Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010


Quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp tỉnh



tải về 1.58 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

9. Quy hoạch phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp tỉnh

9.1. Quan điểm phát triển:

Hình thành hệ thống các khu, cụm, điểm công nghiệp có vai trò chủ đạo trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Bố trí tại địa điểm có cơ sở hạ tầng thuận lợi, gắn với dịch vụ thương mại để hỗ trợ các ngành, sản phẩm công nghiệp của địa phương phát triển.

Hạn chế ở mức thấp nhất sử dụng đất nông nghiệp, đất đang là vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Đảm bảo ổn định quỹ đất nông nghiệp của địa phương.

Tập trung, ưu tiên đầu tư các khu, cụm điểm công nghiệp theo nhóm ngành đảm bảo cho phát triển ổn định và bền vững.

Việc tổ chức xây dựng và phát triển khu, cụm, điểm công nghiệp cụ thể cần phân theo giai đoạn, theo thứ tự trước sau, tùy theo tính cấp thiết và khả năng huy động nguồn vốn đầu tư.

Phát triển khu, cụm công nghiệp gắn với các điều kiện hạ tầng xã hội, các yêu cầu về xử lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo cho công nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.



9.2. Dự báo nhu cầu diện tích đất công nghiệp và lao động tại các khu cụm điểm công nghiệp:

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa dựa trên cơ sở phát triển công nghiệp và dịch vụ của các địa phương trong tỉnh đang được từng bước diễn ra.

Việc dự báo diện tích đất dành cho phát triển công nghiệp được tính toán theo hai phương pháp, dựa trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh cũng như của từng địa phương trong tỉnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025; năng suất lao động bình quân cho 1 ha diện tích đất công nghiệp hoặc định mức giá trị sản xuất công nghiệp trên 1 ha đất công nghiệp.

Tổng hợp dự báo nhu cầu đất công nghiệp và lao động cần có của toàn tỉnh như bảng sau:



Hạng mục

2010

2015

2020

2025

Diện tích phát triển khu, cụm CN (ha)

73

252,7

439,45

526,45

Nhu cầu lao động (người)

8.000

15.000

40.000

42.000

9.3. Quy hoạch phát triển

Căn cứ theo dự báo nhu cầu phát triển đất khu, cụm công nghiệp và các quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và trên địa bàn các huyện, thành phố dự kiến giai đoạn từ nay đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Kan sẽ tiếp tục đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung chủ yếu như sau:

* Giai đoạn 2011-2015:

Hoàn thiện hệ thống hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích cây xanh trong các khu, cụm công nghiệp theo đúng quy hoạch được phê duyệt để đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường và phát triển công nghiệp bền vững.

Tùy theo vào tình hình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp lựa chọn và thu hút đấy tư phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn một số huyện.

- Đầu tư dự án xây dựng các cụm, điểm công nghiệp Huyền Tụng, Lũng Hoàn (TX Bắc Kạn); Nam Bằng Lũng (Huyện Chợ Đồn); Cẩm Giàng (Bạch Thông); Pù Pết - xã Bằng Vân (Huyện Ngân Sơn); Côn Minh (Na Rì), … với tổng diện tích khoảng 179,7 ha, nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 200 tỷ đồng.

- Đầu tư dự án xây dựng KCN Thanh Bình giai đoạn II: 80 ha, nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 340 tỷ đồng.

* Đến năm 2020 tại tỉnh Bắc Kạn sẽ có khoảng 15 đô thị và tụ điểm dân cư bao gồm 01 thành phố (TP Bắc Kạn), 03 thị xã (Chợ Rã, Chợ Mới, Chợ Đồn) và 11 thị trấn. Tại các khu đô thị mới này sẽ xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tập trung có diện tích từ 10 ha đến 30 ha. Tổng diện tích các cụm, điểm xây dựng mới khoảng 186,75 ha. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 300 tỷ đồng.

(Có quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp tỉnh Bắc Kạn riêng )

10. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu ước đạt cho từng giai đoạn quy hoạch: (Xem phần phụ lục)

CHƯƠNG VIII:

DỰ BÁO NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

I. Danh mục các công trình sản phẩm chủ yếu

Các công trình công nghiệp chủ yếu nhằm tạo ra sự bứt phá tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các Khu công nghiệp Thanh Bình; các Cụm công nghiệp: Huyền Tụng, Lũng Hoàn, Khuổi Cuồng - thị xã Bắc Kạn, Cẩm Giàng - huyện Bạch Thông, Nam Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn, các làng nghề để thu hút đầu tư và công nghệ; phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu.



Các dự án cần chú trọng tập trung công tác đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng,hạ tầng kỹ thuật:

- Dự án nhà máy chế biến nông, lâm sản (gỗ MDF, chế biến thực phẩm miến dong).

- Dự án XD hạ tầng KCN Thanh Bình.

- Dự án XD hạ tầng CCN Huyền Tụng - Tx. Bắc Kạn.

- Dự án XD hạ tầng CCN Lũng Hoàn, xã Xuất Hoá - Tx. Bắc Kạn.

- Dự án XD hạ tầng CCN Khuổi Cuồng, xã Nông Thượng - Tx. Bắc Kạn.

- Dự án XD hạ tầng CCN Nam Bằng Lũng - Huyện Chợ Đồn.

- Dự án XD hạ tầng CCN Ngọc Phái - huyện Chợ Đồn

- Dự án XD hạ tầng CCN Bản Thi - huyện Chợ Đồn

- Dự án XD hạ tầng CCN Cẩm Giàng - huyện Bạch Thông.

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Vằng Mười, xã Hảo Nghĩa- huyện Na Rỳ

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Côn Minh- huyện Na Rỳ

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Pù Pết, xã Bằng Vân- huyện Ngân Sơn

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Pù Lùng, xã Trung Hoà- huyện Ngân Sơn

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Lủng Điếc, xã Bành Trạch - huyện Ba Bể

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Phúc Lộc, xã Phúc Lộc - huyện Ba Bể

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Nghiên Loan - huyện Pác Nặm

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Yên Hân - huyện Chợ Mới

- Dự án XD hạ tầng Cụm CN Khe Lắc - huyện Chợ Mới

- Dự án nhà máy xi măng lò quay.

- Các Dự án công nghiệp luyện kim đen, mầu như KTCB sắt và chì kẽm

II. Nhu cầu vốn đầu tư:

Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từng thời kỳ và tỷ trọng so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh như trong bảng:



Hạng mục

Đơn vị

2011-2015

2016-2020

2011-2020

Nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội (giá HH)

Tỷ đồng

11.500

17.140

28.640

Quy ra USD (tỷ giá 20.000 VNĐ=1USD)

tr. USD

575

857

1.432

Nhu cầu vốn đầu tư Công nghiệp (giá hh)

Tỷ đồng

5.796

6.340

12.136

Quy ra USD (tỷ giá 20.000 VNĐ=1USD)

tr. USD

298

317

606

Tỷ lệ đầu tư cho CN/đầu tư toàn tỉnh

%

50

36

42



III. Dự tính cơ cấu vốn đầu tư:

Ước tính tỷ lệ thu ngân sách từ GDPcủa tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 11,5 - 12,5% và tỷ lệ huy động vốn cho đầu tư phát triển từ nguồn thu ngân sách này khoảng 35% cho toàn thời kỳ. Như vậy tỷ lệ huy động vốn đầu tư từ GDP các ngành kinh tế của tỉnh chỉ chiếm khoảng 4 - 8% nhu cầu vốn từng giai đoạn. Phần còn lại cần huy động từ các nguồn vốn vay tín dụng, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn trong dân, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỉnh ngoài cũng như các nguồn vốn từ trung ương phát triển hạ tầng xã hội…Dự tính tỷ lệ huy động vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tỉnh ngoài khoảng 15%; vốn tự có của doanh nghiệp và vốn trong dân khoảng 20 - 30%, còn lại là vay tín dụng.



CHƯƠNG IX:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI

I. Tác động dân số:

Theo nghiên cứu hiện nay trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc sinh sống với tổng số dân 296.500 người và đang ở thời kỳ “dân số vàng”. Mặc dù với diện tích đất sản xuất bình quân hộ gia đình ở Bắc Kạn tương đối cao, tuy nhiên áp lực giải quyết công ăn việc làm cho lao động mới là hiện hữư. Tăng quy mô phát triển công nghiệp trên địa bàn sẽ thu hút thêm nhiều lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển dịch sang khu vực công nghiệp. Hơn nữa việc định hướng ưu tiên chế biến nông lâm sản từ phát triển vùng nguyên liệu sẽ giúp cho khả năng chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp thuận lợi hơn.

Với lực lượng lao động công nghiệp đông đảo, việc lồng ghép các hoạt động chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình cũng như kết nối khối đại đoàn kết các dân tộc thực hiện thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn, qua đó gián tiếp làm giảm tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời quá trình phát triển công nghiệp cũng đạt ra những thách thức mới trong việc chuẩn bị nguồn lao động tại chỗ, cũng như phải giải quyết những vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng sinh hoạt, văn hoá –xã hội liên quan đến tăng dân số cơ học do lao động nhập cư vào giai đoạn ban đầu.



II. Hiệu quả kinh tế xã hội:

Đóng góp giá trị sản xuất:

Dự tính đến năm 2020, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt khoảng 320 triệu USD trong đó nhiều ngành công nghiệp trên địa bàn đều là những ngành có giá trị sản xuất trong nước lớn. Tỷ lệ VA/GO công nghiệp trên địa bàn tỉnh trên 40% là rất cao so với các khu vực khác trong cả nước.



Thay đổi cơ cấu kinh tế:

Cơ cấu kinh tế tỉnh đến năm 2020 là thương mại dịch vụ - công nghiệp và xây dựng và nông lâm thuỷ sản trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 27,5%, riêng công nghiệp ước tính khoảng 18%. Ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ có quy mô đủ lớn, hỗ trợ tốt hơn cho các ngành sản xuất nông lâm thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.



Giải quyết công ăn việc làm:

Hiện số lao động công nghiệp trên địa bàn khoảng 8.000 người. Năng suất lao động công nghiệp trên địa bàn còn thấp so với nhiều khu vực trên toàn quốc. Dự kiến đến năm 2015 khu vực công nghiệp trên địa bàn sẽ thu hút khoảng 12.000-15.000 lao động, đến năm 2020 khoảng 30.000 ngưòi, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn.



PHẦN NĂM

CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH

I. Các giải pháp thực hiện:

Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra, cần tiến hành đồng thời nhiều giải pháp cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Trong giới hạn của chuyên đề này, xin đề cập một số giải pháp chủ yếu như sau:



1. Về huy động và thu hút nguồn vốn cho phát triển công nghiệp:

Theo tính toán, để đạt thực hiện được quy hoạch theo phương án đã lựa chọn, nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp của giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2025 khá lớn, vào khoảng 10.200 tỷ đồng (theo giá hiện hành), trong đó giai đoạn 2011 - 2015 trên 6.511 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 3.690 tỷ đồng.



1.1. Vốn từ ngân sách cho đầu tư để phát triển công nghiệp.

Trong điều kiện ngân sách địa phương có hạn, cần khai thác tối đa nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ của Trung ương đối với các KCN được Chính phủ phê duyệt, tranh thủ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở địa bàn khó khăn.

Về quan điểm, cần xác định nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài là rất quan trọng. Phải huy động tối đa nguồn lực của địa phương và thu hút vốn trong nước và các tỉnh lân cận; đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp.

- Nguồn vốn từ quỹ đất: Sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng cần thiết cho phát triển công nghiệp.

- Khai thác nguồn vốn ưu đãi của Trung ương, tăng cường nguồn thu từ kinh tế địa phương; đồng thời tiết kiệm chi cho tiêu dùng đi đôi với việc xác định và thực hiện cơ cấu chi hợp lý, ưu tiên chi cho đầu tư phát triển công nghiệp. Nguồn vốn ngân sách sẽ tập trung vào việc đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp và công tác hỗ trợ phát triển thông qua hoạt động của chương trình khuyến công. Đầu tư tập trung, không dàn trải, tránh lãng phí, thất thoát.

- Hiện tại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong nước đều thiếu vốn, có rất ít doanh nghiệp có đủ khả năng tự tích lũy để tái đầu tư mở rộng sản xuất - nếu không có sự trợ giúp của nhà nước và các tổ chức tài chính, tín dụng. Do đó, tỉnh nên có chính sách đầu tư ưu đãi đặc biệt riêng cho công nghiệp, để giúp các doanh nghiệp có thể vay vốn dài hạn và trung hạn với lãi suất hợp lý để phát triển. Cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý vốn để tạo điều kiện thuận lợi, đáp ứng vốn kịp thời. Trong điều kiện nguồn vốn có hạn thì cần thiết đầu tư có trọng điểm, nhằm mang lại hiệu quả cao.

- Huy động nhiều nguồn vốn (nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA...) và sử dụng có hiệu quả, xử lý đồng bộ các nguồn vốn trung hạn và dài hạn để đảm bảo sản xuất ổn định và phát triển. Huy động vốn không chỉ trong tỉnh mà còn thu hút trong vùng và cả nước, nhất là vốn trong dân cư hiện đang được đánh giá là còn khá lớn mà tỉnh chưa khai thác được.

- Ưu tiên cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ đầu tư những ngành nghề, lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà Nhà nước khuyến khích: từ Quỹ Đầu tư phát triển, Quỹ Khuyến công.

- Tiếp tục thực hiện và hoàn thành công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp theo chỉ thị 20/TTg của Thủ tướng Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh về sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp nhà nước địa phương, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả cần mạnh dạn đưa vào danh sách cổ phần hóa để phát huy hiệu quả.

1.2. Nguồn vốn tín dụng và vốn góp cổ phần:

Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bảo lãnh một phần và chia sẻ rủi ro giữa Quỹ bảo lãnh tín dụng và doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng.



1.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI.

- Để có thể thu hút được nguồn vốn FDI, Nhà nước cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính ổn định và tính dự đoán trước được của các điều chỉnh pháp luật, chính sách kinh tế-tài chính để nhà đầu tư an tâm đầu tư do có thể dự đoán được lợi ích và rủi ro có thể gặp phải theo qui luật kinh tế. Đồng thời, tỉnh cần có chính sách đảm bảo lợi ích nhà đầu tư nước ngoài khi các qui định mới của Chính phủ gây thiệt hại lợi ích nhà đầu tư.

- Trên cơ sở tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng và đảm bảo lâu dài lợi ích cho nhà đầu tư nước ngoài, cần đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ động trong việc mời chào, kêu gọi tìm kiếm đối tác. Việc thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) phải hướng mạnh vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, đạt trình độ tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Ưu tiên cho đầu tư trực tiếp 100% vốn nước ngoài, nhất là các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có tầm cỡ trên thế giới, tranh thủ tiếp cận công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, điều hành tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Có chính sách khuyến khích đặc biệt đối với một số ngành, lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.

- Trên thực tế, thời gian qua việc chuẩn bị đất để thu hút đầu tư nước ngoài có nhiều hạn chế, bỏ lỡ nhiều cơ hội thu hút đầu tư, trong thời gian tới cần chuẩn bị một số diện tích nhất định để đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà đầu tư.

1.4. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA:

Ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bên ngoài khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp. Xác định danh mục dự án cần sử dụng nguồn vốn này theo thứ tự ưu tiên để bố trí kế hoạch trung hạn, dài hạn và hàng năm.



2. Giải pháp về thị trường

Trước tiên, các doanh nghiệp phải coi trọng việc chiếm lĩnh thị trường trong nước, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm có sức cạnh tranh và thay thế được hàng nhập khẩu, phải thắng ngay trên “sân nhà” khi hội nhập. Hiện nay Trung ương đang nỗ lực trong công tác ngoại giao nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại với các nước, tạo sự ổn định trong xuất khẩu hàng hóa cũng như cung cấp nguyên liệu, thu thập và cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong ngoại giao của Nhà nước chỉ tạo môi trường, điều kiện cho doanh nghiệp giao thương với khách hàng nước ngoài, còn lại là sự nỗ lực của từng bản thân các doanh nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của các ngành, các cấp, cụ thể như:

- Không ngừng củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch tỉnh Bắc Kạn để đáp ứng yêu cầu mới. Củng cố phát huy hiệu quả hoạt động của các trung tâm này.

- Bản thân từng doanh nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong việc nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp mình. Mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển riêng để tồn tại và phát triển do mức độ cạnh tranh sẽ gay gắt hơn khi kinh tế của ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới; trong đó phải xác định chất lượng và giá thành sản phẩm là vấn đề quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp khi hội nhập. Chú trọng các thị trường quen thuộc như ASEAN, EU, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan. Phục hồi thị trường Nga và Đông Âu; thâm nhập và phát triển thị trường Mỹ, Trung cận Đông, Châu Phi và Nam Mỹ, đặc biệt là thị trường các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.

- Các doanh nghiệp phải năng động, ứng dụng hiệu quả kiến thức khoa học tiếp thị hiện đại trong việc tìm kiếm thị trường như: tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi hữu hiệu, thực hiện tốt chế độ hậu mãi.

- Thắt chặt mối quan hệ giữa với các tỉnh trong vùng, tăng cường hợp tác kinh tế, khoa học công nghệ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm phía Bắc nhằm đẩy mạnh hợp tác, liên kết liên doanh và trao đổi bổ sung hàng hóa để phát triển. Cần hướng mạnh hơn nữa về thị trường nông nghiệp, nông thôn.



3. Giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu:

- Tăng cường phối hợp giữa 02 ngành công nghiệp và nông nghiệp với Liên minh HTX tỉnh nhằm xây dựng, hình thành mối liên kết giữa nhà máy và người sản xuất nông nghiệp cùng các nhà khoa học nghiên cứu triển khai xây dựng một số vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh phục vụ cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là nguyên liệu gỗ rừng trồng, dong riềng, dược liệu; đảm bảo đầu ra cho nông sản hàng hóa.

- Nghiên cứu đầu tư khoa học, công nghệ, đảm bảo cung cấp cây, con giống phù hợp cho công nghiệp chế biến với năng suất- chất lượng cao, giá thành hạ.

4. Giải pháp về công nghệ:

- Trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh và nguồn lực hạn chế, thực hiện đổi mới công nghệ cho ngành công nghiệp của tỉnh cần được áp dụng một cơ cấu thích hợp. Lựa chọn đúng công nghệ cần đổi mới, tư tưởng cần quán triệt là sử dụng công nghệ nhiều tầng, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại. Do đó, trong chuyển giao công nghệ cần khuyến khích, tranh thủ tối đa việc tiếp nhận công nghệ hiện đại; kiên quyết ngăn chặn việc nhập công nghệ lạc hậu. Công nghệ sản xuất gỗ, ván, chế biến nông sản, xi măng quy mô lớn phải tiên tiến, hiện đại. DN quy mô vừa và nhỏ phải phù hợp. Thông qua đổi mới công nghệ, chuyển từ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm thô sang chế biến và xuất khẩu sản phẩm tinh, sản xuất hàng thay thế nhập khẩu.

- Liên kết các viện nghiên cứu, các trường đại học, hỗ trợ kinh phí cho các công trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp, không phân biệt sở hữu. Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng kỹ sư – công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

5. Giải pháp về khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất trên địa bàn

- Tiếp tục tập trung cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, thân thiện với doanh nghiệp, có chính sách thống nhất, không phân biệt các thành phần kinh tế và đây sẽ là giải pháp có tác động rất lớn cho quá trình phát triển công nghiệp.

- Vận dụng triệt để chính sách ưu đãi: miễn giảm thuế, hỗ trợ tiếp thị, xây dựng thương hiệu; kịp thời điều chỉnh, bổ sung chính sách thu hút khuyến khích đầu tư với sức hấp dẫn cao; xây dựng kết cấu hạ tầng hợp lý phục vụ cho phát triển công nghiệp. Đặc biệt quan tâm đến việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về mặt vốn, công nghệ, thông tin môi trường đầu tư v.v... nhằm khơi dậy các tiềm năng trong các thành phần kinh tế, nhất là khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh. Đồng thời dành một khoảng kinh phí thích đáng cho công tác hỗ trợ, đầu tư và phát triển TTCN - nhất là ở khu vực nông thôn và các làng nghề, nhân cấy nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn.

6. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp:

Nhân lực là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của quá trình công nghiệp hóa. Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển với tốc độ rất nhanh, do vậy, tỉnh phải có kế hoạch đào tạo chặt chẽ, bám sát định hướng phát triển của tỉnh và của cả nước để đào tạo và có kế hoạch sử dụng hợp lý nhất nguồn nhân lực. Đào tạo ngành nghề cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, điện, quản lý cho doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp.

- Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có trang bị hiện đại trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp có sử dụng lao động góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, nhà nước sẽ hỗ trợ một phần kinh phí theo qui định ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế-kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực một cách có hiệu quả nhất.

- Liên kết, kêu gọi đầu tư trường đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Đầu tư mở rộng qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn tỉnh; xây dựng và mở rộng thêm các cơ sở đào tạo, chú ý đến đầu tư các trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy nghề, nhằm nâng cao chất lượng và số lượng đào tạo đi đôi với việc liên kết, thu hút đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao về giảng dạy.

- Có kế hoạch cập nhật kiến thức mới về tiến bộ khoa học công nghệ cho đội ngũ công nhân trong tỉnh. Rà soát lại lực lượng kỹ sư – công nhân kỹ thuật được đào tạo trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh để có kế hoạch điều chỉnh phân công hợp lý, nhằm tăng cường thêm nhân lực cho các cơ sở công nghiệp của tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích người có khả năng được học tập, có chính sách khuyến khích tài năng trẻ đi vào nghiên cứu, sáng tạo và ứng dụng những thành quả công nghệ mới.

- Trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý ngành, tạo điều kiện tham quan, học tập, giao lưu với nước ngoài để kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường, công nghệ...

- Thường xuyên mở các lớp đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp để nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập và cạnh tranh.

- Chú trọng giải quyết đồng bộ các vấn đề nhà ở, văn hoá, xã hội cho lao động nhập cư khi thực hiên các dự án lớn.



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương