DÃY ĐIỆn hoá CỦa kim loại cặp oxi hoá khử của kim loại



tải về 141.48 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích141.48 Kb.
#28602


DÃY ĐIỆN HOÁ CỦA KIM LOẠI

1. Cặp oxi hoá - khử của kim loại

Nguyên tử kim loại dễ nhường electron trở thành ion kim loại, ngược lại ion kim loại có thể nhận electron trở thành nguyên tử kim loại.



Thí dụ :



Các nguyên tử kim loại (Ag, Cu, Fe,...) đóng vai trò chất khử, các ion kim loại (Ag+, Cu2+, Fe2+...) đóng vai trò chất oxi hoá.

Chất oxi hoá và chất khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá - khử. Thí dụ ta có cặp oxi hoá - khử : Ag+/Ag ; Cu2+/Cu ; Fe2+/Fe.

2. So sánh tính chất của các cặp oxi hoá - khử

Thí dụ : So sánh tính chất của hai cặp oxi hoá - khử Cu2+/Cu và Ag+/Ag, thực nghiệm cho thấy Cu tác dụng được với dung dịch muối Ag+ theo phương trình ion rút gọn :

Cu + 2Ag+ ? Cu2+ + 2Ag

So sánh : Ion Cu2+ không oxi hoá được Ag, trong khi đó Cu khử được ion Ag+. Như vậy, ion Cu2+ có tính oxi hoá yếu hơn ion Ag+. Kim loại Cu có tính khử mạnh hơn Ag.

Để xác định tính khử các kl và tính oxi hóa các ion kl, người ta thiết lập các pin điện hóa với một điện cực bằng H2 làm chuẩn còn điện cực còn lại là kim loại cần xác định. Qua đó người ta đưa ra được một giá trị gọi là thế điện cực chuẩn.Kí hiệu E0Mn+/M



3. Dãy điện hoá của kim loại

Người ta đã so sánh tính chất của nhiều cặp oxi hoá - khử và sắp xếp thành dãy điện hoá của kim loại :

Mg2+ Al3+ Zn2+ Fe2+ Ni2+ Sn2+ Pb2+ H+ Cu2+ Ag+ Au3+

Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H2 Cu Ag Au

-2,37 -,166 -0,76 -0,44 -0,23 -0,14 -0,13 0,00 0,34 0,8 1,5
4. ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại

Dãy điện hoá của kim loại cho phép dự đoán chiều của phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử theo quy tắc ? (anpha) : Phản ứng giữa 2 cặp oxi hoá - khử sẽ xảy ra theo chiều, chất oxi hoá mạnh nhất sẽ oxi hoá chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn.



Thí dụ : Phản ứng giữa 2 cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu.


Cu2+ + Fe ? Fe2+ + Cu

Chất oxi hoá Chất khử Chất oxi hoá Chất khử
mạnh mạnh yếu yếu
Dãy điện hóa của kim loại
Câu 1. Một học sinh viết các sơ đồ phản ứng sau :

1. Zn + Cu2+ ? Zn2+ + Cu 2. Cu + Ag+ ? Cu2+ + Ag

3. Cu + Fe2+ ? Cu2+ + Fe 4. Ag + H+ ? Ag+ + H2

Những trường hợp có xảy ra phản ứng là

A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 3. D. 2, 3.

Câu 2. Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng theo chiều:

A. Fe2+ < Cu2+ < Fe3+ B. Fe3+ < Cu2+ < Fe2+

C. Cu2+ < Fe3+ < Fe2+ D. Fe3+ < Fe2+ < Cu2+

Câu 3. Ion nào có khả năng oxi hoá yếu nhất?

A. Zn2+ B. Cu2+ C. H+ D. Ag+



Câu 4. Dãy ion kim loại nào sau đây được xếp theo chiều tăng tính oxi hoá ?

A. Mg2+, Fe2+, Ag+, Al 3+. B. Al 3+ , Fe2+, Zn2+ , Ag+.

C. Mg2+, Zn2+, Fe2+, Ag+. D. Mg2+, Zn2+, Ag+, Fe2+.

Câu 5. Trong dãy nào sau đây, tính oxi hoá của các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải?

A. Zn2+ , Fe3+ , Fe2+, Pb2+. B. Zn2+ , Fe2+ , Fe3+ , Pb2+.

C. Zn2+ , Fe2+ , Pb2+ , Fe3+. D. Zn2+ , Pb2+ , Fe2+ , Fe3+.

Câu 6. Trong dãy nào sau đây, tính khử của các kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải?

A. Cu, Zn, Fe, Mg. B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Fe, Zn, Cu, Mg. D. Mg, Zn, Fe, Cu.

Câu 7. Cho các cặp oxi hoá-khử : Fe2+.Fe, Zn2+.Zn, Cu2+.Cu, Pb2+.Pb. Có thể lập được bao nhiêu cặp pin điện hoá từ các cặp oxi hoá-khử trên ?

A.2 B.3 C.4 D.6



Câu 8. Cho các dung dịch : CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl, ZnSO4, AgNO3. Những dung dịch tác dụng được với kim loại Zn là

A. CuSO4, FeCl3, FeCl2, KCl. B. CuSO4, FeCl3, ZnSO4, AgNO3.

C. CuSO4, FeCl2, KCl, AgNO3. D. CuSO4, FeCl3, FeCl2, AgNO3.

Câu 9. Kim loại X tác dụng với dung dịch muối sắt (III) tạo ra kim loại Fe. X có thể là

A. Na B. Cu C. Mg D. Ni



Câu 10. Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là

A. 4 B.5 C. 3 D. 6



Câu 11. Cho hỗn hợp bột Mg và Zn vào dung dịch chứa Cu(NO)2 và AgNO3.
Sau phản ứng thu được 2 kim loại, dung dịch gồm 3 muối là

A. Zn(NO3), AgNO3 Mg(NO3)2. B. Mg(NO3)2, Cu(NO3 và AgNO3.

C. Mg(NO3)2, Zn(NO3và Cu(NO32.­ D. Zn(NO3)2, Cu(NO3và AgNO3.

Câu 12. Cho hỗn hợp bột Zn và Al vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3.
Sau phản ứng thu được 3 kim loại và dung dịch gồm 2 muối là

A. Zn(NO3)2 và AgNO3. B. Zn(NO3)2 và Cu(NO3)2.

C. ­Zn(NO3)2 và Al(NO3)3. D. Al(NO3)3 và AgNO3.

Câu 13. Chọn các phản ứng sai trong số các phản ứng cho sau đây :

1. 2Al + 3MgSO4 ? Al2(SO4)3 + 3Mg

2. Al + 6HNO3 đặc, nguội ? Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

3. 2Al + 6H2O 2Al(OH)3 + 3H2

4. 2Al + Fe2O3 Al2O3 + 2Fe

5. 2Al + 2H2O + Ca(OH)2 ? Ca(AlO2)2 + 3H2

A. 3, 4. B. 1, 2. C. 1, 3. D. 2, 5.

Bài 14 : Cho các phản ứng hóa học sau :

Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu ; Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+

Nhận xét nào sau đây sai ?

A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu. B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.

C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.

Bài 15 : Dãy gồm các ion xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa là :

A. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+. B. Zn2+, Cu2+, Fe2+, Ag+.

C. Zn2+, Fe2+, Cu2+, Ag+. D. Fe2+, Zn2+, Cu2+, Ag+.

Bài 16 : Biết thứ tự của các cặp oxi hóa - khử trong dãy điện hóa được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của các ion là : Ag+/Ag, Fe3+/Fe2+, Cu2+/Cu, Fe2+/Fe. Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học ?

A. Ag+ + Fe2+. B. Ag+ + Cu. C. Cu + Fe3+. D. Cu2+ + Fe2+.



Bài 17: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?

A. Fe2(SO4)3. B. CuSO4 C. AgNO3. D. MgCl2



Bài 18 : Dãy gồm các kim loại chỉ khử được Fe(III) về Fe(II) trong dung dịch muối là :

A. Mg, Al. B. Fe, Cu. C. Cu, Ag. D. Mg, Fe.



Bài 19 : Ngâm hỗn hợp hai kim loại gồm Zn, Fe vào dung dịch CuSO4 Sau khi kết thúc phản ứng thu được chất rắn X gồm hai kim loại và dung dịch Y. Kết luận nào sau đây đúng ?

A. X gồm Zn, Cu. B. Y gồm FeSO4, CuSO4



C. Y gồm ZnSO4, CuSO4 D. X gồm Fe, Cu.

Bài 20 : Ngâm bột sắt vào dung dịch gồm Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Kết luận nào sau đây đúng ?

A. X gồm Fe(NO3)2, Cu(NO3)2. B. X gồm Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

C. Y gồm Fe, Cu. D. Y gồm Fe, Ag.

Bài 21 : Cho hợp kim Al, Mg, Ag vào dung dịch CuCl2. Sau phản ứng thu được hỗn hợp 3 kim loại là

A. Cu, Al, Mg. B. Ag, Mg, Cu. C. Al, Cu, Ag. D. Al, Ag, Mg.



Bài 22 : Cho hỗn hợp bột Al, Fe vào dung dịch chứa Cu(NO3)2 và AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn gồm ba kim loại là

A. Fe, Cu, Ag. B. Al, Cu, Ag. C. Al, Fe, Cu. D. Al, Fe, Ag.

Bài 23: Trong số các kim loại Mg, Fe, Cu, kim loại có thể đẩy Fe ra khỏi dung dịch Fe(NO3)3

A. Mg. B. Mg và Cu. C. Fe và Mg. D. Cu và Fe.



Bài 24 : Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là

A. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2. B. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

C. AgNO3 và Zn(NO3)2. D. Fe(NO3)2 và AgNO3.



ĐÁP ÁN BÀI TẬP DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI


1A

2A

3A

4C

5C

6B

7D

8D

9C

10A

11C

12C

13C

14D

15C

16D

17ê

18B

19D

20A

21C

22A

23A

24B




- -

Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 141.48 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương