Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010



tải về 1.58 Mb.
trang5/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Nguồn: Xử lý số liệu theo Niên giám thống kê Bắc Kạn

3.4. Giá trị tài sản cố định các doanh nghiệp ngành công nghiệp:

Giá trị tài sản cố định của các doanh nghiệp công nghiệp năm 2005 đạt 151,23 tỷ đồng chiếm 46,15% giá trị của toàn xã hội. Năm 2008 là 269,25 tỷ đồng, chiếm 37,95 % và năm 2010 là 567,8 tỷ đồng chiếm 55,21% giá trị của toàn xã hội. Trong đó, bình quân giá trị tài sản cố định của ngành công nghiệp chế biến chiếm 42,63% giá trị của toàn ngành công nghiệp, công nghiệp khai thác chiếm 46,2% còn lại công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước chiếm tỷ trọng không đáng kể.

Bảng : Giá trị tài sản ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng





2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng toàn xã hội

327,66

419,10

598,63

709,49

978,76

1.028,47

Toàn ngành công nghiệp

151,22

189,29

281,03

269,25

527,15

567,8

- CN khai thác

59,733

76,40

92,27

100,04

286,84

292,36

- CN chế biến

77,39

98,98

173,69

166,19

134,32

140,22

- SX&PP điện, nước

14,1

13,9

15,07

23,02

105,99

135,22

% Công nghiệp/tổng XH

46,15

45,17

46,95

37,95

53,86

55,21

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn qua các năm

3.5. Hiện trạng về chất lượng và thị trường sản phẩm

Đánh giá chung về thị trường một số sản phẩm công nghiệp của tỉnh là:



- Sản xuất xi măng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ do chất lượng sản phẩm thấp so với các sản phẩm khác trong nước.

- Sản phẩm gỗ giấy: Giấy đế và chiếu tre được tiêu thụ khá, đũa xuất khẩu trong những năm gần đây đã thu hẹp thị trường.

- Sản phẩm VLXD khác: Bị cạnh tranh gay gắt do chính sách mở rộng thị trường của các công ty lớn. Các sản phẩm gạch, đá có lợi thế vận chuyển do tiêu thụ tại thị trường trong tỉnh và các khu vực lân cận.

- Với các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là các loại quặng và tinh quặng chì, kẽm: Trước năm 2005, giá trị xuất khẩu các sản phẩm này đạt khá cao, đến năm 2006 do nhu cầu một số sản phẩm như tinh quặng chì, kẽm trên thị trường thế giới giảm nên xuất khẩu của Bắc Kạn cũng giảm mạnh. Kim ngạch xuất năm 2005 đạt 7,083 triệu USD, năm 2006 giảm còn 2,797 triệu USD. Năm 2007, trị giá xuất khẩu tăng lên 9,206 triệu USD là nhờ các sản phẩm có nhu cầu cao trên thị trường thế giới. Năm 2010 tụt xuống chỉ còn 1,0 triệu USD.

Bảng: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu

Đơn vị tính: Tấn


Sản phẩm

2005

2006

2008

2009

2010

Tinh quặng chì

6.380

1.840

3.930

187

161

Tinh quặng kẽm

6.544

1.735

-

4.512

1.824

Bột ô xít kẽm

4.660

-

-

506

-

Gang đúc

-

-

923

10.000

6.955

Quặng sắt

35.110

37.323

-

-

-

Đá thạch anh

-

-

320

-

-

Gỗ bóc (m3)

-

-

161

65

-

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

3.6. Đánh giá trình độ công nghệ các doanh nghiệp công nghiệp

Ngành khai thác và chế biến khoáng sản: Công nghệ khai thác và chế biến các khoáng sản trên địa bàn tỉnh hiện vẫn ở mức trung bình và lạc hậu gây thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường.

Ngành sản xuất VLXD: Các thiết bị sản xuất VLXD như xi măng lò đứng, gạch tuy nen, … có trình độ sản xuất trung bình thấp.

Ngành dệt may-da giày: Trình độ công nghệ phần lớn các cơ sở sản xuất trong ngành là thấp với quy mô nhỏ lẻ. Riêng trình độ công nghệ của Nhà máy May công nghiệp đạt loại trung bình khá, trang thiết bị được nhập từ nước ngoài, còn tương đối mới.

Ngành chế biến nông-lâm sản, thực phẩm và đồ uống: Hiện nay chưa phát triển, sản xuất thủ công, tiêu thụ chủ yếu trong nội tỉnh.

3.7. Hiện trạng về tình hình đầu tư và hiệu quả

Trong những năm vừa qua, đầu tư ngành công nghiệp đã có chuyển biến tích cực, nhiều dự án đầu tư được hoàn thành góp phần tăng trưởng giá trị SXCN của Tỉnh.

Bảng: Vốn đầu tư khu vực nhà nước cho ngành công nghiệp

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá HH)


Diễn giải

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng toàn xã hội

730,50

511,30

554,56

903,94

954,08

1.450,85

Toàn ngành công nghiệp

8,031

15,806

15,954

71,90

81,77

390,15

- CN khai thác

-

-

0,500

33,27

35,14

137,16

- CN chế biến

0,295

1,234

6,624

15,46

16,32

118,24

- SX&PP điện, nước

7,736

14,572

8,830

23,17

30,31

134,75

% Công nghiệp/Tổng XH

1,1

3,09

2,88

7,95

8,57

26,89

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

Vốn đầu tư khu vực nhà nước cho ngành công nghiệp, tuy có xu hướng tăng hàng năm, hiện chiếm tỷ trọng còn rất nhỏ so với toàn xã hội, năm 2005 là 1,1% và năm 2007 là 2,88%, năm 2008 tăng lên 7,95% và đến năm 2010 đã tăng lên đạt 26,89%, trong đó tập trung chủ yếu cho phát triển lưới điện nông thôn.



4. Hiện trạng phát triển các phân ngành công nghiệp:

4.1. Công nghiệp khai thác mỏ:

Tính đến năm 2007, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có 32 doanh nghiệp và 79 cơ sở khai thác khoáng sản với 2.979 lao động; Năm 2008 có 25 doanh nghiệp và 85 cơ sở với 1.725 lao động; Năm 2010 có 28 doanh nghiệp và 49 cơ sở với 2.715 lao động. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hình thành 05 xưởng tuyển nổi, thiêu kết quặng chì kẽm, 01 dây chuyền tuyển từ quặng sắt công suất 200.000 tấn/năm... và đã hình thành mốt số cơ sở chế biến sản phẩm, như: Nhà máy luyện gang Cẩm Giàng có công suất 20.000 tấn/năm nhưng do dây truyền công nghệ lạc hậu nên nhà máy hoạt động không ổn định và phải nhiều lần tạm ngừng sản xuất để sửa chữa, Nhà máy luyện chì công suất 10.000tấn/năm. Ngoài ra, tỉnh Bắc Kạn đã thu hút đầu tư được một số dự án sử dụng nguyên liệu tại chỗ để chế biến khoáng sản có giá trị kinh tế cao: Dự án đầu tư xây dựng Khu liên hợp gang thép Bắc Kạn công xuất 250.000 tấn sản phẩm/năm, Dự án Nhà máy điện phân chì kẽm Bắc Kạn công suất 25.000 tấn kẽm, 6.000 – 10.000 tấn chì/năm, Dự án Nhà máy sắt xốp Bắc Kạn công suất 100.000 tấn/năm (hiện nay các dự án này đang triển khai xây dựng)...Việc các dự án này xây dựng hoàn thành và cân đối cung cấp đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động sẽ tạo ra sự đột phá cho phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 45,28%/năm, chiếm tỷ trọng 43,48% trong cơ cấu ngành công nghiệp của Tỉnh. Trong những năm gần đây do gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nên trong giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bị giảm mạnh do nhiều công trình chưa đưa vào khai thác, bình quân giai đoạn có giá trị sản xuất công nghiệp - 13,09%/năm. Thời gian gần đây, tỉnh đã có nhiều chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp nên sản xuất có dấu hiệu phục hồi. Ước tính tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006-2010: -2,53%/năm. Sản phẩm chủ yếu của ngành là quặng chì kẽm, quặng sắt, đá, cát sỏi.

Bảng: Giá trị sản xuất ngành khai thác



Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

Tốc độ 01-05

(%/n)

Tốc độ 06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

10,71

71,725

27,66

56,19

63

46,28

-2,53

GTSX toàn ngành

46,42

165

156,5

222,37

264

28.87

7,05

Tỷ trọng, %

23,07

43,48

17,67

25,27

23,9







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.2. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống:

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống của tỉnh Bắc Kạn chưa phát triển, hiện nay mới hình thành một số nhà máy sản xuất quy mô nhỏ, như: sản xuất rượu, nước mơ tươi, sản xuất miến dong diềng...Tuy nhiên, sản lượng sản xuất chưa ổn định,. thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế và chủ yếu là sản xuất thủ công tiêu thụ tại chỗ.

Giai đoạn 2001 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 25,63 %/năm, chiếm tỷ trọng 4,37 % trong cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 16,37%/năm.

Sản phẩm chủ yếu của ngành là rượu bia, nước mơ tươi, miến dong diềng…

Bảng : Giá trị sản xuất ngành qua các năm

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)


Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

2,31

7,23

17,3

14,5

15,42

25,63

16,37

GTSX toàn ngành

46,42

165

156,5

222,4

264

28,87

7,05

Tỷ trọng, %

4,98

4,37

11,05

6,52

5,84







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm
4.3. Công nghiệp chế biến gỗ-giấy:

Giai đoạn 2001-2005 ngành chế biến gỗ giấy có tốc độ tăng trưởng bình quân là 3,1 %/năm do thị trường đũa xuất khẩu, giấy đế, chiếu tre bị thu hẹp, sản lượng còn non nửa. Tuy nhiên đây là ngành có tiềm năng phát triển của Tỉnh, chiếm tỷ trọng 21,74 % trong cơ cấu ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 20,87 %/năm, đạt được chỉ số cao như trên là nhờ sản phẩm chiếu tre và giấy đế đã được tiêu thụ mạnh trên thị trường. Giai đoạn 2006-2010 tăng trưởng GTSX trung bình ước đạt 18,79%/năm.

Sản phẩm chủ yếu của ngành là giấy đế, đũa XK, chiếu tre, gỗ xẻ.

Bảng : Giá trị sản xuất ngành



Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

16,91

12,29

37,6

25,75

50,43

-0,43

18,79

GTSX toàn ngành

46,42

165

173,2

192

264

28.87

7,05

Tỷ trọng, %

46,93

12,92

21,7

13,4

19,1







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.4. Công nghiệp sản xuất VLXD:

Sản xuất VLXD là ngành công nghiệp có tiềm năng phát triển của Bắc Kạn nhờ nguồn nguyên liệu dồi dào. Trên địa bàn tỉnh có nhà máy sản xuất xi măng là doanh nghiệp nhà nước có công suất 60.000 tấn năm, nhưng docông nghệ sản xuất lạc hậu (công nghệ lò đứng) và chất lượng thấp không cạnh tranh được nên sản lượng đã giảm mạnh. Nhà máy gạch tuy nen Cẩm Giàng công suất 15 triệu viên/năm. Ngoài ra, tham gia sản xuất VLXD là các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ.

Giai đoạn 2001-2005 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 45,19%/năm, chiếm tỷ trọng 23,62% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng trưởng giảm mạnh, bình quân -14,22%/năm do sản xuất xi măng giảm. Đến năm 2010 sản xuất có dấu hiện phục hồi. Toàn giai đoạn 2006-2010 tốc độ bình quân ước đạt -3,3%/năm về GTSX ngành.

Sản phẩm chủ yếu của ngành là xi măng, gạch nung.

Bảng: Giá trị sản xuất ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)


Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

6,04

38,97

24,60

10,42

32,95

45,19

-3,3

GTSX toàn ngành

46,42

165

173,2

192

264

28.87

7,05

Tỷ trọng, %

13,01

23,62

14,2

5,42

12,48







Nguồn: Xử lý số liệu Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn các năm

4.5. Công nghiệp dệt-may-da giầy:

Công nghiệp dệt may, da giầy của Bắc Kạn chưa phát triển, hiện trên địa bàn tỉnh có 1 nhà máy may công nghiệp công suất 1 triệu sản phẩm/năm đi vào hoạt động. Tham gia sản xuất trong ngành là các cơ sở cá thể may quần áo và sửa chữa giầy dép.

Giai đoạn 2001-2005 ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 29,73%/năm, chiếm tỷ trọng 3,76% trong cơ cấu ngành công nghiệp. Giai đoạn 2006-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 24,61%/năm. Toàn giai đoạn 2006-2010 đạt khoảng 20,99%/năm.

Bảng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt – may – da giầy



Đơn vị tính: Tỷ đồng (giá CĐ 94)

Hạng mục

2000

2005

2008

2009

2010

01-05

(%/n)

06-10

(%/n)

Giá trị SX ngành

1,69

6,21

20,52

23,56

27,48

29,68

34,64

GTSX toàn ngành

46,42

165

173,2

192

264

28.87

7,05

Tỷ trọng, %

3,65

3,76

11,86

12,27

10,4








tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương