SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025


Bảng 24: Nhu cầu quặng apatit giai đoạn đến năm 2025



tải về 2.21 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

Bảng 24: Nhu cầu quặng apatit giai đoạn đến năm 2025

Chủng loại

Đơn vị

2010

2015

2020

2025

Quặng loại I

1.000 tấn

500

550

600

650

Quặng loại II

1.000 tấn

860

1.120

1.650

1.650

Quặng tuyển

1.000 tấn

1.120

1.620

2020

2.020

Tổng số

1.000 tấn

2.480

3.290

4.270

4320

(Nguồn: QH thăm dò khai thác tuyển quặng apatit đến năm 2025)

- Quặng đồng:

Nhu cầu tiêu thụ đồng tại các nước phát triển như Nhật Bản, Bắc Mỹ, châu Âu rất cao (8-14 kg/người). Ngay tại khu vực các nước đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Mỹ) nhu cầu này cũng khoảng 1,5-2,5kg/người).

Dự báo nhu cầu tiêu thụ đồng tinh luyện trong nước đến năm 2025 khoảng 200-350 nghìn tấn (Nguồn: Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng vàng, đồng , niken, molipden giai đoạn đến 2015 có xét đến 2025 do Viện KHCN Mỏ-Luyện kim).

- Quặng sắt:

Ước tính thị trường quặng sắt nước ta trong những năm vừa qua khoảng 80% sử dụng trong nước, chủ yếu là để luyện thép, còn 20% xuất khẩu. Nhu cầu thép cán trong nước đến năm 2020 dự bảo 16 triệu tấn/năm. Hiện nay đang thiếu quặng sắt magnetit có chất lượng cao.

- Caolanh:

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao lanh của cả nước khá lớn, các lĩnh vực/ngành sản xuất tiêu thụ các sản phẩm cao lanh với khối lượng đáng kể là gạch ceramic, gạch granit và sứ vệ sinh (vật liệu xây dựng); gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ và kỹ thuật; công nghiệp giấy; ngành sản xuất các sản phẩm nhựa; và các lĩnh vực sản xuất của công nghiệp hóa chất khác như sơn, cao su, phân bón...

- Felspat:

Hiện nay, các lĩnh vực sản xuất sử dụng felspat có nhiều triển vọng phát triển. Lĩnh vực sản xuất tiêu thụ các sản phẩm cao lanh với khối lượng lớn là sản xuất gạch ceramic, gạch granit, sứ vệ sinh và kính xây dựng (vật liệu xây dựng); các sản phẩm gốm sứ gia dụng, mỹ nghệ và kỹ thuật và thủy tinh gia dụng, bao bì, y tế và kỹ thuật (gốm sứ-thủy tinh công nghiệp).



2.2. Công nghiệp hóa chất

Dự báo, các sản phẩm hóa chất, cao su, nhựa là những sản phẩm trong nước đang và sẽ có nhu cầu rất lớn trong nhiều năm tới.

- Phân bón:

Nhu cầu cả nước đến 2020 là trên 8,5 triệu tấn, trong đó nhu cầu cụ thể đối với một số chủng loại phân như sau:



Bảng 25: Nhu cầu một số sản phẩm hóa chất đến năm 2020

Chủng loại

Nhu cầu đến 2020 (1.000 tấn)

Urê

2.608

Supe-Phosphat

400

Lân nung chảy

1.100

DAP

260

NPK

3.500

Kali

655

(Nguồn: QHPT Hệ thống SX-phân phối phân bón giai đoạn 2011-2020, có xét đến 2025).

- Các sản phẩm hoá chất cơ bản:



Nhu cầu phụ thuộc nhiều vào các ngành tổng hợp hữu cơ, phân bón, hoá dầu, luyện nhôm...

Bảng 26: Dự báo nhu cầu các sản phẩm hóa chất đến năm 2020

TT

Sản phẩm

Đơn vị

2015

2020

1

Phân lân chế biến

1.000 tấn/n

1.800 - 2.200

2.200 - 2.500

2

Phân đạm qui về urê



2.000 – 2.400

3.600 – 4.000

3

Phân DAP



800 – 1.200

800 – 1.200

4

Phân NPK



2.800 – 3.500

3.200 – 3.500

5

H2SO4 thương phẩm



150 – 200

250 – 300

6

H3PO4 thương phẩm



50 – 100

250 – 300

7

NaOH (100%)



160 – 200

360 – 400

8

Lốp ô tô các loại

Tr.chiếc/năm

6 – 6,5

9 – 10

9

Lốp xe máy



8 – 10

10 – 11

10

Ăcquy

Triệu kWh/n

3,2 – 3,5

3,5 – 4,0

11

Chất giặt rửa

1.000 tấn/n

450 - 500

800 – 900

12

Các sản phẩm hóa dầu (PP,PE,VCM...)



3.000 – 3.500

5.500 – 6.000

13

Nhiên liệu sinh học (ethanol, biodiezen



300 – 500

1.800 – 2.000

14

Thuốc kháng sinh

Tấn

300

500

15

Sorbitol

Tấn

100

200

16

Tá dược cao cấp

Tấn

100

200

(Nguồn: Quy hoạch phát triển CN hóa chất đến năm 2020, có xét đến năm 2030)

2.3. Ngành sản xuất VLXD

Ngoài các loại VLXD thông thư­ờng, xu hư­ớng nghiên cứu SX và sử dụng một số VLXD mới trên thế giới nói chung và nư­ớc ta nói riêng là các loại VLXD nhẹ, cách âm, cách nhiệt, có độ bền cao, vật liệu chất dẻo nano, vật liệu trang trí bằng kim loại hoặc hợp kim có khả năng chống cháy, sơn xây dựng có nhiều công năng không độc hại, gạch lát có kích th­ước lớn, hoa văn gần với các loại đá thiên nhiên, bê tông dự ứng lực, sử dụng giằng lưới không gian khẩu độ lớn, kết cấu thép thành mỏng, kết cấu màng, giằng treo để tiết kiệm không gian; kết cấu bê tông cốt thép vỏ mỏng phổ biến hơn… vật liệu hỗn hợp gốc kim loại, gốc gốm hay gốc thủy tinh cùng sợi fíp tạo ra VLXD có tính năng chịu nhiệt độ cao, giá rẻ, và có khả năng tái sinh. Vì vậy, sẽ có nhiều chủng loại VLXD mới xuất hiện trên thị trường cả nước.



2.4. Ngành cơ khí

Thị trường tiêu thụ sản phẩm cơ khí của Việt Nam là rất lớn. Theo kết quả điều tra của Hiệp hội DN cơ khí Việt Nam: Nhu cầu nhập khẩu thiết bị để phát triển công nghiệp trong nước và đáp ứng nhu cầu phục vụ dân sinh về các sản phẩm tương ứng ước đạt bình quân hàng năm 12-15 tỷ USD với mức tăng bình quân GDP trung bình đạt từ 5 - 8%.

Các sản phẩm cơ khí quan trọng là bộ phận dây chuyền thiết bị các nhà máy điện, than, xi măng, lọc-hóa dầu, hóa chất, cấp nước; thiết bị, phương tiện vận tải (đường không, thủy, bộ); thiết bị, máy móc phục vụ cho công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; thiết bị canh tác nông lâm nghiệp, nuôi và đánh bắt hải sản; thiết bị khai thác than, dầu thô, khí đốt, khoáng sản KL và phi kim; thiết bị xây dựng công trình; thiết bị và đồ dùng gia dụng, chuyên dụng (bao gồm cho y tế, giáo dục)... Đây thực sự là thị trường tiềm năng của SX cơ khí Việt Nam.

2.5. Công nghiệp dệt may-da giày

- Ngành dệt may:

Thị trường nội địa hàng may mặc trung cấp và thấp cấp bị cạnh tranh mạnh bởi hàng Trung Quốc, Thái Lan trong khi hàng cao cấp tăng trưởng chậm do tác động của khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, ngành dệt may phát triển chủ yếu nhờ thị trường XK sang các nước Mỹ, EU, Nhật Bản, SNG và Đông Âu (trên 80% KNXK dệt may).

- Ngành da giày:

Với trên 90 triệu dân, nhu cầu tiêu thụ giày dép cho thị trường nội địa đến năm 2020 dự bảo khoảng 355 triệu đôi giày/năm, trong đó giày dép của Việt Nam sản xuất chiếm 70%-80% thị trường. Bên cạnh đó ngành da giày cũng là ngành có thị trường XK phát triển tương đối tốt (Giày dép Việt Nam được XK sang hơn 40 nước trên thế giới, trong đó các thị trường chính là EU, Mỹ, SNG, Đông Âu và Đông Á; Việt Nam hiện đứng trong tốp 10 nước và vùng lãnh thổ xuất khẩu giày dép đứng đầu thế giới).

2.6. Công nghiệp chế biến nông – lâm - thực phẩm

- Sản phẩm chè:

Mức tiêu thụ chè bình quân đầu người của Việt Nam mới chỉ đạt 0,2 kg/người, thấp hơn nhiều so với Đài Loan, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông. Theo Bộ NN và PTNT mức tiêu thụ bình quân đầu ng­ười của thị tr­ường nội địa những năm tới sẽ gia tăng 5-6%/năm. Về thị trường XK, chè Việt Nam đã được XK sang 110 nước và vùng lãnh thổ.

- Rau quả:

Thị trư­ờng tiêu thụ trong nư­ớc hiện nay được đánh giá là còn ở mức thấp, về rau mới đạt bình quân đầu ng­ười là 60-65 kg/ngư­ời/năm và về quả 55-60 kg/người/năm. Về XK: Thị trư­ờng Châu Á-TBD là thị trư­ờng đ­ược quan tâm đầu tiên do có vị trí địa lý gần n­ước ta. Trung Quốc sẽ đ­ược coi là thị trư­ờng lớn nhất, sau đó là Nhật Bản. Các thị tr­ường khác như­ Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, ASEAN, Australia cũng rất đ­ược chú trọng.

- Rượu, bia, n­ước giải khát:

Xu thế tăng tiêu dùng đồ uống có cồn ở nồng độ thấp đang phổ biến ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Dự báo thị tr­ường tiêu dùng nội địa sau năm 2020 về bia là 38-40 lít/người/năm và n­ước giải khát là 80 lít/ngư­ời/năm.



- Sản phẩm Giấy:

Nhu cầu tiêu thụ giấy của Việt Nam hiện tại còn ở mức thấp của thế giới mới đạt 5,6 kg/ng­ười. Trong khi ở các n­ước phát triển là 100-359 kg/ngư­ời, ở các n­ước đang phát triển là 50 kg/ngư­ời. Do vậy, ngành công nghiệp giấy Việt Nam cần phấn đấu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong nư­ớc theo đà phát triển của nền kinh tế.

- Gỗ và các sản phẩm gỗ:

Các sản phẩm gỗ của Việt Nam có mặt tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có những thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản. Nhìn chung, tiềm năng thị trường SP gỗ chế biến XK của Việt Nam còn rất lớn do nhu cầu mặt hàng này trên thế giới rất cao và lợi thế LĐ giá rẻ có tay nghề của DN Việt Nam.

3. Khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

- Chế biến thủy sản: Thị trường XK chủ yếu của Việt Nam là EU, Canada, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất với SP tôm đông lạnh, cá ngừ tươi, mực, bạch tuộc. Thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về NK và XK, hàng năm Hoa Kỳ có nhu cầu NK khoảng 10 tỷ USD hàng thủy sản. Về giá cả, hàng thủy sản Việt Nam có thế cạnh tranh được ở thị trường Hoa Kỳ với các SP: tôm đông lạnh, cá ngừ đại dương...

- Sản phẩm cơ khí, chế tạo: Nhìn chung, ngành cơ khí Việt Nam có mức độ cạnh tranh thấp, do thiếu vốn để đầu tư chiều sâu, các doanh nghiệp cơ khí cả nước mới chủ yếu đầu tư vào thiết bị, chưa chú trọng đến sự phát triển đồng bộ về con người, công nghệ, dẫn đến công nghệ chế tạo lạc hậu, phần nhiều đã tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực và thế giới. Do đó, giá trị gia tăng của ngành cơ khí còn thấp, hạn chế việc tạo ra các SP mới có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu của thị trường XK.



- Sản phẩm phân bón: Phân lân nung chảy và phân hỗn hợp NPK có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước vì có lợi thế về nguyên vật liệu và được đánh giá có chất lượng ngang với SP cùng loại NK (từ Trung Quốc, Nhật Bản) và phù hợp với đất phèn của nước ta.

- Sản phẩm nhựa các loại: Ngành nhựa Việt Nam phải nhập khẩu 85% nguyên liệu đầu vào, trong khi đó hàng trong nước SX gia công là chủ yếu, chi phí nguyên liệu chiếm 70-75% giá thành SP, nên biến động tỷ giá hối đoái sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN.

Đối với thị trường nội địa, chỉ số chất dẻo trên đầu người Việt Nam khá thấp, nên cơ hội tăng trưởng của ngành còn rất lớn. Ngoài ra, SP nhựa hàng tiêu dùng có mức tăng trưởng cao do thay thế sản phẩm truyền thống gỗ, da….và khả năng SX hàng loạt, giá thành thấp.

Đối với thị trường XK: hiện tại, tốc độ tăng trưởng XK bình quân đạt 30%/năm. Sản phẩm chủ lực là bao bì nhựa, chiếm 80% tổng sản lượng XK. Sản phẩm nhựa Việt Nam có lợi thế trong hoạt động XK so với các nước trong khu vực (lợi thế về thuế quan).

- Ngành dệt may: Khả năng cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam được đánh giá khá tích cực. Các thiết bị máy móc và công nghệ, nhìn chung đã được đổi mới khá nhiều nên SP của ngành có chất lượng và giá thành cạnh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh XK.

Tuy nhiên, hình thức SX vẫn là gia công XK. Việt Nam còn thiếu nguyên liệu cho đầu vào và thị trường tiêu thụ cho đầu ra. Sản phẩm XK phần lớn đều phải xuất qua nước thứ ba, nên bị ép giá, gây nhiều khó khăn cho DN sản xuất.



- Ngành da giày: Các loại giày (giày thể thao, giày nữ, giày vải…) là những mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao do thị trường tiêu thụ SP lớn. Các loại giày có thể XK hầu hết sang các thị trường, đặc biệt là các thị trường có sức tiêu thụ lớn (EU, Hoa Kỳ) và đã được các thị trường này chấp nhận về chất lượng, ngoài ra còn phục vụ thị trường nội địa với số lượng ngày càng tăng.

- Chế biến cao su: Là ngành hàng công nghiệp mà Việt Nam có khả năng cạnh tranh, tuy nhiên thị trường XK cao su không ổn định, giá XK biến động bất thường và phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới. Ngoài ra, SP cao su của nước ta vẫn bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc-là thị trường NK chủ yếu cao su của Việt Nam, trong khi giá XK lại không chủ động được do bị chi phối từ ba thị trường dẫn đầu là Thái Lan, Indonexia và Malaixia.

- Sản xuất đồ gỗ: Ngành đồ gỗ Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh không cao, ngành còn một số nhược điểm như cơ sở sản xuất nhỏ, thiếu đầu tư cho SX từ mẫu mã đến chất lượng, công tác xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường còn kém hiệu quả… vấn đề thiết kế kiểu dáng, mẫu mã là một vấn đề nổi lên như một vấn đề cần quan tâm hàng đầu với DN sản xuất đồ gỗ và TCMN. Hiện 90% mẫu hàng được dựa trên mẫu đặt hàng từ người mua, sản phẩm tự thiết kế thì mẫu mã không mới, kém hấp dẫn. Việc chậm thay đổi về thiết kế mẫu mã làm giảm khả năng cạnh tranh của SP đồ gỗ Việt Nam.

- Sản phẩm gốm sứ: Hàng gốm sứ Việt Nam đang cạnh tranh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc, Mexico, Thái Lan và Ấn Độ. Cuộc cạnh tranh này không chỉ ở sản phẩm gốm thủ công mà còn từ các nhà máy SX hàng loạt sản phẩm. Thế mạnh cạnh tranh của Trung Quốc là giá rẻ; với giá rẻ, gốm sứ Trung Quốc đã chi phối nhiều kênh phân phối tại các nước phát triển… Tuy nhiên, ưu thế cạnh tranh của SP gốm sứ Việt Nam chính là SP có cấp chất lượng từ trung bình trở lên, có nhiều SP khác biệt và kỹ thuật chế tác tinh xảo mà máy móc không thể thay thế được. Vì vậy, hiện có thể đánh giá ngành gốm sứ Việt Nam đang có khả năng cạnh tranh ở mức trung bình.

- Sản phẩm sữa: Nhìn chung, khả năng cạnh tranh của SP sữa Việt không cao do phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thiết bị NK. Tuy vậy, tùy theo mặt hàng, khả năng cạnh tranh rất khác nhau, cụ thể như sau:

+ SP sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh do tỷ lệ sữa tươi trong nước SX ngày càng cao; các Cty trong nước đã có truyền thống SX và cung cấp SP trên thị trường nhiều năm nên đã có thương hiệu uy tín với khách hàng; các SP ngày càng đa dạng, phong phú về mẫu mã và chủng loại theo thị hiếu của khách hàng; giá cả tương đối phù hợp so với thu nhập của người dân.

+ Sữa đặc có đường là SP truyền thống của ngành sữa Việt Nam, được đánh giá là có khả năng cạnh tranh do SX từ sữa bột NK và sữa tươi trong nước và đường nội địa. SP có giá trị thấp, công nghệ chế biến đơn giản, phù hợp với điều kiện SX ở nước ta.

+ Sữa bột các loại có khả năng cạnh tranh thấp, do 100% nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phải NK. Đây là nhóm SP có tính thương mại quốc tế cao do giá trị cao và chi phí vận chuyển tương đối thấp, thời gian bảo quản dài. Tương lai sữa nguyên liệu SX trong nước cũng chỉ đủ dùng để chế biến sữa nước và sữa chua nên nguyên liệu SX sữa bột vẫn phải NK là chủ yếu.



- Ngành sản xuất mía đường: Năng lực cạnh tranh của ngành mía đường nước ta là khá thấp so với khu vực và thế giới. Tình trạng mất cân đối cung cầu, nguyên liệu diễn ra thường xuyên, kết hợp với chất lượng mía, năng suất đường trên 1 ha thấp, khiến giá thành bị đẩy lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh ngành đường Việt Nam.

Hiện tại ngành mía đường vẫn là ngành được nhà nước bảo hộ bằng hạn ngạch và thuế XNK, khiến cho giá đường trong nước luôn ở mức cao hơn so với thế giới. Điều này cũng làm cho ngành đường phải chịu sự cạnh tranh lớn từ các SP nhập lậu của Thái Lan hay Trung Quốc.



- Sản phẩm bia, rượu, NGK: Ngành bia, rượu, NGK có đặc thù là chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa, người tiêu dùng đã quen với hương vị, nhãn mác và thương hiệu SP do các DN trong nước và DN FDI tại Việt Nam sản xuất.

Các thương hiệu bia nổi tiếng trong nước vẫn sẽ cạnh tranh và phát triển tốt. Sẽ xuất hiện thêm một số thương hiệu bia cao cấp trên thị trường, nhưng thị phần vẫn nhỏ. Mặc dù số lượng XK còn thấp, nhưng đã khẳng định SP bia nước ta có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong nước do giá thành thấp, hợp khẩu vị người tiêu dùng và có hệ thống phân phối rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Ngành rượu nước ta còn chậm phát triển so với nhu cầu, đặc biệt đối với các chủng loại rượu chất lượng cao, nên rượu NK hàng năm tương đối lớn. Tuy vậy, lượng rượu dân nấu tiêu thụ tại chỗ vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo. Dự báo trong giai đoạn tới, nhu cầu rượu CN có chất lượng bảo đảm, sẽ tăng nhanh. Đây là cơ hội cho các DN trong nước phát triển và XD thương hiệu để có thể cạnh tranh trong tương lai.

Sản phẩm nước giải khát SX trong nước khá đa dạng và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy giá trị xuất siêu chưa lớn nhưng đã khẳng định về tổng thể SP nước giải khát Việt Nam có khả năng cạnh tranh trong hiện tại và tương lai, do giá thành SX thấp, chất lượng, mẫu mã SP ngày càng được nâng cao, tiếp cận dần với tiêu chuẩn của thế giới.

PHẦN THỨ BA

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-TTCN TỈNH

LÀO CAI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

A. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH LÀO CAI



Các định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu của tỉnh được thể hiện thông qua “Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Theo đó các mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh dự kiến phấn đấu như sau:

Bảng 27: Các chỉ tiêu phát triển KT-XH đến 2020

Ngành kinh tế

2010

2015

2020

2030

1. Tăng trưởng (%/năm)




10,0

11,6

9-10

2. Tổng GRDP tỷ đ giá ss 2010

11.384

18.359

31.854




3. Cơ cấu (%, giá hiện hành)

100%

100%

100%




- Công nghiệp+Xây dựng

32,8%

43,1%

46,0%




- Thương mại-Dịch vụ

47,3%

41,2%

42,2%




- Nông, lâm thủy sản

19,9%

15,7%

11,8%




4. GRDP/người (Tr.đồng/người)

- Quy USD

18,18

994

39,4

1.876

81,3

3.782


6.500

5. GDP/người cả nước (quy USD)

1.168

2.000

3.000-3.200




- Tỷ lệ so với cả nước (%)

85,1%

93,8%

118%-126%




Ghi chú:

- Số liệu năm 2010 là số liệu thực hiện theo NGTK năm 2013.

- Số liệu năm 2015, 2020 là mục tiêu của KH phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2020.

- Số liệu năm 2030 là mục tiêu theo QH tổng thể phát triển KTXH tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Phấn đấu tỷ trọng các ngành trong cơ cấu kinh tế năm 2015 và 2020 như sau: Nông, lâm, thủy sản tương ứng khoảng 15,7% và 11,8%; Dịch vụ-TM: 41,2% và 42,2%; Công nghiệp-Xây dựng: 43,1% và 46,0%.

VA(GDP) bình quân đầu người của Lào Cai vào năm 2015 đạt khoảng 1.876 USD/người và đạt khoảng 3.782 USD/người vào năm 2020 (theo giá hiện hành).

B. ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP

Nhìn chung, quan điểm và định hướng phát triển công nghiệp vẫn giữ nguyên như một số quan điểm và định hướng của quy hoạch công nghiệp đã phê duyệt năm 2005, như: tiếp tục khai thác các tiềm năng, lợi thế để phát triển công nghiệp theo hướng chế biến sâu, các ngành công nghiệp có hàm lượng CNC; khai thác hiệu quả các nguồn vốn của các TPKT trong phát triển công nghiệp; phát triển công nghiệp-TTCN gắn với hiệu quả KT-XH nhằm nâng cao tiềm lực kinh tế, tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập dân cư...

Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn phục vụ tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, các ngành công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, góp phấn chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, trên cơ sở các chỉ tiêu công nghiệp đã đạt được trong giai đoạn đến năm 2015 và cũng để phù hợp với các mục tiêu phát triển ngành KT-XH của tỉnh cũng như xu hướng phát triển chung của ngành công nghiệp Vùng và cả nước từ nay đến năm 2020 và sau năm 2020, Đề án“Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp-TTCN tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025" xây dựng quan điểm phát triển như sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển công nghiệp Lào Cai phải đặt trong mối quan hệ tổng thể và phù hợp với phát triển công nghiệp cả nước, Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng thời gắn với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

- Phát triển công nghiệp có cơ cấu phù hợp với thế mạnh kinh tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả KT-XH và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp và liên kết hỗ trợ lẫn nhau. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước cần được chú ý đẩy mạnh, tạo sự ổn định, bền vững trong phát triển công nghiệp toàn tỉnh.

- Phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ một cách hợp lý. Hướng các doanh nghiệp đầu tư vào khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và năng lực quản lý, điều hành.

- Phát triển công nghiệp phải gắn kết hài hòa với các hoạt động thương mại-dịch vụ, du lịch, nông nghiệp và sinh thái. Kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với đảm bảo quốc phòng, an ninh quốc gia và giải quyết các vấn đề xã hội.

II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Chuyển dịch cơ cấu

Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp và thu hút theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, tăng trưởng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác. Chú trọng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chất lượng sản phẩm; thân thiện với môi trường, tiêu tốn năng lượng thấp, không thâm dụng lao động.

Ưu tiên và khuyến khích phát triển công nghiệp luyện kim và hóa chất, phân bón, chế biến sâu các loại khoáng sản kim loại trên địa bàn.

Trong giai đoạn 2021-2030, từng bước xây dựng công nghiệp tỉnh Lào Cai đạt trình độ tiên tiến, một số sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.

Khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp, tập trung hỗ trợ các lĩnh vực có thế mạnh gắn với công nghiệp chế biến, sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh.

2. Phân bố công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được quy hoạch để thu hút mạnh đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy. Chú trọng phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ chất lượng cao, công nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến trong nông nghiệp ở vùng nông thôn. Hạn chế phát triển công nghiệp ở bên ngoài các khu, cụm công nghiệp.

Quy hoạch các khu, cụm công nghiệp gắn với các trục giao thông như: Quốc lộ 70, 4D, đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Phát triển một số CCN trên địa bàn các địa phương trên cơ sở hạn chế tối đa ảnh hưởng đến phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội khác.

Song song với việc phát triển các ngành công nghiệp như chế biến khoáng sản; SX kim loại, hóa chất, phân bón..., các ngành công nghiệp khác như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất VLXD; SX hàng tiêu dùng, ngành nghề TTCN... cần tiếp tục chú ý tăng cường phát triển, nhằm hạn chế sự mất cân đối về lực lượng LĐ, về phân bố lực lượng SX trên địa bàn, giảm bớt sự chênh lệch trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các địa phương trong tỉnh.

Xây dựng lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp theo đúng lộ trình di dời và quy hoạch chung toàn tỉnh. Trước mắt, di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư đô thị.

3. Liên kết trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Trong quá trình phát triển, công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai cần sự phối hợp với các địa phương xung quanh, nhằm hạn chế tình trạng cục bộ, đầu tư chồng chéo, cạnh tranh không cần thiết làm triệt tiêu nội lực phát triển của địa phương trong Vùng TD và MNBB.

Dựa trên thế mạnh, tiềm năng và điều kiện đặc thù của địa phương trong Vùng TD và MNBB và trên cơ sở “Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng TD và MNBB đến năm 2020”; “Quy hoạch xây dựng Vùng TD và MNBB đến năm 2030”, định hướng phát triển công nghiệp của Lào Cai và các địa phương trong vùng như sau:

Tiểu vùng Đông Bắc: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến quặng apatit, sắt, đồng, vàng, thiếc, boxits, kẽm, chì, luyện gang thép; trồng và chế biến lương thực-thực phẩm, nông lâm sản, dược liệu, cây ăn quả, chăn nuôi lợn và đại gia súc; sản xuất đồ gia dụng, hóa chất, bột giấy và giấy, phân bón, VLXD, hàng tiêu dùng, dệt may; sản xuất và lắp ráp điện tử…

Phát triển các trung tâm kinh tế trên các tuyến hành lang: Tuyến hành lang kinh tế Côn Minh-Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, có thành phố Việt Trì là thành phố công nghiệp kết nối với thành phố Lào Cai (cửa khẩu quốc tế) và thành phố Yên Bái và các độ thị khác trên tuyến.

Tuyến hành lang kinh tế các tỉnh biên giới phía Bắc (gồm 07 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La): Phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, mở rộng các hoạt động kinh tế, thương mại với các nước láng giềng; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thương mại cửa khẩu với đảm bảo an ninh khu vực biên giới và chủ quyền quốc gia.

Xây dựng thành phố Lào Cai và Lạng Sơn thành hai trung tâm kinh tế lớn ở vị trí cửa khẩu quốc tế của hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc gắn với phát triển kinh tế cửa khẩu và hình thành các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới.

4. Phân bố không gian phát triển công nghiệp trong tuyến hành lang kinh tế Lao Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh

Theo “Quy hoạch công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Lào Cai được định hướng phát triển như sau:

Tỉnh Lào Cai là địa phương đầu tuyến và nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên, khoáng sản nên tập trung vào các lĩnh vực: khai thác, chế biến khoáng sản; SX phân bón, hóa chất; sản xuất XM; SX chế biến gỗ; SX điện (thủy điện nhỏ). Với lợi thế thuận lợi, Lào Cai có thể tham gia SX một số lĩnh vực như: lắp ráp ô tô cỡ nhỏ; SX, lắp ráp hàng điện tử gia dụng; KKT cửa khẩu sẽ tập trung vào sản xuất, gia công, lắp ráp, bảo quản, đóng gói hàng XK.

Liên kết tuyến: Liên kết SX trong ngành hóa chất chủ yếu giữa các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ và Hải Phòng. Theo đó nguồn nguyên liệu Apatit của Lào Cai sẽ cung cấp cho nhà máy Super phốt phát Lâm Thao và nhà máy SX phân bón DAP.

Ngành sản xuất VLXD, đặc biệt là sản xuất XM của toàn tuyến được liên kết giữa các địa phương có nguồn nguyên liệu và thuận tiện SX là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Ngành khai thác và chế biến khoáng sản được liên kết giữa Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Hải Phòng trong SX phân bón và luyện gang thép.

Lĩnh vực chế biến lâm sản được liên kết giữa Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ để SX giấy, bột giấy và chế biến gỗ, tre, nứa.

5. Lựa chọn ngành, SP công nghiệp trọng điểm phát triển trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trên cơ sở công nghiệp đã được hình thành và phát triển khách quan trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong các giai đoạn qua, và định hướng phát triển của thị trường, cùng sự hợp tác, liên kết phát triển giữa các tỉnh trong vùng TD và MNBB, dự kiến các nhóm ngành, SPCN sẽ được ưu tiên phát triển trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 như sau:



- Nhóm các ngành, SP công nghiệp mũi nhọn

+ Ngành SX kim loại và cơ khí chế tạo.

+ Công nghiệp hóa chất, phân bón.

- Nhóm các ngành, SP dự kiến phát triển mở rộng

+ Sản phẩm phân bón các loại (DAP, NPK…); Phốt pho vàng...

+ Luyện kim (phôi thép, đồng…).

+ Chế biến gỗ (sản phẩm gỗ gia dụng, gỗ ván công nghiệp).

+ Công nghiệp phụ trợ (ngành cơ khí, sửa chữa; gia công thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và dân dụng; bao bì các loại...).

- Nhóm ngành, SP duy trì phát triển và mở rộng hợp lý

+ Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản (quặng các loại, khoáng chất công nghiệp…).

+ Sản xuất VLXD (xi măng, gạch xây dựng các loại, VLXD không nung,...).

+ Công nghiệp năng lượng điện.

+ Các ngành TTCN, ngành nghề truyền thống (rượu; sản phẩm dệt may, thổ cẩm; mây tre đan; trạm khắc bạc; rèn đúc…).

+ Chế biến nông sản, thực phẩm (chế biến chè; rau quả chế biến; giết mổ gia súc; thức ăn chăn nuôi, DCP; bia...).

III. ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN

1. Điều chỉnh mục tiêu tổng quát

Từ thực tế phát triển công nghiệp Lào Cai trong những năm thực hiện QH2011 và trên cơ sở các ngành công nghiệp hiện có, nhu cầu phát triển và các yếu tố ảnh hưởng như truyền thống phát triển, cơ sở hạ tầng, nguồn nguyên liệu… dự kiến mục tiêu tổng quát sẽ điều chỉnh và bổ sung như sau:

Phấn đấu đến năm 2020, Lào Cai trở thành trung tâm công nghiệp của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ về CN luyện kim và hóa chất có sức lan tỏa, tác động đến phát triển của công nghiệp toàn Vùng.

Trong giai đoạn đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại gắn với phát triển ổn định và bền vững.

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020

+ Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng KCCN, tạo các điều kiện cần thiết và thuận lợi để thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp. Nghiên cứu thành lập mới từ 1-2 KCN để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp CNC.

+ Tiếp tục thu hút đầu tư mới và mở rộng các sở công nghiệp trong các ngành CN luyện kim, vật liệu điện, hóa chất, phân bón, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khuyến khích phát triển các SP từ nguyên liệu phốt pho vàng, axit các loại… phục vụ nhu cầu sản xuất trên địa bàn và cả nước.

+ Tiếp tục giảm dần tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản; tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Khuyến khích đầu tư phát triển CN chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; TTCN và ngành nghề truyền thống, đặc sản địa phương trong mối liên hệ chặt chẽ với các ngành DV-thương mại và du lịch trên địa bàn.

- Giai đoạn 2021-2025:

+ Tiếp tục tập trung hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp.

+ Phát triển công nghiệp Lào Cai theo hướng hiện đại và từng bước chuyên môn hóa cao, chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp hướng đến các ngành công nghiệp có hàm lượng CNC, phát triển các ngành CNHT gắn kết với phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh và trong toàn Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

+ Sắp xếp và tổ chức lại sản xuất một số ngành, SP công nghiệp theo hướng đảm bảo phát triển sản xuất ổn định, bền vững, xử lý triệt để các vấn đề MT.

2. Điều chỉnh và quy hoạch mục tiêu cụ thể

2.1. Tốc độ tăng trưởng:

Do tác động của khủng hoảng kinh tế còn chưa chấm dứt, khả năng nền kinh tế vẫn còn bị ảnh hưởng, đặc biệt tác động mạnh đến khu vực công nghiệp, do vậy, điều chỉnh tốc độ tăng trưởng kinh tế và ngành công nghiệp như sau:



Giai đoạn 2011-2015:

Điều chỉnh theo mục tiêu chủ yếu của “Kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm 2011-2015”7, đó là: GRDP/người của tỉnh đạt ~39,4 triệu đồng/người (tương đương 1.876 USD) và tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp+XD và thương mại-DV tương ứng là 15,7%; 43,1% và 41,2%. Trên cơ sở số liệu thực hiện năm 20108 dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP nền kinh tế tỉnh điều chỉnh đạt khoảng 10%/năm và VA ngành công nghiệp+XD đạt khoảng 15,8%/năm trong cả giai đoạn 2011-2015 (Điều chỉnh giảm so với QH trước đây, dự báo phấn đấu đạt khoảng 14,5%/năm và VA ngành công nghiệp+XD là 25,0%/năm).



Giai đoạn 2016-2020:

Trên cơ sở mục tiêu chủ yếu của “Kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm 2011-2015”, đó là: GRDP/người của tỉnh đạt ~81,3 triệu đồng/người (gấp hơn 2 lần so với mục tiêu năm 2015) và tỷ trọng các ngành nông, lâm, thủy sản; công nghiệp+XD và thương mại-DV tương ứng là 11,8%; 42,2% và 46,0%.

Do đó giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh phấn đấu đạt khoảng 11,6%/năm. Trong đó, ngành công nghiệp+XD dự kiến phấn đấu tăng trưởng khoảng 14,0%/năm.

Giai đoạn 2021-2025:

Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt khoảng 8-9%/năm. Trong đó tăng trưởng VA công nghiệp+XD phấn đấu đạt 7,5-10,5%/năm.



2.2. Cơ cấu ngành công nghiệp

Đến năm 2015, tỷ trọng của ngành công nghiệp+XD trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ được điều chỉnh tỷ trọng từ 40,0% theo QH trước đây, tăng lên đạt khoảng 43,1% (so với mức đã đạt của năm 2010 là 32,8%).

Trong giai đoạn 2016-2020, dự báo cơ cấu kinh tế của tỉnh vẫn sẽ có xu hướng chuyển dịch tỷ trọng ngành công nghiệp+XD theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp. Do đó, với mức dự báo tăng trưởng ngành công nghiệp+XD như trên, dự kiến tỷ trọng công nghiệp+XD trong cơ cấu kinh tế sẽ chiếm khoảng 46,0% (riêng ngành CN dự kiến chiếm ~35,4%).

Dự báo giai đoạn 2021-2025, tỷ trọng ngành công nghiệp+XD của tỉnh sẽ chiếm khoảng 46%-49%. Trong đó, ngành công nghiệp (không tính ngành xây dựng) sẽ có tỷ trọng 36%-40% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

3. Phương án phát triển công nghiệp

3.1. Phương án công nghiệp 1 (PACN 1):

Phương án được xây dựng trên cơ sở số liệu thực hiện năm 2010 (NGTK tỉnh Lào Cai năm 2013); tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được tính toán dựa trên mục tiêu chủ yếu của “Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020”. Cụ thể như sau:



- Giai đoạn 2011-2015:

Ước nền kinh tế của tỉnh sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2011-2015 là 10,0%/năm. Trong đó, mức tăng trưởng các ngành Công nghiệp+XD; Thương mại-DV và Nông, lâm, thủy sản, tương ứng sẽ là 15,8%/năm; 7,5%/năm và 4,9%/năm (riêng công nghiệp đạt 17,4%/năm).

Với tốc độ tăng trưởng này, tổng GRDP (VA) của tỉnh năm 2015 (theo giá so sánh 2010) ước đạt ~18.359 tỷ đồng (so với năm 2010 là 11.384 tỷ đồng). Cơ cấu các ngành kinh tế sẽ là: Ngành Công nghiệp+XD đạt 43,1%; ngành Thương mại-DV đạt 41,2% và ngành Nông, lâm, thủy sản đạt 15,7% (giá hiện hành).

Trong giai đoạn này, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp ước đạt ~14.584 tỷ đồng vào năm 2015, tương ứng mức tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 là 18,2%/năm.

Với các mức tăng trưởng này, dự báo GRDP (VA)/người của tỉnh sẽ đạt ~39,4 triệu đồng (tương đương 1.876 USD) bằng ~150% mức bình quân của Vùng TD và MNBB và tương đương với 93,8% mức bình quân cả nước trong cùng thời kỳ (theo giá hiện hành).

- Giai đoạn 2016-2020:

Dự báo nền kinh tế tỉnh sẽ đạt mức tăng trưởng ~11,7%/năm. Trong đó, để đạt mục tiêu này, mức tăng trưởng của ngành công nghiệp+XD sẽ tăng khoảng 14,0%/năm (riêng công nghiệp tăng trưởng 15,3%/năm); ngành thương mại-DV tăng 11,1%/năm và ngành nông, lâm, thủy sản tăng 5,8%/năm.

Với các mức tăng trưởng trên, tỷ trọng ngành công nghiệp+XD của tỉnh dự báo sẽ tiếp tục tăng so với năm 2015 và chiếm khoảng 46,0% (công nghiệp chiếm 35,4%). Các ngành thương mại-DV và nông, lâm, thủy sản tương ứng sẽ chiếm khoảng 42,2% và 11,8%.

Tổng GRDP (VA)/người toàn tỉnh sẽ đạt khoảng 81,3 triệu đồng (~3.780 USD) tương đương ~126% mức trung bình cả nước và gần bằng 190% của Vùng vào năm 2020 (giá hiện hành).

Dự báo mức tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 2016-2020 sẽ đạt khoảng 16,7%/năm, tương ứng đạt giá trị 31.500 tỷ đồng, gấp trên 2 lần so với năm 2015 (theo giá so sánh 2010).

- Giai đoạn 2021-2025:

Dự báo giai đoạn 2021-2025, nền kinh tế của tỉnh tăng khoảng 7,8%/năm. Trong đó, ngành nông, lâm, thủy sản và ngành thương mại-DV đạt khoảng 4,0%/năm và 9,0%/năm. Riêng ngành công nghiệp sẽ phấn đấu mức tăng trưởng 7,5%/năm (tính cả ngành XD thì đạt mức 7,6%/năm); giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh sẽ đạt ~48.100 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tương ứng đạt mức tăng trưởng 8,8%/năm trong cùng giai đoạn.

Dự báo tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh sẽ tăng từ 35,4% năm 2010 lên 36,3% năm 2015, tính thêm ngành XD thì tỷ trọng của ngành công nghiệp+XD sẽ chiếm khoảng 46,6% trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Với các mức tăng trưởng này, dự kiến tổng GRDP (VA)/người của tỉnh đạt gần 110 triệu đồng, tương đương khoảng 5.115 USD (theo giá hiện hành).



Phương án công nghiệp 2 (PACN 2):

- Giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020:

Tăng trưởng và cơ cấu các ngành kinh tế được xây dựng tương tự như phương án công nghiệp 1.



- Giai đoạn 2021-2025:

Là phương án xét đến việc hội tụ các yếu tố thuận lợi trong việc thực hiện các dự án đầu tư công nghiệp như: dự án nhà máy gang thép đạt 100% công suất và đầu tư mở rộng lên khoảng 1,0 triệu tấn/năm; dự án nhà máy DAP nâng công suất hoặc đầu từ mới dự án DAP số 3 với công suất 330.000 tấn/năm… và phát huy công suất trong giai đoạn 2021-2025.

Với khả năng này, dự báo ngành CN của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 sẽ có mức tăng trưởng 10,5%/năm (tỉnh thêm ngành XD thì tốc độ là 10,0%/năm) và cao hơn PACN 1.

Trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh, tỷ trọng của ngành CN đến năm 2025 sẽ chiếm khoảng 39-40% (theo giá hiện hành) và đạt mức cao hơn so với PACN 1, dự kiến chiếm khoảng 36%-37%.

Từ mức tăng trưởng này, giá trị sản xuất CN của tỉnh Lào Cai sẽ đạt khoảng 55.000 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), tương ứng mức tăng trưởng giá trị sản xuất là 11,8%/năm trong giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Trong giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng của ngành Nông, lâm, thủy sản và Thương mại-DV có thể cũng có điều kiện để phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên, trong Dự án tạm sử dụng các thông số của phương án 1 để làm rõ hơn cơ cấu và tốc độ tăng trưởng của ngành trong nền kinh tế của tỉnh.

Phương án công nghiệp 2 cũng sẽ đưa bình quân GRDP (VA) trên đầu người theo giá hiện hành của Lào Cai đạt trên 115,8 triệu đồng, tương đương gần 5.390 USD, cao hơn PACN 1 (~5.115 USD). Với phương án này, kinh tế toàn tỉnh tiếp tục được cải thiện và ổn định hơn trong kinh tế Vùng và cả nước.

Sau khi đánh giá hiện trạng kinh tế-xã hội, những cơ hội, thách thức của nền kinh tế tỉnh Lào Cai và để phát triển ổn định trong nền kinh tế Vùng cũng như cả nước, từ 02 phương án trên, lựa chọn PACN 1 là phương án thực hiện và PACN 2 là phương án phấn đấu để XD các mục tiêu phát triển công nghiệp của tỉnh giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.



(Số liệu cụ thể xin xem phần phụ lục)

4. Dự báo giá trị SX và cơ cấu các ngành CN trong giai đoạn đến năm 2025 (theo giá so sánh 2010)

Trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, dự kiến một số dự án ngành công nghiệp sẽ được đầu tư, phục hồi và phát triển, tạo nền tảng cho các ngành công nghiệp hóa chất, phân bón; khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất kim loại và cơ khí... tiếp tục có mức tăng trưởng cao và ổn định, tiếp tục chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020 và sau năm 2020.

Nhóm ngành đang chiếm tỷ trọng cao trong công nghiệp của tỉnh là công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, trong các giai đoạn tới-mặc dù vẫn có mức tăng trưởng tốt, nhưng sẽ có xu hướng giảm dần về tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp tỉnh.

Với việc dự án Nhà máy gang thép Lào Cai (công suất 500.000 tấn/năm) đã đi vào hoạt động và phấn đấu đạt 100% công suất, dự báo ngành sản xuất kim loại và cơ khí sẽ có mức tăng trưởng cao và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng từ 15% hiện nay lên khoảng 18%-20% trong giai đoạn đến năm 2020 và tiếp tục gia tăng về tỷ trọng trong giai đoạn sau năm 2020, khi Nhà máy đầu tư và nâng công suất ở giai đoạn 2.

Trên cơ sở nhiều dự án đã đi vào hoạt động hoặc đang được đầu tư và mở rộng công suất như nhà máy DAP số 2, nhà máy DCP, dự án phốt pho vàng, phân bón NPK… ngành CN hóa chất, phân bón, dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng và giữ tỷ trọng ổn định và cao nhất trong các nhóm ngành CN tỉnh (duy trì chiếm trên 30% trong cơ cấu giá trị công nghiệp).



Cụ thể, giá trị SXCN và cơ cấu các nhóm ngành CN theo các phương án như sau: (xin xem bảng 28 và 29).

Bảng 28: Cơ cấu và giá trị SXCN phát triển theo phương án công nghiệp 1 (Phương án thực hiện)

TT

Năm

2010

2015

2020

2025

11-15

16-20

21-25










Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

%/năm

%/năm

%/năm






Phân nhóm ngành CN

6.317

14.584

31.500

48.105

18,2%/n

16,7%/n

8,8%/n




1

CN khai thác khoáng sản

3.210

3.764

5.274,3

7.058

3,2%/n

7,0%/n

6,0%/n




2

CN chế biến TP, đồ uống

191,1

275,0

413,5

651

7,5%/n

8,5%/n

9,5%/n




3

CN chế biến gỗ, giấy

162,0

160,0

246,2

370

-0,3%/n

9,0%/n

8,5%/n




4

CN sản xuất VLXD

184,9

310,0

488,0

750,9

10,9%/n

9,5%/n

9,0%/n




5

CN hóa chất, phân bón

1.360,1

5.493,7

10.347

15.204

32,2%/n

13,5%/n

8,0%/n




6

CN dệt may, da giày

32,6

56,1

86,3

123,9

11,5%/n

9,0%/n

7,5%/n




7

CN sản xuất kim loại và cơ khí

905,8

2.130

5.947,8

11.451,9

18,7%/n

22,8%/n

14,0%/n




8

CN khác

16,3

35,2

56,7

85,2

16,6%/n

10,0%/n

8,5%/n




9

SX và phân phối điện, nước

253,6

2.360

8.639,5

12.408,9

56,2%/n

29,6%/n

7,5%/n






Cơ cấu theo phân ngành CN

100%

100%

100%

100%










1

CN khai thác khoáng sản

50,8%

25,8%

16,7%

14,7%










2

CN chế biến TP, đồ uống

3,0%

1,89%

1,3%

1,4%










3

CN chế biến gỗ, giấy

2,6%

1,1%

0,8%

0,8%










4

CN sản xuất VLXD

2,9%

2,13%

1,5%

1,6%










5

CN hóa chất, phân bón

21,5%

37,6%

32,8%

31,6%










6

CN dệt may, da giày

0,5%

0,38%

0,3%

0,3%










7

CN sản xuất kim loại và cơ khí

14,3%

14,6%

18,9%

23,8%










8

CN khác

0,3%

0,24%

0,2%

0,2%










9

CN SX và phân phối điện, nước

4,0%

16,1%

27,4%

25,8%











Bảng 29: Cơ cấu và giá trị SXCN phát triển theo phương án công nghiệp 2 (Phương án phấn đấu)

TT

Năm

2010

2015

2020

2025

11-15

16-20

21-25










Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

Tỷ đồng

%/năm

%/năm

%/năm






Phân nhóm ngành CN

6.317

14.584

31.500

55.000

18,2%/n

16,7%/n

11,8%/n




1

CN khai thác khoáng sản

3.210

3.764

5.274,3

7.058

3,2%/n

7,0%/n

6,0%/n




2

CN chế biến T.phẩm đồ uống

191,1

275,0

413,5

651

7,5%/n

8,5%/n

9,5%/n




3

CN chế biến gỗ, giấy

162,0

160,0

246,2

370

-0,3%/n

9,0%/n

8,5%/n




4

CN sản xuất VLXD

184,9

310,0

488,0

750,9

10,9%/n

9,5%/n

9,0%/n




5

CN hóa chất, phân bón

1.360,1

5.493,7

10.347

18.236

32,2%/n

13,5%/n

12,0%/n




6

CN dệt may, da giày

32,6

56,1

86,3

123,9

11,5%/n

9,0%/n

7,5%/n




7

CN sản xuất KL và cơ khí

905,8

2.130

5.947,8

15.317

18,7%/n

22,8%/n

20,8%/n




8

CN khác

16,3

35,2

56,7

85,2

16,6%/n

10,0%/n

8,5%/n




9

SX và phân phối điện, nước

253,6

2.360

8.639,5

12.408,9

56,2%/n

29,6%/n

7,5%/n






Cơ cấu theo phân ngành CN

100%

100%

100%

100%










1

CN khai thác khoáng sản

50,8%

25,8%

16,7%

12,8%










2

CN chế biến TP, đồ uống

3,0%

1,89%

1,3%

1,2%










3

CN chế biến gỗ, giấy

2,6%

1,1%

0,8%

0,7%










4

CN sản xuất VLXD

2,9%

2,13%

1,5%

1,4%










5

CN hóa chất, phân bón

21,5%

37,6%

32,8%

33,2%










6

CN dệt may, da giày

0,5%

0,38%

0,3%

0,2%










7

CN sản xuất KL và cơ khí

14,3%

14,6%

18,9%

27,8%










8

CN khác

0,3%

0,24%

0,2%

0,2%










9

CN SX và phân phối điện, nước

4,0%

16,1%

27,4%

22,6%










Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương