Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010



tải về 1.58 Mb.
trang6/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.6. Chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại

Công nghiệp chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại của Bắc Kạn hiện chưa phát triển, trên địa bàn Tỉnh có một nhà máy lắp ráp và đóng mới ô tô tải nhỏ công suất giai đoạn I là 500 xe /năm, nhưng chưa tìm được thị trường tiêu thụ nên chỉ sản xuất cầm chừng.

Giai đoạn 2001-2005 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 59,69%/năm chiếm tỷ trọng 4,27 % trong cơ cấu ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 42,79 %/năm. Toàn giai đoạn 2006-2010 ước khoảng 17,97%/năm.

Sản phẩm chủ yếu của ngành là ô tô tải nhỏ.

Bảng : Giá trị sản xuất ngành chế tạo máy, điện tử và gia công kim loại

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

0,65

6,75

20,52

24,22

16,1

58,66

17,97

GTSX toàn ngành

46,42

165

173,2

192

264

28.87

7,05

Tỷ trọng, %

1,51

4,27

11,85

12,61

6,1







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.7. Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, nước:

Giai đoạn 2001-2005 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 30,14 %/năm chiếm tỷ trọng 6,02% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,06%/năm.

Bảng: Giá trị sản xuất ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

2,66

9,93

5,6

19,92

16,78

30,14

11,06

GTSX toàn ngành

46,42

165

173,2

192

264

28,87

7,05

Tỷ trọng, %

5,72

6,02

3,2

10,37

6,35







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.7.1. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện:

a. Nguồn điện:

Do đặc thù địa lý và kinh tế của một tinh miền núi, Bắc Kạn có một cơ cấu nguồn điện khá đa dạng bao gồm: Nguồn điện lưới quốc gia 110 kV và các nguồn thuỷ điện nhỏ độc lập.

- Các trạm nguồn từ điện lưới quốc gia: Trên địa bàn Tỉnh hiện chưa có trạm 220 kV (đã có lưới 220kV đi qua), hiện tại chỉ có duy nhất một trạm 110/35/10 kV Bắc Kạn –16+25 MVA cấp điện cho Tỉnh. Đang chuẩn bị nghiệm thu đưa vào vận hành (dự kiến trong quý IV/2010) 31,2 Km đường dây 110 kV và trạm 110/35/22kV quy mô 25 MVA Chợ Đồn, các trạm trên được cấp điện từ hệ thống lưới điện miền Bắc bằng tuyến đường dây 110kV–AC185 Thái Nguyên -Bắc Kạn-Cao Bằng.

- Thủy điện:

+ Nhà máy thuỷ điện Tà Làng, xã Đồng Phúc, huyện Ba Bể (chủ đầu tư: Công ty CP Sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Kạn), công suất 4,5 MVA đã hoàn thành, được vận hành và hoà vào lưới điện quốc giá trong tháng 8/2009, nối lưới nhánh Ba Bể - Đồng Phúc theo tuyến đường dây 35 kV lộ 371. Nhà máy thuỷ điện Thượng Ân, xã Thượng Ân, huyện Ngân Sơn (chủ đầu tư Công ty CP Điện Khoáng Bắc Kạn), công suất 2,4 MVA hoàn thành, vận hành và phát điện hoà vào lưới điện quốc giá vào tháng 9/2010, nối lưới nhánh Vân tùng - Cốc Đán lộ 371 trạm 110 kV Bắc Kạn. Ngoài ra, còn một số dự án thuỷ điện đang tiến hành xây dựng như: Nhà máy thuỷ điện Nặm Cắt 1, xã Dương Quang huyện Bạch Thông (Công ty CP thuỷ điện Nặm Cắt), công suất 3,2 MVA.

+ Một số trạm thủy điện nhỏ của tỉnh được đầu tư trước 1985 hiện nay đã bị hư hỏng sau một thời gian hoạt động. Trạm thủy điện 314 có công suất 175kw; Trạm thủy điện 914 có công suất 175kw; Trạm thủy điện Nghĩa Tá có công suất 260kw (huyện Chợ Đồn) của quân đội quản lý tuy vẫn đang vận hành tốt song không hoạt động do đã có lưới điện quốc gia kéo đến. Ngoài ra, tại Bắc Kạn còn có khoảng 1.000 trạm thủy điện cực nhỏ nằm rải rác ở những xã và điểm dân cư chưa có lưới điện quốc gia.



b. Lưới điện:

Hệ thống lưới điện Bắc Kạn bao gồm các cấp điện áp 110, 35, 10 kV.

Lưới cao thế 110kV: Được cấp bằng đường dây 110kV Thái Nguyên – Cao Bằng và không có đấu nối liên kết mạch vòng.

Lưới trung thế 35kV: Được hỗ trợ từ lộ 35 kV từ trạm 110 kV Yên Đổ - Phú Lương. lộ 35 kV này chỉ hỗ trợ cho một phần lưới 35 kVcủa lộ 373 qua cầu dao CD104 và máy biên áp 35/10kv-3,2 MVA (đặt tại trạm 110 kV Bắc Kạn) cấp điện cho lưới 10 kV của thị xã Bắc Kạn, khi đường dây 110 kV (Thái Nguyên - Cao Bằng) bị sự cố.



4.7.2. Công nghiệp sản xuất và phân phối nước

a. Các đơn vị cung cấp nước sạch.

- Nhà máy nước thị xã Bắc Kạn, công suất 4.000 m3/ngày đêm, hiện nay cấp nước cho 3.500 hộ dân.

- Nhà máy nước Chợ Đồn, công suất 800 m3/ngày đêm, cấp nước cho 1.367 hộ dân.

- Nhà máy nước Nà Phặc - Ngân Sơn, công suất 500 m3/ngày đêm, cấp nước cho 630 hộ dân.

- Nhà máy nước thị trấn Chợ Rã - Ba Bể, công suất 800 m3/ngày đêm, cấp nước cho 800 hộ dân.

- Nhà máy nước Chợ Mới, công suất 500 m3/ngày đêm, cấp nước cho 450 hộ dân.

Bên cạnh đó là hệ thống các giếng khoan cung cấp nước sạch sinh hoạt quy mô nhỏ cho các hộ dân cư.

b. Các đơn vị sản xuất nước uống tinh khiết.

Hiện trên địa bàn có 02 cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết tại Công ty TNHH Nhà nước MTV cấp và thoát nước Bắc Kạn (nước uống tinh khiết Phiabjooc), công suất 0,45 m3/h. (Thực tế sản xuất chỉ đạt 0,3 m3/h) và cơ sở sản xuất Tuấn Hường (nước uống tinh khiết Nặm Cắt), công suất 250-500 lít/h. Thực tế sản xuất 200 lít/h.



4.8. Về tình hình phát triển các khu cụm công nghiệp:

4.8.1. Hiện trạng khu, cụm công nghiệp

a. Tổng quan phát triển khu, cụm công nghiệp cả nước

Thống kê đến hết năm 2007, cả nước có 185 khu công nghiệp và khu chế xuất do Chính phủ thành lập với tổng diện tích gần 43.000 ha (chưa kể diện tích đất công nghiệp trong các Khu Kinh tế). Các khu công nghiệp này đã và đang thu hút được trên 6.300 dự án đăng ký đầu tư với tổng giá trị đạt khoảng 31,5 tỷ USD và gần 200 ngàn tỷ đồng, trong đó có khoảng 5.400 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn thực hiện là 14,5 tỷ USD và trên 110 ngàn tỷ đồng. Tổng diện tích đất của các doanh nghiệp đã thuê khoảng 14.300 ha chiếm gần 50% diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê và thu hút trên 1 triệu lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp cả nước năm 2005 đạt khoảng 14 tỷ USD chiếm gần 30% giá trị cả nước (năm 2000 là 13,7%). Sơ bộ giá trị sản xuất công nghiệp năm 2008 của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đạt khoảng 26,2 tỷ USD tăng 17% so với năm 2007, nộp ngân sách khoảng 1 tỷ USD và tạo việc làm cho khoảng 1,1 triệu lao động.

Thống kê từ 57 tỉnh, thành phố, tổng số cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (cụm công nghiệp) do các địa phương quyết định thành lập và quy hoạch đến năm 2020 có trên 1.400 cụm với tổng diện tích đất khoảng 60.500 ha. Đến hết năm 2007, diện tích đất được triển khai phát triển hạ tầng đạt khoảng 11.500 ha bằng 19% diện tích đất theo quy hoạch đến năm 2020, trong đó tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 7.100 ha bằng 62% diện tích đất đã và đang phát triển hạ tầng. Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng các cụm công nghiệp này đạt trên 25.300 tỷ đồng. Tỷ lệ đất trung bình của một cụm công nghiệp trên địa bàn cả nước hiện khoảng 46 ha. Tổng diện tích đất đã cho thuê trên 4.900 ha, chiếm 42,6 % diện tích đất cụm công nghiệp và tạo việc làm cho khoảng 415.000 lao động.

Vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung bộ có diện tích cụm công nghiệp cao nhất với gần 10.600 ha chiếm 35,6% diện tích cả nước, tiếp theo là Vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm chiếm 24,1%, vùng Đông Nam bộ chiếm 20%.... thấp nhất là vùng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 3,2%. Tuy nhiên, theo quy mô thì vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất với trung bình khoảng 74 ha cho một cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tiếp theo là vùng Đông Nam bộ và Vùng Tây Nguyên với diện tích trung bình 60 ha, ba vùng còn lại có quy mô thấp nhất với diện tích trung bình từ 30 - 40 ha.



b. Hiện trạng phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Bắc Kạn

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Kạn hiện là cơ quan trực tiếp quản lý các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Và Sở Công Thương là cơ quan đầu mối trong việc hình thành, phát triển các cụm công nghiệp.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 khu công nghiệp đã quy hoạch và đang xây dựng là Khu công nghiệp Thanh Bình (huyện Chợ Mới) với quy mô diện tích giai đoạn I là 73,5 ha và hiện nay đã có một số dự án công nghiệp đang hoạt động và đầu tư xây dựng nhà máy, như: Nhà máy chế biến gỗ ván ghép thanh công suất 3.000 m3/năm, Khu liên hợp gang thép Bắc Kạn công suất 250.000 tấn/năm, Nhà máy sản xuất sắt xốp công suất 100.000 tấn/năm và Nhà máy sản xuất gỗ MDF công suất 108.000m3/năm...

Ngoài ra, nhằm tạo quỹ đất làm cơ sở phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Bắc Kạn đã quy hoạch chi tiết xây dựng Cụm công nghiệp Huyền Tụng vói quy mô diện tích giai đoạn I trên 32,67 ha, đồng thời UBND tỉnh đã giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương tiến hành nghiên cứu lập đề án Quy hoạch Phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến năm 2025 để thu hút mọi nguồn lực, vốn đầu tư... góp phần nâng cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương cũng như trên toàn tỉnh.



4.9. Tình hình phát triển công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề:

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp - làng nghề ở Bắc Kạn có vai trò quan trọng vào việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tạo việc làm cho gần 50% tổng số lao động công nghiệp, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo và ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội. Giai đoạn 2001-2005, nhiều địa phương đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao về giá trị sản xuất như thị xã Bắc Kạn đạt 33,57%năm; huyện Chợ Mới đạt 31,69 % năm; huyện Bạch Thông đạt 27,57 % năm.

Tuy nhiên, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trong những năm qua mặc dù đã có nhiều bước phát triển khá nhưng vẫn chưa tương xứng với các nguồn lực của địa phương, phát triển chưa bền vững. Nhiều tiềm năng về lao động, đất đai, nguyên liệu, tiền vốn ... trong dân chưa được khai thác phát huy có hiệu quả cao.

Nhìn chung tiểu thủ công nghiệp và làng nghề chưa có chuyên gia kỹ thuật và nghệ nhân giỏi, trình độ quản lý của đa số các cơ sở sản xuất còn hạn chế; công nghệ cũ kỹ, lạc hậu; sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thấp, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ, công tác tiếp thị mở rộng thị trường còn hạn chế; thu nhập của người lao động thấp.



5. Đánh giá chung về hiện trạng phát triển công nghiệp:

5.1. Thành tựu đạt được trong giai đoạn 2001-2005, 2006-2010:

- Ngành công nghiệp đã có những đóng góp nhất định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tỷ trọng của ngành đã tăng từ 5,62 % năm 2000 lên 12,2% năm 2005 và năm 2008 chiếm 12,12% năm 2010 ước đạt 8,33 % (theo giá HH) trong cơ cấu kinh tế.

- Đã hình thành tương đối rõ các định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn.

- Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao trong giai đoạn 2001-2005: 28,87 %/năm; Tuy nhiên sang giai đoạn 2006-2010 đạt thấp- ước đạt bình quân 7,06%/năm

- Tỷ lệ VA/GO công nghiệp của tỉnh đạt cao khoảng 42-45% và tương đối ổn định. Điều này nói lên tăng trưởng công nghiệp giai đoạn vừa qua của tỉnh đã đưa lại một số hiệu quả nhất định.

- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ra đời đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. (Đến nay tổng số lao động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh gần 8.000 người.) Thu nhập của người lao động ổn định, đời sống được cải thiện.

- Cơ cấu công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng các ngành công nghiệp chế tạo, tuy còn thấp, nhưng có xu thế tăng lên so với một số ngành truyền thống như luyện kim, khai thác- chế biến khoáng sản.

5.2. Những hạn chế của ngành công nghiệp:

- Mặc dù có tăng trưởng về tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế, song còn chưa ổn định. Trong những năm đầu của kỳ kế hoạch 2006-2010, đóng góp của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế suy giảm, năm 2005 còn 12,2% và năm 2010 là 11,88%. Sự tăng trưởng kém ổn định này có tác động không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.

- Công nghiệp tỉnh Bắc Kạn có điểm xuất phát thấp. Tuy tăng trưởng nhanh trong giai đoạn 2001-2005, nhưng ngành công nghiệp vẫn chưa là động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sản phẩm công nghiệp của Bắc Kạn chủ yếu là những sản phẩm thô chưa qua chế biến sâu như: Giấy đế, đũa, gậy trúc, chiếu tre cao cấp và một số loại khoáng sản như quặng chì, quặng kẽm...

- Cơ cấu nội ngành công nghiệp hiện tại chưa hợp lý. Công nghiệp chế biến gỗ, công nghiệp khai thác khoáng sản tuy chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu và có tốc độ tăng trưởng nhanh, song giá trị tuyệt đối còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của tỉnh. Đồng thời vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường sinh thái cũng đã có biểu hiện ở nhiều nơi.

- Năng lực sản xuất của ngành công nghiệp Bắc Kạn còn quá nhỏ bé. Trang thiết bị hiện có của ngành công nghiệp lạc hậu về công nghệ, nghèo nàn về chủng loại, không đáp ứng được các yêu cầu phát triển.

- Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu vốn đầu tư và sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chưa có khả năng tập trung thu hút vốn để đầu tư có trọng điểm cho các dự án lớn của địa phương.



CHƯƠNG IV

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH ĐẾN 2010

I. Đánh giá các chỉ tiêu công nghiệp:

Cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX ngày 11 tháng 4 năm 2006, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành nghị quyết số 07-NQ/TƯ về định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 với các mục tiêu:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, bình quân trên 33%/năm để đến năm 2010, tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp đạt 943 tỷ đồng trở lên (theo giá thực tế). Phấn đấu đến năm 2010, cơ cấu khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 34% GDP toàn tỉnh.

- Huy động vào ngân sách nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 15%/năm.

- Đến năm 2010 thu hút thêm 7.000 lao động vào làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp so với năm 2005.

- Phát triển công nghiệp dựa trên nhu cầu thị trường, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm thứơc đo, gắn với bảo đảm sinh thái, an toàn và an ninh quốc phòng.

Quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX diễn ra trong bối cảnh có thiên tai và dịch bệnh xảy ra liên tiếp, lại chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, bên cạnh đó xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp lại nóng vội chủ quan trong chỉ đạo điều hành, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển. Về phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tốc độ tăng trưởng chậm, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng không ổn định qua các năm. Các chỉ tiêu ngành công nghiệp giai đoạn 2006-2010 so sánh thực hiện thể hiện trong bảng sau:


Chỉ tiêu

Theo NQ 07-NQ/TƯ đến 2010

Thực hiện

2006

2007

2010

GTSXCN (tỷ đồng - giá cố định 94)

686,6

185,9

189

264,17

Tốc độ tăng trưởng (%)

33

12,67

1,69

7,06

Tỷ trọng CN-XD/GDP (%-giá HH), trong đó:

34

20,89

18,56

24,84

+ CN/GDP

-

11,65

10,12

8,33

Số lao động CN-TTCN (người)

12.783

6.176

8.088

8.000



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương