Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thời kỳ 2001-2010


Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản



tải về 1.58 Mb.
trang11/14
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích1.58 Mb.
#16591
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

3. Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản:

3.1. Phương hướng phát triển:

- Tập trung khai thác và chế biến các khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn như quặng chì, kẽm. Đảm bảo đủ nguyên vật liệu cho các cơ sở luyện kim và sản xuất VLXD của tỉnh. Tăng cường chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khoáng sản thô.

- Đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại để tăng năng suất lao động, giảm giá thành, tận thu tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Đa dạng hoá quy mô khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở không lãng phí tài nguyên dưới sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước.

- Chú trọng công tác thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới.

3.2. Mục tiêu phát triển:

Ngành khai thác chế biến KS (giá ss 94)

2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

63,1

89,74

189,25

252,43

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

-2,53

7,30

16,09

5,93

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

23,9

10,35

6,81

5,03

3.3. Các dự án phát triển:

3.3.1. Khai thác quặng sắt:

*Giai đoạn 2011– 2015:

- Đầu tư khai thác và chế biến quặng sắt tại mỏ sắt Bản Phắng, huyện Ngân Sơn, công suất 100.000 tấn/năm với vốn đầu tư ước tính khoảng 70 tỷ.

- Đầu tư nâng công suất khai thác mỏ sắt Sỹ Bình, huyện Bạch Thông lên 100.000 tấn/năm với vốn đầu tư ước tính khoảng 50 tỷ đồng.

- Đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Bản Cuôn, huyện Chợ Đồn, công suất 200.000 tấn tinh quặng/năm. Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.

- Đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Nà Nọi, huyện Ngân Sơn, công suất 75.000 tấn quặng/năm. Vốn đầu tư: 40 tỷ đồng.

- Đầu tư khai thác và chế biến mỏ sắt Bản Lác, huyện Chợ Đồn, công suất 50.000 tấn tinh quặng/năm. Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.

- Nâng cấp các cơ sở chế biến khác đến năm 2015 đạt tổng sản lượng 500.000 tấn quặng tinh với số vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016 – 2020:

Nâng công suất các mỏ hiện tại thêm 400 ngàn tấn. Vốn đầu tư: 200 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2020-2025:

Nâng công suất các mỏ hiện tại thêm 400 ngàn tấn. Vốn đầu tư: 200 tỷ đồng.



1.3.2. Khai thác quặng kẽm-chì và kim loại màu khác:

*Giai đoạn 2011-2015:

- Nâng công suất các cơ sở khai thác chế biến đến năm 2015 đạt 30.000 tấn tinh quặng chì kẽm. Vốn đầu tư: 120 tỷ đồng

- Thăm dò, điều tra đánh giá trữ lượng vàng gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, vốn đầu tư: 24 tỷ đồng

- Thăm dò, điều tra đánh giá trữ lượng chì kẽm tại điểm mỏ chưa được đánh giá trữ lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng

- Đầu tư khai thác vàng sản lượng 50 kg. Vốn đầu tư 15 tỷ

*Giai đoạn 2016 – 2020:

- Nâng công suất các mỏ hiện tại đạt công suất 15.000 tấn tinh quặng chì và 50.000 tấn tinh quặng kẽm. Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng.

- Thăm dò, điều tra đánh giá trữ lượng vàng gốc trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2020 – 2025:

- Thăm dò, điều tra đánh giá trữ lượng chì kẽm tại các khu vực chưa có đánh giá trữ lượng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

- Duy trì sản lượng chế biến khoảng 25.000 tấn tinh quặng chì và 50.000 tấn tinh quặng kẽm. Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.



1.3.3. Khai thác đá các loại:

*Giai đoạn 2011-2015:

- Nâng sản lượng các mỏ hiện tại đến năm 2010 sản lượng khai thác đạt 200.000m3. Vốn đầu tư: 2 tỷ đồng.

- Đầu tư khai thác mỏ đá vôi phục vụ sản xuất xi măng. Vốn đầu tư: 20 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016–2020:

- Nâng công suất các mỏ hiện tại thêm 500.000m3, đến năm 2020 đạt 1.000.000m3. Vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.



1.4. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành:

Giai đoạn 2011-2015: 521 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020: 320 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 – 2025: 230 tỷ đồng.



4. Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng:

Là tỉnh có tiềm năng tương đối lớn về nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng. Do đó công nghiệp vật liệu xây dựng là một hướng ưu tiên đầu tư phát triển. VLXD dựng phải được đầu tư phát triển trước so với các ngành khác, cố gắng đa dạng hóa các hình thức đầu tư để thu hút mọi nguồn vốn có thể.



4.1. Phương hướng phát triển:

- Công nghiệp VLXD phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên sẵn có tại địa phương gắn với hiệu quả kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Tập trung phát triển sản xuất xi măng lò quay công suất 1,1 triệu tấn/năm tại huyện Chợ Mới, đảm bảo sản phẩm có tính cạnh tranh về chất lượng và giá thành.

- Củng cố và ổn định hoạt động của nhà máy xi măng lò đứng công suất 60 nghìn tấn/năm hiện có và chuyển sang công nghệ lò quay công suất 300 nghìn tấn/năm trên cơ sở thay đổi cơ cấu mặt hàng, tập trung phát triển các sản phẩm VLXD sau xi măng như gạch không nung, betong đầm lăn, betong xốp…

- Đầu tư sản xuất các sản phẩm mới với công nghệ tiên tiến như: đá ốp lát cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, beton xốp.

- Phát triển sản xuất gạch không nung dần thay thế gạch nung.



4.2. Mục tiêu phát triển:

Ngành CN sản xuất VLXD

(giá ss 94)

2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

32

66

503

1.043

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

-3,3

15,00

50,00

15,70

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

12,48

7,65

18,12

20,81

4.3. Các dự án phát triển:

a. Xi măng:

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Thay đổi cơ cấu sản phẩm của nhà máy xi măng lò đứng. Vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng.

* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xi măng lò quay công nghệ hiện đại, công suất 1.1 triệu tấn/năm. Giai đoạn 1 vốn đầu tư dự kiến: 1.500 tỷ đồng tại huyện Chợ Mới.

- Nhà máy sản xuất bột đá vôi làm xi măng và vật liệu xây dựng đạt sản lượng 1 triệu tấn/năm Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng

* Giai đoạn 2021 - 2025:

- Đầu tư giai đoạn 2 các thiết bị phụ trợ nhà máy sản xuất xi măng lò quay; Vốn đầu tư dự kiến: 200 tỷ đồng.

- Đầu tư nâng công suất các cơ sở hiện có. Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.

b. Vật liệu xây dựng:

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Đầu tư xây dựng hai nhà máy gạch tuynen, tổng công suất 40 triệu viên/năm. Vốn đầu tư dự kiến 50 tỷ đồng.

- Đầu tư sản xuất gạch không nung, gạch terazo được ép từ cát, xi măng và bột đá với công suất 20 triệu viên năm, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư nâng công suất các cơ sở hiện có để đến năm 2020 đạt: 50 triệu viên gạch nung và 50 triệu viên gạch không nung. Vốn đầu tư: 50 tỷ đồng.



c. Các dự án sản xuất VLXD khác

*Giai đoạn 2011 - 2015:

- Dự án xây dựng nhà máy sản xuất tấm lợp phiboro xi măng công suất 200.000 m2/năm, vốn đầu tư: 5 tỷ đồng

- Dự án sản xuất bê tông đúc sẵn, công suất 10.000 m3/năm, vốn đầu tư: 10 tỷ đồng

*Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư các nhà máy sản xuất gạch ốp lát, tổng công suất 200.000 m2/năm, vốn đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

- Đầu tư nâng công suất các cơ sở hiện có. Vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

d. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư của ngành:

Giai đoạn 2011-2015: 155 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 1.710 tỷ đồng

Giai đoạn 2021 – 2025: 250 tỷ đồng.



5. Công nghiệp dệt-may-da-giày:

Là ngành có tiềm năng tăng trưởng khá cao; theo dự báo, công nghiệp dệt, may, da, giày có triển vọng phát triển do nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng; trong khi đó, ngành có kỹ thuật, công nghệ không phức tạp, suất đầu tư thấp, thời gian thu hồi vốn nhanh, thời gian đào tạo tay nghề ngắn, thích hợp với lao động nông nghiệp chuyển sang, thu hút nhiều lao động.



5.1. Phương hướng phát triển:

- Tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng, tạo thương hiệu cho sản phẩm dệt may, chú trọng vào dệt may truyền thống kết hợp phục vụ du lịch và hướng tới xuất khẩu.

- Đầu tư đào tạo nâng cao tay nghề công nhân; Tập trung sản xuất các sản phẩm dệt may hiện đang có thị trường ổn định; chú trọng phát triển thị trường vùng và thị trường tại chỗ;

- Đầu tư phát triển cơ giới hóa và gìn giữ phát huy ngành dệt may truyền thống, gắn với bảo vệ môi trường.



5.2. Mục tiêu phát triển:

Ngành CN dệt may-da giầy

(giá ss 94)



2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

27,48

28

36

48

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

34,64

0,38

5,00

5,92

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

10,41

3,23

1,29

0,95

5.3. Các dự án phát triển:

*Giai đoạn 2011-2015:

Đầu tư nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH may công nghiệp, vốn đầu tư: 10 tỷ.

*Giai đoạn 2016 - 2020:

Đầu tư mở rộng Công ty may công nghiệp đạt công suất 2,2 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư: 30 tỷ.

5.4. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư của ngành:

Giai đoạn 2011-2015: 10 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020: 30 tỷ đồng.

6. Công nghiệp luyện kim, chế tạo máy và gia công kim loại:

6.1. Phương hướng phát triển:

- Công nghiệp cơ khí:



a. Về luyện kim:

- Gắn phát triển ngành luyện kím với việc khai thác khoáng sản, đi từ nhỏ đến lớn, phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp hiện đại hoá các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, bảo đảm sử dụng hợp lý tài nguyên và tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.

- Thực hiện chế biến sâu, chế biến tinh khoáng sản sau khai thác, hạn chế xuất khẩu quặng thô, sản phẩm thô. Ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo ra các sản phẩm luyện kim cao cấp mang thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế và trong nước.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực xã hội, thu hút nhân tài và lao động chất lượng cao vào phát triển ngành luyện kim.

- Thực hiện trước một bước công tác khảo sát, thăm dò tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các khoáng sản có trữ lượng lớn; thực hiện nghiêm túc quy hoạch khoáng sản và các quy hoạch ngành luyện kim (chì- kẽm, thép…); quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác.

b. Về chế tạo máy và gia công kim loại:

- Chú trọng vào đầu tư cải tạo, mở rộng, đổi mới thiết bị để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm tại các cơ sở sản xuất cơ khí đang hoạt động trong tỉnh.

- Phát triển cơ khí đáp ứng cơ bản các nhu cầu của tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn (dụng cụ, nông cụ cầm tay và các dịch vụ sửa chữa, bảo hành máy và thiết bị); sản xuất một số sản phẩm, phụ tùng sửa chữa phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu.

- Khuyến khích, tạo thuận lợi để mọi thành phần kinh tế tham gia chương trình phát triển cơ khí, đặc biệt là cơ khí phục vụ nông nghiệp, nông thôn.



6.2. Mục tiêu phát triển:

Ngành L.Kim, chế biến các sp từ KL

(giá ss 94)



2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

16

181,0

1.016,9

2.123,9

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

17,97

62,45

41,22

15,87

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

6,1

20,9

36,62

43,35

6.3. Các dự án phát triển:

a. Về luyện kim:

Sản xuất gang, thép:

*Giai đoạn 2011 - 2015:

- Đầu tư nâng cao chất lượng gang đúc với số vốn khoảng 10 tỷ đồng.

- Dự án xây dựng Khu liên hợp gang thép tại KCN Thanh Bình, công suất sản phẩm cuối dự kiến 250.000 tấn thép thỏi/năm, Vốn đầu tư cho giai đoạn này khoảng 800 tỷ đồng;

- Xây dựng nhà máy nung tuyển quặng sắt công suất 60.000 tấn/năm, vốn đầu tư 155 tỷ đồng.

- Dự án nhà máy luyện kim phi cốc xây dựng tại KCN Thanh Bình, công suất 100.000 tấn sắt xốp/ năm, vốn đầu tư khoảng 340 tỷ;

*Giai đoạn 2016 – 2020:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở hiện có với số vốn khoảng 20 tỷ đồng

- Tiếp tục đầu tư khu liên hợp gang thép tại KCN Thanh Bình, sản xuất phôi thép đạt công suất 20.000 tấn/năm, thép cán đạt sản lượng 50.000 tấn/năm. Vốn đầu tư giai đoạn 2 khoảng 500 tỷ đồng.

Sản xuất chì-kẽm:

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở hiện có với số vốn khoảng 10 tỷ đồng.

- Dự án cơ sở điện phân chì - kẽm, công suất khoảng 31.000 tấn chì - kẽm kim loại/năm. Dự tính vốn đầu tư 790 tỷ đồng;

* Giai đoạn 2016–2020:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở hiện có với số vốn khoảng 200 tỷ đồng.

- Đầu tư hoàn thiện các cơ sở điện phân chì kẽm với vốn đầu tư ước tính 400 tỷ đồng.

b. Về chế tạo máy và gia công kim loại:

* Giai đoạn 2011 - 2015:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có với vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.

- Đầu tư hoàn thiện dây chuyền lắp ráp và đóng mới ô tô tải nhỏ, công suất 500 xe/ năm, vốn đầu tư: 30 tỷ

* Giai đoạn 2016 - 2020:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm của các cơ sở hiện có với vốn đầu tư: 10 tỷ đồng.



6.4. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư:

a. Ngành luyện kim:

Giai đoạn 2011-2015: 2.105 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 1.120 tỷ đồng

b. Ngành chế tạo máy và gia công kim loại:

Giai đoạn 2011-2015: 40 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 10 tỷ đồng

7. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước

* Mục tiêu phát triển:

Ngành CN sản xuất điện, nước

(giá ss 94)



2010

2015

2020

2025

Giá trị SXCN ngành (tỷ đồng)

16,78

35

47

60

Tốc độ tăng (bình quân 5 năm-%)

11,06

15,95

6,00

5,00

Tỷ trọng trong cơ cấu CN (%)

6,36

4,06

1,69

1,20

7.1. Quy hoạch phát triển sản xuất điện:

7.1.1. Phương hướng phát triển:

Phấn đấu đáp ứng tối đa nhu cầu về năng lượng điện của công cuộc phát triển KTXH trên địa bàn. Đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp điện.

Đẩy mạnh điện khí hóa các vùng nông thôn, vùng miền miền núi, vùng sâu, vùng xa. Khuyến khích phát triển các dạng năng lượng mới và tái tạo, phát triển thủy điện nhỏ và vừa, tăng nguồn phát điện để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa.

7.1.2. Quan điểm quy hoạch:

Các nguồn thuỷ điện nhỏ trên địa bàn chỉ nhằm bổ sung một phần rất nhỏ công suất cho lưới và tận dụng tài nguyên thuỷ điện. Khai thác triệt để các nguồn thuỷ điện nhỏ trên địa bàn trên cơ sở đánh giá tác động môi trường vùng ảnh hưởng và bảo vệ quỹ đất trồng trọt; Tập trung phát triển lưới điện và trạm điện; Khuyến khích ngành luyện kim đen sử dụng hiệu quả nguồn nhiệt thừa để phát điện bù đắp bổ sung cho lưới



a. Nguồn điện

*Giai đoạn 2011-2015

- Hoàn thành xây dựng công trình thủy điện Nặm Cắt huyện Bạch Thông công suất dự kiến đạt 3,2 MW. Tổng vốn đầu tư khoảng 50 tỷ đồng.

- Đầu tư xây dựng các công trình thủy điện: Sông Năng, công suất dự kiến là 8,6 MW; Thác Giềng 1 công suất dự kiến 4,5 MW. Tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016-2020:

Đầu tư xây dựng công trình thủy điện Bằng Thành huyện Pác Nặm, công suất dự kiến đạt 2,6 MW và công trình thủy điện Pác Cáp thuộc huyện Na Rì có công suất dự kiến là 3,2 MW. Tổng vốn đầu tư ước tính khoảng 200 tỷ đồng



b. Phát triển lưới và trạm điện

*Giai đoạn 2011-2015:

Xây dựng đường dây 220 kV Nho Quế -Cao Bằng 2x100 km, TBA 220 kV Cao Bằng 1x125 MVA, đường dây 220 kV Cao Bằng - Bắc Kạn dài 70 km, trạm cắt 220 kV Bắc Kạn (theo kế hoạch của Tập đoàn Điện lực Việt Nam).

- Xây dựng đường dây 110 kV Na Hang - Chợ Đồn (AC240-60 km) vốn đầu tư 120 tỷ đồng.

- Xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Chợ Mới với quy mô 2x16 MVA vốn đầu tư 34 tỷ đồng.

- Xây dựng trạm biến áp 110 kV KCN Thanh Bình với quy mô 1x25 MVA vốn đầu tư khoảng 38 tỷ đồng.

- Duy trì công suất các trạm hiện có.

*Giai đoạn 2016-2020:

- Xây dựng trạm 220 kV Bắc Kạn đặt tại vị trí trạm cắt Bắc Kạn. Vốn đầu tư ước tính 80 tỷ đồng;

- Nâng công suất trạm biến áp 110 kV KCN Thanh Bình từ 1x25 MVA lên 2x25MVA. Vốn đầu tư dự tính 20 tỷ đồng

- Nâng công suất trạm áp 110 kV Chợ Đồn từ 1x25 MVA lên 2x25MVA. vốn đầu tư dự tính 20 tỷ đồng

- Duy trì công suất trạm biến áp110 kV Chợ Mới 2x16 MVA

- Duy trì công suất trạm biến áp110 kV Bắc Kạn 16+25 MVA.

- Xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Nà Pặc với quy mô 1x16 MVA vốn đầu tư dự tính 20 tỷ đồng;

- Xây dựng mới trạm biến áp 110 kV Na Rì với quy mô 1x16 MVA vốn đầu tư dự tính 20 tỷ đồng;

c. Tổng hợp vốn đầu tư công nghiệp điện theo giai đoạn:

Vốn đầu tư ngành điện giai đoạn đến năm 2015: 742 tỷ đồng

Vốn đầu tư ngành điện đến năm 2020: 360 tỷ đồng

7.2. Quy hoạch phát triển sản xuất nước:

7.2.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển

- Do nguồn nước ngầm của Tỉnh có trữ lượng hạn chế nên sẽ phát triển các dự án xử lý nước mặt.

- Cải tạo, xây dựng mạng lưới tuyến ống phân phối, trạm tăng áp, trang bị mới và thay thế thiết bị điều khiển và kiểm soát hệ thống cấp nước, nâng cao năng lực quản lý vận hành hệ thống cấp nước, phấn đấu đạt tỷ lệ thất thoát, lãng phí nước ở mức thấp (10-20%).

7.2.2. Quy hoạch phát triển

*Giai đoạn 2011-2015: Dự án nâng cao chất lượng nước, bổ xung hạng mục lọc than hoạt tính và ô xy hóa chất hữu cơ bằng ô zôn. Vốn đầu tư: 5 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016-2020: Nâng cấp và mở rộng hệ thống cấp nước nhà máy xử lý nước mặt tại Bắc Kạn công suất tăng thêm 6.000m3/ngày/đêm (tổng công suất của nhà máy là 12.000 m3/ngày/đêm). Vốn đầu tư 10 tỷ đồng.

7.3. Tổng hợp dự báo nhu cầu vốn đầu tư công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước:

Giai đoạn 2011-2015: 747 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 370 tỷ đồng

8. Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp - làng nghề:

Do đặc thù về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, việc phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp- làng nghề còn rất khiêm tốn. Để nâng cao vai trò, vị trí của tiểu thủ công nghiệp - làng nghề trong đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân, trong thời gian tới, cần có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các làng nghề trên địa bàn; việc đầu tư phát triển các làng nghề và nhất là các làng nghề truyền thống không chỉ có ý nghĩa về kinh tế - xã hội mà còn có giá trị về tinh thần, mang phong cách riêng của địa phương; một số làng nghề phát triển sẽ là nơi thích hợp để phát triển du lịch.



8.1. Phương hướng phát triển:

- Tận dụng các nguồn nguyên liệu địa phương và nguồn nhân công tại chỗ, phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp truyền thống góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư. Khôi phục phát triển, tạo thương hiệu cho các làng nghề truyền thống, duy trì các nghề hiện sản xuất như: đàn Tính, thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, mây tre đan, rượu, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc nam, chè, tinh bột sắn, ngô… để tận dụng nguồn nguyên liệu và nguồn nhân công tại chỗ, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho dân cư.

- Tăng cường sự hỗ trợ của Nhà nước như xây dựng, quảng bá thương hiệu, hỗ trợ tài chính, tín dụng, khoa học, công nghệ, phát triển vùng nguyên liệu và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

- Tăng cường du nhập nghề mới nhằm tạo công ăn việc làm lúc nông nhàn.

- Tăng cường đầu tư hạ tầng làng nghề với chính sách ưu đãi.

8.2. Mục tiêu phát triển:

- Phấn đấu đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 03 làng nghề, đến năm 2020, mỗi địa bàn cấp huyện có ít nhất 01 làng nghề; Tập trung nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi hoạt động của các làng nghề.



8.3. Các dự án phát triển:

* Giai đoạn 2011-2015:

- Phát triển 3 dự án làng nghề mới gồm: Dự án chế biến nông, lâm sản; dự án mây tre đan; Trồng và chế biến nấm. Vốn đầu tư mỗi dự án khoảng 4 tỷ đồng. - Đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở hiện có. Vốn đầu tư: 5 tỷ đồng.

*Giai đoạn 2016-2020:

- Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm tại các cơ sở hiện có. Vốn đầu tư: 5 tỷ đồng.

- Rút kinh nghiệm từ các dự án phát triển các làng nghề ở giai đoạn trước, nghiên cứu lựa chọn phát triển thêm khoảng 4 làng nghề nữa với tổng vốn đầu khoảng 20 tỷ đồng.

- Nghiên cứu xây dựng và phát triển một số dự án nghề mới: Trồng và chế biến dược liệu tại huyện Ba Bể và thị xã Bắc Kạn với tổng nhu cầu vốn đầu tư ước tính khoảng 8 tỷ đồng và dự án trồng và chế biến chè sạch ở huyện Chợ Mới và Chợ Đồn, quy mô nhỏ với tổng vốn đầu tư khoảng 5 tỷ đồng.

8.4. Tổng hợp vốn đầu tư xây dựng phát triển làng nghề:

Giai đoạn 2011-2015: 13 tỷ đồng

Giai đoạn 2016-2020: 38 tỷ đồng



tải về 1.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương