Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010



tải về 1.58 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Nguồn: Cập nhật số liệu Báo cáo chính trị trình ĐHĐBĐB tỉnh lần thứ X

+ Về tốc độ tăng trưởng VA công nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2005 thực hiện thấp so với quy hoạch cũ, do một số dự án đầu tư bị chậm tiến độ. Sang giai đoạn 2006-2010 quy hoạch dự báo đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm, trong đó thực hiện ước đạt trên 9,98%/năm.

+ Về tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2005 và giai đoạn dự báo 2006-2010 đều thực hiện thấp hơn so với quy hoạch cũ, do một số dự án đầu tư lớn trong ngành công nghiệp bị chậm tiến độ. Ước giai đoạn 2006-2010 đạt 7,06%/năm.

+ Về tỷ lệ VA/GO năm 2000 và 2005 đều đạt theo quy hoạch. Dự kiến năm 2010 chỉ số này khoảng 45,17% .

+ Về cơ cấu trong nền kinh tế, dự báo tỷ trọng của ngành công nghiệp sẽ đạt thấp hơn mục tiêu. Năm 2010 dự kiến tỷ trọng công nghiệp sẽ chiếm 8,83% thấp hơn mức quy hoạch cũ đặt ra là 17,37%.

Nhìn chung, ngành công nghiệp Bắc Kạn thực hiện các chỉ tiêu đều thấp hơn phương án cơ sở của quy hoạch cũ, riêng chỉ tiêu về tỷ lệ VA/GO là tương đương.



Bảng : Một số chỉ tiêu so sánh tình hình thực hiện quy hoạch

Chỉ tiêu

Theo PA cơ sở QH cũ

Thực hiện

2000

2005

2010

2000

2005

2010

Tốc độ tăng VACN (%/n)

(01-05)

35

(06-10)

20




(01-05)

28,99




(06-10)

9,98

VACN (Tỷ đg - CĐ 1994)

21,08

94,52

235,20

21,08

75,27

120,45

Tốc độ tăng GOCN (%/n)

(01-05)

35

(06-10)

20




(01-05)

28,87




(06-10)

7,06

GO CN (Tỷ đg CĐ – 1994)

46,42

208,15

517,94

46,42

165,0

264

Tỷ lệ VA/GO (%)

45,41

45

45

45,41

45,62

45,00

% trong nền KT (theo giá HH)

5,62

13,24

17,37

5,62

12,2

10,05

Nguồn: Xử lý số liệu nhóm nghiên cứu

II. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy hoạch:

1. Các nguyên nhân khách quan:

Trong các năm vừa qua, tình hình thị trường thế giới và trong nước luôn xáo động theo hướng bất lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt là giá xăng dầu, vật tư, nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất tăng cao làm cho sản xuất công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt từ năm 2008, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến suy thoái kinh tế thế giới nên giá cả nhiều sản phẩm công nghiệp giảm mạnh, trong đó có các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh như tinh quặng chì kẽm, giấy đế, sản phẩm may mặc,… Một số sản phẩm không có thị trường tiêu thụ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp của tỉnh.

Trong giai đoạn 2001-2005, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng chủ yếu là khai thác tận thu khoáng sản và xuất khẩu quặng thô, vì vậy chất lượng tăng trưởng không bền vững, nhất là khi nhà nước thay đổi cơ chế chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản nhằm tạo tiền đề cho việc sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn. Cụ thể là thực hiện Luật bổ sung sửa đổi một số điều của Luật Khoáng sản, kể từ ngày 01/10/2005, các giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh không được gia hạn tiếp mà phải thực hiện theo quy định mới. Song tại thời điểm đó, tỉnh chưa xây dựng xong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản nên các giấy phép hết hạn phải chờ quy hoạch được duyệt mới được xem xét cho tiến hành các thủ tục cấp phép mới. Vì vậy giai đoạn 2006-2008 các cơ sở chế biến khoáng sản thiếu nguyên liệu trầm trọng, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của ngành giai đoạn 2006-2010.

Hạ tầng kỹ thuật tuy đã được cải thiện song chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là hệ thống đường giao thông đến huyện xã. Các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đều cách xa đường quốc lộ, hệ thống giao thông tỉnh lộ chỉ đạt cấp IV và cấp V miền núi, phù hợp với các loại xe tải trọng nhỏ nên không thuận tiện cho phát triển công nghiệp quy mô vừa và lớn.



2. Các nguyên nhân chủ quan:

Công tác quy hoạch phục vụ phát triển công nghiệp của tỉnh chưa theo kịp tình hình phát triển thực tế, nhất là các quy hoạch thăm dò khai thác chế biến khoáng sản; quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng; quy hoạch phát triển lâm nghiệp; quy hoạch thuỷ điện; quy hoạch các khu cụm điểm công nghiệp… Điều này dẫn đến việc ban hành các chính sách chậm trễ và thiếu nhất quán. Nguyên nhân chủ yếu do tỉnh chưa định hình được định hướng phát triển, đã lựa chọn sai một số dự án đầu tư không có điều kiện phát triển trên địa bàn, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội cũng như lãng phí thời gian và không tập trung đầu tư phát triển.

Thủ tục hành chính tuy đã đựợc cải cách một bước song vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp, phải qua nhiều khâu, đặc biệt là các thủ tục hành chính về cấp phép thăm dò khai thác khoáng sản có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp.

Việc thực hiện giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đầu tư cho các dự án công nghiệp còn chậm, chưa theo kịp tiến độ đầu tư của dự án, nhất là giải phóng mặt bằng xây dựng các khu cụm điểm công nghiệp, xây dựng hạ tầng giao thông, trạm điện…

Công tác xúc tiến đầu tư, thẩm định năng lực, lựa chọn nhà đầu tư còn hạn chế, dẫn đến một số nhà đầu tư sau khi được tỉnh chấp thuận đã không có khả năng triển khai thực hiện hoặc thực hiện cầm chừng các dự án, đặc biệt là các dự án khai thác chế biến khoáng sản.

Một số dự án công nghiệp đã đầu tư vào tỉnh trước đây không có hiệu quả do năng lực quản lý điều hành, năng lực tài chính của chủ đầu tư hạn chế, sử dụng công nghệ lạc hậu, không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng như các dự án Nhà máy xi măng Bắc Kạn, Nhà máy sản xuất lắp ráp ô tô Tralas, Nhà máy chế biến tinh bột sắn, Nhà máy sản xuất gang, Công ty TNHH May công nghiệp Bắc Kạn…

Các doanh nghiệp của tỉnh nhìn chung còn hạn chế về năng lực quản trị doanh nghiệp và tài chính nên cơ hội tiếp cận với nguồn vốn còn bất cập hoặc không vay được vốn. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho phát triển công nghiệp nông thôn còn hạn chế và chưa được quan tâm đúng mức.

III. Bài học kinh nghiệm:

- Phải tập trung trong chỉ đạo, quản lý và điều hành quá trình phát triển công nghiệp trên địa bàn theo một định hướng chung rõ ràng, được xây dựng có căn cứ khoa học, thực tiễn; được thảo luận và thống nhất ý chí trong các cấp lãnh đạo, điều hành và thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, các công trình trọng điểm để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ.

- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng khu cụm công nghiệp, khai thác tối đa và có hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của trung ương để xây dựng hạ tầng, tạo quỹ đất sạch, thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng và đầu tư sản xuất công nghiệp. Đồng thời xây dựng khu tái định cư, mở rộng phát triển ngành nghề nông thôn để ổn định cuộc sống cho nhân dân trong khu vực phải di dời,

- Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hành chính. Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về chuyên môn. Nâng cao kỹ năng, năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên viên trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả công tác khuyến công và xúc tiến thương mại, đẩy mạnh phát triển các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề gắn với vùng nguyên liệu tại chỗ, kích thích sức mua, giữ vững và mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu.

- Rà soát, điều chỉnh bổ xung các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Tỉnh.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các thủ tục đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư, quản lý thuế…, tận dụng tối đa có hiệu quả các gói kích cầu của Chính phủ bằng cách tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và thụ hưởng.



PHẦN BA

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2025

CHƯƠNG V

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN ĐẾN 2025.

I. Yếu tố ảnh hưởng mang tính vùng:

1. Quan hệ kinh tế trong vùng.

Bắc Kạn là tỉnh miền núi, nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc. Quan hệ kinh tế nội bộ trong vùng còn kém phát triển do thị trường nhỏ hẹp, sức mua kém, điều kiện giao thông vận tải khó khăn. Mối quan hệ với các tỉnh bạn chủ yếu là quá cảnh theo chiều Bắc - Nam. Mối quan hệ kinh tế theo hướng Đông -Tây với các tỉnh bạn hầu như không có. Đây là trở ngại rất lớn cho Bắc Kạn trong phát triển trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Bắc Kạn cũng có những thuận lợi hơn các tỉnh nằm sâu trong nội địa khi xét đến thị trường Trung Quốc.

Do tiếp giáp với 2 tỉnh biên giới Cao Bằng, Lạng Sơn có các cửa khẩu và các hoạt động biên mậu sôi động với 2 tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông Trung Quốc với hơn 300 triệu dân có trình độ sản xuất công nghiệp và công nghệ kỹ thuật cao hơn Việt nam, có nhu cầu và tập quán tiêu dùng hàng hoá gần giống như Việt nam, ưa thích các sản phẩm nhựa tiêu dùng, xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, thuốc lá, giầy dép, đồ sừng, hoa quả. Đồng thời, Trung Quốc hiện là hộ tiêu thụ không có giới hạn các nguyên liệu khoáng sản của Việt nam, trong đó có quặng sắt, chì-kẽm, măng gan của Bắc Kạn. Đây là thị trường rất lớn và trong giai đoạn tới, nếu có các chính sách tiếp thị thích hợp và tháo gỡ các khó khăn trong việc xuất, nhập khẩu, Bắc Kạn có thể phát huy thế mạnh của một tỉnh gần vùng biên, có nhiều khoáng sản nhằm đẩy nhanh phát triển kinh tế của tỉnh.

Trong nhiều năm, Bắc Kạn đã từng hợp nhất với Thái Nguyên nên đã hình thành những mối quan hệ kinh tế nhất định. Thái Nguyên có nền công nghiệp luyện kim và chế tạo máy phát triển, là nơi tiêu thụ nguyên liệu khoáng sản cũng như là cơ sở hậu cần vững chắc cho Bắc Kạn trong việc phát triển công nghiệp. Đồng thời, trong các lựa chọn định hướng phát triển, Bắc Kạn cần chú ý phối hợp, tránh chồng chéo để phát huy được thế mạnh của Thái Nguyên.

2. Quan hệ kinh tế với vùng đồng bằng sông Hồng.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 12 tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây là vùng kinh tế khá phát triển, dân cư đông đúc, là một thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm sản và nguyên liệu công nghiệp lớn.

Do mới tái lập và kinh tế kém phát triển nên quan hệ kinh tế của Bắc Kạn với các tỉnh đồng bằng sông Hồng chủ yếu là quan hệ một chiều. Bắc Kạn chủ yếu tiêu thụ các sản phẩm được cung cấp chứ chưa trở thành nguồn cung cấp hàng hoá cho khu vực này.

Với tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, trong tương lai Bắc Kạn có thể trở thành một trong các nguồn cung cấp nguyên vật liệu sản xuất cũng như nông sản tiêu dùng cho khu vực đồng bằng sông Hồng và nếu cải thiện được môi trường đầu tư hấp dẫn sẽ thu hút được sự đầu tư của khu vực này.



II- Những yếu tố mang tính quốc tế

1. Xu thế phát triển của kinh tế toàn cầu:

Ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt. Về phương diện kinh tế, các quan hệ kinh tế quốc dân đan quyện vào nhau và chi phối nền kinh tế của tất cả các nước. Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI. Đây là thời kỳ mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mức không một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động ấy. Đây cũng là thời kỳ diễn ra qúa trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu. Những thành tựu khoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vật chất sang các phương thức sản xuất mang nhiều tính phi vật chất (dựa vào tri thức, văn hoá, dịch vụ)–cơ sở vật chất của xã hội tương lai. Bối cảnh quốc tế mới vừa tạo ra thời cơ mới tương đối thuận lợi, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới đối với nền kinh tế của các quốc gia. Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới có khả năng phát triển theo các xu hướng sau đây:

- Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới: Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất tuy vẫn bao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau. Những quan hệ kinh tế toàn thế giới vốn có những sức mạnh không thể cưỡng lại. Thực tế trong nhiều thập kỷ qua, kể từ khi chủ nghĩa xã hội ra đời, sự đối đầu giữa 2 hệ thống kinh tế xã hội đã đưa nền kinh tế thế giới tới những nguy cơ to lớn chưa thể lường hết được, trái với xu thế khách quan quốc tế hoá đang phát triển. Ngay trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu gay gắt, các quan hệ kinh tế Đông –Tây vẫn tồn tại bất chấp ý chí của các chính phủ. Trong những điều kiện mới hiện nay, kinh tế các nước vừa phát triển vừa tăng cường liên kết. Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình, mà còn mở rộng buôn bán các nước khác. Xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới phát triển trên cơ sở xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏi phải có sự phối hợp chung để giải quyết các vấn đề đó. Những vấn đề cấp bách đăt ra là:

- Vấn đề chiến tranh và hoà bình: Chính sách đối đầu buộc các quốc gia phải tăng cường chi phí quốc phòng rất lớn và tác động rất xấu đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Các nước tư bản chủ nghĩa phát triển gặp không ít khó khăn do chính việc sản xuất và buôn bán vũ khí. Do đó, cuộc đấu tranh cho hoà bình chống chiến tranh, cắt giảm vũ khí hạt nhân là nhiệm vụ cấp bách của cả nhân loại, của mọi quốc gia và các phong trào tiến bộ. Đó cũng là vấn đề có tính chất kinh tế toàn cầu.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái: Đây là vấn đề đang được đặt ra như một vấn đề toàn cầu nghiêm trọng. Sự phát triển của công nghiệp hoá, đô thị hoá cùng với sự gia tăng dân số qúa nhanh ở nhiều quốc gia làm cho chất thải độc hại ngày càng lớn. Trái Đất đang và sẽ bị ô nhiễm nặng …Các quốc gia cần phải có sự phối hợp hành động để ngăn chặn nguy cơ này.

- Hệ thống tín dụng quốc tế: Hệ thống tín dụng quốc tế có liên quan đến mọi quốc gia, được tất cả các nước quan tâm. Nền kinh tế thế giới đang bị đe doạ đẩy tới bờ vực thẳm của những cuộc khủng hoảng tài chính. Hiện nay, trên thế giới có quá nhiều con nợ, nhất là các nước đang phát triển không có khả năng trả nợ …nếu các nước này đang phá sản thì mọi quốc gia khác cũng chịu những tổn thất nặng nề và không thể lường trước được.

- Vấn đề thương mại quốc tế cũng ngày càng trở nên gay gắt vì các quốc gia, kể cả các nước đang phát triển ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường thế giới… và tổ chức thương mại thế giới WTO đã ra đời vào ngày 1.1.1995 để giải quyết những xu hướng tự do hoá thương mại …sẽ có lợi cho mọi quốc gia thành viên.

- Những vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác như vấn đề dân số, lương thực, khai thác đại dương… ngày càng được đặt ra và thừa nhận là cấp bách, song về cơ bản chúng chưa được giải quyết và biểu hiện ngày càng nghiêm trọng. Đây không phải là nhiệm vụ của một quốc gia nào, mà không phải giải quyết trong phạm vi hẹp mà là nhiệm vụ chung của tất cả các quốc gia trên toàn cầu.

Tính thống nhất của nền kinh tế hay xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế phát triển trên cơ sở mở rộng các quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các quốc gia. Trước đây những quan hệ cùng có lợi dường như chỉ tồn tại trong quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa với các nước đang phát triển chỉ là quan hệ bóc lột, áp bức dân tộc và thôn tính, xâm lược. Trong quan hệ đông - tây chỉ thấy sự đối đầu, chống phá nhau. Từ thực tế đấu tranh của các nước đang phát triển đã buộc các nước phát triển phải xây dựng và mở rộng các quan hệ cùng có lợi với mọi quốc gia.

- Xu hướng nền kinh tế thế giới chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới về chất - một nền văn minh hậu công nghiệp: Hiện nay, khu vực dịch vụ ở các nước phát triển chiếm khoảng 50 – 60% dân số lao động và 60–65% tổng sản phẩm quốc dân, khu vực công nghiệp chỉ còn chiếm khoảng 40% lao động, 30-35% tổng sản phẩm quốc dân. Dự báo thế kỷ XXI khu vực dịch vụ ở các nước này có thể tăng 70–80% dân số lao động và khu vực công nghịêp sẽ giảm đi tương ứng, mà trong đó tỷ trọng của những ngành công nghiệp sản xuất ra hàng hoá có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao tăng lên và tỷ trọng của những ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật trung gian sẽ giảm đi.

- Xu hướng cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới: Một trật tự quốc tế mới đang được xác lập trên quy mô toàn cầu với những đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực hoà bình và ổn định, thực hiện các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào nội bộ của nhau… Sau cuộc khủng hoảng hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu, thế giới chuyển sang một thời kỳ mới–thời kỳ chạy đua phát triển kinh tế. Việc hình thành và kiến tạo thể chế kinh tế toàn cầu, hay nói cách khác, việc cải tổ và đổi mới nền kinh tế thế giới là một nhu cầu cấp bách hiện nay nhằm thoả mãn được những yêu cầu mới của sự phát triển sản xuất, phù hợp với diễn biến về mặt kinh tế chính trị và thể chế xã hội. Đây thực sự là cuộc cách mạng thay cũ, đổi mới mà khi phát động các nước đã nêu rõ mục tiêu là đưa nền kinh tế và toàn bộ đời sống xã hội sang một trạng thái mới về chất.

Các nước XHCN không thể phát triển như cũ. Những tư duy cũ, những thể chế cũ với mô hình kinh tế kế hoạch, tập trung và đóng cửa ngày càng cản trở sự phát triển và đặt các quốc gia này trước nguy cơ to lớn của cuộc khủng hoảng. Việc không thừa nhận những quan hệ hàng hoá - tiền tệ dựa trên cơ chế thúc đẩy phát triển theo chiều rộng trong mô hình XHCN tập trung quan liêu bao cấp không tạo lập được quá trình tự thân vận động để tự cải biến mình về chất và khủng hoảng, suy sụp kinh tế chính là cái giá phải trả cho mô hình này. Công cuộc cải cách kinh tế có mục tiêu tạo lập nền kinh tế thị trường, để các hoạt động kinh tế được điều tiết tự nhiên bởi cơ chế thị trường như chính nó đã có và cần phải có dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước XHCN. Đó là lối thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế, là hướng đi đúng nhằm đưa nền kinh tế của các quốc gia này hoà nhập vào con đường phát triển thông thường của đời sống kinh tế nhân loại.

Các nước tư bản phát triển đã và đang bước vào công cuộc cải tổ sâu rộng, chưa từng có trong khuôn khổ của các nước TBCN trước đây về kết cấu kinh tế và các thể chế xã hội để thích ứng với điều kiện mới. Phương hướng cải tổ của các nước trong khu vực này thể hiện rõ nhất ở một số mặt:

- Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối với nền kinh tế, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà có sự phối hợp điều chỉnh siêu quốc gia.

- Phát triển các tổ chức siêu quốc gia mà chúng có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia như nhất thể hoá cộng đồng kinh tế châu Âu, hình thành khu vực tự do Bắc Mỹ, Canada mở rộng tới Mêhicô, tiến tới toàn châu Mỹ liên kết kinh tế nhiều tầng giữa Nhật Bản với các nước ASEAN và NIC tiến tới nhất thể hoá kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

- Tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, trợ cấp thất nghiệp, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường… trên cơ sở đảm bảo lợi ích phát triển của chủ nghĩa tư bản.

- Có sự chuyển biến trong quan hệ với các nước đang phát triển từ chính sách tước đoạt, cướp bóc, kiềm chế trong tình trạng lạc hậu sang chính sách thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa phụ thuộc ở các nước này, tạo ra ở các nước đang phát triển một thị trường rộng lớn, một hệ thống công thương nghiệp phụ thuộc, một môi trường kinh doanh có lợi cho các nước tư bản phát triển. Thay đổi cơ cấu nền kinh tế với vai trò chủ đạo của ngành kinh tế dịch vụ và tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ, áp dụng công nghệ mới vào quá trình sản xuất.

Các nước đang phát triển đều đang tiến hành cải tổ với các mức độ khác nhau, mà việc cải tổ kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia hoà nhập với trào lưu cải tổ, cải cách chung của thế giới. Xu hướng cải tổ ở khu vực này nhằm chủ yếu vào việc mở cửa nền kinh tế với bên ngoài, thực hiện chính sách thu hẹp kinh tế quốc gia, mở rộng kinh tế tư nhân, tuy vẫn giữ quyền điều tiết và kiểm soát của Nhà Nước đối với các hoạt động kinh tế, tăng cường đấu tranh cho một trật tự kinh tế quốc tế, phi chính trị hoá các quan hệ quốc tế về mặt kinh tế. Trên cái nền chung đó cải tổ kết cấu kinh tế – xã hội và tăng cường các biện pháp điều tiết vĩ mô là xu hướng chủ yếu của hầu hết các quốc gia đang phát triển. Cuộc cải tổ, cải cách kinh tế được thực hiện theo hai hướng chính: cải tổ toàn diện và cải tổ kết cấu toàn phần:

- Cải tổ kết cấu toàn diện tức là cải tổ trong cả hai lĩnh vực kinh tế – xã hội. Phần lớn các quốc gia theo xu hướng này là các nước đông dân, nền kinh tế – xã hội khủng hoảng sâu sắc đòi hỏi Chính phủ phải tiến hành song song cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Điển hình như các nước Mêhicô, Braxin, Áchentina, Angiêri. Mục tiêu đặt ra với cải tổ toàn diện nhằm khôi phục và nâng cao mức tăng trưởng kinh tế, hạn chế vay nợ nước ngoài trên cơ sở trả dần vốn nợ cũ, thực hiện cân bằng tài chính, chỉ tiêu có lựa chọn, tăng cường các nguồn thu nhập trong nước, thực hiện đa dạng xuất khẩu, đa phương hoá thị trường, kết hợp đồng bộ giữa các biện pháp kinh tế nhằm khắc phục những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế chậm phát triển.

- Cải tổ kết cấu từng phần tức là cải tổ một số mặt yếu kém hoặc cải tổ trọng điểm. Đây cũng là xu hướng tương đối phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như các nước NIC ở châu Á, hoặc một số nước ở châu Mỹ La Tinh. Điển hình về cải tổ xuất khẩu là Thái Lan và Nam Triều Tiên. Ở Thái Lan, nhờ xuất khẩu thành phẩm dẫn đến tăng nhanh đầu tư, tăng nhanh tổng sản phẩm quốc dân. Nam Triều Tiên chú trọng cải tổ cơ cấu một số ngành công nghiệp xuất khẩu như sản phẩm chế tạo và hàng tiêu dùng cao cấp. Nhờ phát triển hai ngành này, mức tăng tổng sản phẩm nội địa nâng lên và mức tăng xuất khẩu cũng được nâng lên. Chính phủ Malaixia đặc biệt chú ý đến điều chỉnh cơ chế thuế và các sản phẩm công nghiệp chế biến xuất khẩu. Các nước châu Mỹ La tinh kết hợp cải tổ tài chính, giảm tỉ lệ lạm phát với những chính sách mở rộng quan hệ ngoại thương, sử dụng tối ưu nguồn đầu tư nước ngoài…

Bước sang thế kỷ XXI, các xu thế trên vẫn tiếp tục thể hiện vai trò có tính bao trùm và thường xuyên quyết định, mặc dù có thêm những sắc thái mới đa dạng và phức tạp hơn. Những sắc thái này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Do tác động của khoa học và công nghệ với cường độ lớn hơn và trình độ cao hơn làm thay đổi cơ cấu ngành sản xuất và dịch vụ mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn. Các ngành công nghiệp “ cổ điển” giảm dần tỉ trọng và vai trò của nó trở nên “ mãn chiều xế bóng ”. Các ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ tăng nhanh, đặc biệt là các ngành dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất. Chúng giữ vai trò khớp nối, đảm bảo cho toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội được thông suốt và phát triển với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế trở nên mềm hoá, khu vực kinh tế phi hình thức được mở rộng, nền kinh tế “ tượng trưng ” có quy mô lớn hơn nền kinh tế “thực tế” nhiều lần. Cơ cấu lao động phân theo ngành có sự thay đổi sâu sắc, xuất hiện nhiều nghề mới với sự đan kết của nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ.

- Do sự tác động của cách mạng khoa học và công nghệ, của sự phân công lao động quốc tế, do vai trò và tầm hoạt động mới của các công ty xuyên quốc gia, quá trình quốc tế hoá nến kinh tế thế giới ngày nay càng phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiếu sâu trên hai cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá và đã đưa đến nền chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế trên bước vào thời kỳ cạnh tranh toàn cầu bên cạnh sự đẩy mạnh tìm kiếm hợp tác trong cạnh tranh. Thể chế kinh tế thế giới chuyển biến theo thị trường hoá nền kinh tế của từng quốc gia, quốc tế hoá thể chế nền kinh tế giữa các nước theo hướng mở cửa với sự xuyên suốt của thể chế kinh tế thị trường theo hướng nhất thể hoá và tập đoàn kinh tế khu vực.

- Xu thế toàn cầu hoá gia tăng với các biểu hiện mới về vai trò ngày càng lớn của hoạt động tài chính tiền tệ; sự gia tăng của mậu dịch quốc tế nhanh hơn nhiều tốc độ tăng trưởng kinh tế; việc gia tăng làn sóng sát nhập các công ty xuyên quốc gia; vai trò ngày càng quan trọng của tri thức và sự phát triển của loại hình kinh tế tri thức. Công nghệ thông tin phát triển làm thay đổi cách thức tổ chức sản xuất và đời sống, đưa đến sự tác động ngày càng lớn của kinh tế đến chính trị và xã hội. Quá trình toàn cầu hoá diễn ra cả bề rộng lẫn bề sâu, một mặt đưa tới cơ hội cho sự phát triển kinh tế của từng quốc gia cũng như của toàn thế giới, giúp cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên hiện có trên Trái Đất cũng như gây tác động ngược trở lại đối với sự phát triển của khoa học – công nghệ đối với việc phân công lao động quốc tế.

Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như sự gia tăng của các rủi ro kinh tế (khủng hoảng tài chính–tiền tệ khu vực, sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, việc hình thành các “bong bóng” tài chính và tiền tệ…) cũng như gây nên mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị và xã hội (làm suy giảm tính độc lập chủ quyền quốc gia, gây nên sự phụ thuộc quá mức vào các trung tâm kinh tế lớn, phương hại đến sự phát triển văn hoá dân tộc…). Trong quá trình toàn cầu kẻ mạnh thu được nhiều lợi ích hơn còn người yếu dễ bị thua thiệt. Những quốc gia có tiềm lực lớn, có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hoá và cài đặt lợi ích của họ. Các quốc gia phát triển chậm hơn có thể bị động theo sau khi tham gia quá trình toàn cầu hoá.



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương