Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010


IV. Phương hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ



tải về 1.58 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

IV. Phương hướng tổ chức kinh tế theo không gian lãnh thổ:

Phát triển lãnh thổ tỉnh Bắc Kạn theo hướng sau:



1. Phát triển hệ thống đô thị, bố trí lại dân cư, xây dựng nông thôn mới.

Quy hoạch và phát triển hệ thống đô thị đồng bộ với sự phát triển kinh tế - xã hội và trong tương lai hình thành các trung tâm kinh tế của tỉnh gồm: Thị xã Bắc Kạn, Thị xã Chợ Rã, Thị xã Chợ Mới, Thị xã Chợ Đồn, Thị trấn Yến Lạc, Thị trấn Phủ Thông, Thị trấn Vân Tùng, Thị trấn Bộc Bố, Thị trấn Nà Phặc, Thị trấn Chu Hương tại Pù Mắt, Thị trấn Đồn Đèn, Thị trấn Bản Thi, Thị trấn Bằng Vân, Thị trấn Sáu Hai, Thị trấn Cư Lễ.



1.1. Thị xã Bắc Kạn:

Được quy hoạch là Thành phố Bắc Kạn - đô thị loại III trước năm 2020, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá khoa học kỹ thuật của tỉnh Bắc Kạn và là đô thị hạt nhân của tiểu vùng phía Nam tỉnh. Dự báo quy mô dân số đô thị đến năm 2020 đạt 100-110 nghìn người, trong đó dân số nội thị khoảng 90-95 nghìn người.

Tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 950 ha vào năm 2020, trong đó đất phát triển công nghiệp 140 ha, ưu tiên phát triển các ngành sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng, may mặc.

Thành phố Bắc Kạn còn là trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn nhà hàng và dịch vụ du lịch...



1.2. Thị xã Chợ Rã:

Được nâng cấp từ thị trấn Chợ Rã thành đô thị hạt nhân phát triển kinh tế, xã hội của Tiểu vùng Tây Bắc của tỉnh Bắc Kạn. Dự kiến quy mô dân số năm 2020 đạt 70- 80 nghìn người. Diện tích đất xây dựng đô thị quy hoạch đến năm 2020 khoảng 650-700 ha. Kinh tế chủ yếu của thị xã Chợ Rã là công nghiệp chế biến nông sản, công nghiệp hàng tiêu dùng và trung tâm du lịch và dịch vụ thương mại. Hình thành cụm công nghiệp có diện tích 20 ha.



1.3. Thị xã Chợ Mới:

Được nâng cấp từ thị trấn Chợ Mới, là trung tâm kinh tế tiểu vùng phía Nam của tỉnh, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 10 nghìn người. Sẽ hình thành Khu công nghiệp Thanh Bình quy mô diện tích 154 ha và có thể mở rộng lên tới 500 ha khi có nhu cầu.



1.4. Thị xã Chợ Đồn

Là trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội với quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 10 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại.



1.5. Thị trấn Yến Lạc

Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Na Rì, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 10 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại. Hình thành một điểm công nghiệp khoảng 4 ha.



1.6. Thị trấn Phủ Thông

Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Bạch Thông, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 7-8 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại. Hình thành cụm công nghiệp có diện tích 25 ha.



1.7. Thị trấn Vân Tùng

Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Ngân Sơn, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 7-8 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại. Hình thành cụm công nghiệp có diện tích 22 ha.



1.8. Thị trấn Bộc Bố

Là trung tâm huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Pắc Nặm, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 7-8 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại, lâm nghiệp và kinh tế vườn. Hình thành điểm công nghiệp có diện tích 4 ha.



1.9. Thị trấn Nà Phặc

Là trung tâm kinh tế tiểu vùng IV phía Nam của huyên Ngân Sơn, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 10 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và dịch vụ thương mại.



1.10. Thị trấn Chu Hương

Sẽ hình mới thị trấn Chu Hương tại Pù Mắt là trung tâm huyện lỵ, trung tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện Ba Bể thay cho trị trấn cũ Chợ Rã khi trở thành thị xã, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5- 6 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản và du lịch, dịch vụ thương mại, lâm nghiệp và kinh tế vườn.



1.11. Thị trấn Đồn Đèn

Là trung tâm du lịch nghỉ dưỡng trên vùng núi cao, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Ba Bể, quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 4-5 nghìn người. Kinh tế chủ yếu gắn với du lịch nghỉ dưỡng sinh thái rừng và dịch vụ thương mại, lâm nghiệp.



1.12. Thị trấn Bản Thi

Là thị trấn trực thuộc huyện Chợ Đồn, là trung tâm công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thương mại và dịch . Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5-6 nghìn người.



1.13. Thị trấn Bằng Vân

Là thị trấn trực thuộc huyện Ngân Sơn, là trung tâm kinh tế có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội huyện Ngân Sơn, kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5-6 nghìn người.



1.14. Thị trấn Sáu Hai

Là thị trấn trực thuộc huyện Chợ Mới, là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Chợ mới, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội huyện Chợ Mới, kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 5-6 nghìn người.



1.15. Thị trấn Cư Lễ

Là thị trấn trực thuộc huyện Na Rì, là đô thị cửa ngõ phía Bắc của huyện Na Rì, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội huyện Na Rì, kinh tế chủ yếu là phát triển thương mại, dịch vụ. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2020 đạt 3-4 nghìn người.



1.16. Định hướng tổ chức các cụm dân cư nông thôn

Định hướng tổ chức các cụm dân cư nông thôn theo hướng hình thành các thị tứ, các trung tâm cụm xã và trung tâm xã.



2. Định hướng phát triển các tiểu vùng.

2.1. Tiểu vùng chạy dọc theo hành lang kinh tế quốc lộ 3 gồm các huyện Chợ Mới, Bạch Thông và thị xã Bắc Kạn. Đây là tiểu vùng trung tâm động lực phát triển kinh tế, xã hội của Bắc Kạn. Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào phát triển các khu công nghiệp, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng... Phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, kinh tế rừng. Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị xã Bắc Kạn, thị trấn Chợi Mới và thị trấn Phủ Thông.

2.2. Tiểu vùng phía Đông của tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Rì. Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng... Phát triển cây ăn quả, kinh tế rừng, thâm canh lúa nước, chăn nuôi và thương mại cửa khẩu. Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị trấn Yến Lạc và các đô thị nằm trên trục quốc lộ 3B đi Lạng Sơn.

2.3. Tiểu vùng phía Tây của tỉnh gồm toàn bộ huyện Chợ Đồn. Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu tập trung vào phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp cơ khí... Phát triển cây ăn quả, thâm canh lúa nước, chăn nuôi và phát triển du lịch thăm quan di tích lịch sử, cảnh quan. Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị trấn Bằng Lũng và thị trấn Bản Thi.

2.4. Tiểu vùng phía Tây Bắc và Bắc của tỉnh gồm các huyện Ba Bể, Pác Nâm và Ngân Sơn. Phương hướng phát triển kinh tế chủ yếu du lịch cảnh quan Hồ Ba Bể, du lịch sinh thái, phát triển dịch vụ, thương ,mại và công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp phục vụ du lịch... Các trung tâm kinh tế của vùng gồm thị trấn Chợ Rã (thị xã Chợ Rã trong tương lai), thị trấn Vân Tùng, thị trấn Nà Phặc, thị trấn Bộc Bố và thị trấn Pù Mắt.

V. Triển vọng hợp tác kinh tế với các địa phương:

Các dự án trực tiếp liên quan đến Bắc Kạn trong Chương trình hành động của Chính phủ sẽ bao gồm các dự án phát triển hệ thống lưới điện truyền tải và phân phối, phát triển các sản phẩm chủ lực về cơ khí, khai khoáng, hoá chất, các dự án thuỷ điện gắn với thuỷ lợi, du lịch, thương mại, các dự án phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, công nghiệp khai khoáng và chế tạo .v.v.

Các địa phương khác trong vùng như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn và Cao Bằng cũng sẽ có chương trình phát triển kinh tế gắn kết chặt chẽ với các tỉnh xung quanh, song hợp tác luôn đi đôi với cạnh tranh do đặc điểm địa lý và điều kiện tự nhiên của các tỉnh trong vùng khá tương đồng. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông được xây dựng tại tất cả các tỉnh trong vùng đều có tác động tổng hợp đến sự phát triển của các tỉnh xung quanh.

Triển vọng hợp tác với một số vùng kinh tế lớn trong cả nước:

a. Triển vọng hợp tác với khu vực Đồng bằng sông Hồng và VKTTĐ Bắc Bộ:

Khu vực Đồng bằng sông Hồng bao gồm Thái Bình, Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh. Với diện tích 20.973 km2, chỉ chiếm khoảng 6,3% diện tích cả nước nhưng dân số chiếm tới 22,8% dân số cả nước và quy mô GDP khoảng 20,2 tỷ USD, bằng 22,6% cả nước (số liệu 2008)

Thế mạnh của một cơ cấu kinh tế phát triển hợp lý với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đa dạng; các ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản, trồng trọt, chăn nuôi còn nhiều tiềm năng phát triển; các khu công nghệ cao thuộc tam giác trọng điểm kinh tế Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh đang được hình thành và phát triển...tạo điều kiện cho vùng Đồng bằng sông Hồng phát triển kinh tế với nhịp độ cao, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của các tỉnh trong khu vực và cả nước cũng như tạo nguồn hàng xuất khẩu. Khu vực Đồng bằng sông Hồng có thể cung cấp cho Bắc Kạn một số mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, nguyên liệu, vật tư, thiết bị cho sản xuất công nghiệp, đồng thời tiêu thụ các loại nông lâm sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng của Bắc Kạn.

b. Triển vọng hợp tác với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên:

Dự báo quỹ mua dân cư của khu vực này đến năm 2010 đạt 91,3 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 13,67% trong giai đoạn 2006-2010. Dự báo mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 25,2 ngàn tỷ đồng năm 2010, tăng bình quân 11,8% trong giai đoạn 2006-2010.

Định hướng phát triển kinh tế cho những năm tới của vùng là: Phát triển nhanh theo hướng thâm canh là chính đối với các cây công nghiệp gắn với thị trường xuất khẩu (cà phê, cao su, chè, bông ...), chăn nuôi đại gia súc, trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản và công nghiệp chế biến nông, lâm sản; phát triển thuỷ điện lớn và vừa, khai thác và chế biến quặng bôxít, phát triển công nghiệp giấy... Nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang nối xuống vùng Duyên Hải. Phát triển sự hợp tác liên kết kinh tế - thương mại - dịch vụ với các nước láng giềng Lào, Campuchia.

Duyên hải Trung bộ và Tây nguyên có khả năng cung cấp cho Bắc Kạn các sản phẩm cây công nghiệp, lâm sản...phục vụ cho công nghiệp chế biến sản phẩm xuất khẩu, đồng thời tiêu thụ một số loại nông sản thực phẩm và hàng tiêu dùng của Bắc Kạn cũng như kết hợp để tổ chức các tuyến du lịch liên vùng.

c. Triển vọng hợp tác với khu vực Đông Nam bộ và VKTTĐ phía Nam:

Vùng Đông Nam bộ gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận; với dân số chiếm 14,9% dân số cả nước; diện tích 23.554 km2, bằng 7,1% diện tích của cả nước; GDP khoảng 34,8% tổng GDP của cả nước. Quỹ mua dân cư của khu vực năm 2010 ước đạt 328,0 ngàn tỷ đồng, tăng bình quân 11,18% trong giai đoạn 2006-2010. Dự báo mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ đạt 212,56 ngàn tỷ đồng năm 2010, tăng bình quân 8,91% trong giai đoạn 2006-2010.

Vùng Đông Nam bộ là vùng giàu có về tài nguyên như: dầu mỏ, khí đốt, than bùn, các mỏ sét cao lanh, đá quý, bentônít, titan... Đồng thời, Đông Nam bộ là vùng tập trung nhiều ngành sản xuất, mức tiêu thụ bình quân đầu người vào loại cao so với cả nước, bởi vậy đây là thị trường có sức tiêu thụ lớn hàng hoá và tư liệu sản xuất. Định hướng phát triển trong những năm tới là đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, sản xuất điện, phân bón và hoá chất từ dầu khí. Hoàn chỉnh và nâng cấp các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, mở mang công nghiệp ở các tỉnh. Phát triển mạnh cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều, mía đường, bông...), cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến,...Khu vực này có thể cung cấp cho Bắc Kạn nhiều loại nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị, công nghệ và nguyên phụ liệu cho các ngành công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và tiêu thụ các loại nông lâm, khoáng sản và vật liệu xây dựng của Bắc Kạn.

PHẦN HAI

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN ĐẾN 2010

CHƯƠNG III

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP

1. Giá trị sản xuất và cơ cấu ngành công nghiệp:

1.1. Giá trị SXCN và cơ cấu phân theo ngành công nghiệp:

Giá trị SXCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2005 có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 28,87%/năm, trong đó công nghiệp khai thác đạt 46,28%/năm, công nghiệp chế biến đạt 20,30%/năm và công nghiệp sản xuất & phân phối điện nước đạt 30,14%/năm. Theo phân nhóm ngành công nghiệp, ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại có mức tăng trưởng cao nhất đạt 59,69%/năm, tiếp đến là ngành khai thác quặng kim loại đạt 50,12%/năm, ngành chế biến gỗ, giấy giảm 3,1%/năm.

Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tỉnh đã chậm lại, năm 2006 đạt 12,67% và năm 2007 là 1,69% do Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách quản lý tài nguyên khoáng sản và tỉnh chủ trương tập trung nguyên liệu khoáng sản để chế biến sâu tại địa phương nên các doanh nghiệp phải lập lại thủ tục xin cấp mỏ và lập dự án đầu tư chế biến sâu.

Bảng: Giá trị SXCN phân theo ngành công nghiệp:



Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

Tốc độ

01-05

(%/n)

Tốc độ

06-10

(%/n)

Tổng số

46,4

165,0

156,5

222,4

264

28,87

9,87

Khai thác KS

10,7

71,7

27,7

56,2

63,1

45,28

-2,53

CB TF đồ uống

2,3

7,2

17,3

14,5

15,42

25,63

16,37

CB gỗ giấy

16,9

14,4

16,9

24,5

50,43

-3,1

18,79

Sản xuất VLXD

6,0

39

9,4

25,4

32,95

45,19

-3,3

Dệt-may-da giầy

1,7

6,2

20,7

7,4

27,48

29,73

20,99

CK&SX kim loại

0,6

6,8

21,6

61,4

16,1

59,69

31,28

Các ngành khác

5,4

9,7

25,7

15,9

41,84

30,2

21,56

Điện & nước

2,7

10

17,2

17,1

16,78

37,14

14,72

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

Về cơ cấu giá trị SXCN phân theo ngành công nghiệp:

- Phân theo ngành công nghiệp, năm 2000 công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất giấy của tỉnh chiếm tỷ trọng lớn nhất là 36,5%, ngành khai thác khoáng sản đứng thứ 2 chiếm 23,11% sau đó là ngành sản xuất VLXD: 12,96%. Các ngành còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể (khoảng vài %). Năm 2005, chiếm tỷ trọng lớn nhất là ngành khai thác khoáng sản (43,45%), tiếp đến là ngành sản xuất VLXD (23,64%), ngành chế biến gỗ giấy xuống thứ 3 chiếm 8,73% do trong thời gian này nhu cầu chì kẽm trên thế giới cao nên ngành khai thác khoáng sản đã tăng trưởng mạnh về giá trị SXCN.

Năm 2008, tỷ trọng của ngành khai thác khoáng sản tuy vẫn cao nhất song đã giảm xuống còn 17,70%, tiếp theo là ngành cơ khí và sản xuấtkim loại chiếm 13,80% và ngành sản xuất VLXD đứng thứ 3, giảm xuống còn 13,23%.



Bảng: Cơ cấu giá trị SXCN phân theo ngành công nghiệp

Đơn vị tính: % -Giá CĐ 94

Hạng mục

2000

2005

2006

2008

2009

2010

Tổng số

100

100

100

100

100

100

Khai thác KS

23,11

43,45

44,64

17,70

25,27

23,86

CB TF đồ uống

4,97

4,36

3,77

11,05

6,52

5,84

CB gỗ giấy

36,50

8,73

16,59

10,80

11,02

19,10

Sản xuất VLXD

12,96

23,64

16,57

6,01

11,42

12,48

Dệt-may-da giầy

3,67

3,76

4,87

13,23

3,33

10,41

CK&SX kim loại

1,30

4,12

4,54

13,80

27,61

6,10

Các ngành khác

11,66

5,88

1,51

16,42

7,15

15,85

Điện & Nước

5,83

6,06

7,47

10,99

7,69

6,36


tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương