SỞ CÔng thưƠng đIỀu chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp -ttcn tỉnh lào cai đẾn năM 2020, TẦm nhìN ĐẾn năM 2025



tải về 2.21 Mb.
trang4/17
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích2.21 Mb.
#12357
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

(Nguồn: NGTK Lào Cai năm 2013 và KH ngành Công Thương tỉnh)

- Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, có mức tăng trưởng cao nhất, đạt 53,3%/năm trong giai đoạn 2011-2015, đưa giá trị công nghiệp của khu vực từ 197 tỷ năm 2010 tăng mạnh lên đạt 1.670 tỷ năm 2015, chiếm 11,5% (so với mức của năm 2010 đã đạt 3,1%) trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

4. Cơ cấu GOCN theo ngành công nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2015, nhóm 02 ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và hóa chất, phân bón là 02 nhóm ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh (duy trì chiếm trên 60%).

Nhóm ngành cơ khí, điện tử và sản xuất kim loại cũng phát triển khá ổn định và luôn duy trì chiếm khoảng 13%-15% trong tổng giá trị công nghiệp tỉnh. Ngoài ra, nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, nước, gas… trong thời gian gần đây cũng có mức tăng đáng kể. Dự báo trong giai đoạn 2011-2015, ngành có mức tăng trưởng khoảng 56,2%/năm đã đưa tỷ trọng của ngành tăng mạnh, từ 4,0% năm 2010, tăng lên đạt 12,2% năm 2013 và đến năm 2015, đã chiếm khoảng 16,1% trong cơ cấu công nghiệp toàn tỉnh.

Các nhóm ngành còn lại, bao gồm chế biến nông sản, thực phẩm; chế biến gỗ, giấy; sản xuất VLXD; dệt may-da giày…. đều có tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh. Đến năm 2015, tổng các nhóm ngành này của tỉnh chỉ chiếm khoảng 8,0%, giảm so với năm 2010 chiếm khoảng 9,2%.



Bảng 7 : Cơ cấu GOCN tỉnh Lào Cai

Đơn vị: % (giá so sánh 2010)

TT

Cơ cấu ngành CN

2010

2013

Ước 2015

1
Khai thác khoáng sản

50,8%

33,7%

25,8%

2

C.biến T.phẩm, đồ uống

3,0%

2,5%

1,9%

3

Chế biến gỗ, giấy

2,6%

1,6%

1,1%

4

Sản xuất VLXD

2,9%

2,6%

2,1%

5

Hóa chất, phân bón

21,5%

31,0%

37,6%

6

Dệt may-Da giày

0,5%

0,52%

0,38%

7

CK, điện tử và SXKL

14,3%

15,3%

14,61%

8

Công nghiệp khác

0,26%

0,3%

0,24%

9

SX phân phối điện, nước

4,0%

12,2%

16,1%

Tổng cộng

100%

100%

100%

(Nguồn: NGTK tỉnh Lào Cai năm 2013 và dự báo của nhóm Đề án

5. Giá trị GRDP ngành công nghiệp (VA công nghiệp)

Theo giá so sánh năm 2010, ước GRDP của ngành công nghiệp năm 2015 đạt khoảng 5.746 tỷ đồng, tăng 17,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh (đạt ~10,0%/năm). Tỷ trọng VA công nghiệp trong VA toàn tỉnh (theo giá hiện hành) tăng từ 22,6% năm 2010 lên đạt 32,3% năm 2015.

Dưới đây là bảng tổng hợp so sánh về giá trị gia tăng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.



Bảng 8: Tổng hợp giá trị gia tăng ngành công nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng (giá hiện hành)

Diễn giải

2010

Ước 2015

Tăng trưởng

06-10

11-15

GRDP ngành KT

(giá hiện hành)



11.385

26.879

15,5%/n

10,0%/n

- Ngành CN

2.576

8.682







- CN/GRDP kinh tế

22,6%

32,3%







(Nguồn: NGTK tỉnh năm 2013 và KH KTXH tỉnh 2011-2015)

6. Tổng vốn đầu tư cho ngành công nghiệp

Tổng vốn đầu tư phát triển ngành công nghiệp+XD trong 03 năm 2011-2013 đạt trên 14.238 tỷ đồng, chiếm 41,0% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn và đạt mức tăng trưởng 11,7%/năm (so với giai đoạn 2006-2010 đạt 49,6%/năm).

Bảng 9: Tổng vốn đầu tư ngành CN giai đoạn 2006-2013

Đơn vị: Tỷ đồng


Hạng mục

2005

2010

2011

2012

2013

Tổng VĐT toàn tỉnh

2.104

6.926

7.629

11.716

15.344

Tổng VĐT ngành CN

531

3.993

2.368

4.919

6.950

% CN/toàn tỉnh

25,3%

57,7%

31,0%

42,0%

45,3%

(Nguồn: Số liệu Cục thống kê Lào Cai 2013)

II. CÔNG NGHIỆP LÀO CAI TRONG VÙNG TD VÀ MNBB

1. Hiện trạng chung công nghiệp Vùng và các địa phương

Hiện giá trị công nghiệp của Vùng tập trung ở 05 nhóm ngành và khá đồng đều về tỷ trọng trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng (Bao gồm: chế biến thực phẩm, đồ uống; cơ khí, chế tạo và SXKL; sản xuất VLXD; hóa chất, phân bón và sản xuất, phân phối điện, khí đốt… với tỷ trong luôn duy trì chiếm gần 80% giá trị công nghiệp toàn vùng).



Các nhóm ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng chủ yếu của vùng và 14 địa phương cụ thể như sau:

Bảng 10: Nhóm ngành CN có tỷ trọng chủ yếu của 14 địa phương Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ

Đơn vị: Giá so sánh 2010

TT

Địa phương

Tỷ trọng

Nhóm ngành chủ yếu

1

Hòa Bình

76,7%

SX và PP điện

2

Phú Thọ

81,0%

CN nông sản, TP; Hóa chất; CB gỗ; Dệt may

3

Hà Giang

67,9%

Khai thác và CB khoáng sản; SX điện

4

Cao Bằng

62,4%

KT và CB khoáng sản; cơ khí và SXKL

5

Bắc Kạn

57,7%

KT và CB khoáng sản; SX điện

6

Bắc Giang

61,1%

Cơ khí và SXKL

7

Lai Châu

75,5%

SX điện; CN nông sản, thực phẩm

8

Lạng Sơn

68,0%

SX điện; VLXD; cơ khí và SXKL

9

Lào Cai

64,8%

Hóa chất, phân bón; CB khoáng sản

10

Sơn La

76,9%

CB nông sản, TP; SX và PP điện

11

Thái Nguyên

69,4%

Cơ khí và SXKL; SX VLXD

12

Tuyên Quang

69,6%

SX điện; CB nông sản, TP; VLXD

13

Yên Bái

68,8%

VLXD; CB nông sản, TP; SX điện

14

Điện Biên

70,6%

CB nông sản, TP; SX VLXD

Toàn vùng

79,0%

CB nông sản, TP; SX VLXD; Hóa chất; Cơ khí và SXKL; sản xuất điện

(Nguồn: Xử lý từ số liệu báo cáo của địa phương-Viện NCCLCSCN).

2. Công nghiệp Lào Cai trong Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Theo giá so sánh 2010, hiện giá trị sản xuất công nghiệp của Lào Cai chiếm khoảng 7,0% trong cơ cấu công nghiệp của Vùng và có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2010 (chiếm ~6,6%) và đứng thứ 5/14 địa phương trong vùng, sau các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ và Hòa Bình.

Đánh giá về giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 theo thành phần kinh tế của các địa phương trong Vùng cho thấy, GOCN của Lào Cai được đóng góp chủ yếu từ khu vực kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước, còn lại từ khu vực FDI với tỷ trọng còn ở mức khiêm tốn.



Các địa phương có giá trị sản xuất chủ yếu từ thành phần ngoài Nhà nước có Hà Giang (89,3%); Cao Bằng (83,3%); Bắc Kạn (70,5%); Yên Bái (66,4%) và Điện Biên (91,9%). Địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp tập trung nhiều ở thành phần kinh tế Nhà nước có Hòa Bình (74,7%); Lai Châu (54%); Lạng Sơn (51,6%); Thái Nguyên (49,9%)... Riêng tỉnh Bắc Giang có giá trị công nghiệp được đóng góp nhiều nhất từ thành phần FDI với tỷ trọng 64,1% (xếp sau là Phú Thọ với tỷ trọng 32,9%).

Bảng 11: Sơ bộ cơ cấu GOCN theo TPKT địa phương trong Vùng năm 2015

Đơn vị: % (giá so sánh 2010)

TT

Địa phương

Cơ cấu

Nhà nước

Ngoài NN

FDI

1

Hòa Bình

100%

74,9%

21,1%

3,9%

2

Phú Thọ

100%

22,4%

44,7%

32,9%

3

Hà Giang

100%

10,8%

89,3%

0%

4

Cao Bằng

100%

13,6%

83,3%

3,1%

5

Bắc Kạn

100%

29,3%

70,5%

0,2%

6

Bắc Giang

100%

11,1%

24,8%

64,1%

7

Lai Châu

100%

62,2%

37,6%

0,3%

8

Lạng Sơn

100%

52,9%

42,9%

4,2%

9

Lào Cai

100%

44,2%

44,3%

11,5%

10

Sơn La

100%

49,6%

47,3%

3,1%

11

Thái Nguyên

100%

50,5%

42,1%

7,4%

12

Tuyên Quang

100%

51,2%

44,9%

4,0%

13

Yên Bái

100%

25,0%

66,4%

8,5%

14

Điện Biên

100%

8,1%

91,9%

0%

Toàn vùng

100%

36,9%

40,9%

22,2%

(Nguồn: Xử lý số liệu báo cáo của địa phương-Viện NCCLCSCN)

III. HIỆN TRẠNG MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHỦ YẾU

1. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

Ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản luôn là một trong hai ngành (cùng với hóa chất, phân bón) có giá trị sản xuất cao nhất trong cơ cấu các ngành công nghiệp của tỉnh. Các hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn đã và đang tiếp tục góp phần phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh trong các giai đoạn phát triển.

Theo thống kê, hiện tại trên địa bàn tỉnh có 13 giấy phép thăm dò đang còn hiệu lực (07 giấy phép do Bộ TN và MT cấp và 06 giấy phép do UBND tỉnh cấp) và 77 tổ chức, cá nhân được cấp 90 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong đó:

Các bộ, ngành Trung ương cấp 20 giấy phép (GP), gồm quặng apatit (02 giấy phép khai thác và 02 giấy phép thăm dò); quặng đồng (02 và 01); quặng sắt (04 GP khai thác); quặng serpentin (01 GP khai thác); quặng vàng gốc (02 GP khai thác); quặng graphit (01 GP khai thác và 01 GP thăm dò); quặng Molipden (02 GP thăm dò); quặng Dolomit (01 GP thăm dò) và 01 GP khai thác cao lanh.

UBND tỉnh cấp 70 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản các loại, gồm 57 GP khai thác đá, cát, đất sét làm VLXD thông thường và 13 GP khai thác các khoáng sản khác (quặng đồng, 01 GP; quặng sắt, mangan-sắt, 06 GP; quặng kaolin-mica-felspat, 01 GP; quặng chì-kẽm, 02 GP; quặng vàng, 01 GP và đá Quarzit, 02 GP.

Bảng 12: Tổng hợp tình hình cấp giấy phép khai thác khoáng sản


Loại khoáng sản

S khai thác

(ha, km2)



Trữ lượng

(tấn, m3)



CS khai thác

(tấn, m3/năm)



Ghi chú

Apatit

426

45.555.880

3.543.000-4.450.000

Bộ TNMT cấp giấy phép

Đồng

400

11.325.254

1.900.000

Vàng gốc

196

157.267,3




Graphit

56,84

3.756.463

100.000

Sắt

222,34

18.230.663




Serpentin

4,5

1.770.000

60.000 T/n

Cao lanh-felspat

30,77

12.927.600

300.000 T/n

Cát XD

458,3

1.859.758

174.000 m3/n

Tỉnh cấp giấy phép

Đá

34,6

7.632.445

305.000 m3/n

Đá XD

2.203,6

42.653.950

1.304.000 m3/n

Sét

32,3

575.126.186




Mica-felspat

25,89




50.000 T/n

Quarzit

16,4

1.173.625

53.000m3/n

Mangan-sắt

21,0

192,523

45.000 T/n

Vàng gốc

26,03

784

59 kg/n

Sắt

91,3

1.800.000

238.000 T/n

Chì kẽm

35,7

15

25.000 T/n

Đồng

43,7

314

5.000 T/n

(Nguồn: BC 05/BC-STNMT ngày 09/01/2015)

Doanh nghiệp chế biến khoáng sản đáng chú ý và có đóng góp cao cho giá trị công nghiệp của ngành có: Nhà máy tuyển quặng Apatit (Cty TNHH MTV Apatit VN) công suất 900.000 tấn/năm; nhà máy luyện đồng (Cty luyện đồng Lào Cai) công suất 10.500 tấn đồng, 327 kg vàng…; xưởng gia công quặng apatit, đá quăczit (Cty CP phốt pho vàng Lào Cai) công suất 35.000 tấn/năm;…

Năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp ngành khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh đạt khoảng 3.210 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 0,4%/năm trong giai đoạn 2011-2013 và thấp hơn tăng trưởng chung của ngành công nghiệp toàn tỉnh.

Ước năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành đạt ~3.764 tỷ đồng, tương ứng mức tăng trưởng 3,2%/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Trong giai đoạn 2011-2015, tỷ trọng của ngành có xu hướng giảm dần, từ 50,8% năm 2010, giảm còn 33,7% năm 2013 và đến năm 2015 ngành còn chiếm khoảng 25,8% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.

Trong quy mô Vùng, hiện ngành khai thác và chế biến khoáng sản của tỉnh đứng thứ nhất với tỷ trọng chiếm tới 32,9%, tiếp theo là các tỉnh Thái Nguyên (chiếm 23,9%); Yên Bái (chiếm 7,6%); Phú Thọ (chiếm 7,4%)…



Каталог: Uploads
Uploads -> -
Uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
Uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
Uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
Uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
Uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
Uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
Uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
Uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
Uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 2.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương