SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025


Bảng 13: Chỉ tiêu ngành khai thác và CB khoáng sản



tải về 2.21 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Bảng 13: Chỉ tiêu ngành khai thác và CB khoáng sản

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

11-13

11-15

GOCN ngành khoáng sản

3.210

3.247

3.764

0,4%/n

3,2%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

50,8%

33,7%

25,8%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án)

Lao động của doanh nghiệp trong ngành hiện vẫn duy trì chiếm số lượng đông đảo nhất và chiếm khoảng gần 52% trong tổng số lượng lao động công nghiệp toàn tỉnh.

Sản phẩm khai thác chủ yếu của ngành trong giai đoạn qua là các loại khoáng sản như quặng apatit; tinh quặng đồng, sắt; felspat-cao lanh; vàng, bạc... phục vụ thị trường sản xuất trong và ngoài tỉnh.

Nhìn chung, hiện năng lực ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất một số ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu.

2. Công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống

Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 doanh nghiệp với số lao động gần 580 người, đạt mức trung bình khoảng 36 lao động/doanh nghiệp (so với mức trung bình của toàn tỉnh là 62 lao động/DN công nghiệp).

Doanh nghiệp đáng chú ý và có đóng góp cao trong giá trị công nghiệp của ngành hiện có Cty CP Liên Sơn Lào Cai sản xuất sản phẩm bia với sản lượng hàng năm đạt 1,6-2,0 triệu lít; 07 cơ sở chế biến chè công nghiệp với tổng công suất 100 tấn búp tươi/ngày (sản lượng hàng năm đạt 1.800-2.000 tấn)...

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt khoảng 245,7 tỷ đồng, tăng trưởng 8,7%/năm trong giai đoạn 2011-2013 và thấp hơn mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trong cùng giai đoạn.



Bảng 14: Giá trị sản xuất ngành CB thực phẩm và đồ uống

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

11-13

11-15

GOCN ngành

191

245

275

8,7%/n

7,5%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

3,0%

2,5%

1,9%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án)

Ước năm 2015, giá trị công nghiệp của tỉnh đạt khoảng 275 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng khoảng 7,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Trong 5 năm từ 2011-2015, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm dần, từ 3,0% năm 2010 giảm còn 2,5% năm 2013 và đến năm 2015, ước chỉ còn chiếm ~1,9% trong tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh.

Trong quy mô vùng, giá trị công nghiệp của ngành có giá trị thấp và quy mô không đáng kể, hiện chỉ chiếm ~1,5% trong tổng giá trị công nghiệp của ngành trong toàn vùng (xếp trên các địa phương Lạng Sơn, Lai Châu, Cao Bằng).

3. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

Hiện có khoảng 29 DN sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và thu hút trên 410 lao động. Nhìn chung, quy mô của doanh nghiệp trong ngành còn khá thấp, hiện mức trung bình lao động của doanh nghiệp chỉ đạt ~14 lao động/DN, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của doanh nghiệp công nghiệp tỉnh (đạt khoảng 62 lao động/DNCN).

Thống kê hàng năm trên địa bàn tỉnh khai thác từ 4.000 - 5.000 m3 gỗ rừng tự nhiên; 40.000-50.000 m3 gỗ rừng trồng; 25.000-30.000 tấn nguyên liệu giấy và hàng triệu cây tre, vầu để phục vụ nhu cầu của thị trường và sử dụng tại chỗ. Diện tích rừng được khai thác từ 100-300 ha/năm và gần 1,0 triệu cây phân tán (Sau khi khai thác đã tổ chức trồng lại rừng để đảm bảo mục đích kinh doanh và hiệu quả phòng hộ).

Khai thác thương mại tập trung vào rừng trồng trong rừng sản xuất, cung cấp cho các nhà máy chế biến và xuất ra ngoài tỉnh từ 20.000 - 25.000 m3, cung cấp nội tỉnh từ 10.000 - 15.000 m3.

Doanh nghiệp đáng chú ý trên địa bàn tỉnh là Nhà máy chế biến lâm sản của Cty CP công nghiệp rừng Lào Cai có sản phẩm chủ yếu là gỗ ghép thanh (công suất 7.000 m3/năm) và gỗ ván ép (công suất 5.000 m3/năm).

Cty Lâm nghiệp Bảo Yên đã đầu tư 02 nhà máy, bao gồm nhà máy sản xuất giấy bao bì xuất khẩu, giấy đế, đũa xuất khẩu, gỗ thanh và nhà máy chế biến gỗ MDF, công suất thiết kế 180.000 m3/năm (gồm sản phẩm gỗ MDF 60.000 m3/năm, gỗ ván thanh 20.000 m3/năm, ván tre ép khối 100.000 m3/năm).

Ngoài ra, tỉnh còn 03 xưởng chế biến giấy đế xuất khẩu với sản lượng hàng năm từ 1.200-1.800 tấn.

Bảng 15: Giá trị sản xuất ngành CB gỗ, giấy

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)


Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

11-13

11-15

GOCN ngành

162

152

160

-2,1%/n

-0,3%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

2,6%

1,6%

1,1%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án)

Do gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, nên giá trị sản xuất của ngành có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2011-2015. Ước năm 2015, giá trị công nghiệp của ngành đạt ~160 tỷ đồng, mức tăng trưởng đạt -0,3%/năm trong cả giai đoạn 2011-2015. Trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh, tỷ trọng của ngành cũng có xu hướng giảm, từ 2,6% năm 2010, đến năm 2015, ước chỉ còn chiếm ~1,1% trong tổng giá trị công nghiệp của tỉnh.

4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD)

Công nghiệp sản xuất VLXD của tỉnh đã và đang được sắp xếp lại về tổ chức và sản xuất, công nghệ từng bước được đổi mới, một số cơ sở đã ổn định và có chiều hướng phát triển tốt. Theo thống kê, hiện có khoảng 14 DN sản xuất, thu hút trên 960 lao động, chiếm ~8,8% số lao động của DN công nghiệp toàn tỉnh.

Mức trung bình lao động trong doanh nghiệp của ngành đạt ~68 lao động/DN, cao hơn mức trung bình của công nghiệp tỉnh (đạt 62 lao động/DN).

Sản phẩm xi măng: Hiện trên địa bàn tỉnh có 02 cơ sở nghiền clinke xi măng là nhà máy xi măng của Cty CP Nam Tiến, công suất 100.000 tấn/năm (trên cơ sở xóa bỏ cơ sở nghiền clinke của nhà máy XM Cam Đường) và cơ sở nghiền clinke và đóng bao xi măng Hoàng Liên Sơn (Cty CP XM Hoàng Liên Sơn), công suất 100.000 tấn.

Sản phẩm gạch xây: Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã chấp thuận 06 dự án đầu tư sản xuất gạch tuynel với tổng công suất 160 triệu viên/năm; 02 dự án gạch không nung, công suất 20 triệu viên/năm/dự án (01 dự án đã hoàn thành và sản xuất tại CCN Bắc Duyên Hải), ngoài ra tỉnh còn gần 90 cơ sở sản xuất gạch không nung nhỏ lẻ với tổng công suất 44,14 triệu viên/năm.

Trên địa bàn tỉnh còn một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm VLXD (bê tông đúc sẵn, bê tông tươi, cột điện, cát, sỏi...) như: Cty CP VLXD Lào Cai, Cty CP XNK Phú Hưng; Cty TNHH Đầu tư XD Quốc Hưng...



Bảng 16: Giá trị sản xuất ngành sản xuất VLXD

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

11-13

11-15

GOCN ngành

185

251

310

10,8%/n

9,5%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

2,9%

2,6%

2,1%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án).

Hiện 02 sản phẩm chủ yếu đóng góp chính trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành là sản phẩm xi măng và gạch nung. Theo thống kê, năm 2013, sản lượng của 2 sản phẩm này đạt 113.538 tấn và 154,855 triệu viên.

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt khoảng 251 tỷ đồng, chiếm cơ cấu 2,6% trong tổng giá trị công nghiệp của tỉnh (giảm so với mức đạt năm 2010 là 2,9%).

Đến năm 2015, ước giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt ~310 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 9,5%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và chiếm tỷ trọng ~2,1% trong tổng giá trị công nghiệp toàn tỉnh.

5. Công nghiệp hóa chất, phân bón

Công nghiệp sản xuất hóa chất, phân bón luôn là ngành có đóng góp giá trị sản xuất lớn nhất và duy trì ổn định trong các giai đoạn phát triển công nghiệp của tỉnh. Đến nay, ngành có khoảng 16 DN sản xuất và thu hút trên 1.100 lao động, chiếm 10,2% tổng lao động DN công nghiệp toàn tỉnh (đứng sau ngành khai thác và chế biến khoáng sản).

Hiện mức trung bình lao động/DN của ngành đạt ~80 lao động/DN, cao hơn mức trung bình của ngành công nghiệp (đạt 62 lao động/DN).

Bảng 17: Một số cơ sở sản xuất ngành hóa chất, phân bón


TT

Nhà máy

Công suất

Ghi chú

1

Cty CP phốt pho vàng Lào Cai (P1+P2)

16.000 tấn/n




2

Cty CP hóa chất Đức Giang-Lào Cai

(phốt pho vàng, H3PO4, NaPO4)



40.000 tấn/n




3

Cty TNHH MTV Supe lân Apromaco Lào Cai (supe lân+NPK)

450.000 tấn/n




4

Cty CP hóa chất phân bón Lào Cai

DCP : 50.000 T/n

Supe lân 100.000 T/n






5

Cty CP DAP số 2 (Vinachem)

330.000 T/n




6

Cty TNHH MTV Apatit VN

NPK : 30.000 T/n




7

Cty TNHH Đông Nam Á Lào Cai

16.000 T/n




8

N/m chế biến cao su tổng hợp

CCN Bắc Duyên Hải




Sản phẩm đóng góp cao trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành là: phân bón các loại (NPK, super lân); a xít H2S04 phốt pho vàng…

Năm 2015, ước giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt khoảng 5.493 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 32,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và cao hơn nhiều mức tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp tỉnh trong cùng giai đoạn (đạt 18,2%/năm).

Tỷ trọng của ngành luôn duy trì đóng góp lớn nhất trong giá trị công nghiệp của tỉnh. Sơ bộ năm 2015, chiếm ~37,6%, tăng so với năm 2010 là 21,5% (theo giá so sánh 2010)

Bảng 18: Giá trị sản xuất ngành hóa chất, phân bón

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)


Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

2011-13

2011-15

GOCN ngành

1.360

2.987

5.493

30,0%/n

32,2%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

21,5%

31,0%

37,6%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án)

Đánh giá chung, ngành hóa chất, phân bón của tỉnh là một ngành có vị trí quan trọng trong công nghiệp toàn tỉnh. Ngành đã có những bước phát triển đáng ghi nhận và là ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (cùng với ngành khai thác và chế biến khoáng sản) trong các nhóm ngành công nghiệp của tỉnh.

So trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, ngành hóa chất, phân bón của Lào Cai có đóng góp khá cao. Sơ bộ đến năm 2015, ngành chiếm ~23% giá trị công nghiệp toàn vùng và cùng với tỉnh Phú Thọ và Bắc Giang trở thành 03 địa phương chiếm tới 90% giá trị công nghiệp ngành hóa chất, phân bón toàn vùng.

Theo kế hoạch, một số dự án đầu tư của ngành sẽ đi vào sản xuất và hoạt động ổn định trong thời gian tới, do đó ngành hóa chất, phân bón của tỉnh có nhiều cơ hội tiếp tục tăng trong giai đoạn tới.

6. Công nghiệp Dệt may - Da giày

Ngành Dệt may-da giày là ngành có quy mô nhỏ nhất trong các ngành công nghiệp của tỉnh. Hiện chỉ có 03 DN với 34 lao động, còn lại là các cơ sở cá thể.

Đến năm 2015, ước giá trị sản xuất của ngành đạt trên 53 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 10,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và chiếm ~0,36% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh (giảm so với năm 2010 đạt 0,5%).

Bảng 19: Giá trị sản xuất ngành dệt may-da giày

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)


Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

11-13

11-15

GOCN ngành

32,6

49,9

56,1

15,3%/n

11,5%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

0,5%

0,52%

0,38%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án).

7. Công nghiệp sản xuất kim loại, cơ khí

Ngành sản xuất kim loại, cơ khí có một vị trí khá quan trọng trong công nghiệp tỉnh với số DN sản xuất trên địa bàn khoảng 28 DN. Số lượng lao động của ngành hiện có ~1.000 lao động, có mức trung bình 36 lao động/DN.

Giá trị sản xuất công nghiệp ngành SXKL, cơ khí trong giai đoạn 2011-2015 có mức tăng trưởng khá cao. Ước năm 2015, đạt ~1.730 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân 18,2%/năm và chiếm ~11,8% trong cơ cấu giá trị công nghiệp toàn tỉnh, thấp hơn mức tỷ trọng của năm 2010, đạt 14,3% (theo giá so sánh 2010).



Bảng 20: Giá trị sản xuất ngành SXKL, cơ khí

Đơn vị: Tỷ đồng (Giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

2010

2013

Ước

2015

Tăng trưởng

2011-13

2011-15

GOCN ngành

905

1.478

2.130

17,8%/n

18,7%/n

GOCN toàn ngành CN

6.317

9.626

14.584

15,1%/n

18,2%/n

Tỷ trọng (%)

14,3%

15,3%

14,6%







(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và dự báo của Dự án).

Xét theo các nhóm ngành, giá trị công nghiệp của công nghiệp sản xuất kim loại và cơ khí như sau:



Bảng 21: Cơ cấu GOCN của nhóm công nghiệp SX KL và cơ khí

Nhóm ngành

2010

2013

2015

Tăng trưởng (%/n)

2011-13

2011-15

Cơ cấu ngành

100%

100%

100%







SX kim loại

86,12%

83,1%

81,0%

16,3%/n

12,4%/n

Cơ khí

13,9%

16,9%

19,0%

25,8%/n

21,2%/n

(Nguồn: NGTK tỉnh năm 2013 và dự báo của Dự án)

- Sản xuất kim loại: Là nhóm sản phẩm hiện chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá trị sản xuất công nghiệp của ngành sản xuất kim loại và cơ khí. Sơ bộ năm 2015, tỷ trọng của ngành chiếm ~81% giá trị sản xuất của ngành và đạt tốc độ tăng trưởng 12,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Năm 2013, sản phẩm chủ yếu của ngành là đồng thỏi, bạc, vàng thỏi... đạt 9.610 tấn, 465 kg, 500 kg... sơ bộ năm 2015 các sản phẩm này đạt khoảng 10.000 tấn, 500kg, 520 kg, tăng nhẹ so với mức đạt của năm 2013.



- Cơ khí: Hiện chiếm ~19% trong cơ cấu ngành sản xuất kim loại và cơ khí. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 21,2%/năm. Sản phẩm chính của ngành cơ khí tỉnh là các sản phẩm bi nghiền, tấm lót, răng gầu đúc, thùng phi kim loại phục vụ sản xuất và các loại cửa sắt, hoa sắt phục vụ đời sống.

So trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, ngành SXKL và cơ khí của Lào Cai có đóng góp khiêm tốn. Sơ bộ đến năm 2015, ngành chỉ chiếm ~ 3,6% giá trị công nghiệp của vùng (tăng nhẹ so với năm 2010, chiếm 3,1%) và xếp thứ tư trong Vùng, sau 03 địa phương là Thái Nguyên, Bắc Giang và Phú Thọ (chiếm gần 88,0% trong giá trị công nghiệp ngành cơ khí, điện tử và SXKL của vùng).

Nhìn chung, nhu cầu thị trường về sản phẩm SXKL, cơ khí ngày càng phát triển, do đó có thể thấy khả năng thu hút đầu tư vào ngành trên địa bàn tỉnh Lào Cai vẫn còn nhiều cơ hội. Trong thời gian tới, tỉnh cần có những giải pháp để thúc đẩy nhanh hơn quá trình đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh nói chung và cho ngành SXKL, cơ khí nói riêng, cũng như cần xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ đặc thù, để ngành có thể phát triển hiệu quả và có vị trí xứng đáng hơn trong công nghiệp vùng trong các giai đoạn tới.

8. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

Lào Cai có nguồn cung cấp điện khá đa dạng, hiện chủ yếu phụ tải của tỉnh được cấp từ nguồn điện nhập khẩu, nguồn khai thác từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ và nguồn điện dự phòng cấp từ nguồn điện Quốc gia.

- Nguồn điện nhập khẩu 220kV và 110kV từ Trung Quốc cấp điện cho tỉnh bắt đầu từ năm 2004, với sản lượng hàng năm từ 360-400 triệu kWh. Tổng sản lượng điện nhập khẩu năm 2013 của tỉnh đạt ~1.860 triệu kWh.

- Nguồn điện từ các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, được khai thác từ 32 nhà máy với tổng công suất trên 528 MW (năm 2010 là 100MW). Trong đó, nhà máy điện đáng chú ý có: Nhà máy Thủy điện Bắc Hà (90 MW); nhà máy Thủy điện Ngòi Phát (72 MW); nhà máy thuỷ điện Tà Thàng (60 MW)...

Ngoài ra, tỉnh còn nguồn điện dự phòng cấp từ hệ thống điện Quốc gia được sử dụng khi sản lượng của 02 nguồn trên không đủ.

Bình quân điện năng tính theo đầu người của tỉnh năm 2013 đạt 828 kWh/người/năm gấp hơn 2,3 lần so với năm 2010 (đạt ~350 kWh/người/năm) và bằng ~60% mức bình quân cả nước (năm 2013, cả nước là 1.388 kWh/người/năm).

IV. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP

Đến nay, tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thu hút được 186 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký 23.195 tỷ đồng (chiếm 42% số dự án toàn tỉnh) và tạo việc làm cho trên 5.700 lao động. Trong đó, 96 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất; 32 dự án đang xây dựng; 58 dự án hoàn thành các thủ tục đầu tư.

Trên địa bàn Lào Cai hiện đã quy hoạch khoảng 1.360 ha đất công nghiệp tập trung, bao gồm 02 KCN với tổng diện tích là 1.200 ha và 13 CCN với tổng quy mô sử dụng đất là 161,81 ha.



Hiện trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp như sau:

1. Khu công nghiệp

Tỉnh đã quy hoạch 02 KCN tập trung, trong đó: 01 KCN được TTCP phê duyệt trong danh mục các KCN tập trung đến năm 2015 và định hướng đến năm 20202 và 01 KCN được TTCP chấp thuận cho chủ trương bổ sung vào Danh mục các KCN tập trung của cả nước.

Tỉnh Lào Cai cũng đang đề nghị xin nâng cấp và chuyển đổi 01 CCN thành KCN và quy hoạch thêm từ 1-2 KCN mới. Ngoài ra, tỉnh còn có 01 Khu Thương mại-Công nghiệp tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Kim Thành, chủ yếu phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa biên mậu.



- KCN Đông Phố Mới (Tp Lào Cai): Thành lập tại Quyết định số 137/2002/QĐ-UB ngày 10/4/2002 với diện tích quy hoạch ban đầu là 146 ha (bao gồm cả khu ở, khu công nghiệp nhẹ và công nghiệp sạch), tuy nhiên theo Quyết định 1107/2006/QĐ-TTg ngày 21/8/2006; Quyết định số 4099/QĐ-UBND ngày 25/12/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết và Quyết định số 717/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 của UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập KCN Đông Phố Mới thì diện tích được quy hoạch là 100 ha, nằm trên địa bàn phường Phố Mới, cách Tp Lào Cai khoảng 04 km; phía Bắc giáp đường Triệu Quang Phục; phía Nam giáp sông Hồng; phía Đông giáp dãy đồi thôn Xuân Mãn (xã Vạn Hòa) và phía Tây giáp ga đường sắt Lào Cai.

Diện tích đất quy hoạch cho phát triển công nghiệp của KCN Đông Phố Mới là 69,65 ha. Đến nay, KCN đã cho thuê 49,4 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 82,6%. Ngoài ra, một phần quỹ đất trong KCN còn dành cho giai đoạn 2 phát triển mở rộng của dự án Cảng ICD và bãi ga Lào Cai.

KCN Đông Phố Mới được quy hoạch là khu công nghiệp sạch, chủ yếu thu hút các ngành như: lắp ráp điện tử, gia công sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, may mặc, thủ công mỹ nghệ… và kho tàng bến bãi trung chuyển hàng hóa.

KCN đã thu hút được 42 dự án của 39 nhà đầu tư (37 dự án trong nước và 02 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký là 1.051,8 tỷ đồng. Trong đó, có 29 dự án đang hoạt động sản xuất, 05 dự án đang triển khai xây dựng, 04 dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư và 04 dự án đang hoàn thiện các thủ tục đầu tư.



- KCN Tằng Loỏng (huyện Bảo Thắng): KCN được phát triển trên cơ sở quy hoạch CCN và thị trấn Tằng Loỏng3 với diện tích quy hoạch là 2.000 ha (đất công nghiệp là 650 ha). Tuy nhiên, với quy mô phát triển các ngành chế biến khoáng sản, luyện kim và hóa chất của Tỉnh, TTCP đã đồng ý cho nâng cấp thành KCN Tằng Loỏng và bổ sung vào Danh mục các KCN cả nước đến năm và được UBND tỉnh thành lập tại quyết định 601/QĐ-UBND ngày 15/3/2011 với diện tích 1.100 ha (đất công nghiệp là 653,21 ha). KCN Tằng Loỏng được quy hoạch là KCN chuyên ngành tuyển khoáng, luyện kim, hoá chất và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác.

KCN Tằng Loỏng được quy hoạch trên địa bàn các xã Xuân Giao, Phú Nhuận và thị trấn Tằng Loỏng thuộc huyện Bảo Thắng, cách Tp Lào Cai 35 km. KCN có ranh giới giáp thôn 5 và Bản Mường (xã Xuân Giao) ở phía Bắc; phía Đông giáp thôn Khe Khoang và thôn Khe Chom (thị trấn Tằng Loỏng); phía Tây giáp thôn Tằng Loỏng 1 và 2, thôn Cống Bản (thị trấn Tằng Loỏng) và phía Nam giáp thôn Phú Hà (xã Phú Nhuận).

Trong năm 2014, KCN Tằng Loỏng đã thu hút đầu tư thêm 04 dự án, nâng tổng số dự án của toàn KCN lên 29 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt 18.094 tỷ đồng (21 dự án đã hoạt động sản xuất; 02 dự án đang XD và 06 dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư). Diện tích đất đã cho thuê của KCN là 526,9 ha, tương đương tỷ lệ lấp đầy đạt 80,6%. Tổng doanh thu của KCN đạt 9.523 tỷ đồng (tăng 44% so với năm 2013), giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 2.013 tỷ đồng (chiếm 41,6% giá trị công nghiệp toàn tỉnh) và nộp ngân sách nhà nước trên 550 tỷ đồng.

- Khu TM-CN Kim Thành: Quy hoạch tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Kim Thành và được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập tại Quyết định số 685/QĐ-TTg ngày 7/6/2012 về việc mở cửa khẩu Quốc tế đường bộ số II (Kim Thành), đây là điểm đấu nối giữa tuyến đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai với tuyến đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc).

Ngành nghề thu hút đầu tư phát triển bao gồm các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp và đóng gói hàng hóa xuất nhập khẩu, vận chuyển, kho vận, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ vui chơi giải trí, kinh doanh cho thuê văn phòng… Đến nay, Khu TM-CN Kim Thành có tỷ lệ lấp đầy 62,84%. Trong đó, có 04 dự án đang hoạt động; 12 dự án đang đầu tư XD, 14 dự án đã có giấy chứng nhận đầu tư và 11 dự án đang hoàn thiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.

2. Cụm công nghiệp

Theo Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2015 đã được phê duyệt thì trên địa bàn tỉnh Lào Cai sẽ hình thành và phát triển 19 CCN. Đến nay đã có 02 CCN được nâng cấp thành KCN; 01 CCN đang trong quá trình đề nghị Chính phủ nâng cấp thành KCN. Trong quá trình phát triển, một số CCN đã không còn phù hợp so với quy hoạch trước đây; một số CCN được hình thành thêm do nhu cầu phát triển công nghiệp của địa phương.

Đến nay, toàn tỉnh đã lập quy hoạch chi tiết 13 CCN trên địa bàn 8/9 huyện, thành phố. Trong đó, 02 CCN đi vào hoạt động ổn định là CCN Bắc Duyên Hải (Tp Lào Cai quản lý) diện tích 12,14 ha và CCN Đông Phố Mới diện tích 2,2 ha thuộc Tp Lào Cai (hiện có 117 dự án đầu tư, 62 dự án đã hoạt động). Tỷ lệ lấp đầy 02 CCN đạt 100%.

CCN Sơn Mãn (xã Vạn Hòa, Tp Lào Cai) diện tích 2,5 ha và đang được triển khai đầu tư với số vốn 17 tỷ đồng (GĐ 1). Cụm đã sắp xếp cho 27 cơ sở vào đầu tư và sản xuất trong CCN.

Ngoài ra, tỉnh còn 01 CCN do BQL Khu Kinh tế quản lý là CCN Bắc Duyên Hải tại phường Duyên Hải (Tp Lào Cai), được phê duyệt Quy hoạch chi tiết 1/2.000 tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày 11/5/2012. Hiện CCN đã đạt tỷ lệ lấp đầy 98,2% và đang được tỉnh kiến nghị nâng cấp thành KCN và bổ sung vào Danh mục quy hoạch KCN cả nước.

CCN Bắc Duyên Hải là cầu nối giữa Tp Lào Cai với Khu TM-CN Kim Thành, có vị trí thuận tiện cho việc bố trí các kho trung chuyển, các cơ sở SX VLXD cao cấp, CB nông lâm sản, cơ khí sửa chữa, SX hàng TCMN và TTCN.



Do đặc thù của Lào Cai là tỉnh biên giới và có thương mại biên mậu phát triển, nên các CCN tại khu vực cửa khẩu biên giới và các vị trí thuận lợi quanh Tp Lào Cai đều có tỷ lệ lấp đầy cao, ngược lại các CCN tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, núi cao và có vị trí không thuận lợi thì gặp khó khăn trong việc đầu tư phát triển, do không có nguồn vốn xây dựng hạ tầng. Còn việc thu hút đầu tư phát triển từ các nguồn vốn khác đều gặp khó khăn do hiệu quả vốn đầu tư của các nhà đầu tư không cao.

Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương