SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025



tải về 2.21 Mb.
trang9/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17

2. Mục tiêu và Quy hoạch phát triển

Đến năm 2020, GOCN đạt khoảng 246 tỷ đồng và năm 2025 là trên 370 tỷ đồng (giá so sánh 2010). Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 phấn đấu đạt khoảng 9,0%/năm và khoảng 8,5%/năm trong giai đoạn 2021-2025.



Bảng 35: Chỉ tiêu phát triển ngành chế biến gỗ, giấy

Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng (%/n)

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

160

246

370

9,0%/n

8,5%/n

Cơ cấu trong ngành CN

1,1%

0,8%

0,8%







- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Ổn định SX các nhà máy CB gỗ, giấy trên địa bàn tỉnh, thu hút đầu tư chế biến sâu các sản phẩm như bàn ghế các loại, giường tủ từ ván ghép thanh, ván sàn cao cấp... phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hoàn thành xây dựng và đưa vào sản xuất cơ sở lắp ráp các sản phẩm từ gỗ và đồ gỗ nội thất tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai) của Cty TNHH XD Lan Anh. Công suất 20.000 SP/năm, vốn đầu tư 16,8 tỷ đồng.

Tiếp tục thu hút đầu tư và xây dựng N/máy chế biến ván MDF tại khu vực xã Xuân Quang hoặc xã Phong Niên (huyện Bảo Thắng). Công suất 50.000 m3 SP/năm.

Khuyến khích đầu tư và phát triển N/máy CB gỗ đồ mộc dân dụng kết hợp ván ghép thanh, ván dăm MDF tại huyện Văn Bàn. Công suất 30.000 m3 SP/năm.

Khuyến khích đầu tư XD hệ thống cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ ở các huyện vùng cao, để sơ chế nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích và thu hút đầu tư N/máy sản xuất sản phẩm hỗ trợ chế biến gỗ XK. Quy mô công suất: 10.000-20.000 tấn/năm. Địa điểm: Khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Đầu tư các HTX mây tre đan tại các địa phương có nguồn nguyện liệu như: Sa Pa, Bảo Yên và Văn Bàn. Tổng công suất 30.000 SP/năm.

Ưu tiên phát triển các cơ sở SX mặt hàng chất lượng cao, mẫu mã đáp ứng thị hiếu (bàn, ghế, tủ). Đi sâu phát triển các SP gỗ thủ công, các SP trang trí nội thất có tính thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cao, sử dụng gỗ rừng trồng.

Thu hút đầu tư nhà máy bao bì, bìa các tông tại CCN. Công suất 10 triệu SP/năm.

Khuyến khích DN đầu tư xưởng lắp ráp đồ gỗ nội thất (chất liệu da và vải) tại CCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 8.000 bộ SP/năm.

- Giai đoạn 2021-2025:

Tiếp tục thu hút các dự án trong giai đoạn 2016-2020 chưa đầu tư phát triển.

Đầu tư và nâng công suất N/máy chế biến gỗ đồ mộc dân dụng kết hợp ván ghép thanh, ván dăm MDF tại huyện Văn Bàn khi có điều kiện. Công suất 50.000 m3 SP/năm.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các dự án trong ngành chế biến gỗ, giấy.

IV. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VLXD

1. Phương hướng phát triển

Phát triển công nghiệp VLXD trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm và hiệu quả gắn với BVMT sinh thái.

Lựa chọn quy mô đầu tư hợp lý. Tranh thủ các cơ hội để đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến, để nâng cao chất lượng SP và khả năng cạnh tranh.

Nghiên cứu và khuyến khích phát triển các loại VL mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, từng bước nâng cấp và thay thế công nghệ, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, nâng cao năng lực SX và chất lượng SP.

Tiếp tục khuyến khích đầu tư phát triển sản phẩm XM, vật liệu xây không nung, bê tông, cát sỏi xây dựng… xem đây là hướng đầu tư chính của ngành sản xuất VLXD tỉnh trong giai đoạn tới.

3. Mục tiêu và Quy hoạch phát triển

Thực hiện lộ trình giảm dần việc SX, sử dụng gạch đất sét nung và chấm dứt SX gạch đất sét nung bằng lò thủ công, lò thủ công cải tiến, lò vòng, trên địa bàn tỉnh vào năm 2020.

Phấn đấu đến năm 2020, sản lượng XM đạt gần 200.000 tấn và gạch xây các loại đạt khoảng 345,7 triệu viên.

Mục tiêu tốc độ tăng trưởng về GOCN bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 9,5%/n và đạt 9,0%/n trong giai đoạn 2021-2025. Tỷ trọng của ngành trong cơ cấu công nghiệp tỉnh năm 2020 và năm 2025 chiếm khoảng 1,5%-1,6%. Cụ thể:



Bảng 36: Chỉ tiêu chính phát triển ngành sản xuất VLXD đến 2020

Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

310

488

750,9

9,5%/n

9,0%/n

Cơ cấu trong ngành CN

2,1%

1,5%

1,6%







Sản phẩm xi măng: Phát triển trên cơ sở công nghệ tiên tiến, tự động hóa cao, tiết kiệm tối đa nguyên, nhiên liệu và năng lượng. Đầu tư đồng bộ hệ thống tận dụng nhiệt khí thải lò nung để phát điện và sử dụng nhiên liệu thay thế...

Phấn đấu mức tiêu hao nhiệt lượng ≤730 kcal/kg clanhke; tiêu hao điện năng≤ 90 kWh/tấn... công suất 01 dây chuyền công suất không nhỏ hơn 2.500 tấn clanhke/ngày.



Sản phẩm gạch xây: Không khuyến khích phát triển các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng (lò hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí). Khuyến khích đầu tư công nghệ SX gạch đất sét nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.

Công suất thiết kế của dây chuyền gạch lò tuynen không nhỏ hơn 20 triệu viên quy chuẩn/năm. Phấn đấu mức tiêu hao nhiệt năng ≤360kcal/kg; tiêu hao điện năng ≤0,022kWh/kg.



- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Đầu tư chiều sâu, ổn định SX, phấn đấu đạt 100% công suất thiết kế của 02 nhà máy nghiền clinke và đóng bao xi măng hiện có.

Duy trì và ổn định SX các cơ sở sản xuất gạch tuynel và gạch không nung hiện có trên địa bàn tỉnh.

Khuyến khích DN đầu tư và đưa vào SX dự án nhà máy sản xuất gạch không nung. Công suất 20 triệu viên/năm.

Đầu tư và XD cơ sở sản xuất bê tông và cấu kiện thép tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 9.800 m3 bê tông/năm và 800 tấn/năm. Vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng.

Khuyến khích đầu tư và phát triển cơ sở SX sản phẩm bê tông các loại tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 20.000 tấn/n, vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư phát triển nhà máy SX vữa khô trộn sẵn tại các KCN. Công suất 200.000 tấn/năm.

- Giai đoạn 2021-2025:

Ổn định SX, phấn đấu đạt 100% năng lực SX của doanh nghiệp hiện có.

Tùy theo nhu cầu, từng bước đầu tư nâng công suất sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Nghiên cứu và khuyến khích DN đầu tư và phát triển nhà máy gạch block và bê tông nhẹ tại KCN, phục vụ nhu cầu XD trên địa bàn.

Khuyến khích DN đầu tư và XD nhà máy sản xuất vữa xây đóng bao phục vụ nhu cầu XD và sản xuất trên địa bàn tỉnh.

V. CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT, PHÂN BÓN



1. Phương hướng phát triển

Khai thác hiệu quả công suất của các nhà máy sản xuất hiện có nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả thế mạnh của tỉnh về nguyên liệu khoáng apatit, serpentin, đá vôi, đolomit... tạo ra nhiều sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường trong và ngoài nước như: phân bón chất lượng cao (DAP), phân bón giàu lân, axit và muối phốt phát, phụ gia các loại...

Mở rộng quy mô SX phù hợp. Đầu tư chiều sâu, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị lên ngang tầm với trình độ tiên tiến trong khu vực.

Sắp xếp và mở rộng các cơ sở SX, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng và SX.



2. Mục tiêu và quy hoạch phát triển

Dự báo giai đoạn đến năm 2020 và đến năm 2025, ngành hóa chất, phân bón sẽ tiếp tục có tỷ trọng cao và ổn định chiếm trên 30% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.



Bảng 37: Chỉ tiêu phát triển ngành hóa chất, phân bón

Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

5.493

10.347

15.204

13,5%/n

8,0%/n

Cơ cấu trong ngành CN

37,6%

32,8%

31,6%







- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Đầu tư chiều sâu, duy trì SX ổn định 03 N/máy phốt pho vàng tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng). Công suất 24.000 tấn/năm.

Khuyến khích đầu tư nâng công suất N/máy phốt pho vàng (Cty TNHH Đông Nam Á-Lào Cai) lên 16.000 tấn/năm.

Ổn định sản xuất, phấn đấu đạt 100% công suất N/máy DAP số 2 (Cty CP DAP số 2-Vinachem) công suất 330.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 5.170 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư nâng công suất N/máy DCP (Cty CP hóa chất Đức Giang-Lào Cai) lên 200.000 tấn/năm.

Đầu tư phát triển N/máy sản xuất bao bì PP tại các KCN với công suất 20 triệu bao/năm.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào sản xuất 02 dự án sản xuất phốt pho vàng tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng) của 02 DN là Cty CP phốt pho Apatit VN và Cty CP Nam Tiến-Lào Cai. Công suất 20.000 tấn/năm và 10.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng.

Thu hút DN đầu tư dự án SX phốt pho trắng tại Tân Thượng-Văn Bàn. Công suất 15.000 tấn/năm.

Hoàn thành đầu tư, ổn định và phấn đấu đạt 100% công suất dây chuyền SX phân bón NPK, công suất 150.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 100 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào hoạt động Xưởng SX dung dịch hóa chất thủy tinh lỏng (Cty CP Tân Hưng Thịnh-Lào Cai) công suất 9.000 tấn/năm tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng).

Nghiên cứu và khuyến khích DN xây dựng các nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa, ốp trần, ốp tường, ống nhựa... bằng vật liệu composite đáp ứng nhu cầu XD công nghiệp và dân dụng.

Thu hút và khuyến khích ĐN đầu tư N/máy sản xuất sản phẩm nhựa PVC vào KCN. Công suất 100.000-300.000 tấn/năm.

Phát triển N/máy bao bì tráng ni lông tại các CCN. Công suất 15 triệu sản phẩm/năm. Vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2021-2025:

Ổn định các nhà máy sản xuất hiện có và tiếp tục thu hút các dự án chưa đầu tư trong giai đoạn trước.

Ổn định và phát huy hết công suất Nhà máy DAP số 2 (công suất 330.000 tấn/năm). Nghiên cứu đầu tư mở rộng hoặc xây dựng N/máy DAP số 3 với công suất 330.000 tấn/năm (gắn với việc sử dụng apatit loại 2).

VI. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT KIM LOẠI, CƠ KHÍ



1. Phương hướng phát triển

Chú trọng phát triển CN luyện kim, đưa các khoáng sản kim loại khai thác trên địa bàn vào chế biến sâu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế bán nguyên liệu thô.

Tạo điều kiện thuận lợi, đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các dự án SX kim loại, cơ khí, điện tử, đặc biệt là những dự án lớn.Tạo dựng môi trường thuận lợi để tiếp tục thu hút các dự án đầu tư mới, thông qua các chương trình hợp tác phát triển, tăng cường liên kết kinh tế với các tỉnh trong và ngoài Vùng TD và MNBB.

Khuyến khích DN đầu tư mở rộng và phát triển các cơ sở cơ khí gia công, cơ khí sửa chữa tại các cụm dân cư trên địa bàn các địa phương, các cơ sở sửa chữa phương tiện giao thông trên các tuyến đường giao thông.

Phát triển các cơ sở gia công sản phẩm từ kim loại, đồ gia dụng, sửa chữa điện, điện tử, điện lạnh ở các đô thị, khu dân cư tập trung nông thôn, phục vụ nhu cầu của nhân dân và thúc đẩy quá trình CNH nông nghiệp nông thôn.

2. Mục tiêu và Quy hoạch phát triển

Mục tiêu về GOCN đạt tốc độ tăng trưởng 22,8%/năm và 14,0%/năm trong giai đoạn 2016-2020 và 2021-2025. Trên cơ sở đó, cơ cấu công nghiệp của ngành sẽ có mức tăng dần trong cơ cấu CN của tỉnh. Đến năm 2020, dự báo sẽ chiếm khoảng 18,9% và khoảng 23,8% trong giai đoạn 2021-2025.



Bảng 38: Chỉ tiêu phát triển ngành SXKL và cơ khí

Chỉ tiêu

2015

2020

2025

Tăng trưởng (%/n)

2016-20

2021-25

Giá trị SXCN (tỷ đồng)

2.130

5.947

1.451

22,8%/n

14,0%/n

Cơ cấu trong ngành CN

14,6%

18,9%

23,8%







Quy hoạch phát triển ngành:

- Giai đoạn từ nay đến năm 2020:

Ổn định SX N/máy gang thép Lào Cai (Cty TNHH KS và LK Việt Trung) tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng). Công suất 500.000 tấn/năm, vốn đầu tư 6.450 tỷ đồng.

Đầu tư nâng công suất N/máy luyện đồng (Cty luyện đồng Lào Cai) tại Bản Qua (huyện Bát Xát) công suất 30.000 tấn/năm.

Hoàn thành đầu tư và đưa vào SX cơ sở lắp ráp sản phẩm bình nước nóng năng lượng mặt trời tại KCN Đông Phố Mới (Tp Lào Cai). Công suất 3.000 SP/năm, vốn đầu tư 4,9 tỷ đồng.

Đưa vào hoạt động xưởng sửa chữa và bảo dưỡng ô tô, máy thiết bị công trình. Công suất 90 xe/năm tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Vốn đầu tư 13,5 tỷ đồng.

Hoàn thành đầu tư cơ sở gia công kết cấu thép và dân dụng tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 800 tấn SP/năm. Vốn đầu tư 20 tỷ đồng.

Khuyến khích DN đầu tư nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện CNC tại các KCN. Công suất 20.000 tấn/năm.

Đầu tư và XD cơ sở sản xuất, chế tạo, gia công máy móc thiết bị phục vụ khai khoáng, tuyển quặng tại KCN. Vốn đầu tư 42 tỷ đồng.

Khuyến khích DN đầu tư nhà máy SX sản phẩm thép hình CNC tại các KCN. Công suất 800.000 tấn/năm.

Khuyến khích phát triển nhà máy SX thép và chế tạo kết cấu thép tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 4.500 tấn/năm, vốn đầu tư 28 tỷ đồng.

Đầu tư nhà máy SX sản phẩm tôn lợp tại KCN. Công suất 150.000 m2/năm. Vốn đầu tư 8 tỷ đồng.

Khuyến khích đầu tư và phát triển các xưởng SX và gia công cơ khí dân dụng và công nghiệp tại các KCN. Công suất 500 tấn SP/năm. Vốn đầu tư 12 tỷ đồng.

Đầu tư nâng công suất dây chuyền SX thùng phuy kim loại đựng phốt pho vàng từ 100.000 SP lên 300.000 SP/năm.

Khuyến khích phát triển nhà máy sản xuất dây điện và cáp điện CNC tại các KCN. Công suất 9.000 tấn đồng/nhôm/năm, vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.

Thu hút đầu tư nhà máy sản xuất thép hình CNC tại các KCN. Công suất 800.000 tấn/năm. Vốn đầu tư 3.500 tỷ đồng.

Khuyến khích DN đầu tư cơ sở sản xuất và gia công cơ khí tại KCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai). Công suất 384 tấn/năm.



- Giai đoạn 2021-2025:

Ổn định các nhà máy SX hiện có và tiếp tục thu hút các dự án trong giai đoạn đến năm 2020 chưa đầu tư phát triển. Nâng công suất các cơ sở cho phù hợp với tình hình thực tế.

Ổn định SX phấn đấu đạt 100% công suất N/máy gang thép Lào Cai (Cty TNHH KS và LK Việt Trung) tại KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng). Tùy theo nhu cầu của DN, mở rộng và nâng công suất của nhà máy lên 1,0 triệu tấn/năm.

Ổn định sản xuất N/máy luyện đồng (Cty luyện đồng Lào Cai) tại Bản Qua (huyện Bát Xát) và nâng công suất của nhà máy lên 40.000 tấn/năm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

VII. CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN

1. Phương hướng và mục tiêu chung

Phát triển lưới điện truyền tải và phân phối gắn với định hướng phát triển KT-XH của vùng và của từng địa phương, đảm bảo chất lượng điện và độ tin cậy cung cấp điện ngày càng được nâng cao.

Từng bước thực hiện đầu tư và cải tạo lưới điện theo quy hoạch. Ưu tiên nguồn điện phục vụ cho SX và cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Khuyến khích phát triển thủy điện nhỏ, điện mặt trời... với nhiều hình thức đầu tư thích hợp để khai thác tiềm năng, lợi thế ở những nơi có điều kiện phát triển.



2. Dự báo nhu cầu điện năng cho ngành công nghiệp

Dự báo đến năm 2020, nhu cầu sử dụng điện năng của ngành công nghiệp - xây dựng sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 86,5% trong cơ cấu sử dụng điện năng toàn tỉnh (năm 2015 ước đạt khoảng 85,3%).



Theo ”Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020” dự báo nhu cầu điện năng của tỉnh Lào Cai như sau:

Bảng 39: Tăng trưởng điện năng và công suất đến năm 2020

TT

Ngành

2015

2020

Tăng (%/năm)

A(MW)

%

A(MW)

%

01-15

16-20

1

NLTS

1,86

0,1

2,0

0,1%

1,4

1,5

2

CN+XD

1.500,44

85,3

2.823,8

86,5%

24,0

13,4

3

TM-DV

30,294

1,7

52

1,6%

14,8

11,4

4

Khác

227,631

12,9

387,4

11,9

13,8

11,2

Điện Th.phẩm

1.759,2

100%

3.264,8

100%

21,4

13,2

Pmax toàn tỉnh

330




584










(Nguồn: QH PT điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020).

3. Quy hoạch phát triển

3.1. Nguồn điện

Theo quy hoạch, dự kiến giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ XD và đưa vào vận hành 60 công trình thủy điện với tổng công suất 225MW, trong đó phát vào lưới trung áp là 67,9MW và phát vào lưới 110kV là 157,1MW.

Hiện tại toàn bộ tỉnh Lào Cai đang sử dụng điện NK của Trung Quốc qua đường dây 110kV Hà Khẩu - Lào Cai đến cuối năm 2015. Từ tháng 10/2006 Việt Nam NK điện của Trung Quốc ở cấp điện áp 220kV thông qua đường dây 220kV Hà Khẩu - Lào Cai - Yên Bái, công suất cực đại khoảng 400MW. Theo cam kết, nhập khẩu điện ở điện áp 220kV được duy trì đến năm 2020.

3.2. Trạm và lưới điện

Trạm biến áp: XD mới 02 trạm biến áp 110kV Bắc Hà và Bảo Yên với tổng công suất 41 MVA; cải tạo, mở rộng, nâng quy mô công suất 06 trạm biến áp 110kV với tổng công suất tăng thêm 169 MVA.

Đường dây: XD mới 02 đường dây 110kV với tổng chiều dài 16km; cải tạo, nâng khả năng tải 02 đường dây 110kV mạch kép với tổng chiều dài 16,5 km.

Nâng công suất trạm 110kV Lào Cai lên (40x40) MWA và trạm 110kV Lào Cai 2 lên (40+25) MWA.

Nâng công suất trạm 110kV Thép Bản Qua (40x2) MVA-110/22kV lên (40x2+25) MVA.

Nâng công suất trạm 110kV Thép Tằng Loỏng lên (63x3) MWA-110/22kV đảm bảo cung cấp điện cho phụ tải khu công nghiệp Tằng Loỏng.

Nâng công suất trạm 110kV Sa Pa 16 MVA-110/35/22kV lên 2x16 MVA và 110kV Văn Bàn 25 MVA-110/35/22 lên (25x2) MVA.

Nghiên cứu đầu tư và XD đường dây 220kV mạch kép Bảo Thắng-Yên Bái, chiều dài 2x125km, dây dẫn ACSR-2x330 để đảm bảo truyền tải hết công suất phát của các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh và cung cấp nguồn điện ổn định cho các phụ tải ở khu vực các huyện Sa Pa, Bảo Thắng và Văn Bàn.

Nghiên cứu đầu tư XD: Trạm biến áp 110kV Bảo Yên để đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện cho các phụ tải của khu vực huyện Bảo Yên.

Nghiên cứu đầu tư đường dây 110KV, mạch kép Văn Bàn - Than Uyên để phục vụ đấu nối truyền tải các nhà máy thủy điện trong khu vực huyện Văn Bàn, vừa tạo mạnh vòng giữa Lào Cai và Lai Châu.

Nghiên cứu đầu tư đường dây 110KV, từ Trạm biến áp 110kV nhà máy thủy điện Séo Chong Hô đến Trạm biến áp 110kV nhà máy thủy điện Sử Pán 2, để phục vụ đấu nối truyền tải các nhà máy thủy điện trong khu vực huyện Sa Pa, vừa tạo mạnh vòng giữa Sa Pa và Tằng Loỏng.

D. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công nghiệp hỗ trợ được xem như ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu, các bộ phận chi tiết, linh kiện SP hàng hóa trung gian khác, chủ yếu do các DN vừa và nhỏ thực hiện. Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những chính sách ưu tiên của Chính phủ và được hy vọng sẽ làm thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp cả nước.

Đối với một số ngành, công nghiệp hỗ trợ chiếm tới 40%-95% giá trị gia tăng trong SX công nghiệp. Trên bình diện cả nước, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn ở mức thấp, quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu sản xuất các chi tiết giản đơn có giá trị gia tăng thấp.

Công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam được hiểu là ngành SX nền tảng của các ngành công nghiệp chính yếu (các ngành công nghiệp chủ yếu) nó bắt đầu từ việc SX nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các linh kiện, phụ tùng, nguyên phụ liệu... bằng các công nghệ chuyên môn hóa phục vụ cho ngành SX lắp ráp sản phẩm cuối cùng (công cụ, tư liệu SX, sản phẩm tiêu dùng). Do đó, có thể nói ngành công nghiệp hỗ trợ là một lĩnh vực hết sức rộng.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, hiện có nhiều ngành, lĩnh vực công nghiệp tiếp tục có tỷ trọng chủ yếu và nằm trong nhóm dẫn đầu của công nghiệp Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (bao gồm các ngành khai thác và chế biến khoáng sản; công nghiệp hóa chất, phân bón). Như vậy, công nghiệp tỉnh Lào Cai hoàn toàn có tiền đề và cơ hội cũng như lựa chọn phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, tạo nền tảng cho công nghiệp toàn tỉnh nói riêng và các ngành công nghiệp của toàn Vùng nói chung, tăng trưởng ổn định và bền vững.

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

Trên cơ sở của quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, các quan điểm và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, định hướng như sau:

Phát triển CNHT với mục tiêu tạo nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh một cách bền vững và thân thiện với MT.

Phát triển CNHT phù hợp với những đặc thù riêng của từng chuyên ngành, trên cơ sở phát huy năng lực đầu tư của mọi thành phần kinh tế.

Phát triển CNHT phải được tiến hành trên cơ sở chọn lọc, dựa trên tiềm năng, thế mạnh của các ngành CN với công nghệ tiên tiến, có tính cạnh tranh cao, gắn với mục tiêu nội địa hóa các SP công nghiệp chủ lực, phấn đấu trở thành một mắt xích cung cấp sản phẩm hỗ trợ có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền SX.

Từng bước tham gia vào việc SX và cung cấp các linh kiện, phụ tùng, dịch vụ bảo trì, sửa chữa cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; góp phần làm tăng giá trị gia tăng và tăng dần tỷ trọng đóng góp của CNHT trong tổng giá trị sản xuất CN.

II. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

Trên cơ sở các phương án phát triển CN của tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, những nhóm ngành CN có cơ hội chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu CN của tỉnh sẽ vẫn là ngành hóa chất, phân bón và khai thác, chế biến khoáng sản. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn 2016-2020, với việc N/máy gang thép Lào Cai (Cty TNHH KS và LK Việt-Trung) hoàn thành và đi vào SX, ngành SXKL và cơ khí của tỉnh sẽ có cơ hội để phát triển và dần chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu CN của tỉnh.



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương