Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010



tải về 1.58 Mb.
trang10/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14


Phương án II (Phương án cao): Giai đoạn 2011-2015 các điều kiện khách quan tương đối thuận lợi, hầu hết các dự án lớn đã đăng ký đều hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và đi vào sản xuất, trong đó:

- Dự án luyện chì- kẽm đạt khoảng 50% công suất thiết kế;

- Dự án sản xuất sắt xốp đạt khoảng 50% công suất thiết kế;

- Dự án tổ hợp luyện kim hoàn thành giai đoạn 1, sản xuất ra tinh quặng;

- Dự án sản xuất xi măng lò quay bước vào hoạt động;

- Dự án sản xuất ván MDF đạt khoảng 50% công suất thiết kế;



Sau năm 2015 các dự án đạt khoảng 70% công suất và đến 2020 đạt 100% công suất thiết kế. Theo phương án này dự báo giá trị SXCN, tốc độ phát triển và cơ cấu phân ngành tính toán như bảng sau:

Phưong án II

2010

2015

2020

2025

Tổng GO SX công nghiệp (tỷ đồng-giá ss 94)

264,17

901,82

3.186,58

5.892,63

CN khai thác và chế biến khoáng sản

63,10

101,65

263,85

323,85

CN chế biến

184,12

765

2.871

5.496

Chế biến NLTS, thực phẩm

16,42

27,18

45,79

77,16

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

50,23

271,22

545,53

883,65

CN sản xuất VLXD

32,95

66,27

503,27

1.043,44

CN cơ khí và chế biến các sp từ kim loại

16,1

304,22

1.636,17

3.290,92

CN dệt may-da giầy

27,48

28,88

36,86

49,15

CN khác

41,74

67,22

103,43

151,97

CN điện nước

16,78

35,17

51,68

72,48

Tốc độ tăng GTSXCN (bình quân 5 năm), %/năm













Theo GO SX Công nghiệp (giá 94)

9,86

27,85

28,72

13,08

CN khai thác và chế biến khoáng sản

-2,53

10,01

21,02

4,18

CN chế biến

17,18

32,96

30,28

13,87

Chế biến NLTS, thực phẩm

16,37

12,00

11,00

11,00

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

18,79

40,00

15,00

10,13

CN sản xuất VLXD

-3,3

15,00

50,00

15,70

CN cơ khí và chế biến các sp từ kim loại

17,97

80,00

40,00

15,00

CN dệt may-da giầy

34,64

1,00

5,00

5,92

CN khác

74,82

10,00

9,00

8,00

CN điện nước

11,06

15,95

8,00

7,00

Cơ cấu phân ngành công nghiệp, %

23,90

11,27

8,28

5,50

CN khai thác và chế biến khoáng sản

69,74

84,83

90,10

93,27

CN chế biến

5,84

3,01

1,44

1,31

Chế biến NLTS, thực phẩm

19,10

30,08

17,12

15,00

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

12,48

7,35

15,79

17,71

CN sản xuất VLXD

6,10

33,73

51,35

55,85

CN cơ khí và chế biến các sp từ kim loại

10,41

3,20

1,16

0,83

CN dệt may-da giầy

15,81

7,45

3,25

2,58

CN khác

6,36

3,90

1,62

1,23

CN điện nước

23,90

11,27

8,28

5,50

Phương án III: (phương án chọn) Giai đoạn 2011-2015, tập trung nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gắn với kinh tế rừng (sản xuất gỗ ván thanh, ván MDF...), công nghiệp chế biến nông sản để đến giai đoạn 2020-2025 sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và xuất khẩu. Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng phấn đầu đến năm 2020 có thể xây dựng nhà máy xi măng với công nghệ hiện đại. Đối với ngành khai thác và chế biến khoáng sản (sản xuất chì kẽm và luyện cán thép), có giải pháp thích hợp nhằm tháo gỡ kịp thời những khó khăn, đầu tư từng bước vững chắc để giai đoạn 2016-2020 các dự án đầu tư lớn đạt 50-70% công suất thiết kế, đến 2025 đạt 100% công suất thiết kế.

Theo phương án này dự báo giá trị sản xuất công nghiệp, tốc độ phát triển và cơ cấu phân ngành tính toán như bảng sau:




Phưong án III (P.án chọn)

2010

2015

2020

2025

Tổng GO SX công nghiệp (giá ss 1994), tỷ đồng

264,00

866,57

2.777,11

5.014,72

CN khai thác và chế biến khoáng sản

63,10

89,74

189,245

252,43

CN chế biến

184,12

741,63

2540,85

4702,23

Chế biến NLTS, thực phẩm

15,42

61

195

220

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

50,43

352,09

708,17

1.147,10

CN sản xuất VLXD

32,95

66,27

503,27

1.043,44

CN cơ khí và chế biến các sp từ

kim loại

16,10

181

1.016,90

2.123,90

CN dệt may-da giầy

27,48

28

35,74

47,65

CN khác

41,74

53,27

81,77

120,14

CN điện nước

16,78

35,17

47,07

60,07

Tốc độ tăng GTSXCN (bình quân 5 năm), %/năm













Theo GO SX Công nghiệp (giá 94)

9,86

26,84

26,23

12,55

CN khai thác và chế biến khoáng sản

-2,53

7,30

16,09

5,93

CN chế biến

17,18

32,13

27,93

13,10

Chế biến NLTS, thực phẩm

16,37

31,66

26,17

2,44

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

18,79

47,50

15,00

10,13

CN sản xuất VLXD

-3,3

15,00

50,00

15,70

CN cơ khí và chế biến các sp từ kim loại

17,97

62,24

41,23

15,87

CN dệt may-da giầy

34,64

0,38

5,00

5,92

CN khác

74,82

5,00

8,95

8,00

CN điện nước

11,06

15,95

6,00

5,00

Cơ cấu phân ngành công nghiệp (giá 94), %

100

100

100

100

CN khai thác và chế biến khoáng sản

23,90

10,36

6,81

5,03

CN chế biến

69,74

85,58

91,49

93,77

Chế biến NLTS, thực phẩm

5,84

7,04

7,02

4,39

Công nghiệp chế biến gỗ, giấy

19,10

40,63

25,50

22,87

CN sản xuất VLXD

12,48

7,65

18,12

20,81

CN cơ khí và chế biến các sp từ kim loại

6,10

20,89

36,62

42,35

CN dệt may-da giầy

10,41

3,23

1,29

0,95

CN khác

15,81

6,15

2,94

2,40

CN điện nước

6,36

4,06

1,69

1,20

II. Luận chứng lựa chọn phương án phát triển:

Từ 03 phương án công nghiệp được xây dựng, phân tích kỹ những nguyên nhân và khó khăn trong việc thực hiện qui hoạch công nghiệp giai đoạn trước, tiềm năng và lợi thế phát triển các phân ngành công nghiệp, các công tác chuẩn bị đầu tư đã và đang được tiến hành trên địa bàn, khả năng thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực, có thể lựa chọn Phương án I là phương án cơ sở, Phương án III là phương án phấn đấu thực hiện. Đồng thời, trong tương lai nếu thời cơ và các điều kiện phát triển thuận lợi ngành công nghiệp vẫn có thể được phát triển theo phương án cao hơn.

Trong quy hoạch này lấy thông số của Phương án III để quy hoạch phát triển cho từng chuyên ngành công nghiệp.

III. Quy hoạch phát triển các chuyên ngành công nghiệp:

1. Công nghiệp chế biến gỗ, giấy:

1.1. Phương hướng phát triển:

Đây là một trong những thế mạnh của Bắc Kạn cần được ưu tiến đầu tư phát triển và cần đặc biệt chú ý tới việc phát triển vùng nguyên liệu rừng trồng để đảm bảo phát triển bền vững.

- Trên cơ sở đẩy mạnh phát triển trồng rừng làm nguyên liệu chế biến gỗ giấy trên địa bàn, tập trung phát triển các cơ sở sản xuất dăm gỗ, gỗ ép MDF, ván ghép thanh, ván sàn tre, gỗ lạng, gỗ xẻ, sản xuất đồ gỗ gia dụng, đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu.

- Về công nghệ lựa chọn công nghệ cao để đảm bảo sản phẩm có tính cạnh tranh thị trường khu vực và xuất khẩu.

- Phát triển sản xuất các mặt hàng từ tre như chiếu tre, đũa phục vụ trong nước và xuất khẩu.

- Khuyến khích đầu tư mở rộng sản xuất giấy đế.



2.2. Mục tiêu phát triển:

Nghành CN chế biến gỗ, giấy (giá ss 94)

2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

50,43

352,09

708,17

1.147,10

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

18,79

47,50

15,00

10,13

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

19,1

40,63

25,50

22,87

2.3. Một số dự án phát triển:

* Giai đoạn 2011-2015:

- Đầu tư xây dựng 1 Nhà máy sản xuất gỗ MDF quy mô công suất ban đầu 100 - 140 nghìn m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 800-1.000 tỷ đồng.

- Đầu tư Nhà máy chế biến gỗ (ván xẻ thanh, ván bóc) công suất 3.000 m3 sản phẩm/năm. Vốn đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng 1 Nhà máy Ván sàn tre, công suất đến 100 nghìn m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm ổn định thị trường của các cơ sở hiện có với vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016- 2020:

- Xem xét đầu tư thêm 1 đến 2 Nhà máy sản xuất gỗ MDF quy mô công suất 100 - 120 nghìn m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 800-1.000 tỷ đồng.

- Đầu tư nâng cấp các nhà máy sản xuất gỗ MDF đạt quy mô công suất khoảng 180 – 200 nghìn m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 300 tỷ đồng.

- Đầu tư 2 Nhà máy sản xuất ván ghép thanh công suất 15.000 -20.000m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng 1 Nhà máy Ván sàn tre, công suất đến 100 nghìn m3/năm. Vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có với vốn đầu tư: 30 tỷ đồng.



3.4. Tổng hợp vốn đầu tư của ngành:

Giai đoạn 2011-2015: 1.360 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 2.180 tỷ đồng

2. Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm - đồ uống:

2.1. Phương hướng phát triển:

- Tập trung mạnh vào những ngành có lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào của Bắc Kạn. Phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao, quy mô lớn như dong riềng, khoai môn, hồng không hạt, chè....

- Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung mới cân đối với quy mô nguồn nguyên liệu.

- Giảm dần các sản phẩm sơ chế, phát triển chế biến sâu, chế biến các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng, nhằm tăng giá trị của sản phẩm. Tận dụng các phế phẩm, phế liệu sản xuất thêm các sản phẩm mới.

- Ưu tiên cho việc áp dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến sản xuất sản phẩm chất lượng cao, hướng tiêu thụ ra thị trường ngoài tỉnh có khả năng cạnh tranh được với hàng ngoại nhập.

2.2. Mục tiêu phát triển:

C.Biến NS, thực phẩm-đồ uống (giá ss 94)

2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

15,4

61,00

195,0

220,0

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

16,37

31,69

26,17

2,44

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

5,84

7,04

7,02

4,39

2.3. Các dự án phát triển:

a. Chế biến miến từ dong riềng:

* Giai đoạn 2011- 2015:

Đầu tư cơ sở chế biến tinh bột và miến dong riềng quy mô vừa với tổng công suất khoảng 10.000 - 20.000 tấn SP/năm, mở rộng đầu tư theo quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tổng vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016- 2020:

Đầu tư mới nhà máy chế biến miến dong riềng chất lượng cao phục vụ trong nước và xuất khẩu, công suất 20.000 tấn/năm, vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng.

b. Chế biến tinh bột ngô:

Ngô ở Bắc Kạn được trồng nhiều nhất ở huyện Pác Nặm và Ba Bể. Năm 2007 diện tích trồng ngô của huyện đạt 3.527 ha với sản lượng 13.266 tấn. Đến năm 2015 có thể tăng diện tích trồng ngô 5.000 ha và năm 2020 khoảng 7.000 ha để sản lượng ngô tại huyện đạt khoảng 20 ngàn tấn năm 2015 và 30 ngàn tấn năm 2020. Đồng thời tại các huyện có khả năng tăng sản lượng trồng ngô như Na Rỳ, Ngân Sơn, Chợ Mới sẽ cung cấp lượng ngô cho 1 nhà máy chế biến tinh bột ngô công suất 5.000 tấn/năm đến năm 2015, vốn đầu tư 50 tỷ đồng và 15.000 tấn đến năm 2020 với vốn đầu khoảng 100 tỷ đồng. Khu vực dự kiến có thể tại huyện Ba Bể.



c. Chế biến thức ăn chăn nuôi:

Bắc Kạn là tỉnh có tiềm năng về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, nhu cầu về thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn tiếp theo là tương đối lớn. Giai đoạn 2010-2015 nên đầu tư xây dựng 1 nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, công suất ban đầu khoảng 5.000 tấn/năm, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng. Giai đoạn 2016-2020: Nâng công suất đạt 10.000 tấn/năm, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.



d. Chế biến súc sản:

Phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm bán công nghiệp và công nghiệp; xây dựng dây chuyền giết mổ tập trung, dây chuyền chế biến thịt đông lạnh, thịt chế biến sẵn, thịt hộp, chế biến thịt gà sạch, thịt Đà điểu để cung ứng tiêu dùng cho thị trường, đặc biệt là thị trường Hà Nội và các tỉnh trong tam giác tăng trưởng. Giai đoạn 2011- 2015: kêu gọi đầu tư xây dựng các nhà máy cổ phần chế biến thịt có công nghệ linh hoạt, chế biến được nhiều sản phẩm từ gia súc, gia cầm, công suất khoảng 2.000 tấn/năm, vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng. Giai đoạn 2016- 2020: Đầu tư mở rộng công suất nhà máy đã được xây dựng trong giai đoạn 2006 - 2020 lên 4.000 tấn/ năm, vốn đầu tư khoảng 20 tỷ đồng.



e. Chế biến rau quả, nước quả, rượu, bia và đồ uống khác:

* Giai đoạn 2011-2015:

Đầu tư kho lạnh bảo quản rau quả tươi tại vùng trồng rau sạch; đầu tư các cơ sở chế biến nước quả đóng hộp cô đặc công suất trung bình và mở rộng các cơ sở chế biến (sấy khô) tại các vùng quy hoạch trồng cây ăn quả nhằm tiêu thụ tối đa sản lượng trái cây của người dân; ưu tiên đầu tư các cơ sở sơ chế vào bảo quản sau thu hoạch có công suất trung bình, công nghệ và thiết bị linh hoạt xử lý như: bột quả, nước quả cô đặc, quả ngâm đường, sấy khô, sấy thăng hoa, mứt quả, rượu bia nước giải khát...

- Đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến nước quả ép với tổng công suất 5 triệu lít/năm, vốn đầu tư 25 tỷ đồng, bố trí tại các huyện Chợ Đồn, Chợ Mới.

- Đầu tư cơ sở chế biến khoai môn Bắc Kạn, hồng không hạt... Bố trí tại cụm công nghiệp khu vực thị xã Bắc Kạn hoặc Bạch Thông. Chế biến nấm tại Ngân Sơn. Tổng mức đầu tư: 50 tỷ.

Ngoài ra, trong giai đoạn này tạo điều kiện cho một số dự án công nghiệp khác: xây dựng nhà máy sản xuất thuôc lá điếu công suất 2.500 điếu/phút và đóng bao 120 bao/phút, sản xuất rượu thủ công, sản xuất rượu quy mô công nghiệp gắn liền với các vùng nguyên liệu của địa phương.

*Giai đoạn 2016-2020: Đầu tư các cơ sở sơ chế rau quả (kho lạnh, sấy khô, xử lý bằng nước ôzôn...) công suất 5.000-10.000 tấn/năm, vốn đầu tư 30 tỷ đồng tại vùng nguyên liệu huyện Chợ Mới, Ba Bể.

2.4. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư của ngành:

Giai đoạn 2011-2015: 305 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 310 tỷ đồng



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương