Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010


Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng



tải về 1.58 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

7. Giải pháp về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

- Tích cực đầu t­ư triển khai các dự án quan trọng, các công trình chốt trên địa bàn tỉnh đặc biệt là cần nhanh chóng xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên - Bắc Kạn, đường sắt Thái Nguyên - Chợ Mới để khai thác được lợi thế so sánh của Bắc Kạn và tuyến Hành lang kinh tế quốc lộ 3,

- Tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu, cụm công nghiệp theo qui hoạch, Có chính sách thu hút khuyến khích thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp.

8. Giải pháp về bảo vệ môi trường

- Kết hợp chặt chẽ giữa đổi mới công nghệ và bảo vệ môi trường. Cần có quy hoạch chung về hệ thống xử lý rác thải công nghiệp và rác sinh hoạt. Khi phê duyệt dự án đầu tư nhất thiết phải đánh giá được tác động của dự án đối với môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng.

- Xây dựng hệ thống quan trắc môi trường, các quy định thanh kiểm tra ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất.

- Đầu tư và hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình sử lý môi trường. Tăng cường giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người lao động trong các doanh nghiệp công nghiệp.

- Tăng cường năng lực và trách nhiệm quản lý môi trường cho các ban quản lý các khu, cụm công nghiệp.

9. Giải pháp về tổ chức quản lý

- Với quy mô công nghiệp phát triển còn hạn chế như hiện nay, công tác quản lý nhà nước về công nghiệp trên địa bàn cần được tập trung vào một đầu mối là Sở Công Thương. Thống nhất giao Sở Công Thương quản lý toàn bộ các hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn và được tham gia cùng vói Sở Tài nguyên Môi trường ngay từ khâu cấp phép thăm dò, khai thác khoảng sản để có cơ sở thống nhất việc quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

- Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy hoạch chi tiết vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông –lâm - thuỷ sản, phối hợp với Sở Xây dựng lập quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp tập trung.

- Sở Công Thương phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tiến hành thường xuyên việc rà soát, kiểm tra việc thực hiện các dự án đã cấp giấy phép, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, yêu cầu các chủ đầu tư cam kết thực hiện theo đúng tiến độ đầu tư cũng như có biện pháp ràng buộc trách nhiệm của chủ đầu tư thực hiện theo tiến độ đã cam kết.

- Để công nghiệp phát triển không thể thiếu sự phối hợp đồng bộ và kịp thời giữa doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước. Cần nâng cao trình độ của các cán bộ chuyên trách quản lý công nghiệp ở các cấp.

II. Các chính sách khuyến nghị:

1. Chính sách huy động vốn:

Bên cạnh việc nghiên cứu và áp dụng một cách linh hoạt nhất các cơ chế, chính sách ưu đãi của Trung ương, Tỉnh cần có các cơ chế chính sách ưu đãi cụ thể, ổn định và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư- đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển công nghiệp vì vốn đầu tư kết cấu hạ tầng là rất lớn. Đây phải được coi là một trong những giải pháp then chốt nhất nhằm huy động và thu hút được nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp vì khả năng đầu tư từ ngân sách cho phát triển công nghiệp là có hạn.

- Áp dụng chính sách hỗ trợ tài chính, tín dụng: Thông qua sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường bằng công cụ lãi suất và tín dụng, tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các ngân hàng quốc doanh và tổ chức tín dụng, hướng luồng vốn chảy vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên. Chuyển hình thức cho vay bằng thế chấp tài sản sang hình thức cho vay theo dự án, đặc biệt là hướng ưu tiên cho các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, công nghiệp xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động.

- Khuyến khích, ưu tiên phát triển các loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần. Hỗ trợ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cổ phần hóa để tạo cơ sở cho việc tham gia vào thị trường chứng khoán. Khơi dậy tiềm năng nguồn vốn tồn đọng trong nhân dân phục vụ cho phát triển sản xuất công nghiệp.

- Thực hiện chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất công nghiệp, thậm chí cả lĩnh vực xây dựng hạ tầng như cung cấp điện, nước, giao thông.

2. Chính sách khuyến khích đầu tư:

- Tạo điều kiện thuân lợi về dịch vụ tư vấn đầu tư có chất lượng, có bộ phận chuyên trách hướng dẫn đầu tư, giới thiệu rộng rãi các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh cho các nhà đầu tư.

- Đầu tư công nghệ cao được ưu đãi đặc biệt, được miễn giảm thuế, được lựa chọn địa điểm xây dựng thích hợp.

- Đầu tư các ngành chế biến nông-lâm-thuỷ sản được ưu đãi cho vay vốn đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu.



3. Chính sách về đào tạo, thu hút nhân lực cho phát triển công nghiệp:

- Khuyến khích hỗ trợ kinh phí học tập cho sinh viên trong tỉnh theo học các chuyên ngành đang có nhu cầu phát triển và tiếp nhận họ sau khi tốt nghiệp vào làm trong các cơ quan hoặc doanh nghiệp của tỉnh.

- Lao động kỹ thuật trong các doanh nghiệp cần được đào tạo về chuyên môn cũng như tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.

- Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng nhằm giữ và thu hút nhân tài, nhất là các chuyên gia đầu ngành phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xã hội hóa công tác giáo dục, đào tạo nghề.

- Có chính sách khuyến khích đào tạo theo địa chỉ, đào tạo nghề cho lao động nông thôn như trợ cấp đào tạo lao động tại chỗ cho các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng nhiều lao động địa phương.



4. Chính sách khoa học công nghệ:

- Nghiên cứu và thực thi chính sách hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp nói chung, nhất là sản phẩm công nghiệp chủ lực. Ngân sách tỉnh hỗ trợ và các doanh nghiệp dành một khoản chi cần thiết cho việc mua phát minh, bí quyết công nghệ trong, ngoài nước để thực hiện đổi mới công nghệ.

- Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ; hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ.

5. Chính sách về thị trường:

- Xây dựng chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, chính sách kích cầu thị trường tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- UBND tỉnh và các ngành chức năng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp của tỉnh trong việc tiếp cận thông tin, thâm nhập và mở rộng thị trường; cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tham tán kinh tế, sứ quán nước ta ở nước ngoài trong việc giúp các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường và các đối tác nước ngoài. Hình thành các tổ chức nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại. Thành lập văn phòng đại diện của tỉnh tại một số thành phố lớn trên địa bàn các vùng kinh tế trọng điểm trong nước để nghiên cứu, thăm dò và thông tin kịp thời về thị trường và làm đầu mối giao dịch.

6. Chính sách phát triển vùng nguyên liệu:

- Xây dựng chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng, kỹ thuật cho doanh nghiệp và nhà nông trong việc thực hiện liên kết trong nuôi, trồng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến theo quy hoạch.

- Khuyến khích người sản xuất nguyên liệu đóng góp cổ phần bằng giá trị nguyên liệu với nhà máy. Hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, sơ chế, bảo quản sau thu hoạch để nâng cao chất lượng nguyên liệu và hiệu quả sản xuất.

- Nhà nước tạo thuận lợi tối đa trong việc giao đất, giao rừng và cho vay vốn có lãi suất ưu đãi không cần thế chấp đối với các hộ trồng rừng, trồng cây công nghiệp. Có chính sách tạo mối liên hệ giữa nông dân và công nhân nhà máy, giữa người trồng nguyên liệu và người chế biến nhằm điều hòa lợi ích giữa các phía.



III. Tổ chức thực hiện:

Một trong các chức năng quan trọng của công tác quản lý nhà nước là xây dựng tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch cho từng thời kỳ. Sau khi quy hoạch được phê duyệt, cần công khai hóa quy hoạch cho dân biết và để các nhà đầu tư tham gia thực hiện quy hoạch; và đặc biệt phải có sự phối hợp, liên kết giữa các ngành, các địa phương và thậm chí là trong nội bộ ngành nhằm phát huy tốt nhất lợi thế của các địa phương, tránh được đầu tư tràn lan, chồng chéo, trùng lặp, xác lập sự cân đối giữa cung và cầu, nâng cao hiệu quả đầu tư.

Sở Công Thương chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, phối hợp giữa các ngành, địa phương triển khai thực hiện Quy hoạch này. UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh lập một số dự án có tính cấp thiết để mời gọi đầu tư; phối hợp tìm các đối tác đầu tư và huy động các nguồn vốn đầu tư. UBND tỉnh giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành như sau:

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xem xét cân đối và huy động các nguồn lực; cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm; trình UBND tỉnh phê duyệt để đảm bảo thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. Trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch, nếu có phát sinh cần tính toán điều chỉnh và thông báo cho các ngành cùng thực hiện.

Dự thảo, tổ chức lấy ý kiến tham gia của các cơ quan liên quan và tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp theo định hướng của quy hoạch.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư phân bổ nguồn vốn ngân sách đảm bảo thực hiện các mục tiêu quy hoạch mà ngân sách đã cân đối; vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển các khu, cụm công nghiệp hàng năm, 5 năm.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã tổng hợp phê duyệt các phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, các dự án xây dựng hạ tầng chính, hệ thống xử lý chất thải dùng chung, vốn ưu đãi... nhằm đảm bảo tài chính thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh đã ban hành.

3. Sở Công Thương:

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị triển khai nội dung của quy hoạch và triển khai các dự án công nghiệp kêu gọi đầu tư theo kế hoạch hàng năm và 5 năm được UBND tỉnh phê duyệt.

Tranh thủ sự hướng dẫn và hỗ trợ của Bộ Công Thương, vận động khuyến khích các doanh nghiệp trung ương đầu tư sản xuất công nghiệp theo định hướng của quy hoạch, định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn các danh mục ngành nghề được ưu tiên, khuyến khích; các ngành nghề cấm hoặc hạn chế đầu tư.

Theo dõi, đề xuất kịp thời việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch (nếu có).

Phối hợp với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nhằm đẩy mạnh ngành công nghiệp phát triển. Hướng dẫn, giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu hàng hóa, cung cấp thông tin về chính sách, các rào cản kinh tế, kỹ thuật của các nước nhập khẩu và biện pháp xúc tiến thương mại cho doanh nghiệp để chủ động tổ chức sản xuất, phòng tránh rủi ro.

Tổ chức thực hiện tốt các hạng mục đầu tư phát triển ngành. Đồng thời có giải pháp theo sát các dự án đầu tư, nhất là các dự án khai thác và chế biến khoáng sản để có thể điều chỉnh, thậm chí kiến nghị UBND tỉnh thu hồi giấy phép nếu không thực hiện đúng các cam kết khi xin phép đầu tư.



4. Sở Tài nguyên và Môi trường

Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên cơ sở kế hoạch đăng ký sử dụng đất phục vụ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tại các vùng đã có chủ trương quy hoạch của các địa phương theo quy định.

Hướng dẫn các Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp, các chủ dự án đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và tổ chức xét duyệt, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trong các khu, cụm công nghiệp và từng dự án đầu tư theo quy định.

Tổ chức hệ thống quan trắc, kiểm tra kiếm soát tác động ô nhiễm môi trường của các dự án công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao như các dự án luyện kim, chế biến giấy, khai thác và chế biến khoáng sản.



5. Sở Khoa học và Công nghệ:

Hướng dẫn các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và lập các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh tham gia đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ theo quy định.

6. Sở Xây dựng

Phối hợp các sở, ngành liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng theo định hướng của quy hoạch.

Thẩm định hoặc hướng dẫn các cơ quan liên quan thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và dự toán công trình, hạng mục công trình trên địa bàn, nhất là tại các khu, cụm công nghiệp theo quy định hiện hành.

Thẩm định, phê duyệt (theo ủy quyền) hoặc trình cấp thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng.



7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Quy hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các vùng nguyên liệu với năng suất và chất lượng đáp ứng nhu cầu cho công nghiệp chế biến. Sớm triển khai kế hoạch ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao.

Xây dựng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ ván ép.

Chủ trì, phối hợp các Sở ngành liên quan hướng dẫn, hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề cho lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

Tổ chức thực hiện tốt các hạng mục đầu tư phát triển ngành.

8. Sở Văn hoá, thể thao và Du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá du lịch làng nghề; phối hợp với các sở ngành, địa phương liên quan đầu tư cải tạo cảnh quan môi trường một số làng nghề kết hợp du lịch; xây dựng kế hoạch phát triển hàng lưu niệm, hợp đồng sản xuất với các cơ sở làng nghề, tổ chức các điểm trưng bày và bán sản phẩm du lịch.



9. Sở Giao thông vận tải

Lập kế hoạch và thực hiện xây dựng, nâng cấp các tuyến giao thông đến các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, xây dựng nâng cấp các đầu mối giao thông phù hợp với quy hoạch phát triển của từng thời kỳ.

Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, Ban quản lý các khu, cụm công nghiệp hướng dẫn xây dựng các đường gom của các khu, cụm công nghiệp đấu nối với quốc lộ và các tỉnh lộ đúng quy định.

Quy hoạch phát triển lực lượng vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế-xã hội nói chung.



10. Sở Lao động và Thương binh-Xã hội

Triển khai quy hoạch nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp. Lập kế hoạch đào tạo nghề, đào tạo kỹ thuật phục vụ quá trình phát triển của các ngành công nghiệp theo định hướng quy hoạch.



11. Ban quản lý các khu công nghiệp

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định hiện hành; chịu trách nhiệm chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ các khu công nghiệp.

Kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp; đồng thời thẩm định hồ sơ dự án và giải quyết mặt bằng cho các doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp với thời hạn nhanh nhất.

Quản lý doanh nghiệp, các công trình hạ tầng kỹ thuật, môi trường, an ninh trật tự trong các khu công nghiệp.



12. Các ngành Điện, Nước

Có kế hoạch đưa điện, nước đến các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp phù hợp với tiến độ thực hiện và đảm bảo nguồn cung cấp điện, nước theo nhu cầu phát triển.

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn sẽ khó đạt được các mục tiêu đề ra nếu chỉ dựa vào nội lực của tỉnh. Vì vậy, Bắc Kạn cần làm việc với các Bộ, ngành trung ương và các Tập đoàn, Tổng Công ty để tranh thủ sự ủng hộ và phối hợp đầu tư.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

Quán triệt quy hoạch, phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện quy hoạch.

Chỉ đạo và tổ chức giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi bố trí các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của địa phương.

KIẾN NGHỊ

1. Đề nghị Trung ương và các Bộ ngành, các Tổng công ty của các Bộ ngành quan tâm, tích cực đầu t­ư triển khai các dự án quan trọng, các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh để khai thác được lợi thế so sánh của Bắc Kạn và tuyến Hành lang kinh tế quốc lộ 3, đặc biệt là cần nhanh chóng xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, đường sắt Thái Nguyên - Chợ Mới.

2. Hàng năm Trung ương cân đối và ưu tiên nguồn vốn từ ngân sách để bổ sung cho ngân sách tỉnh thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu Nghị Quyết 37 của Bộ Chính trị, các Quyết định 79/2004/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng TDMN Bắc Bộ; Chương trình 135 giai đoạn 2, Quyết định 27/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

3. Đề nghị Trung ương hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình.

4. Có cơ chế chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ và có chiến lược đào tạo cán bộ các cấp (kể cả đào tạo trong nước và nước ngoài), quan tâm, đến các tỉnh khó khăn và cơ sở để đội ngũ cán bộ đáp ứng được yêu cầu mới.

5. Một số kiến nghị khác:

- Có cơ chế đặc thù cho phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh, hạ tầng các khu công nghiệp;

- Chính phủ dành nhiều nguồn lực ODA, trái phiếu Chính phủ để đầu tư hạ tầng kinh tế xã hội và hạ tầng du lịch;

- Chính phủ có những khuyến khích bằng cơ chế đặc thù để thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào Bắc Kạn;

- Cho phép Bắc Kạn xây dựng vùng nguyên liệu gỗ, giấy phục vụ cho công nghiệp chế biến bột giấy hoặc gỗ ván MDF nhân tạo như là một hướng phát triển đột phá của Bắc Kạn, nhằm nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch về kinh tế với các địa phương khác.



KẾT LUẬN

Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn soạn thảo lần này dựa trên chiến lược phát triển chung của cả nư­ớc, các chiến lư­ợc phát triển của các Bộ chuyên ngành và đặc biệt xuất phát từ phư­ơng hư­ớng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Quy hoạch đã đư­ợc hiệu chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế là nhằm vạch ra đư­ợc một hành lang phát triển của công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.

Trong quá trình điều hành thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2020, nhất thiết phải có sự phối hợp tham gia của các ngành, các cấp có liên quan. Những giải pháp cơ bản phải được tiến hành đồng bộ, nhằm duy trì tốc độ phát triển trong suốt quá trình, đạt được mục tiêu quy hoạch. Do phạm vi hoạt động rộng, tính chất phức tạp của sản xuất công nghiệp và còn phụ thuộc nhiều yếu tố biến động của thị trường với sự phát triển ngày càng nhanh của khoa học - công nghệ, xu hướng tiêu dùng luôn thay đổi, tình hình kinh tế tài chính các nước trong khu vực và trên thế giới diễn biến phức tạp, quy hoạch phát triển công nghiệp trong một thời gian dài sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Do đó, trong quá trình thực hiện phải thường xuyên được rà soát để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp, sát thực tế nhằm phát huy được tác dụng tích cực, làm cho ngành công nghiệp tỉnh Bắc Kạn phát triển nhanh và vững chắc, góp phần tạo sự chuyển biến mới cho phát triển kinh tế-xã hội của Bắc Kạn trong thời gian tới.

CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

Kịch bản KT-XH 1:

Xây dựng theo số thực hiện kế hoạch 2006 - 2010 các ngành, giai đoạn 2011-2015 theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn Bắc Kạn khoá X; giai đoạn 2016 - 2020 theo phương án chọn của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020:



Năm

Đơn vị

2010

2015

2020

BQ

2011-2020

2025

Giá trị SX CN (giá 1994)

Tỷ đồng

264

475

1.218

16,5%

2.645

Tổng VA:( Giá 1994)

Tỷ đồng

1.247

2551

4.848

14,54%

7.520

VA N Lng­ nghiệp

Tỷ đồng

508

746

1.022

7,25%

1.274

VA Thư­ơng mại dịch vụ

Tỷ đồng

524

1.199

2.606

17,40%

4.594

VA Công nghiệp XD

Tỷ đồng

215

606

1.218

~19%

1652

Kịch bản KT-XH 2: PA chọn

Xây dựng theo số ước thực hiện kế hoạch 2006-2010 các ngành; tập trung nguồn lực đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến gắn với kinh tế rừng (sản xuất gỗ ván thanh, ván MDF...), công nghiệp chế biến nông sản để đến giai đoạn 2020-2025 sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và xuất khẩu; giai đoạn 2016-2020 theo phương án chọn của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020:



Chỉ tiêu

Đơn vị

2010

2015

2020

BQ

2011-2020

2025

Giá trị SX CN (giá 1994)

Tỷ đồng

264

867

2.777

26,5%

5014

Tổng VA:( Giá 1994)

Tỷ đồng

1.247

2.539

4.824

14,5%

7.760

VA N Lngư nghiệp

Tỷ đồng

508

746

1.023

7,2%

1.274

VA Thương mại dịch vụ

Tỷ đồng

524

1.199

2.607

17,4%

4.198

VA Công nghiệp

Tỷ đồng

120

390

785

22,1%

1.632

VA Xây dựng

Tỷ đồng

109

204

410

14,1%

660


tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương