài ra, khuyến khích phát triển các dịch vụ sửa chữa máy móc công nghiệp, thiết bị điện tử dân dụng và công nghiệp, phương tiện giao thông, vận tải... gắn với đô thị và khu vực SX công nghiệp tập trung.

Để sản xuất hỗ trợ cho ngành SX kim loại và cơ khí, tỉnh cần vạch ra chương trình thu hút đầu tư SX hỗ trợ, khuyến khích đầu tư các dự án, thực hiện các cuộc xúc tiến tìm kiếm đối tác đầu tư trong lĩnh vực SX kim loại và cơ khí.



2. Sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trợ phục vụ chế biến gỗ

Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển ngành gỗ của tỉnh và các địa phương xung quanh, cần thiết có thể tập trung thu hút và khuyến khích đầu tư cơ sở sản xuất các sản phẩm phụ kiện phục vụ SX gỗ như: bu-lông, ốc vít, dầu bóng, sơn, keo dán gỗ... Kêu gọi đầu tư: N/máy sản xuất sản phẩm hỗ trợ chế biến gỗ xuất khẩu. Quy mô công suất: 10.000-20.000 tấn/năm. Địa điểm: Khu công nghiệp và cụm công nghiệp.



3. Sản phẩm vi lượng phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi

Hiện nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi của DN trong nước phần lớn được NK từ các nước như New Zealand, Thái lan, Argentina, Brazil, Mỹ, Ấn Độ... Trong đó: nhóm năng lượng (bắp, cám gạo, lúa mì, khoai mì lát) nhập khẩu từ 50-60%; nhóm đạm (đậu nành, bột cá, bột thịt) phải nhập khẩu từ 90-95%; nhóm vi lượng (khoáng chất, vitamin, tạo mùi) tỷ lệ nhập khẩu gần 100%. Nguyên liệu sử dụng trong nước chủ yếu là các nguyên liệu thô, sơ chế như bắp, mì... thu mua tại địa phương và các tỉnh xung quanh.

Trên cơ sở đó, định hướng trên địa bàn tỉnh, khuyến khích DN đầu tư sản xuất các sản phẩm nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là nhóm vi lượng (khoáng chất, vitamin, tạo mùi).

E. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

I. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP

1. Phương hướng và mục tiêu phát triển

Tập trung đầu tư và hoàn chỉnh đồng bộ hạ tầng kỹ thuật chủ yếu cho các KCN đang hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, thu hút các dự án phát triển công nghiệp trên địa bàn.

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các KCN có khả năng cao hơn trong việc thu hút các dự án đầu tư, để kêu gọi thu hút vốn đầu tư và tập trung hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KCN, các công trình bên ngoài hàng rào có liên quan.

Đối với các KCN ở khu vực thành phố, đô thị và thị trấn cần ổn định diện tích đã quy hoạch, hạn chế mở rộng do quỹ đất phát triển đô thị còn ít và vấn đề giải phóng mặt bằng, đảm bảo môi trường trong hoạt động công nghiệp.

Đến năm 2020, xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải theo quy định môi trường tại KCN Đông Phố Mới; KCN Tằng Loỏng và KCN Bắc Duyên Hải.

2. Quy hoạch phát triển

- Giai đoạn đến năm 2020

KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng)

Duy trì diện tích KCN đã được quy hoạch ở diện tích 1.100 ha. Ưu tiên bố trí vốn NS của địa phương cùng với vốn hỗ trợ của Trung ương cấp, để đầu tư hoàn thiện CSHT và hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, mở rộng thêm đường ra vào KCN.

Nâng cấp hệ thống cấp điện cho KCN, đảm bảo cho các dự án mới đi vào hoạt động, đạt tổng công suất của KCN khoảng 390 MVA đến năm 2020.

Cải tạo và mở rộng nâng cấp công suất N/máy nước Tả Thàng đạt công suất 60.000 m3/ngày-đêm; XD 02 nhà máy mới tại thôn Tằng Loỏng và Thông Thuần với tổng công suất 30.000 m3/ngày-đêm, nâng tổng công suất cấp nước toàn thị trấn lên 90.000 m3/ngày-đêm. Lượng nước cấp cho KCN Tằng Loỏng cần ~40.000 m3/ngày-đêm, còn lại cung cấp nước cho thị trấn Tằng Loỏng.

XD 02 trạm xử lý nước thải với tổng công suất 12.000 m3/ngày-đêm, trong đó 01 trạm tại khu vực nhà máy xử lý chất thải rắn và Suối Hoai với tổng công suất 14.500 m3/ngày-đêm (GĐ 1 là 7.800 m3/ngày-đêm) và 01 trạm tại phía Bắc KCN (giáp nhà máy gang thép Việt-Trung), công suất 8.500 m3/ngày-đêm (GĐ 1 là 4.200 m3/ngày-đêm).

KCN Đông Phố Mới (Tp Lào Cai)

Do vị trí KCN nằm trên địa bàn phường Phố Mới, trong khu vực phát triển của KKT cửa khẩu sẽ phát triển ngành công nghiệp sạch và dịch vụ CN phục vụ thương mại biên mậu. Cụ thể, các ngành công nghiệp sẽ được thu hút và ưu tiên phát triển, gồm các loại hình công nghiệp gia công, lắp ráp điện tử; sản xuất các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trên địa bàn và XK; kinh doanh hạ tầng, bến bãi, kho chứa và trung chuyển hàng hóa...

Trong giai đoạn đến năm 2020, ổn định diện tích KCN với diện tích 100 ha. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng KCN và XD khu xử lý nước thải tập trung. Riêng đối với chất thải rắn có thể hình thành khu xử lý kết hợp cùng với KCN Bắc Duyên Hải (tùy thuộc vào vị trí của một trong hai KCN).

KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai)

Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng KCN với diện tích 85 ha đang hoạt động của CCN Bắc Duyên Hải và khu xử lý nước thải, chất thải rắn.

Do vị trí CCN hiện tại nằm trong khu vực đô thị Tp Lào Cai nên định hướng thu hút các ngành công nghiệp sạch và dịch vụ. Hoàn chỉnh hồ sơ chuyển đổi CCN Bắc Duyên Hải thành KCN và trình TTCP phê duyệt bổ sung vào Danh mục quy hoạch các KCN Việt Nam đến năm 2020.

KCN Tân An – Tân Thượng

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tiếp tục hoàn thiện hồ sơ quy hoạch với dự kiến diện tích từ 500-1.000 ha. Dự kiến thu hút đầu tư hạ tầng giai đoạn 1 với diện tích khoảng 200 ha.



KCN phía Tây Tp Lào Cai

Trong trường hợp chưa thỏa thuận được với Bộ Quốc phòng về việc KCN Tân An-Tân Thượng, nghiên cứu xem xét quy hoạch KCN tại phía Tây Tp Lào Cai (khu vực phường Bắc Cường) với quy mô khoảng 500 ha.

Định hướng KCN sẽ thu hút các ngành công nghiệp sạch và gia công, chế biến hàng tiêu dùng, hàng XK.

Do có thuận lợi về vị trí, nên KCN phía Tây Tp Lào Cai có khả năng thu hút đầu tư phát triển hạ tầng từ các nguồn vốn ngoài ngân sách. Nghiên cứu áp dụng cơ chế riêng (như sang nhượng có thời hạn một phần hoặc toàn bộ hạ tầng KCN) để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng KCN.



- Giai đoạn sau năm 2020

Tiếp tục triển khai hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thu hút lấp đầy diện tích các KCN đang hoạt động hoặc đã triển khai XD hạ tầng ở giai đoạn trước, như KCN Tằng Loỏng, Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải. Chú trọng công tác đầu tư xử lý chất thải, nước thải, phát sinh trong quá trình sản xuất tại KCN.

Tiếp tục triển khai đầu tư KCN Tân An-Tân Thượng, nếu được CP cho phép, phân kỳ đầu tư theo giai đoạn: giai đoạn 1 diện tích ~200 ha, giai đoạn 2 diện tích ~300 ha, tùy tình hình thu hút đầu tư và nhu cầu phát triển có thể xem xét mở rộng diện tích lên 1.000 ha.

Tiếp tục hoàn thiện đầu tư KCN phía Tây Tp Lào Cai với diện tích 500 ha và trong các giai đoạn phát triển sẽ mở rộng quy mô diện tích quy hoạch theo nhu cầu thực tế.

II. QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP

Theo Quy hoạch sử dụng đất và phân bổ quỹ đất cho phát triển CCN của tỉnh được xác định tại Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 30/5/2013 của Chính phủ, thì diện tích đất dành cho phát triển CCN của tỉnh đến năm 2020 được xác định là 746 ha. Căn cứ theo thực trạng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh, đến năm 2015 diện tích đất CCN mới chỉ đạt khoảng 246,8 ha, do đó đến năm 2020, chỉ tiêu đất dành cho phát triển CCN vẫn còn khá lớn.



1. Phương hướng phát triển

Đẩy mạnh phát triển CCN tại các địa phương có nhiều lợi thế và gắn việc phát triển với việc liên kết các ngành kinh tế khác trong phát triển.

Phân bố hợp lý các CCN, đảm bảo phát triển với ổn định đời sống xã hội và dân cư, đồng thời tạo động lực, từng bước thúc đẩy quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn tại Lào Cai góp phần giảm bớt mức chênh lệch kinh tế giữa các vùng, khu vực và góp phần tăng trưởng kinh tế và công nghiệp toàn tỉnh.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư để thúc đẩy phát triển hạ tầng cụm công nghiệp.



2. Quy hoạch phát triển

Dự kiến quy hoạch và phát triển các CCN trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2025 như sau:



- Giai đoạn đến năm 2020

Thành phố Lào Cai:

Do nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất trong khu vực nội thị Tp Lào Cai là khá lớn, trong khi đến nay mới chỉ một phần trong số các cơ sở công nghiệp được di dời vào 02 CCN Đông Phố Mới và Bắc Duyên Hải. Do đó, trong giai đoạn tới, cần tiếp tục quy hoạch thêm đất CCN và sắp xếp di dời các cơ sở SX trong thành phố vào hoạt động tập trung tại CCN.



+ CCN Đông Phố Mới và CCN Bắc Duyên Hải: Do điều kiện quỹ đất hạn chế, nên tiếp tục giữ ổn định diện tích đã QH là 12,2 ha và 2,2 ha, không phát triển mở rộng thêm. Duy trì hoạt động ổn định DN trong CCN.

+ CCN Sơn Mãn (xã Vạn Hòa): Diện tích 7,5 ha. Tiếp tục hoàn chỉnh đầu tư hạ tầng giai đoạn 2 với diện tích 5 ha còn lại; di dời và sắp xếp tiếp các cơ sở CN trong thành phố vào CCN.

+ CCN Bình Minh (phường Bình Minh): Tiến hành lập QH chi tiết và giải phóng mặt bằng CCN với diện tích 30 ha (GĐ 1 triển khai ~15 ha).

+ CCN Đồng Tuyển (xã Đồng Tiến): Diện tích quy hoạch 15 ha. Lập quy hoạch và giải phóng mặt bằng, đầu tư hoàn thiện hạ tầng CCN. Sắp xếp di dời và thu hút lấp đầy diện tích của CCN.

Huyện Bảo Thắng

+ CCN Gia Phú (xã Gia Phú): CCN đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất được quy hoạch 11,82 ha. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng và lấp đầy diện tích đất CN cho thuê là 6,62 ha.

+ CCN Bản Phiệt (xã Bản Phiệt): CCN được quy hoạch diện tích là 15 ha và đã được lập QH chi tiết 1/500. Giai đoạn tới tiếp tục triển khai giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển hạ tầng, thu hút lấp đầy diện tích CCN.

+ CCN Xuân Quang (xã Xuân Quang): CCN đã được QH chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 12 ha (đất CN là 6,27 ha). Tiếp tục triển khai giải phóng mặt bằng và đầu tư phát triển hạ tầng.

+ CCN phụ trợ Xuân Giao: Ngoài các CCN đã được quy hoạch ở giai đoạn trước, nghiên cứu thành lập thêm CCN phụ trợ tại xã Xuân Giao, diện tích từ 10-15 ha (sát với KCN Tằng Loỏng), nhằm phát triển các ngành dịch vụ công nghiệp, công nghiệp phụ trợ cho phát triển KCN Tằng Loỏng.

+ CCN Sơn Hà-Sơn Hải: Do nhu cầu trên địa bàn 02 xã về phát triển công nghiệp tập trung, nghiên cứu quy hoạch thêm CCN trên địa bàn xã Sơn Hà và Sơn Hải với diện tích từ 5-10 ha, đáp ứng nhu cầu đầu tư SX của DN công nghiệp.

Huyện Văn Bàn

+ CCN Khánh Yên Thượng (xã Khánh Yên Thượng): CCN đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng với diện tích 5,17 ha. Giai đoạn tới tiếp tục đầu tư XD và hoàn thiện hạ tầng CCN, phấn đấu thu hút lấp đầy 100% diện tích CCN.

+ CCN Võ Lao (xã Võ Lao): CCN đã được phê duyệt QH chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 14 ha. Thời gian tới, tiếp tục thu hút đầu tư phát triển hạ tầng CCN và phấn đấu lấp đầy 50% diện tích KCN (7,77 ha đất CN).

Huyện Bảo Yên

+ CCN Phố Ràng (thị trấn Phố Ràng): CCN có diện tích 31 ha, đến nay đã tiến hành giải phóng một phần mặt bằng. Giai đoạn tới, hoàn thành giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 12-15 ha. Đầu tư XD hạ tầng và thu hút lấp đầy diện tích đất cho thuê. Tùy tình hình thu hút đầu tư và vốn phát triển hạ tầng, có thể tiếp tục triển khai giai đoạn 2 phần diện tích còn lại.

Huyện Mường Khương

+ CCN Hủm Pa Lao: Có diện tích 6,9 ha trên cơ sở QH chi tiết tỷ lệ 1/500. CCN có vị trí gần khu vực cửa khẩu nên có vị trí tương đối thuận lợi cho việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ XNK hàng hóa. Giai đoạn tới cần ưu tiên bố trí vốn đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư phát triển CCN với nhu cầu một phần đất bố trí cho các hoạt động SX kinh doanh, một phần diện tích sử dụng làm kho bãi tập kết hàng hóa và các dịch vụ phục vụ XNK.

Huyện Bát Xát

+ CCN Bản Vược (xã Bản Vược): CCN có diện tích 26,97 ha, và đã được phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Do có vị trí nằm gần khu vực cửa khẩu nên thời gian tới cần ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển hạ tầng CCN, để phục vụ cho nhu cầu SX và kho bãi hàng hóa.

Huyện Bắc Hà

+ CCN Bắc Hà (thị trấn Bắc Hà): CCN có diện tích 9,5 ha và đã lập QH chi tiết tỷ lệ 1/500 ha. Do khó khăn về vốn, nên CCN chưa được đầu tư XD. Giai đoạn tới, tiếp tục thu hút đầu tư phát triển hạ tầng và lấp đầy diện tích đất CN là 5,32 ha.

+ CCN Bảo Nhai (xã Bảo Nhai): CCN có diện tích 10 ha, trên cơ sở diện tích đã lấp đầy của CCN Bắc Hà và nhu cầu đầu tư phát triển CN tập trung của huyện. Giai đoạn từ nay đến năm 2020, từng bước tiến hành lập QH chi tiết và triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng.

Huyện Si Ma Cai

+ CCN Nàn Sán (xã Nà Xán): CCN đã lập QH chi tiết tỷ lệ 1/500 với diện tích 7,6 ha. Do địa bàn ở vùng sâu, vùng xa nên việc thu hút đầu tư phát triển gặp nhiều khó khăn. Cần bố trí vốn ngân sách cho đầu tư phát triển hạ tầng.

Huyện Sa Pa

+ CCN thị trấn Sa Pa (thị trấn Sa Pa): CCN được QH với diện tích 10 ha, tuy nhiên hiện quỹ đất cho phát triển tại thị trấn Sa Pa rất hạn chế, nên việc phát triển CCN thị trấn Sa Pa gặp nhiều khó khăn trong bố trí mặt bằng. Nghiên cứu xem xét và thay thế CCN Sa Pa bằng một CCN khác, nhằm dành quỹ đất cho phát triển các hoạt động thương mại và du lịch của thị trấn.

+CCN Tả Phìn (xã Tả Phìn): Đây là CCN nghiên cứu và xem xét QH thay thế cho CCN thị trấn Sa Pa, với quy mô diện tích QH khoảng 10 ha.

- Giai đoạn sau năm 2020:

Trên cơ sở lấp đầy các CCN đã triển khai ở giai đoạn trước của Tp Lào Cai như CCN Sơn Mãn, CCN Bình Minh giai đoạn 1, CCN Đồng Tuyển, tiếp tục triển khai giai đoạn 2 CCN Bình Minh, diện tích 15 ha, hoàn thiện hạ tầng các CCN đã đầu tư và tiếp tục sắp xếp di dời các cơ sở công nghiệp vào trong CCN. Đầu tư phát triển CCN tại phường Bắc Cường trên cơ sở một phần đất của KCN phía Tây Tp Lào Cai, quy mô diện tích khoảng 10 ha.

Lập quy hoạch chi tiết CCN Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng), diện tích 10 ha và mở rộng lên diện tích 15 ha khi có nhu cầu.

Đầu tư phát triển và lập quy hoạch CCN Khánh Yên Trung, diện tích 10 ha, nằm trên địa bàn xã Khánh Yên Trung (huyện Văn Bàn).

Tiếp tục triển khai giai đoạn 2, CCN Phố Ràng (huyện Bảo Yên), trong trường hợp sớm lấp đầy diện tích đất cho thuê, có thể xem xét mở rộng thêm diện tích đất của CCN hoặc QH thêm 1 CCN tại vị trí khác.

Tại 02 CCN của khu vực cửa khẩu Mường Khương (CCN Hủm Pa Lai) và cửa khẩu Bản Vược (CCN Bản Vược), tùy vào thực tế phát triển, có thể mở rộng thêm diện tích CCN theo nhu cầu.

Thu hút lấp đầy diện tích đất cho thuê của các CCN huyện Bắc Hà (CCN Bắc Hà, Bảo Nhai), huyện Si Ma Cai (CCN Nàn Sán), huyện Sa Pa (CCN Tả Phìn). Tùy vào thực tế phát triển có thể QH thêm từ 1-2 CCN tại mỗi huyện, nhằm đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.

G. QH PHÁT TRIỂN TTCN VÀ NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn, trên cơ sở giải quyết LĐ nông nhàn và LĐ thuần nông gắn với bảo tồn, phát huy các nghề truyền thống.

Hàng năm dành một phần kinh phí ổn định cho công tác khuyến công để trực tiếp hỗ trợ phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn, phát triển và du nhập ngành nghề mới trên địa bàn các địa phương.

Đảm bảo yếu tố BVMT trong phát triển ngành nghề TTCN thông qua các hình thức SX tập trung, XD các tiêu chí về môi trường trong hoạt động SX kinh doanh của làng nghề trên địa bàn.

II. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch theo tuyến du lịch

Thành phố Lào Cai vừa là trung tâm chính trị của tỉnh, vừa là điểm trung chuyển giữa các tuyến du lịch trên địa bàn tỉnh. Từ Tp Lào Cai có thể hình thành và phát triển các tuyến du lịch gắn với các loại hình nghỉ dưỡng, tham quan làng nghề… trong đó 03 tuyến chính có thể triển khai là:

+ Tuyến du lịch phía Tây (các huyện Sa Pa, Bát Xát) kết hợp thăm quan các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, chạm bạc, sản xuất mây tre đan, SX và chế biến dược liệu, trồng hoa và cây cảnh, nấu rượu…

+ Tuyến du lịch phía Đông-Bắc (các huyện Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương) kết hợp thăm quan các làng nghề truyền thống như: nấu rượu, dệt thổ cẩm, làm ngói, mây tre đan, rèn đúc…

+ Tuyến du lịch phía Tây-Nam (các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn) kết hợp thăm quan các làng nghề truyền thống như: nấu rượu, dệt thổ cẩm, làm ngói, mây tre đan, rèn đúc…

2. Quy hoạch theo địa phương

- Thành phố Lào Cai: Với vị trí là đô thị trung tâm của tỉnh, là nơi tập trung các tuyến đường giao thông và có vai trò như là một trạm trung chuyển, cũng là nơi tập trung đông dân cư và diễn ra các hoạt động thương mại biên mậu giữa Việt Nam và TQ. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là đối với thực phẩm, Tp Lào Cai cần tập trung vào các nghề SX và chế biến thực phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu cho cư dân cũng như du khách, trong đó cần chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng thực phẩm chế biến.

Có thể QH và phát triển các tuyến phố, làng nghề ẩm thực để phục vụ du khách của hai nước Việt Nam, Trung Quốc và du khách quốc tế khi đến với Lào Cai. Tiếp tục bảo tồn và phát triển, kết hợp gắn với du lịch làng nghề nấu rượu tại xã Tả Phời, làng nghề dệt may thổ cẩm tại xã Hợp Thành…



- Huyện Sa Pa: Địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch và đồng thời cũng là nơi có khí hậu mát mẻ, thích hợp để phát triển nghề trồng rau, hoa, cây cảnh… Sa Pa cũng là địa phương có nhiều nghề truyền thống của đồng bào dân tộc, cần tiếp tục bảo tồn và phát triển các làng nghề, kết hợp với hình thành các tuyến du lịch tham quan làng nghề như: làng nghề dệt thổ cẩm ở các xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Nậm Xài, Bản Hồ, Hầu Thào; làng nghề mây tre đan ở thị trấn Sa Pa, xã Hầu Thào; làng nghề nấu rượu ở xã Thanh Kim; làng nghề chạm khắc bạc ở xã Tả Phìn; làng nghề trồng và chế biến dược liệu; trồng hoa lan và cây cảnh ở thị trấn Sa Pa.

- Huyện Bát Xát: Là huyện bàn biên giới có địa hình núi cao, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc, sống thưa thớt, nên việc phát triển kinh tế và các nghề phụ cho dân cư trên địa bàn là rất khó khăn. Các làng nghề truyền thống trên địa bàn đã có, cần tiếp tục bảo tồn và phát triển như: làng nghề nấu rượu San Lùng ở xã Bản Xèo; làng nghề dệt, thêu thổ cẩm ở xã Bản Qua; làng nghề mây, tre đan ở xã Nậm Pung; làng nghề rèn đúc, mây tre đan ở xã Bản Qua; làng nghề sản xuất gạch và VLXD ở xã Quang Kim.

- Huyện Bắc Hà: Là nơi cũng thường xuyên có các tuyến du lịch tới địa bàn, nên cần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, kết hợp với tham quan du lịch như: làng nghề dệt thổ cẩm, nấu rượu ngô, rèn, đúc ở xã Bản Phố; làng nghề dệt, may, thêu thổ cẩm và nấu rượu ở xã Hoàng Thu Phố; làng nghề rèn đúc ở xã Bản Liền; làng nghề dệt và may trang phục dân tộc ở xã Tả Van Chư và xã Cốc Ly… Ngoài ra, Bắc Hà cũng là địa phương có vùng trồng mận nổi tiếng, nên việc phát triển các nghề bảo quản và CB hoa quả cũng cần được phát triển.

- Huyện Si Ma Cai: Si Ma Cai là huyện vùng cao biên giới, địa hình phức tạp, nhiều núi đá, đồi trọc. Việc phát triển kinh tế rất khó khăn và chủ yếu phụ thuộc vào vốn hỗ trợ từ ngân sách. Trên địa bàn cũng có một số làng nghề truyền thống của người dân tộc, cần tiếp tục bảo tồn như: làng nghề sản xuất ngói máng ở xã Bản Mế; làng nghề dệt, thêu thổ cẩm ở xã Cán Cấu.

- Huyện Mường Khương: Có vị trí ở khu vực biên giới và địa hình thuộc vùng núi cao, chia cắt xen kẽ các thung lũng hẹp, diện tích đất nông nghiệp thấp nên phát triển kinh tế địa phương vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách. Trên địa bàn cũng có một số làng nghề truyền thống cần bảo tồn và phát triển như: làng nghề mây, tre đan ở thị trấn Mường Khương; làng nghề dệt thổ cẩm ở xã Nấm Lư; Ngoài ra, sản phẩm tương ớt của huyện cũng đã có được thương hiệu trên thị trường, nên cần được tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Huyện Bảo Yên: Địa phương có thế mạnh về rừng, nên việc phát triển các nghề dựa vào nguồn nguyên liệu tại chỗ từ rừng cần được khuyến khích phát triển như làng nghề mây, tre đan ở xã Long Khánh cần tiếp tục được nhân rộng trên toàn huyện. Ngoài ra, các ngành nghề khác cũng sử dụng nguyên liệu từ rừng như chế biến gỗ, chế biến và bảo quản nông, lâm sản cũng cần được chú trọng và phát triển trên địa bàn.

- Huyện Bảo Thắng: Là huyện có tỷ trọng CN cao nhất tỉnh, cùng nhiều tuyến đường giao thông chạy qua, nên kinh tế tương đối phát triển. Một số làng nghề đã có và cần bảo tồn, tiếp tục phát triển như nghề SX và nấu rượu cao lương ở Trì Quang; phát triển các nghề sản xuất gạch, VLXD ở xã Gia Phú.

- Huyện Văn Bàn: Có địa hình tương đối khó khăn, tỷ lệ đồi núi cao và có diện tích diện tích rừng khá lớn. Các nghề truyền thống như: nấu rượu ở xã Dần Thàng; dệt thổ cẩm ở xã Khánh Yên Trung, cần tiếp tục được bảo tồn và phát triển. Ngoài ra, cần phát triển các nghề dựa vào nguồn nguyên liệu từ rừng, như SX mây, tre đan ở xã Liêm Phú cũng cần được nhân rộng mô hình ra toàn huyện; phát triển các nghề trồng và chế biến nông, lâm sản nấm, mộc nhĩ, nấm hương…

PHẦN THỨ TƯ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Lào Cai đã và đang có những tiền đề nhất định để tiếp tục là một trong những trung tâm công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và công nghiệp hóa chất của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Để có thể tiếp tục phát triển với một tốc độ ổn định và nâng cao chất lượng tăng trưởng trong một thời gian dài, đến 2025, hướng đến một cơ cấu công nghiệp hợp lý, năng động, có giá trị tăng thêm cao và nhất là thân thiện với môi trường, Ngành Công Thương Lào Cai cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

1. Phát triển dịch vụ công nghiệp

Sự phát triển của dịch vụ CN của tỉnh trong thời gian qua chưa ngang tầm với tốc độ và mục tiêu tăng trưởng CN, nên các doanh nghiệp đã phải sử dụng một phần dịch vụ ở các địa phương khác. Sự xuất hiện của các cơ sở SX công nghiệp trên địa bàn và định hướng phát triển Lào Cai, tiếp tục trở thành một trung tâm công nghiệp chế biến khoáng sản và hóa chất của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đòi hỏi ngành dịch vụ CN phải phát triển tương xứng. Chậm phát triển dịch vụ CN, nhất là các dịch vụ chất lượng cao và đa dạng thì ngành CN khó có thể phát triển được với tốc độ ổn định và hiệu quả, thân thiện môi trường. Do đó, phát triển các ngành dịch vụ CN phải được xem là một trong những giải pháp đầu tiên trong Đề án “Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp-TTCN tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”.

Phát triển dịch vụ CN phải đặt trong mối quan hệ hữu cơ với Quy hoạch phát triển KT-XH nói chung và Quy hoạch phát triển công nghiệp và quy hoạch phát triển thương mại nói riêng. Phát triển Dịch vụ CN vừa là mục tiêu vừa là động lực để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

Phát triển tổng hợp các loại hình dịch vụ, đa dạng hóa quan hệ thị trường và đối tác hợp tác với sự tham gia của các DN trong lĩnh vực dịch vụ và lĩnh vực CN, thương mại. Trước hết, tập trung phát triển một số ngành dịch vụ quan trọng để phục vụ phát triển CN như: dịch vụ công quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý SX kinh doanh, dịch vụ tài chính, thuế quan, ngân hàng, viễn thông, mạng lưới vận tải, nhà ở, thương mại, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh và dịch vụ CNC.

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho phát triển ngành dịch vụ CN

Bảo đảm quyền tự do kinh doanh của DN theo khuôn khổ pháp luật. Tạo dựng môi trường pháp lý thuận lợi, an toàn, thông thoáng, công bằng, minh bạch, không phân biệt TPKT, vì DN, trợ giúp DN, nhà đầu tư yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Hướng dẫn cho các DN và nhà đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ công nghiệp hiểu biết về luật pháp và tập quán, thông lệ quốc tế có liên quan đến ngành dịch vụ.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến các sản phẩm dịch vụ ở Lào Cai đối với các đối tác trong nước và quốc tế

Phát triển mạnh công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường ở mọi cấp, mọi ngành, ở mọi DN.

Tăng cường hệ thống thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các DN. Hỗ trợ DN trong việc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành dịch vụ

Đổi mới và áp dụng công nghệ dịch vụ hiện đại, lấy việc phát triển ngành CN làm trung tâm phục vụ.

Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và uy tín của sản phẩm dịch vụ công nghiệp, nhất là các dịch vụ công, dịch vụ quản lý nhà nước phù hợp với trình độ phát triển kinh tế trên địa bàn.

2. Giải pháp thu hút đầu tư

Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư từ DN trong và ngoài nước, các nguồn vốn từ các chương trình, dự án. Tăng cường huy động các nguồn vốn trong nước khác, thông qua các hình thức thu hút đầu tư trực tiếp, hợp tác, liên kết, liên doanh của các tập đoàn, công ty lớn, các ngành và các thành phố lớn trong cả nước.

Vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách của Trung ương ban hành, kết hợp với cơ chế, chính sách của tỉnh để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Tập trung giải quyết các cơ chế chính sách về giao đất, cho thuê đất; chính sách hỗ trợ DN đầu tư chuẩn bị mặt bằng, XD hạ tầng KCCN, hạ tầng đến tường rào dự án; hỗ trợ DN xây dựng vùng nguyên liệu; xúc tiến thị trường tiêu thụ SP; đào tạo lao động...

Phối hợp và thực hiện tốt việc hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trên cơ sở Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 01/8/2014 của UBND tỉnh Lào Cai về việc Ban hành quy định, chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục xây dựng, bổ sung các cơ chế chính sách và triển khai có hiệu quả chính sách khuyến công, tập trung hỗ trợ những lĩnh vực mà lào Cai có thế mạnh, gắn với công nghiệp chế biến, ưu tiên hỗ trợ công nghiệp phụ trợ để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và có khả năng cạnh tranh.

3. Giải pháp quản lý

Công tác quản lý nhà nước về CN trên địa bàn cần tiếp tục được hoàn thiện và cần tập trung vào một đầu mối là Sở Công Thương Lào Cai. Đồng thời hoàn thiện hoạt động của hệ thống thống kê, đánh giá tình hình phát triển để có thể kịp thời phát hiện chính xác các vấn đề cần tháo gỡ. Cần công bố rộng rãi các thông tin liên quan đến các QH phát triển để mọi tổ chức, cá nhân quan tâm có thể tiếp cận và sử dụng.

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức; đẩy mạnh áp dụng Hệ thống quản lý ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của TTCP.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của CP về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Tập trung rà soát, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính và mẫu hóa tối đa các hồ sơ giấy tờ và rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm (ISO) vào các cơ quan hành chính các cấp.

Trong điều hành chỉ đạo, tỉnh cần thực hiện đúng các yêu cầu về hội nhập cũng như các cam kết của nước ta khi tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, WTO và sắp tới là TPP...

4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu lao động phục vụ phát triển KT-XH và CN của tỉnh, cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới là vấn đề quá sức hiện nay đối với Lào Cai. Hiện năng lực đào tạo nghề của tỉnh chưa cao ở cả hai loại hình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Trong khi đó quá trình phát triển KT-XH, nhất là phát triển công nghiệp như quy hoạch đề ra ở Lào Cai, đều đòi hỏi rất nhiều cán bộ, công nhân có tay nghề. Vì vậy, để tạo thuận lợi cho quá trình tuyển dụng lao động địa phương trong lĩnh vực CN, cũng như tạo nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong giai đoạn tới, tỉnh cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả QH phát triển nguồn nhân lực của tỉnh cho giai đoạn đến năm 2020.

Thực hiện tốt kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, công chức của tỉnh Lào Cai trên cơ sở Đề án“Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” của Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012.

Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề và thay đổi cơ cấu đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề theo hướng xã hội hóa, đa dạng hóa hình thức đào tạo, linh hoạt và thiết thực. Tăng cường việc liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của Hà Nội, Tp HCM và các địa phương có thế mạnh.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho DN liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của tỉnh. Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến việc làm.

5. Đổi mới khoa học và công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ cần hỗ trợ, cung cấp thông tin công nghệ để DN làm chỗ dựa cân nhắc, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đổi mới SX. Làm đầu mối gắn kết giữa DN với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu trong Vùng và cả nước, để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của DN.

Ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng CNC, công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Tạo điều kiện cho DN công nghiệp tiếp cận và đổi mới công nghệ, từng bước thay thế dần các công nghệ, thiết bị lạc hậu, bằng các công nghệ mới và thiết bị hiện đại.

Cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ của nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho DN tham gia và hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước.

6. Phát triển thị trường

Đẩy mạnh và đa dạng hóa các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ SP và gắn với cuộc vận động và XD chương trình hành động thực hiện “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cung cấp thông tin thị trường thường xuyên và đầy đủ cho DN, hỗ trợ cho doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa và XK.

Tích cực tìm kiếm thị trường thông qua các tổ chức ngoại giao, đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế của tỉnh. Chú trọng ứng dụng CNTT trong hoạt động xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường.

Từng bước hình thành các thị trường phục vụ cho việc phát triển CN và thương mại của tỉnh như: thị trường lao động, thị trường KHCN…

7. Giải pháp về môi trường

Tăng cường phân cấp, ủy quyền theo quy định tại Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BVMT, thẩm định phê duyệt ĐTM, thanh tra, kiểm tra…

Ưu tiên vốn đối ứng cho dự án xử lý nước thải tập trung trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động và có nhiều DN sản xuất.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Sở Công Thương công bố công khai bản “Điều chỉnh, bổ sung qui hoạch tổng thể phát triển công nghiệp-TTCN tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025” sau khi đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Giao cho Sở Công Thương làm đầu mối chủ trì, triển khai thực hiện điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở phối hợp với các Sở, ban, ngành và UBND thành phố, các huyện trong tỉnh. Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, nếu có những vướng mắc, khó khăn. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tham mưu, báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết.


Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương