SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025



tải về 2.21 Mb.
trang11/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công nghiệp tỉnh Lào Cai đang và sẽ có một vai trò quan trọng trong sự phát triển KT-XH của tỉnh, của Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ cũng như cả nước. Sự phát triển hiệu quả, bền vững, thân thiện với môi trường, trên cơ sở khai thác tốt mọi nguồn lực, đặt ra cho ngành Công Thương tỉnh trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 một trách nhiệm lớn, cần rất nhiều nỗ lực phối hợp của các cấp chính quyền, cộng đồng DN, sự đồng thuận của nhân dân và sự quan tâm, tác động đồng bộ, nhất quán, có hiệu quả của Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương.

Dự án“Điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025” được soạn thảo dựa trên chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp chung của cả nước; chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của Bộ Công Thương và đặc biệt xuất phát từ phương hướng phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và quy hoạch phát triển một số chuyên ngành CN của tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và 2030, nhằm vạch ra một hành lang phát triển của CN trên địa bàn trong các giai đoạn tới, với mục tiêu phấn đấu trở thành một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển ở khu vực trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Kiến nghị

Để ngành công thương Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung phát triển theo hướng hiệu quả, bền vững, đề nghị UBND tỉnh Lào Cai kiến nghị Chính phủ một số vấn đề sau:

2.1/ Tiếp tục hoàn thiện và phân cấp quản lý các KCN theo hướng gia tăng trách nhiệm của UBND tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp, nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết phải qua các Bộ, ngành Trung ương.

2.2/ Đồng ý thành lập mới Khu công nghiệp phía Tây thành phố Lào Cai để thu hút các dự án SX sạch, công nghệ cao.

2.3/ Sớm nghiên cứu và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư mở rộng chế biến sâu apatit (bao gồm cả tuyển quặng 2, 2 nghèo và 4). Bổ sung quy hoạch đầu tư và XD Nhà máy DAP số 3 (công suất 330.000 tấn/năm) tại Lào Cai.

2.4/ Không XK quặng sắt (trừ trường hợp XK quặng sắt để đối lưu than cốc phục vụ N/máy Gang thép Lào Cai), sten đồng, đồng thời quy hoạch vùng nguyên liệu của các tỉnh trong Vùng để phục vụ nâng công suất N/máy gang thép Lào Cai từ 500.000 tấn/năm hiện nay, lên 2 triệu tấn/năm; nâng công suất N/máy luyện đồng từ 10.000 tấn/năm lên 50.000 tấn/năm... theo quy hoạch ngành CN đã được duyệt đến năm 2020 (vùng quặng sắt, đồng cho các nhà máy tại Lào Cai bao gồm các tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai...).



Tài liệu tham khảo chủ yếu

  1. Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 (Kèm theo QĐ số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014).

  2. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kèm theo QĐ số 880/QĐ-TTg ngày 09/6/2014).

  3. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2020 (Kèm theo QĐ số 1064/QĐ-TTg ngày 8/7/2013).

  4. Quy hoạch xây dựng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030 (Kèm theo Quyết định số 980/QĐ-TTg ngày 21/6/2013).

  5. Quy hoạch công nghiệp tuyến hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (kèm theo QĐ số 7641/QĐ-BCT ngày 12/12/2012).

  6. Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XIV.

  7. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015-2020 tỉnh Lào Cao (Bản dự thảo).

  8. Báo cáo điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Lào Cai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Bản dự thảo).

  9. Báo cáo Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020 của tỉnh Lào Cai (Kèm theo Kế hoạch số 192/KH-UBND ngày 28/11/2014 của UBND tỉnh Lào Cai).

  10. Niên giám thống kê năm 2013-Cục Thống kê tỉnh Lào Cai.

  11. Nghị quyết 65/NQ-CP ngày 30/5/2013 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lào Cai.

  12. Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

  13. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lao Cai giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (Kèm theo QĐ số 2495/QĐ-UBND ngày 26/9/2012).

  14. Báo cáo Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Lào Cai đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 (tháng 6/2014).

  15. Báo cáo quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai đoạn 2009-2020 tỉnh Lào Cai (tháng 3/2009).

  16. Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 - 2020 và định hướng đến 2030.

  17. Quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2013 - 2020 và định hướng đến 2025(Kèm theo QĐ số 995/QĐ-UBND ngày 26/4/2013).

  18. Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020 (kèm theo QĐ số 7821/QĐ-BCT ngày 20/12/2012).

  19. Đề án của Tỉnh Ủy Lào Cai về Phát triển công nghiệp và các khu, cụm công nghiệp, tiểu-thủ công nghiệp, giai đoạn 2011-2015 (Kèm theo QĐ số 285/QĐ-TƯ ngày 15/11/2011).

  20. Các Đề án của Tỉnh Ủy về Phát triển các ngành Lâm nghiệp, GTVT, đô thị, thương mại...

  21. Nghị quyết số 65/NQ-CP ngày 30 tháng 05 năm 2013 của Chính phủ về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) tỉnh Lào Cai.

  22. Kế hoạch phát triển KT-XH lĩnh vực ngành Xây dựng Lào Cai 5 năm giai đoạn 2016-2020 (Kèm theo VB của SXD số 50/KH-SXD ngày 28/10/2014).

  23. Báo cáo hàng năm tình hình phát triển và kế hoạch phát triển của một số ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh.

  24. Một số tài liệu khác.


PHẦN PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TIỀM NĂNG

PHÁT TRIỂN KT-XH TỈNH LÀO CAI



I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA TỈNH LÀO CAI

1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

1.1. Vị trí địa lý

Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông-Bắc và vùng Tây-Bắc của Việt Nam. Theo vùng kinh tế, Lào Cai nằm trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 6.383,89 km2 và được chia thành 09 đơn vị hành chính, gồm thành phố Lào Cai và 08 huyện.

Phạm vi ranh giới hành chính của tỉnh Lào Cai: phía Bắc giáp Trung Quốc (203 km đường biên giới); phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang và phía Tây giáp tỉnh Lai Châu.

Với hơn 200 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) Lào Cai trở thành một nút giao thông quan trọng, một điểm trung chuyển cho lưu thông hàng hóa, hợp tác thương mại giữa các tỉnh trong Vùng và cả nước với Trung Quốc, đồng thời cũng là cầu nối giữa Việt Nam với Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và các nước ASEAN với Trung Quốc trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN-TQ (CAFTA).

Lao Cai có vai trò là cửa ngõ giao lưu quốc tế trên tuyến hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh; là một vành đai kinh tế trên cơ sở phát triển giao thương với các tỉnh phía Tây-Nam Trung Quốc, các địa phương trong cả nước theo tuyến hành lang.

Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đang thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đến đầu tư kinh doanh, mở rộng nhiều chương trình hợp tác, kết nối hiệu quả với khu vực và Vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Ngoài ra, tỉnh còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lào Cai - Côn Minh kết nối các thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc cùng các tuyến giao thông đường bộ, đường thủy vận hành thông suốt trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu XNK khối lượng nông sản hàng hóa lớn qua biên giới.

Như vậy, với những ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông, vận chuyển thông thương hàng hóa, dễ dàng tiếp nhận sự lan tỏa của trục kinh tế có công nghiệp phát triển nhất trong khu vực Bắc Bộ là Hà Nội-Hải Phòng, Lào Cai có khá điều kiện thuận lợi trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.



1.2. Địa hình

Địa hình của tỉnh Lào Cai thấp dần từ Tây-Bắc sang Đông và Đông-Nam, hướng chảy các sông suối lớn trong toàn tỉnh cũng theo hướng dốc của địa hình.

Địa hình của Lào Cai được chia làm các dạng khác nhau từ địa hình thung lũng, địa hình vùng núi thấp đến địa hình vùng núi cao. Về mặt phân bố, có thể chia thành 02 vùng chính: Vùng cao (độ cao từ 700 m trở lên) và Vùng thấp (độ cao dưới 700m), đây là địa hình có nhiều vùng đất đồi thoải, thung lũng là địa bàn thuận lợi cho SX nông nghiệp hoặc XD và phát triển cơ sở hạ tầng.

Nhìn chung, địa hình tỉnh Lào Cai khá phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh, sâu, nhiều nơi tạo thành vách đứng dễ gây ra các quá trình sụt lở, trượt khối gây khó khăn cho tỉnh trong việc phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, mạng lưới điện, quy hoạch vùng SX nông nghiệp tập trung.

Địa hình cũng tạo nên sông suối có lòng hẹp, độ dốc lớn, sâu. Mùa mưa lũ thường gây ra các tai biến thiên nhiên như lũ quét, xói mòn và trượt lở gây thiệt hại lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình trên cũng tạo lợi thế cho nông lâm nghiệp Lào Cai trong việc phát triển các loại cây trồng ôn đới đặc sản.

1.3. Khí hậu, thời tiết

Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa đông, thời tiết lạnh và khô (nửa đầu mùa), lạnh và ẩm (nửa cuối mùa); Vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm, khô nóng (nửa đầu mùa) và bảo toàn tính chất nóng ẩm (nửa cuối mùa). Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá mạnh của khí hậu Lào Cai.

Biên độ nhiệt độ không khí giữa ngày và đêm trung bình dao động từ 6,2-7,90C như ở Sa Pa (6,20C), thành phố Lào Cai (7,90C). Do địa hình bị chia cắt mạnh, kết hợp với sự giảm dần nhiệt độ theo độ cao nên đã hình thành các vùng khí hậu nóng, lạnh, ẩm, khô khác biệt nhau. Trong tỉnh, có nơi rét lạnh, rét đậm rét hại vào mùa đông có khi có tuyết rơi (vùng cao Hoàng Liên Sơn) nhưng lại có nơi oi bức điển hình (các thung lũng kín gió như Văn Bàn, Bảo Hà, Lào Cai). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng, là nhân tố ảnh hưởng tới sự tích luỹ các chất hữu cơ trong đất.

Lượng mưa phân bố không đều: 75 - 89% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa. Do vậy, nên thường gây ra lũ quét, xói mòn, sụt lở đất vào mùa mưa, hạn hán thiếu nước vào mùa khô, tác động nhiều đến SX nông nghiệp.



1.4. Tài nguyên nước

Lào Cai có nhiều sông, suối với mật độ khá dày và phân bố đều trong địa bàn tỉnh. Trên địa bàn có nhiều sông, suối lớn nhỏ, trong đó có hai con sông lớn và ảnh hưởng nhiều nhất đến chế độ thủy văn của tỉnh là sông Hồng và sông Chảy.

- Sông Hồng: Chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam có chiều dài qua tỉnh 110 km. Lưu lượng nước sông không điều hoà, mùa mưa lưu lượng lớn (khoảng 8.430 m3/s), mực nước cao (độ cao tuyệt đối 86,86m) thường gây ngập lụt ven bờ, ảnh hưởng rất lớn đến SX và đời sống của người dân dọc hai bên sông. Mùa khô, lưu lượng nhỏ (70 m3/s), mực nước thấp (74,25 m), gây trở ngại cho hoạt động giao thông thuỷ nhất là đoạn phía Bắc thành phố Lào Cai. Nước sông Hồng có lượng phù sa lớn nên những diện tích đất được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ, rất thuận lợi cho SX nông nghiệp.

- Sông Chảy: Bắt nguồn từ Vân Nam - Trung Quốc và chạy dọc theo khu vực phía Đông của tỉnh, có chiều dài 124 Km qua tỉnh; lòng sông sâu, hẹp, dốc lớn, nhiều thác ghềnh, ít có tác dụng trong giao thông vận tải, trong sản xuất và dân sinh do lượng phù sa ít, lưu lượng nước thất thường (mùa lũ 1.670 m3/s, mùa kiệt 17,6 m3/s). Khả năng bồi đắp phù sa thấp, chỉ tạo thành ở một số thung lũng kiểu hẻm vực, thích hợp cho việc trồng lúa, trồng đậu đỗ, rau màu...

Mật độ sông, suối giảm dần từ địa hình cao xuống địa hình thấp: Vùng núi Phan Xi Păng, mật độ từ 1,5-1,7 Km/Km2, sông suối có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh, lòng hẹp dễ gây ra lũ ống, lũ quét khi mưa lớn; Vùng núi có độ cao từ 700 -1000 m (Bắc Hà, Văn Bàn) mật độ sông suối từ 1-1,5 Km/Km2, độ dốc trung bình, lưu vực sông suối dài nhưng hẹp, mức độ tập trung nước nhỏ và chậm; Vùng núi đá vôi có dạng địa hình Castơ (Bắc Hà, Mường Khương), mật độ sông suối giảm còn 0,5 - 0,9 Km/Km2, có khi lòng suối cạn, lượng nước ít hoặc không có nước do các dòng chảy ngầm phát triển; Vùng thung lũng sông Hồng, sông Chảy có độ cao từ 300 m trở xuống, mạng lưới sông suối thưa, mật độ 0,3 - 0,5 Km/Km2. Với đặc điểm trên, hệ thống sông ngòi và chế độ thuỷ văn Lào Cai có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển các công trình thuỷ điện, thủy lợi vừa và nhỏ.

2. Dân số và lao động

Dân số của tỉnh năm 2015 có khoảng 678.070 người, chiếm 0,75% dân số cả nước và 5,8% dân số Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Bình quân mỗi năm dân số toàn tỉnh tăng thêm khoảng 10.000 người.

Mật độ dân số của tỉnh hiện đạt ~103 người/km2, thuộc loại thấp so với các địa phương trong cả nước. Dân cư phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ, tập trung đông ở thành phố (Tp Lào Cai: 468 người/km2; huyện Bảo Thắng: 156 người/km2, huyện Si Ma Cai 146 người/km2)... thấp nhất là huyện Văn Bàn với ~58 người/km2.

Bảng 1: Lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế

Đơn vị: 1.000 người.


Chỉ tiêu

2005

2010

2013

Tổng số lao động

291.580

356.872

393.665

Cơ cấu

100%

100%

100%

- Nhà nước

12,1%

10,4%

10,1%

- Ngoài Nhà nước

87,6%

89,2%

89,6%

- FDI

0,2%

0,24%

0,3%

(Nguồn: NGTK tỉnh Lào Cai các năm).

Hiện toàn tỉnh có trên 393.600 người đang làm việc trong các ngành kinh tế (chiếm hơn 58% dân số). Phần lớn LĐ của tỉnh làm việc trong các cơ sở kinh tế ngoài Nhà nước và có xu hướng tăng nhẹ trong các giai đoạn phát triển. Lao động khu vực Nhà nước có xu hướng giảm nhẹ từ 12,1% năm 2005, đến năm 2010 giảm còn 10,4% và đến năm 2013 chiếm ~10,1%. Riêng LĐ khu vực đầu tư nước ngoài có tỷ trọng nhỏ và duy trì chiếm tỷ trọng dưới 0,5% trong tổng LĐ đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh.



3. Tiềm năng về đất

Theo NGTK tỉnh Lào Cai năm 2013, diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 638.389 ha, trong đó: Đất lâm nghiệp có rừng có diện tích lớn nhất, có trên 336.210 ha; đất SX nông nghiệp có diện tích trên 83.584 ha.

Quỹ đất quy hoạch dành cho phát triển khu, cụm công nghiệp và các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 8.703 ha chiếm ~1,36% diện tích toàn tỉnh.

Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh còn ~178.594 ha, chiếm gần 28% tổng diện tích đất tự nhiên. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển các ngành KT-XH trong tương lai.



Bảng 2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013

Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên

638.389,59

100

Đất nông nghiệp

422.012,19

66,11

Trong đó - Đất SX nông nghiệp

83.584,75

19,81

- Đất lâm nghiệp

336.210,32

79,67

- Đất nuôi trồng thủy sản

2.113,62

0,5

- Đất nông nghiệp khác

103,66

0,02

Đất phi nông nghiệp

37.782,8

5,92

Trong đó: - Đất ở

3.920,73

10,38

- Đất chuyên dùng

20.863,6

55,22

Đất chưa sử dụng

178.594,6

27,97

(Nguồn: NGTK tỉnh Lào Cai năm 2013).

4. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã phát hiện trên 30 loại khoáng sản, phân bố tại hàng trăm mỏ, điểm mỏ khác nhau. Cụ thể một số mỏ lớn có giá trị như sau:



- Nhóm kim loại :

+ Quặng sắt: Đã phát hiện trên 30 mỏ, điểm mỏ với tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 140 triệu tấn. Trong đó, các mỏ lớn như mỏ Quý Xa, Làng Lếch – Ba Hòn, Làng Vinh, Làng Cọ. Đặc biệt mỏ sắt Quý Xa đã được thăm dò, là mỏ lớn có tổng trữ lượng 112 triệu tấn quặng.



    Bảng 3: Tổng hợp trữ lượng quặng sắt đã được điều tra đánh giá

TT

Tên mỏ, khu mỏ

Nhóm limônit

(Tấn quặng)



Nhóm manhetit

(Tấn quặng)



Ghi chú

1

Quý Xa

112.000.000

-

Cấp A+B+C

2

Làng Vinh – Làng Cọ

6.800.000

-

C1+C2

3

Ba Hòn-Làng Lếch

-

7.000.000

C1+C2

4

Kíp Tước

-

6.570.000

C1+C2

5

Tác Ái + Tam Đỉnh

1.932.000




C1+C2+P

5

Khu vực Bát Xát




450.000

Dự báo

6

K/v Phú nhuận, Văn Sơn, Võ Lao

2.000.000

-

Dự báo




Tổng cộng

122.732.000

14.020.000

=136.752.000

Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương