SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025



tải về 2.21 Mb.
trang3/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

(Nguồn: NGTK tỉnh Lào Cai 2013)

Phân theo nhóm hàng, hàng công nghiệp nhẹ và TTCN tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2013 từ tỷ trọng 2,7% năm 2010 (3,8 triệu USD ) tăng lên chiếm tỷ trọng 25,9% (192,7 triệu USD) và trở thành nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong số các nhóm hàng xuất khẩu của tỉnh.

II. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA TỈNH LÀO CAI TRONG VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Tỉnh Lào Cai chiếm 5,9% về diện tích và 6,7% về số dân của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Vùng bao gồm 14 tỉnh).

Giá trị đóng góp GRDP (VA) của Lào Cai trong Vùng năm 2015 ước đạt 26.879 tỷ đồng (giá hiện hành), chiếm tỷ trọng ~8,1% trong cơ cấu kinh tế Vùng. Theo giá so sánh 2010 thì VA (GDP) của tỉnh đạt trên 18.359 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7,8% trong cơ cấu kinh tế Vùng (Trong 14 địa phương của Vùng, Lào Cai đứng năm, sau tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ và Hòa Bình).

Về đóng góp GRDP (VA) từ ngành công nghiệp trong tổng GRDP (VA) nội bộ từng địa phương trong vùng (theo giá hiện hành) hiện Lào Cai đứng thứ tư trong Vùng với tỷ lệ đóng góp từ VA ngành công nghiệp năm 2015 đạt khoảng 32,2% (sau Hòa Bình 49,4%; Thái Nguyên 33,3% và Phú Thọ 33,2%).



Bảng 4: Một số chỉ tiêu so sánh Lào Cai trong

Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Chỉ tiêu

Đơn vị

Lào Cai

Vùng TD miền núi Bắc Bộ

Tỷ lệ
Diện tích tự nhiên

Km2

6.384

95.266

6,7%
Dân số năm 2015

1.000 ng

682,2

11.416

5,9%
GRDP(VA) giá 2010

Tỷ đ

18.359

235.371

7,8%
GRDP (VA) giá hiện hành

Tỷ đ

26.879

331.839

8,1%
  • Cơ cấu ngành CN

%

32,3%

24,9%



GOCN (giá 2010)

Tỷ đồng

14.584

208.342

7,0%
Lao động CN (năm 2013)

Lao động

17.600

451.424

3,8%
Tổng VĐT XH (năm 2013)

Tỷ đ

15.344

139.693

10,9

Giá trị xuất khẩu

Tr. USD

407,78

4.422

9,2%

Giá trị nhập khẩu

Tr. USD

478,19

4.587

10,4%

GRDP/người (hiện hành)

Tr.đ/ng

34,9

23,2

150%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ NGTK và Báo cáo của địa phương).

Bình quân GRDP (VA)/đầu người của Lào Cai năm 2015 ước đạt ~39,4 triệu đồng (giá hiện hành), tương đương ~1.876 USD/người, bằng 93,8% mức trung bình cả nước và gấp 1,5 lần so với mức bình quân của Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (đạt ~1.250 USD).

III. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG

1. Giao thông



- Đường bộ: Hiện nay có 05 tuyến Quốc lộ gồm QL4, 4D, 4E, 279, 70 chạy qua địa bàn tỉnh với tổng chiều dài 451 km; 10 tuyến đường tỉnh dài 556,7 km và hơn 4.200 km đường huyện, đường xã. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đông đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi.

Ngoài các tuyến Quốc lộ hiện tại, Lào Cai còn có tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Lào Cai kết nối tỉnh Lào Cai với thủ đô Hà Nội và cũng là tuyến giao thông quan trọng của quốc gia kết nối với Trung Quốc với chiều dài 264km, trong đó đoạn qua tỉnh Lào Cai dài 72 km.



- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296km (đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km) và được nối với đường sắt Trung Quốc. Năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày-đêm. Ngoài ra, còn có tuyến đường sắt nối từ Phố Lu tới mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày-đêm.

- Đường thủy nội địa: Trên địa bàn tỉnh có 02 tuyến sông lớn chảy qua, đó là sông Hồng và sông Chảy với tổng chiều dài 230 km. Trong đó, sông Hồng dài khoảng 130 km (trong đó ~55km là đường sông chung biên giới với Trung Quốc), sông Chảy dài khoảng 100km. Hệ thống sông qua địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng của địa hình, địa chất nên lòng sông dốc, hẹp, quanh co, có nhiều đá ngầm và chưa được chỉnh trị nên khả năng vận tải còn hạn chế.

Nhìn chung hệ thống giao thông vận tải trên địa bàn đang được từng bước hoàn thiện để phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và tương đối thuận lợi hơn so với một số địa phương xung quanh.

2. Hệ thống cấp điện

Lào Cai có nguồn cung cấp điện khá đa dạng, hiện chủ yếu phụ tải của tỉnh được cấp từ nguồn điện nhập khẩu và một phần từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ và nguồn điện dự phòng cấp từ nguồn điện Quốc gia.

- Nguồn điện nhập khẩu 220kV và 110kV Trung Quốc cấp điện cho tỉnh Lào Cai bắt đầu từ năm 2004, với sản lượng hàng năm từ 360-400 triệu kWh. Tổng sản lượng điện nhập khẩu năm 2013 của tỉnh đạt khoảng 1.860 triệu kWh.

- Nguồn điện từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, được khai thác từ 32 nhà máy với tổng công suất trên 528 MW (năm 2010 là 100MW). Trong đó nhà máy điện đáng chú ý có: Nhà máy Thủy điện Bắc Hà (công suất 90 MW); nhà máy Thủy điện Ngòi Phát (công suất 72 MW); nhà máy thuỷ điện Tà Thàng (công suất 60 MW)...

Ngoài ra, tỉnh còn nguồn điện dự phòng cấp từ hệ thống điện Quốc gia được sử dụng khi sản lượng của 02 nguồn trên không đủ.

Đến nay 100% số xã đã được sử dụng lưới điện quốc gia, 87,6% số thôn bản có điện và 86,7% số hộ dân cư khu vực nông thôn được sử dụng lưới điện, 98,7% số hộ sử dụng điện khu vực đô thị.

3. Hệ thống cấp nước sạch

Hiện nay, tại thành phố Lào Cai và trung tâm các huyện đều đã xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch. Tổng công suất thiết kế của 12 nhà máy trên địa bàn tỉnh hiện đạt khoảng 95.000m3/ngày-đêm đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn. Đến năm 2015, tỷ lệ dân số được cấp nước đô thị đạt tỷ lệ 90%.

Nhu cầu sử dụng nước sạch cho sản xuất công nghiệp ngày càng tăng cao do công nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Một số ngành công nghiệp có nhu cầu sử dụng nước lớn trong thời gian tới, như ngành chế biến khoáng sản, hóa chất, ngành sản xuất thép (cán thép)… vì vậy, tỉnh cần cân đối nhu cầu sử dụng nước sạch cho công nghiệp và các ngành kinh tế khác cũng như nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư.

4. Quản lý chất thải rắn đô thị

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị hiện nay đạt khoảng 85% và chủ yếu xử lý bằng biện pháp đốt, chôn lấp thông thường (chưa đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh). Sơ bộ đến năm 2015, tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị đạt khoảng 90%.

Trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng nhà máy xử lý rác thải tại thành phố Lào Cai. Tỉnh cũng đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước thải cho KCN Đông Phố Mới và KCN Tằng Loỏng. Theo kế hoạch, các khu công nghiệp chưa triển khai hệ thống xử lý nước thải sẽ được nghiên cứu đầu tư trong giai đoạn tới.

B. HIỆN TRẠNG CÔNG NGHIỆP

I. HIỆN TRẠNG QUY MÔ VÀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT

1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp

Theo thống kê, hiện cả tỉnh có trên 6.238 cơ sở sản xuất công nghiệp và TTCN. Bao gồm 18 cơ sở do nhà nước quản lý; 176 cơ sở ngoài nhà nước; 02 cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài và khoảng 6.042 cơ sở cá thể, hộ kinh doanh nhỏ.

Riêng doanh nghiệp, toàn tỉnh hiện có khoảng 176 DN công nghiệp, trong đó tập trung nhiều nhất ở trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản (chiếm ~33,0%), tiếp theo là nhóm ngành sản xuất kim loại, cơ khí và ngành chế biến gỗ, giấy cùng chiếm khoảng 16,4%; 03 nhóm ngành chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất, phân bón và ngành sản xuất VLXD cùng có số DN tương đương nhau (14-16 DN) chiếm ~8,5%; còn lại là doanh nghiệp trong ngành sản xuất điện, nước; dệt may-da giày và công nghiệp khác.

2. Lao động công nghiệp

Đến năm 2013, tổng số lao động công nghiệp của tỉnh có khoảng 17.084 lao động, tăng thêm khoảng 500 lao động so với năm 2010.

Trong các giai đoạn phát triển đến nay, lao động trong khu vực DN luôn chiếm khá ổn định và duy trì chiếm hơn 60% tổng lao động công nghiệp toàn tỉnh và đạt mức trung bình 62 lao động/DN (so với năm 2010 đạt 68 lao động/DN).

Riêng lao động trung bình trong các cơ sở sản xuất công nghiệp cá thể đạt thấp, năm 2013 đạt khoảng 1-2 người/cơ sở.



Bảng 5: Số lượng lao động làm việc trong ngành công nghiệp

Đơn vị: Lao động

Chỉ tiêu

2005

2010

2012

2013

Tổng số LĐCN

11.410

16.568

16.975

17.086

Cơ cấu LĐCN

100%

100%

100%

100%

- Lao động trong cơ sở cá thể


40,2%

33,4%

32,0%

36,3%

- Lao động trong doanh nghiệp

59,8%

66,6%

68,0%

63,7%

(Nguồn: Số liệu thống kê tỉnh Lào Cai 2013)

Theo ngành công nghiệp, ngành khai thác và chế biến khoáng sản là ngành có số lao động đông đảo nhất, với số lượng chiếm ~52% số lao động DN công nghiệp. Tiếp theo là ngành hóa chất, phân bón và ngành sản xuất phân phối điện, nước có cùng số lượng tương đương nhau (1.107 và 1.086 LĐ), chiếm ~10%; nhóm ngành sản xuất kim loại, cơ khí và sản xuất VLXD cùng chiếm ~9%; còn lại ~10% tổng lao động của doanh nghiệp công nghiệp là trong các ngành chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến gỗ, giấy; dệt may-da giày và công nghiệp khác.

Về quy mô lao động trong doanh nghiệp ngành công nghiệp, hiện cao nhất là ngành sản xuất, phân phối điện, nước với 109 lao động/DN, tiếp đến ngành khai thác và chế biến khoáng sản đạt 98 lao động/DN; ngành hóa chất, phân bón đạt 79 lao động/DN; sản xuất VLXD, 69 lao động/DN… Thấp nhất ngành dệt may-da giày đạt 11 lao động/DN.

3. Giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu theo TPKT

Theo giá so sánh năm 2010, ước giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2015, đạt ~14.584 tỷ đồng, tăng 18,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp và tỷ trọng đóng góp của các khu vực kinh tế trong cơ cấu công nghiệp Lào Cai có đặc điểm sau:

- Khu vực kinh tế Nhà nước có mức giảm dần tỷ trọng theo từng năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 ước đạt ~6.444 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 9,1%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Tỷ trọng công nghiệp của khu vực này giảm từ 66,1% năm 2010 xuống còn 49,9% năm 2013 và đến năm 2015, ước còn ~44,2% (theo giá so sánh 2010).

- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước trong giai đoạn 2011-2013 đã có mức tăng trưởng cao (đạt 34,4%/năm) đã đưa tỷ trọng của khu vực tăng mạnh từ 30,7% năm 2010 lên 48,9% năm 2013.

Trong cả giai đoạn 2011-2015, mặc dù khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức tăng trưởng khá cao, đạt 27,2%/năm, nhưng do khu vực FDI tăng trưởng mạnh đã đưa tỷ trọng của khu vực ngoài nhà nước giảm nhẹ và chiếm ~44,3%, tương đương với tỷ trọng của khu vực Nhà nước.



Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng (giá ss 2010)

TPKT

2010

2013

Ước 2015

Tăng trưởng (%/năm)

2011-2013

2011-2015

Tổng số

6.317

9.625

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Cơ cấu

100%

100%

100%







Nhà nước

66,1%

49,9%

44,2%

4,7%/n

9,1%/n

Ngoài nhà nước

30,7%

48,9%

44,3%

34,4%/n

27,2%/n

FDI

3,1%

1,2%

11,5%

-16,2%/n

53,3%/n

Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương