Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020



tải về 3.08 Mb.
trang15/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   31

III. QUY HOẠCH

1. Báo in


1.1. Số lượng cơ quan báo in

Số lượng cơ quan báo in:

Năm 2013: Giữ nguyên số lượng các cơ quan báo chí hiện có là Báo Quảng Nam và các Tạp chí: Đất Quảng, Văn hóa Quảng Nam, Khoa học và Sáng tạo, Khoa học.

Giai đoạn 2014-2015: Phát triển 1 ấn phẩm báo chí là tạp chí có nội dung công nghiệp, khoa học, thương mại.

Giai đoạn 2016-2020, phát triển thêm từ 2-3 ấn phẩm báo chí, trong đó có các ấn phẩm báo in và tạp chí. Nội dung của các ấn phẩm này tập trung vào lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghiệp, thương mại, du lịch, khoa học, công nghệ, hợp tác, đối ngoại,…

Các ẩn phẩm này được hình thành và phát triển từ các bản tin, đặc san đang có tại tỉnh.

Nguyên tắc phát triển báo in:

Báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Ngày nay, báo chí còn mang tính dịch vụ. Tuy nhiên, tính chính trị của báo chí vẫn phải đặt lên hàng đầu. Để tránh tình trạng thương mại hóa báo chí, vấn đề cấp kinh phí hoạt động cho các cơ quan báo chí phải được xem xét một cách thấu đáo và cẩn trọng. Ngân sách Nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần cho các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, các sản phẩm báo chí còn lại phải tự hạch toán kinh tế.

- Đến năm 2015: Báo Quảng Nam, các tạp chí được cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chính trị; nhiệm vụ phát triển văn hóa - văn nghệ theo đường lối của Đảng.

Các sản phẩm báo in mới ra đời sẽ được tính 70-75% tin, bài cho thông tin chính trị và công ích.

Các sản phẩm tạp chí mới ra đời là 55-60% tin, bài cho thông tin chính trị và công ích.

- Năm 2020: Báo Quảng Nam, các tạp chí là ấn phẩm báo công ích.

Các sản phẩm báo in còn lại được tính 25-30% tin, bài cho thông tin chính trị và công ích.

Các sản phẩm tạp chí được tính 15-20% tin, bài cho thông tin chính trị và công ích.

Đối tượng khuyến khích: Cung cấp thông tin kinh tế phục vụ ngành nghề địa phương, kinh tế nông thôn, phát triển đô thị, các vùng kinh tế động lực, vùng biên, cửa khẩu…, phục vụ cho sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục vụ giải trí, đời sống tinh thần của người dân.

Đối với các tờ báo hiện tại, quy hoạch đến năm 2020 cụ thể như sau:

Báo Quảng Nam

Năm 2013:

Giữ nguyên phát hành 6 kỳ/tuần, 4.000bản/kỳ, ngoài ra tiếp tục phát hành các số chuyên đề, số phụ. Khi đủ điều kiện sẽ tiến tới việc ra ấn phẩm cuối tuần.

Mở rộng phạm vi phát hành qua kênh bán lẻ, phục vụ đông đảo nhân dân.

Giai đoạn 2014-2020:

Sản lượng báo phát hành qua nhiều hình thức khác nhau: Phát hành qua đường bưu điện, phát hành qua phương thức bán hàng trực tiếp tại quầy giao dịch, phát hành qua mạng thông tin (phát hành qua mạng Internet, qua điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác…).

Sản lượng báo phát hành tăng bình quân hàng năm từ 5-10%. Cụ thể:

Năm 2014, tăng lên 4.200 bản/kỳ;

Năm 2015, tăng lên 4.400 bản/kỳ;

Năm 2016, tăng lên 4.700 bản/kỳ;

Năm 2017, tăng lên 5.000 bản/kỳ;

Năm 2018, tăng lên 5.300 bản/kỳ;

Năm 2019, tăng lên 5.600 bản/kỳ;

Phấn đấu đến năm 2020: số lượng phát hành tăng lên 6.000 bản/kỳ, bao gồm cả bản in và xuất bản điện tử, trong đó xuất bản phẩm điện tử chiếm tỷ lệ 20%.

Các Tạp chí:

Đến năm 2015

Hình thành trang thông tin điện tử của tạp chí.

Cải tiến về nội dung và hình thức, không tăng trang nhưng tăng chất lượng tác phẩm.

Đến năm 2020

Các trang thông tin điện tử của tạp chí ổn định và phát triển.



Tạp chí Đất Quảng:

- Vẫn giữ nguyên khổ truyền thống.

- Phát hành: Tăng số lượng phát hành lên khoảng 1000 bản/ tháng/ số.

- Kỳ hạn xuất bản: Giữ nguyên kỳ hạn mỗi tháng một số.

- Phương thức phát hành: Phát hành cùng lúc cả ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử. Trong đó, ấn phẩm in vẫn là chủ yếu.

Tạp chí Văn hóa Quảng Nam:

Giữ nguyên khổ. Tăng số lượng phát hành đến 1.500 bản.

Tăng kỳ xuất bản: 01 số/tháng.

Phương thức phát hành: Phát hành ấn phẩm in và ấn phẩm truyền hình (Chuyên mục truyền hình phát trên sóng Đài Phát thanh – Truyền hình Quảng Nam) và ấn phẩm điện tử. Trong đó, tỷ trọng sản lượng ấn phẩm điện tử chiếm 30%.



Tạp chí Khoa học và Sáng tạo:

Giữ nguyên khổ. Tăng số lượng phát hành đến 1.000 bản.

Tăng kỳ xuất bản: 2 số/tháng.

- Phương thức phát hành: Phát hành cùng lúc cả ấn phẩm in và ấn phẩm điện tử. Trong đó, ấn phẩm in vẫn là chủ yếu.

Ngoài các bản tin hiện có đến giai đoạn 2015- 2020, mỗi huyện xuất bản từ 1-2 bản tin, nâng số bản tin của tỉnh lên từ 40 - 45 bản tin.

1.2. Nội dung báo in

Sự phát triển của công nghệ đã mở ra những cơ hội rất lớn để báo chí Quảng Nam có khả năng vượt ra khỏi giới hạn tỉnh Quảng Nam. Ấn phẩm điện tử, xuất bản điện tử, thương mại điện tử là những điều kiện hỗ trợ rất lớn nếu như ấn phẩm báo in Quảng Nam có nội dung thực sự thu hút với bạn đọc.

Báo chí còn thực hiện tốt chức năng là diễn đàn của nhân dân, thể hiện tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân; qua đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

Quảng Nam là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử, có đặc điểm văn hóa xã hội phong phú, có lợi thế so sánh về địa - kinh tế trên Hành lang Kinh tế Đông - Tây…, đó là nguồn tài nguyên thông tin quan trọng để báo chí khai thác và phát triển, thu hút được số lượng lớn bạn đọc trong và ngoài tỉnh.

1.3. Phạm vi phục vụ

Mở rộng phạm vi phục vụ các ấn phẩm báo in Quảng Nam đến tận thôn, bản và các vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Xã hội hóa mạng vận chuyển, kết hợp giữa kinh doanh và phục vụ công ích, kết hợp nhiều phương pháp vận chuyển báo, bằng phương pháp vận chuyển theo xe chuyên dùng, bằng các phương tiện xã hội.

Phục vụ báo chí đến với mọi khu vực trong tỉnh, ra các tỉnh trong cả nước, và bạn đọc quốc tế bằng việc đẩy mạnh phát hành báo in và xuất bản ấn phẩm điện tử.

1.4. Phát triển nguồn nhân lực



Đến năm 2015

Phát triển nguồn nhân lực báo chí đạt các chỉ tiêu sau:

Tốc độ tăng trưởng tổng số nguồn nhân lực 5-10%/năm.

Tỷ lệ lao động báo chí in trình độ đại học đạt 100%.

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học đạt trên 2%.

Lao động có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân, trung cấp đạt 60%.

Phóng viên, biên tập viên phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. Trình độ ngoại ngữ phải có chứng chỉ B trở lên; hoặc biết đọc, biết viết thành thạo tiếng Lào, tiếng Thái Lan.

Mỗi một cơ quan báo chí cần có 2 nhóm nguồn nhân lực là nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao và nhóm nguồn nhân lực phát triển thị trường.

Nhân lực chất lượng cao: Là nguồn nhân lực quyết định sẽ sản xuất tin, bài theo chủ đề gì để đáp ứng nhu cầu người dân tại thời điểm hiện tại và tương lai gần. Hiện tại, công việc này do các tổng biên tập xác định chủ yếu dựa trên nhiệm vụ tuyên truyền, ít dựa trên nghiên cứu thị trường và thị hiếu của người dân.

Nhân lực nghiên cứu thị trường: Là nhóm nhân lực nghiên cứu xem nhu cầu người dân muốn đọc gì, nghe gì, muốn bàn về vấn đề gì. Báo chí không chỉ định hướng thông tin dư luận mà còn là diễn đàn của nhân dân, phải biết phản ánh những thông tin nhân dân muốn tìm hiểu. Đó là nhiệm vụ của nhóm nhân lực phát triển thị trường.

Nhóm nhân lực phát triển thị trường sẽ cung cấp thông tin cho nhóm nhân lực chất lượng cao, quyết định kỳ báo tới định hướng thông tin về vấn đề gì. Như vậy sẽ đảm bảo cả 2 yếu tố: báo chí đúng định hướng và báo chí phục vụ nhân dân.

Các đơn vị kết hợp thông tin từ 2 nhóm nguồn nhân lực này để có những thông tin về nhu cầu bạn đọc trong từng giai đoạn cụ thể, từ đó có chiến lược cụ thể về nội dung và thể loại tin, bài trên các ấn phẩm báo chí. Trong giai đoạn này, 2 nhóm nguồn nhân lực được hình thành, hoạt động, tuy nhiên công việc này chỉ mang tính kiêm nhiệm.



Đến năm 2020

Phát triển nguồn nhân lực báo chí đạt các chỉ tiêu sau:

Tốc độ tăng trưởng tổng số nguồn nhân lực 5-10%/năm.

Tỷ lệ lao động trình độ đại học đạt 100%.

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học đạt trên 5%.

Lao động có trình độ chính trị cao cấp, cử nhân, trung cấp đạt 50%.

100% lao động phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. Trình độ ngoại ngữ bằng C trở lên.

Đối với 2 nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực phát triển thị trường được hình thành và đi vào hoạt động độc lập.

1.5. Định hướng phát triển dịch vụ

Theo nguyên tắc kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo truyền thông nói chung và báo chí in nói riêng, ấn phẩm báo chí của một tờ báo lớn hay nhỏ đều có đặc trưng riêng để thu hút một thị phần quảng cáo.

Tuy nhiên, để đạt đến trình độ phân khúc thị trường như trên, cần có những nguồn số liệu thị trường được thu thập độc lập và khoa học, được cập nhật quanh năm. Thế nhưng, đối với báo chí Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, thông tin về thị trường này chưa thực sự được đầu tư một cách khoa học.

Do vậy, định hướng để phát triển dịch vụ trong thời gian tới là phải xây dựng được mối quan hệ của 3 nhà: nhà sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp, nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp và nhà làm truyền thông chuyên nghiệp.

Nhà làm quảng cáo chuyên nghiệp có thể là các công ty, tổ chức thiết kế, tổ chức sản phẩm quảng cáo chuyên nghiệp. Họ sẽ là trung gian gắn kết giữa nhà sản xuất hàng hoá chuyên nghiệp với các cơ quan truyền thông để ký kết hợp đồng quảng cáo, minh bạch hóa các khâu. Từ đó, doanh lợi của tòa soạn và doanh nghiệp được đảm bảo trên cơ sở những hợp đồng kinh tế đúng pháp luật.

Bản thân cơ quan báo chí phải đề cao tư duy về quản trị kinh doanh để đẩy mạnh cạnh tranh, phải xem mình như người “có cái cần bán” trong thị trường quảng cáo.

Báo chí chủ động đến nhà quảng cáo với những lý do cụ thể, rõ ràng, ấn tượng, có cơ sở và nguồn số liệu thị trường tốt.

2. Phát thanh


2.1. Quy hoạch thời lượng

Đối với phát thanh tỉnh: Đến năm 2015 nâng thời lượng phát sóng chương trình từ 18h/ngày lên 22h/ngày, trong đó thời lượng phát sóng chương trình của đài tỉnh từ 8h/ngày lên 9h/ngày. Tăng thời lượng chương trình do Đài tỉnh sản xuất từ 7,2h/ngày lên 8h/ngày.

Đến năm 2020 nâng thời lượng phát sóng chương trình lên 24h/ngày, trong đó thời lượng phát sóng chương trình của Đài tỉnh là 11.h/ngày. Tăng thời lượng chương trình do Đài sản xuất lên 10h/ngày.

Đối với truyền thanh cấp huyện: Đến năm 2015 nâng thời lượng phát sóng chương trình các đài huyện lên từ 3-5h/ngày, đến năm 2020 là 8h/ngày.

Đối với truyền thanh xã: Đến năm 2015 đảm bảm ổn định thời lượng phát sóng chương trình đài xã 45 phút/tuần, đến năm 2020 nâng thời lượng phát sóng lên 90 phút/tuần.

2.2. Nội dung chương trình

Đối với Đài tỉnh: Thông tin trung thực, chính xác, khách quan, nhanh nhạy, kịp thời, sinh động; không ngừng nâng cao hiệu quả của thông tin phát thanh trong đời sống xã hội, đảm bảo vai trò định hướng và hướng dẫn dư luận xã hội. Chú trọng nâng cao chất lượng nội dung các chương trình, đi vào chiều sâu và toàn diện, đáp ứng nhu cầu thông tin của mọi đối tượng thính giả và mục tiêu giáo dục cộng đồng, nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường thông tin đối ngoại giới thiệu, quảng bá về mảnh đất, con người Quảng Nam, về tiềm năng và cơ hội đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đối với đài cấp huyện: Đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh địa phương. Tăng thời lượng, số lượng chương trình hàng tuần từ 14 lên 21 chương trình/tuần. Làm tốt nhiệm vụ cộng tác viên cho Đài tỉnh, tiếp phát các chương trình phát thanh, truyền hình quan trọng của Đài quốc gia và Đài tỉnh.

Đầu tư từ nguồn kinh phí hỗ trợ phát thanh các chương trình văn hóa - xã hội, phát thanh tiếng dân tộc thiểu số và chương trình trợ giá, trợ cước cho các trạm truyền thanh xã, phường, thị trấn.

2.3. Sản xuất chương trình

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và công nghệ mạng máy tính trong việc sản xuất chương trình.

2.4. Truyền dẫn và phát sóng

Truyền dẫn phát sóng phát thanh sẽ được sử dụng đa dạng dưới nhiều phương thức: Truyền dẫn phát sóng analog, truyền dẫn phát sóng số, truyền dẫn phát sóng vệ tinh, truyền dẫn phát sóng qua mạng Internet.

2.5. Dịch vụ

Củng cố tổ chức và tăng cường năng lực của Trung tâm dịch vụ quảng cáo; mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo theo đúng pháp luật, tiến tới xây dựng chiến lược quảng cáo linh hoạt phù hợp kinh tế thị trường; tăng nguồn thu từ dịch vụ văn hóa, kỹ thuật, đào tạo.

Phát triển mạnh doanh thu dịch vụ từ các dịch vụ trò chơi giải trí trên phát thanh có gắn kết với nội dung số trong dịch vụ viễn thông, xây dựng các chương trình phát thanh vừa làm phong phú nội dung chương trình, vừa có nội dung, kinh doanh dịch vụ gia tăng trên nền các nội dung đó.

Phát triển, mở rộng hệ “âm nhạc - thông tin - giải trí” theo hướng khai thác và huy động các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia tài trợ, hỗ trợ và quảng cáo trên sóng phát thanh, phù hợp với nội dung, tính chất và phạm vi của hệ chương trình.

3. Truyền hình


- Đối với đài phát thanh – truyền hình tỉnh:

3.1. Số lượng

Đài Truyền hình tỉnh Quảng Nam sẽ tiến tới việc chia thành mảng truyền hình quảng bá và các mảng còn lại. Nội dung quảng bá sẽ do nguồn Ngân sách Nhà nước cấp dưới nhiều hình thức, nội dung còn lại Đài tỉnh sẽ dần tự chủ.

Đối với dịch vụ truyền hình trả tiền: Nâng cao chất lượng nội dung chương trình Truyền hình cáp, tăng thêm các kênh thông tin giải trí đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người xem. Không giới hạn số lượng đơn vị cung cấp loại hình dịch vụ truyền hình trả tiền.

3.2. Thời lượng, nội dung chương trình

Năm 2015: Nâng thời lượng phát sóng chương trình từ 18h/ngày lên 24h/ngày. Trong đó, thời lượng phát sóng chương trình do đài sản xuất tăng từ 7h20 phút/ngày lên 9h/ngày.

Tăng thời lượng tiếng dân tộc thiểu số từ 60 phút/tháng lên 180 phút/tháng, nâng cao khả năng phục vụ đồng bào người dân tộc thiểu số.

Tăng số lượng chuyên mục, chuyên đề lên 75 chuyên mục, chuyên đề/tháng. Nội dung các chuyên mục, chuyên đề tăng thêm cần đi sâu vào các lĩnh vực như giáo dục; y tế; nông nghiệp, phát triển nông thôn; thương mại, đầu tư, thị trường… nhằm góp phần nâng cao dân trí, đẩy mạnh phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Năm 2020:

Đối với kênh truyền hình hiện có:

Giữ nguyên thời lượng chương trình phát sóng 24h/ngày, tăng thời lượng phát sóng chương trình do đài sản xuất lên 10h30 phút/ngày.

Thời lượng tiếng dân tộc thiểu số lên 360 phút/tháng.

Tăng số lượng chuyên mục, chuyên đề lên 90 chuyên mục, chuyên đề/tháng.

Đối với kênh truyền hình số mới mở:

Thời lượng chương trình đạt từ 18-24h/ngày, nội dung chương trình đi theo hướng chuyên sâu về văn hóa - du lịch - lịch sử. Trong đó nội dung chương trình do đài liên kết thực hiện, có lộ trình nâng dần thời lượng chương trình do đài tự sản xuất phát trên kênh mới.

3.3. Sản xuất chương trình

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ công nghệ kỹ thuật số trong công đoạn sản xuất chương trình; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với thời lượng chương trình, đồng bộ về công nghệ thiết bị; thực hiện số hoá hệ thống lưu trữ tư liệu truyền hình.

Tăng cường hợp tác sản xuất, trao đổi chương trình truyền hình với các đài địa phương, các đài tỉnh bạn, các Bộ, ngành và các đơn vị, tổ chức khác trong xã hội.

Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, mua bản quyền và nâng cao chất lượng biên tập, biên dịch các chương trình truyền hình nước ngoài; hợp tác với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài tỉnh để sản xuất, trao đổi, khai thác chương trình và cung cấp các dịch vụ truyền hình trả tiền cho các hộ dân có nhu cầu xem truyền hình ở mức cao hơn.

Đến năm 2015: Có cơ sở vật chất đồng bộ, tương đối hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Đài trong tình hình mới. Xây dựng thêm 01 trường quay, phòng thu và dựng hình nhằm đáp ứng việc sản xuất sản lượng chương trình lớn, đa dạng và phong phú về thể loại, có sự tham gia của khán giả như: chương trình ca nhạc, trò chơi truyền hình...

Đầu tư nâng cấp thiết bị phục vụ tác nghiệp như: camera, bàn dựng, đầu tư hoàn thiện xe truyền hình lưu động và các thiết bị đi kèm, đảm bảo có thể thực hiện truyền hình trực tiếp được tất cả các chương trình, sự kiện quan trọng trong tỉnh, trong nước và khu vực tổ chức trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng cao.

Đầu tư các thiết bị làm chương trình cho hệ thống đài huyện, nhằm đa dạng hóa và phong phú nội dung chương trình Đài tỉnh.



3.4. Truyền dẫn và phát sóng

Duy trì phương thức phát sóng đa dạng: Truyền dẫn phát sóng analog, truyền dẫn phát sóng trên mạng lưới truyền hình cáp, truyền dẫn phát sóng trên mạng Internet. Phát triển hạ tầng mạng truyền hình cáp đến tất cả trung tâm các huyện, khu vực tập trung dân cư.

Đối với phương thức truyền dẫn phát sóng analog: Giai đoạn 2010-2015 duy trì phương thức truyền dẫn phát sóng analog. Đến năm 2020 cơ bản ngừng phát sóng theo phương thức này.

3.5. Phương tiện thu xem

Tranh thủ các chương trình, dự án hỗ trợ thiết bị xem truyền hình cho người dân khu vực kinh tế khó khăn, đặc biệt, đối với đảo Tân Hiệp, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Có chính sách hỗ trợ thiết bị xem truyền hình cho người dân tộc thiểu số khó khăn, sống trong các khu vực cách xa với khu dân cư tập trung, người dân ở miền núi, hải đảo và các khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai.

Phấn đấu đến năm 2020, 100% hộ dân có thể xem truyền hình với thiết bị thu hình có chất lượng cao.



3.6. Nguồn nhân lực

Với yêu cầu về khối lượng công việc rất lớn, về nâng cao chất lượng nội dung các chương trình và thời lượng phát sóng phát thanh truyền hình, do vậy cần bổ sung nguồn nhân lực lớn cho phát thanh truyền hình. Cụ thể như sau:

Đến năm 2015:

Tốc độ tăng trưởng tổng số nguồn nhân lực 2%/năm.

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học đạt trên 90%.

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học đạt trên 2%.

Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp đạt 13%, còn lại là lao động khác.

Đội ngũ phóng viên, biên tập viên phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. Trình độ ngoại ngữ phải có chứng chỉ B trở lên.

Đến năm 2020:

Giữ nguyên tổng số nguồn nhân lực.

Tỷ lệ lao động có trình độ đại học đạt trên 95%.

Tỷ lệ lao động có trình độ trên đại học đạt trên 5%.

Lao động có trình độ cao đẳng, trung cấp đạt 10 %.

Đào tạo đội ngũ phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên truyền hình phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số. Trình độ ngoại ngữ phải có chứng chỉ C trở lên.

Đối với các đài truyền thanh cấp huyện, cần tăng thêm biên chế lên tối thiểu là 10 người (trong đó có 1 trưởng đài, 1 phó đài, 5 phóng viên, 3 kỹ thuật).

3.7. Phát triển dịch vụ

Đối với Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, doanh thu hiện nay có từ 2 nguồn đó là quảng cáo trực tiếp và nguồn ngân sách tỉnh cấp.

Tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay, tư nhân đã tham gia rất nhiều vào hoạt động truyền thông, kể cả truyền hình. Do vậy đã xuất hiện thêm rất nhiều phương thức tạo ra doanh thu từ truyền hình. Một số phương thức phổ biến sau:

- Quảng cáo trực tiếp.

- Bán bản quyền chương trình truyền hình.

- Quảng cáo thông qua việc tổ chức các game show.

- Truyền hình trả tiền (truyền hình cáp, truyền hình số, truyền hình qua mạng Internet…).

- Bán hàng trực tiếp qua truyền hình (coi kênh truyền hình như một hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm).

- Trò chơi truyền hình.

- Kinh doanh sóng, hạ tầng truyền hình (thời lượng, truyền dẫn phát sóng…).

Để truyền hình Quảng Nam thực sự trụ vững và phát triển bằng chính doanh thu dịch vụ, quảng cáo, cần có một sự thay đổi mang tính đột phá kể cả trong tư duy và cách thức thực hiện.

Đa dạng phương thức truyền dẫn phát sóng, truyền hình tương tự, truyền hình công nghệ số, truyền hình Internet.

Đối với quảng cáo trực tiếp, cần đi vào khai thác doanh thu từ các game show. Bên cạnh đó, trong nội dung chương trình truyền hình cần tạo những nét riêng biệt, có lượng bạn xem truyền hình ngày càng đông theo một nội dung, một điểm nhấn nào đó.

Đầu tư phát triển truyền hình Internet một cách chuyên nghiệp.


- Đối với Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố:


3.7 Thời lượng chương trình:

Đến năm 2015:

- Thực hiện tiếp, phát lại các chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh, Đài truyền hình Việt Nam theo chỉ tiêu được giao.

- Thời lượng tiếp, phát sóng chương trình phát thanh đạt trên 08 giờ/ngày trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 1 giờ 30 đến 2 giờ/ngày.

- Số lượng chương trình phát thanh bình quân đạt 02 chương trình/ngày.

- Căn cứ vào điều kiện cụ thể các Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố lựa chọn xây dựng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc thiểu số cho phù hợp với điều kiện của địa phương.

- Số lượng chương trình phát thanh phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh bình quân 01 trang địa phương/tháng.

- Số lượng chương trình truyền hình thực hiện phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh bình quân 01 chương trình địa phương/tháng.

Đến năm 2020:

- Tổng thời lượng phát sóng chương trình phát thanh đạt trên 12 giờ/ngày trong đó thời lượng chương trình tự sản xuất đạt 01 giờ - 02 giờ/ngày.

- Số lượng chương trình phát thanh bình quân đạt 03 chương trình/ngày.

- Số lượng chương trình phát thanh, truyền hình thực hiện phối hợp với Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh bình quân 02 chương trình/tháng.

3.8 Nội dung chương trình:

Nội dung chương trình phát thanh tại các Đài Truyền thanh – Truyền hình huyện, thành phố theo hướng thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài các tin, bài, phóng sự, phỏng vấn, chương trình còn dành thời lượng thích hợp để phát sóng các chuyên đề, chuyên mục, các tác phẩm hướng dẫn khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông lâm, ngư nghiệp; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan mật thiết đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân…


3.9. Hạ tầng cơ sở:


Đầu tư trang bị mới, nâng cấp các thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản xuất chương trình: Bộ dựng hình phi tuyến, máy quay, máy vi tính. Nâng cấp phòng thu thanh đạt chất lượng.

Đầu tư máy phát hình có công suất từ 1000w - 2000w cho Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố phát đủ các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.

3.10. Kinh phí:

Đảm bảo nguồn kinh phí cho Đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thành phố có đủ điều kiện để hoạt động. Cấp và thực hiện đủ nhuận bút cho các tin, bài sản xuất của các Đài Truyền thanh – Truyền hình theo quy định của UBND tỉnh.

3.11. Nguồn nhân lực:

Bố trí nguồn nhân lực đảm bảo cho hoạt động của các Đài Truyền thanh – Truyền hình.

3.12. Trạm truyền thanh, truyền hình cơ sở:

* Trạm truyền thanh:

Đến năm 2015:

- Hạ tầng: Đến năm 2015 nâng cấp, sửa chữa các trạm truyền thành cấp xã bị hư hỏng, xuống cấp, đồng thời, đầu tư mới 32 Trạm truyền thanh cơ sở. Đến năm 2020, toàn bộ hệ thống truyền thanh cấp xã sẽ được đầu tư truyền thanh không dây, hằng năm có bảo dưỡng và tu bổ định kỳ để các trạm truyền thanh xã hoạt động tốt. Ưu tiên các Trạm thuộc khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa, khu vực không có thiết bị thu tín hiệu truyền hình.

- Nội dung và thời lượng chương trình: 60% số trạm truyền thanh cơ sở sản xuất 02 chương trình thời sự tổng hợp thời lượng từ 15 đến 20 phút/tuần; 100% số trạm tiếp âm chương trình phát thanh của các đài cấp trên 04 giờ/ngày.

- Nhân lực: Bố trí cán bộ đảm bảo cho các trạm truyền thanh cơ sở duy trì hoạt động thường xuyên. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nguồn nhân lực tại các trạm truyền thanh cơ sở, đảm bảo 50-60% số lượng nguồn nhân lực được qua đào tạo.

- Tài chính: Cấp kinh phí đảm bảo cho các trạm truyền thanh có đủ điều kiện hoạt động (bao gồm kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và tiền lương cho cán bộ). Dự kiến 30-40 triệu/năm/Trạm truyền thanh.

Giai đoạn 2016-2020:

- Tiếp tục nâng cấp các trạm truyền thanh cơ sở đảm bảo các trạm hoạt động tốt.

- Nội dung và thời lượng chương trình: Có 80% Trạm truyền thanh sản xuất 02 chương trình thời lượng từ 15 đến 20 phút/tuần; 100% Trạm truyền thanh cơ sở tiếp âm chương trình phát thanh của Đài cấp trên 06 giờ/ngày.

- Về đầu tư thiết bị: Đầu tư trạm truyền thanh không dây, máy phát có công suất từ 30w-50w. 10-15 cụm loa nén 25w cho UBND các xã.

- Về nhân lực: Tổ chức đào tạo nghiệp vụ cho nguồn nhân lực tại các trạm truyền thanh cơ sở, đảm bảo 70-80% tổng số nguồn nhân lực được qua đào tạo.

- Tài chính: Nghiên cứu bổ sung nâng kinh phí hoạt động hàng năm lên 40-50 triệu/năm/trạm truyền thanh (bao gồm kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và tiền lương cho cán bộ).

* Trạm truyền hình:

- Từng bước xóa bỏ các trạm truyền hình công suất nhỏ đã hư hỏng, khi có điều kiện sẽ chuyển sang phát số để có thể phát cùng một lúc nhiều kênh truyền hình phục vụ nhân dân.

- Nâng cấp, sửa chữa các Trạm truyền hình theo Chương trình mục tiêu quốc gia Đưa thông tin về cơ sở, đảm bảo:

+ Thời lượng tiếp phát sóng: Các Trạm truyền hình cơ sở tiếp phát sóng các chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam bình quân đạt 05 - 07 giờ/ngày, tiếp phát sóng chương trình của Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh bình quân đạt 03 - 05 giờ/ngày.

+ Nguồn nhân lực: Bố trí cán bộ đảm bảo cho các Trạm truyền hình duy trì hoạt động thường xuyên, đảm bảo 50-60% số lượng nguồn nhân lực qua đào tạo.

+ Tài chính: Cấp kinh phí đảm bảo hoạt động của các Trạm truyền hình cơ sở (bao kinh phí xây dựng, kinh phí hoạt động và tiền lương cho cán bộ).

Thông tin điện tử


4.1. Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam

Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam để tiến tới mở rộng tầm hoạt động, quy mô và chức năng nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

*Đến năm 2015:

- Phát triển thành tờ Báo điện tử, và trang tiếng Anh.

- Phát triển từ 14 chuyên mục lên 20 chuyên mục, trong đó: có chuyên mục video clip

- Nguồn nhân lực từ 9 người lên 15 người; từ 03 phòng (phòng THHC, phòng Biên tập nội dung, phòng Kĩ thuật công nghệ) lên 04 phòng (phòng THHC, phòng Nghiệp vụ 1, phòng Nghiệp vụ 2, phòng Kĩ thuật công nghệ); bổ sung thêm 01 Phó Giám đốc.Trình độ nghiệp vụ, chuyên môn: 02 Thạc sỹ, 11 đại học, 02 cao đẳng.

* Đến 2020:

- Phát triển ổn định tờ Báo điện tử, thêm trang tiếng Trung và tiếng Nhật,...

- Nguồn nhân lực phát triển thêm 30 - 40 người

4.2. Đối với trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí

Củng cố và nâng cấp toàn diện trang thông tin điện tử của Báo Quảng Nam, đến giữa năm 2013 phát triển thành báo Quảng Nam điện tử.

Củng cố và nâng cấp toàn diện trang thông tin điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, đến năm 2020 phát các kênh phát thanh và truyền hình miễn phí trên trang thông tin điện tử của Đài, đồng thời, phát triển thành báo điện tử của Đài Phát thanh – Truyền hành Quảng Nam.

Khuyến khích báo điện tử Quảng Nam và báo điện tử của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phát triển thêm trang ngoại ngữ và tiếng dân tộc Cơ tu.

Hình thành trang thông tin điện tử của các tạp chí, phát triển thành các trang thông tin điện tử tổng hợp.

Xây dựng Báo điện tử Quảng Nam (trang thông tin điện tử tổng hợp của Báo Quảng Nam) theo mô hình Tòa soạn điện tử hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh với các tờ báo khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Xây dựng phiên bản tiếng Anh để thu hút và quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh với bạn bè quốc tế.

Từng bước xã hội hóa trong khâu lấy tin cho tờ báo điện tử, hệ thống bài viết trên báo điện tử không chỉ của các phóng viên trong tòa soạn, mà được xã hội hóa, phát triển thông tin theo hướng tương tác nhiều chiều.

Về nội dung:

Đến năm 2015, cập nhật các tác phẩm một cách liên tục, tỷ lệ tác phẩm do cơ quan báo thực hiện ở mức 75% - 80%; khai thác ở mức 20% đến 25%; duy trì đều sản xuất video clip và bảo đảm các chuyên mục đáp ứng yêu cầu thực tế.

Xây dựng theo mô hình tòa soạn báo điện tử, các tin bài cập nhật liên tục, việc duyệt bài, chỉnh sửa nội dung đều được thực hiện trên mạng, nâng cao chất lượng nội dung và tính kịp thời của mọi thông tin.

Đến năm 2020: Xây dựng theo mô hình Tòa soạn điện tử hiện đại, sẽ tích hợp tất cả các loại hình thông tin như bài viết, ảnh, âm thanh, vedio clip … làm cho việc tiếp cận thông tin trên mạng được thuận tiện và đầy đủ. Nội dung sẽ được cập nhật liên tục và theo yêu cầu thụ hưởng của người dân.



Về tổ chức và nguồn nhân lực

Đến năm 2015-2020, phát triển theo mô hình Toà soạn báo điện tử cho cả nội dung báo in và báo điện tử; Cụ thể mô hình như sau:

Mô hình này gắn kết giữa khối quản lý nội dung (cho cả báo in, báo điện tử) với các bộ phận quảng cáo, trị sự.

Khối nội dung sử dụng phần mềm và được chia làm 6 cấp:

Cấp 1: Các phóng viên trong cùng nhóm.

Cấp 2: Các Biên tập viên hoặc các trưởng nhóm phóng viên.

Cấp 3: Các Phó Trưởng ban Thư ký – Biên tập.

Cấp 4: Trưởng Ban Thư ký – Biên tập.

Cấp 5: Phó Tổng biên tập.

Cấp 6: Tổng Biên tập.

Mô hình Toà soạn báo điện tử ứng dụng hệ thống tác nghiệp trên mạng, từ việc gửi bài, viết bài, góp ý, duyệt bài, đăng bài, chuyển sang bộ phận in báo giấy đều ứng dụng công nghệ thông tin.

(Có bảng Phụ lục Quy hoạch mô hình làm việc Toà soạn Báo điện tử đính kèm).

Về sản xuất chương trình:

Phần mềm soạn thảo chạy trên Web cho phép phóng viên có thể viết bài hoặc biên tập viên có thể biên tập bài từ bất cứ máy tính nào có kết nối Internet hoặc kết nối mạng với Toà soạn. Tất cả các bài viết, hình ảnh đều được lưu trữ tập trung tại một máy chủ của Toà soạn. Phóng viên, biên tập viên được phép gửi bài theo những đường dẫn đã được định sẵn. Mỗi người trong hệ thống đều có lưu trữ và hiển thị những bài đang viết dở, những bài chờ biên tập hoặc nhận phản hồi từ đồng nghiệp, cấp trên về bài viết của mình.

Hệ thống cho phép các biên tập viên có thể biên tập, xem bài viết gửi đến cho mình, gửi tiếp cho cấp trên hoặc gửi lại cho tác giả hoặc phóng viên. Hỗ trợ cơ chế đồng biên tập, tức là một bài viết được gửi cho nhiều người trong cùng một nhóm và tất cả đều có thể đọc và sửa bài viết đó (việc sửa bài thực hiện theo thứ tự, người nào mở bài người đó được quyền sửa, khi đó những người khác không thể mở bài viết đó được hệ thống sẽ thông báo có một người đang đọc hoặc sửa bài đó).

Hệ thống này cũng cho phép bộ phận chế bản chuyển mã nội dung sang môi trường chế bản để dàn trang và xuất bản (báo in).

Cho phép người quản lý có thể định nghĩa, phân quyền gửi bài viết giữa những nhóm làm việc khác nhau và dễ dàng quản lý người dùng.

Hỗ trợ cơ chế quản lý phiên bản và theo dõi lịch sử bài viết. Tất cả các phiên bản của một bài viết đều được lưu trữ theo từng công đoạn và từng phiên bản, cho phép kiểm tra chính xác người dùng nào đã sửa chữa, đã đưa bài lên mạng (đối với báo điện tử) chính xác đến từng thời điểm.

Hệ thống Toà soạn điện tử còn sử dụng Thư viện điện tử dùng để quản lý ảnh và quản lý thư viện báo in.

Đối với phần mềm quản lý quảng cáo, hệ thống cho phép quản lý mọi thông tin về quảng cáo, quản lý vị trí đăng quảng cáo và các khách hàng.



(Có bảng Mô hình kết nối và làm việc của toà soạn đính kèm).

Về hạ tầng kỹ thuật:

Để đảm bảo được các yêu cầu trên, hệ thống thiết bị và phần mềm của Toà soạn điện tử phải đảm bảo: Máy chủ có công suất lớn; máy tính cá nhân có cấu hình cao; các thiết bị định tuyến có độ tin cậy và tốc độ lớn; các thiết bị hoạt động bảo đảm an toàn.

Hệ thống phần mềm hoạt động trên một cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, trước mắt phải đảm bảo xử lý khép kín các quy trình nghiệp vụ cơ bản gồm: Các phần mềm hệ thống như hệ điều hành mạng cho máy chủ, hệ quản trị dữ liệu, phần mềm bảo vệ mạng; phần mềm quản trị nội dung; phần mềm biên tập, thư viện điện tử, phần mềm tìm kiếm tin tức trên Internet….

Mạng máy tính, thiết bị tác nghiệp cho Báo điện tử và phần mềm phục vụ quản lý điều hành sản xuất kinh doanh cho Báo phải có đủ năng lực để truyền tải các thông tin quản lý điều hành, các thông tin cung cấp các dịch vụ thông tin, giá trị gia tăng trên internet của báo.



4.3. Đối với các trang thông tin điện tử của các sở, ngành, đơn vị, địa phương

Sớm hoàn thiện Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo hướng ổn định khung thông tin, tạo thành nề nếp trong việc thực hiện nhiệm vụ tích hợp dữ liệu của các ngành, đơn vị, địa phương và nâng chất lượng biên tập thông tin.

Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các trang thông tin điện tử của các ngành, đơn vị, địa phương. Chậm nhất đến cuối năm 2015, 100% các sở, ngành, huyện, thành phố và các doanh nghiệp chủ lực có trang thông tin điện tử hoạt động ổn định, hiệu quả.

Đặc biệt, chú trọng bổ sung và tăng thêm tiếng dân tộc, ngoại ngữ trên các trang thông tin điện tử, các sở, ngành, đơn vị, địa phương.



B. QUY HOẠCH XUẤT BẢN

I. Quan điểm phát triển

Hoạt động xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý thống nhất của Nhà nước, bao gồm 3 lĩnh vực không thể tách rời là xuất bản, in, phát hành; dựa vào nội lực là chính, phát huy sức mạnh tổng hợp của 3 lĩnh vực trong sự liên kết chặt chẽ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất vật chất, nhưng là loại hàng hóa đặc thù góp phần nâng cao dân trí và giữ vững ổn định chính trị, vì vậy tỉnh cần có cơ chế chính sách phù hợp, vận dụng tối đa những điểm mở trong luật xuất bản và luật sửa đổi bổ sung luật xuất bản.

Quản lý chặt chẽ những khâu then chốt có ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung xuất bản phẩm; Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và phổ biến xuất bản phẩm, các lĩnh vực sản xuất ấn phẩm phục vụ phát triển kinh tế và đời sống, huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư phát triển.

Hệ thống xuất bản, in, phát hành tỉnh cần được hiện đại hóa phù hợp với sự phát triển của kinh tế, xã hội nước ta và xu thế quốc tế, đủ năng lực thực hiện các chính sách, định hướng của tỉnh.

Tạo ra mức hưởng thụ đồng đều, giảm dần sự cách biệt về phát triển giữa các vùng miền trong tỉnh, xây dựng để xuất bản Quảng Nam đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và bước đầu phát triển ra phạm vi ngoài tỉnh.



II. Mục tiêu phát triển

Đến năm 2020, xuất bản của tỉnh phấn đấu đạt mục tiêu chung sau đây:

Phấn đấu xây dựng xuất bản Quảng Nam độc lập, tự chủ, tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu xuất bản trong tỉnh và khu vực.

Chỉ tiêu xuất bản:

Đến năm 2015

Tạo ra bước phát triển mới của toàn ngành về cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ cũng như nguồn nhân lực và cơ chế hoạt động, huy động mọi nguồn lực của xã hội để phát triển; duy trì nhịp độ tăng trưởng bình quân hàng năm 10 - 15% về số bản sách, từ 8 - 10% về số đầu sách, 10 - 15% về trang in.

Đến năm 2020

Thành lập nhà xuất bản tỉnh Quảng Nam.

Đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 đạt 15 - 20% về số bản sách, 10 – 15% về số đầu sách, 15 – 20% về trang in.



Chỉ tiêu lĩnh vực in:

Đến năm 2015:

- Nâng cao năng lực sản xuất toàn ngành đạt mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 10 - 15% về sản lượng trang in.

- Hiện đại hóa ngành in đi đôi với đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật, phấn đấu đạt mức tăng năng suất lao động hàng năm từ 10 - 12%.

Đến năm 2020:

- Tiếp tục hiện đại hóa ngành in, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật chất lượng cao, mức tăng năng suất lao động hàng năm từ 15 - 20%.



Chỉ tiêu lĩnh vực phát hành:

Đến năm 2015:

- Ngành Phát hành sách phải đảm nhiệm việc tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua xuất bản phẩm. Phấn đấu đưa sách đến mọi khu vực dân cư trong tỉnh, khắc phục sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa tại các vùng, cụ thể là:

- Năm 2015 đưa sách đến cấp xã, cơ bản người dân có thể xem và mua các ấn phẩm xuất bản điện tử.

- Huy động mọi nguồn lực, thành phần kinh tế tham gia thị trường xuất bản phẩm có sự quản lý của Nhà nước, tạo ra một thị trường sách lành mạnh, ổn định.

- Bước đầu tham gia thị trường ngoài nước, nhất là các thị trường truyền thống, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

- Xây dựng, nâng cấp và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện và phương thức phát hành sách; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao chất lượng và số lượng nguồn nhân lực;

Đến năm 2020:

- Đưa sách đến thôn, bản, xuất bản ấn phẩm điện tử phát triển mạnh.

- Phấn đấu đạt chỉ tiêu 5 đầu sách/người/năm.

- Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu xuất bản phẩm, mở rộng thị trường phát hành ra các thị trường truyền thống.

III. Nội dung quy hoạch

1. Hoạt động xuất bản

1.1. Xuất bản bản tin

Các bản tin của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đang hoạt động tiếp tục duy trì xuất bản theo giấy phép đã được cấp. Khi giấy phép hết hạn hoặc khi các cơ quan xuất bản bản tin muốn thay đổi một hoặc một số nội dung trong giấy phép thì sở Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét, quyết định.

Nội dung của các bản tin tiếp tục được đổi mới nhưng phải đảm bảo các yêu cầu: các tác phẩm sử dụng trong bản tin chỉ đề cập đến các sự kiện, vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của tổ chức, pháp nhân quản lý hoặc tham gia hoạt động và không được vi phạm các quy định của pháp luật. Khuôn khổ của bản tin không quá 19 x 27, số trang tối đa không quá 32 trang (kể cả bìa).

Năm 2015, toàn tỉnh xuất bản không quá 35 bản tin.

Năm 2020, toàn tỉnh xuất bản không quá 45 bản tin.

1.2. Xuất bản xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh

Năm 2015, tỉnh chưa có nhà xuất bản nên các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất bản các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh tiếp tục đăng ký, phối hợp với các Nhà xuất bản Trung ương hoặc các địa phương khác để xuất bản các ấn phẩm theo quy định của pháp luật.

Đến năm 2020, thành lập Nhà xuất bản Quảng Nam, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất bản các xuất bản phẩm nhằm mục đích kinh doanh đăng ký để xuất bản các ấn phẩm theo quy định của pháp luật.

Nhà xuất bản Quảng Nam sẽ phát triển theo một mô hình có sự liên doanh, liên kết với các cơ sở in, các công ty phát hành, thành lập nhà xuất bản đảm nhận cả ba khâu xuất bản, in, phát hành.

Sau khi thành lập, nhà xuất bản Quảng Nam sẽ đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa qui trình biên tập và thực hiện quản lý xuất bản phẩm theo chuẩn quốc tế (ISBN).

Tổng số nhân lực nhà xuất bản có 10 người, trong đó 1 tổng biên tập có trình độ thạc sỹ trở lên, 9 biên tập viên có trình độ đại học, cao đẳng trở lên.



1.3. Xuất bản xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh

Đối với việc xuất bản xuất bản phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (tài liệu không kinh doanh), các tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục xin phép để Sở Thông tin và Truyền thông xem xét, cấp phép theo quy định của Luật Xuất bản.

Năm 2015, sản lượng xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 100.000 trang.

Năm 2020, sản lượng xuất bản tài liệu không kinh doanh trên địa bàn toàn tỉnh đạt 150.000 trang.



2. Hoạt động in

Bên cạnh việc nâng cao năng lực Công ty cổ phần in- Phát hành sách và Thiết bị trường học Quảng Nam, Chi nhánh công ty in Đà Nẵng và Công ty in Hồng Đào, tỉnh khuyến khích các doanh nghiệp mở cơ sở in có dây chuyền thiết bị hiện đại tại các huyện, phục vụ nhu cầu tại chỗ và yêu cầu in các sản phẩm là bản tin, tài liệu không kinh doanh, các giấy tờ quản lý khác của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Công đoạn trước in: đã tương đối mạnh về số lượng, đáp ứng được nhu cầu về chế bản phim cho in offset. Từ nay đến năm 2015, tập trung đào tạo nguồn nhân lực nhằm mục đích khai thác hết tính năng và công suất thiết bị trước in.

Một vấn đề nữa của công đoạn trước in là sự không đồng bộ trong quá trình sản xuất. Cần khắc phục nhược điểm này bằng cách đầu tư đồng bộ các thiết bị sau phân màu như: máy phơi, máy hiện bản hiện đại và sử dụng bản in tráng sẵn đối với các sản phẩm in màu.

Thực hiện áp dụng thí điểm các công nghệ chế bản không phim (Computer to plate) và in kỹ thuật số không sử dụng bản thông thường (computer to print) ở các công ty in.

Công đoạn in: đầu tư thêm một số máy in mới hiện đại để đảm bảo những nhu cầu phát triển về sản lượng và ấn phẩm in trong tương lai đặc biệt là in ấn cho quảng cáo, tạp chí, bản tin, tờ rời, catalog..., đảm bảo tính dự phòng cho việc in các ấn phẩm phục vụ công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Công đoạn gia công hoàn thiện sản phẩm: Nghiên cứu xây dựng hệ thống đóng sách bìa cứng đạt tiêu chuẩn, có công suất phù hợp như đóng sách bằng keo dán tổng hợp, khâu chỉ và khâu chỉ nhiệt. Bên cạnh vật liệu truyền thống là bìa các tông cần áp dụng một số vật liệu mới bằng chất dẻo tổng hợp.

3. Hoạt động phát hành

3.1 Mô hình tổ chức

Theo tinh thần xã hội hóa lĩnh vực phát hành, trong giai đoạn tới sẽ phát triển lĩnh vực phát hành bằng các loại hình tổ chức sau:

- Doanh nghiệp (với nhiều loại hình)

- Đơn vị sự nghiệp có thu

- Hộ kinh doanh cá thể.

Bên cạnh các mô hình hoạt động trên đây cần khuyến khích các kênh phát hành thông qua các tổ chức xã hội, các đoàn thể để đưa xuất bản phẩm đến các đối tượng khác nhau.

- Xã hội hóa hoạt động nhập khẩu xuất bản phẩm theo tinh thần luật sửa đổi bổ sung của luật xuất bản; khuyến khích các thành phần kinh tế đủ năng lực tham gia xuất khẩu xuất bản phẩm.

3.2. Cơ sở vật chất ngành phát hành

            - Hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng hiệu sách cấp huyện theo chương trình đầu tư phát triển văn hóa thông tin ở địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn thuộc khu vực III.

            Đến năm 2015:

- Hầu hết các huyện có trung tâm sách tự chọn theo mô hình phù hợp với nhu cầu và mục tiêu công ích.

- Đối với các xã, thôn: có cửa hàng sách và các thư viện sách đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Đến năm 2020:

- Xây dựng hệ thống cửa hàng sách cấp huyện đối với các huyện miền núi vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn.

3.3 Tổ chức mạng lưới

- Thực hiện xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động phát hành xuất bản phẩm bằng cách khuyến khích các nhà xuất bản, các thành phần ngoài quốc doanh tham gia tích cực vào phát hành xuất bản phẩm;

- Đầu tư có trọng điểm cho các doanh nghiệp phát hành có năng lực trong tỉnh. Mặt khác, huy động đầu tư đồng loạt bằng nhiều nguồn vốn để hiện đại hóa về công nghệ, cơ sở vật chất cho các doanh nghiệp phát hành sách trên toàn tỉnh;

Nâng cao năng lực các điểm bưu điện văn hoá xã, đưa những cơ sở này thành các điểm hoạt động văn hoá, là nơi người dân có thể đọc được những ấn phẩm cần thiết phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao mức thụ hưởng thông tin, giảm chênh lệch giữa khu vực thành thị và nông thôn;

Thực hiện trợ giá cước vận chuyển sách, báo, tạp chí đến khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng núi khó khăn.

Đến năm 2015:

- Phát triển hệ thống phát hành sách cấp huyện đến các huyện miền núi đặc biệt khó khăn; có hình thức thích hợp đưa sách về tất cả các xã trong toàn tỉnh;

- Tổ chức các đơn vị phát hành sách xây dựng cơ sở phát hành đến cấp xã, mỗi xã, hoặc cụm xã sẽ có 1 trung tâm phát hành, phục vụ nhu cầu tại chỗ.

- Tổ chức Hội chợ triển lãm sách trong nước định kỳ hàng năm để thu hút các nhà xuất bản lớn trong nước tham gia, giao lưu trao đổi xuất bản phẩm;

Đến năm 2020

- Mở rộng mạng lưới tiêu thụ xuất bản phẩm đến xã, cụm thôn, bản thông qua các điểm bưu điện văn hóa xã. Xây dựng hiệu sách ở tất cả các cụm xã trên địa bàn toàn tỉnh, các hiệu sách ở các thị trấn, thị tứ và khu đông dân cư thì có quy mô lớn và số lượng xuất bản phẩm đa dạng, phong phú.

- 100% trung tâm các huyện có siêu thị sách hiện đại, cung cấp nhiều ấn phẩm, sách báo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội khu vực đó, đặc biệt tạo dựng kho sách về thế mạnh của vùng.

Thành lập Trung tâm phát hành sách là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Sở thông tin và truyền thông vì hiện nay tỷ lệ sách bình quân của Quảng Nam quá thấp: 5 người/bản sách/năm. Ngoài sách giấy, tỉnh còn khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở phát hành trên địa bàn tỉnh tham gia phát hành sách qua mạng internet, phấn đấu trung bình 1 người dân có 5 đầu sách (giấy, điện tử)/1 năm vào năm 2020.

3.4. Đổi mới phương thức phát hành

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin, bên cạnh việc nâng cao phương thức phát hành phát hành sách truyền thống, cần đổi mới mạnh mẽ theo hướng đa dạng hóa, hiện đại hóa nhằm đưa sách đến mọi miền đất nước nhanh chóng và hiệu quả theo hướng sau:

- Các siêu thị sách vừa là trung tâm văn hóa, giải trí đa dạng kết hợp bán sách, báo với một số mặt hàng phù hợp như đồ thủ công mỹ nghệ, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không phải lương thực thực phẩm, mỹ phẩm v. v... Siêu thị sách cũng là nơi giao lưu giữa người viết với người đọc, tổ chức bình thơ, ngâm thơ hoặc bầu chọn sách hay, sách đẹp v.v...

- Thực hiện bán sách theo phương pháp tiên tiến: tự chọn, tự động, bán theo đơn đặt hàng, bán qua mạng internet, tiến tới kết hợp với bưu điện giao sách tại nhà như phát hành báo chí.

- Tổ chức các xe phát hành sách lưu động, phấn đấu các huyện đều có đội bán sách lưu động chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp nhằm đưa sách tới vùng sâu, vùng xã hoặc phục vụ đắc lực cho các hoạt động chính trị xã hội khác theo phương thức Nhà nước và các thành phần kinh tế cùng tham gia thông qua các tổ chức, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên ...

IV. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH XUẤT BẢN

Trong định hướng phát triển và quy hoạch ngành Xuất bản, In, Phát hành tỉnh Quảng Nam, đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất và bản lĩnh chính trị; có năng lực chuyên môn giỏi; biết tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nhân tố có tính quyết định cho sự thành bại của quá trình phát triển.

Những mục tiêu đào tạo cần đạt được là:

- Mở các lớp và khóa học liên kết của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề trên cả nước.

- Xây dựng và từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở đào tạo chuyên ngành ngay tại tỉnh.

- Xây dựng, đổi mới và nâng cao chất lượng, tính khoa học, thực tiễn của chương trình, nội dung đào tạo; tạo điều điều kiện để các cơ sở đào tạo có chương trình phù hợp với tỉnh.

- Thực hiện việc đào tạo trong nước là chủ yếu kết hợp với liên kết bồi dưỡng, đào tạo với nước ngoài trên một số lĩnh vực cần thiết, đặc biệt là giai đoạn sau 2015, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở mức cao, phát triển xuất bản - in - phát hành, công nghiệp phụ trợ cho xuất bản - in - phát hành này tại tỉnh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy sự nghiệp đào tạo phát triển; gắn việc đào tạo với sử dụng, gắn học với hành; xác định trách nhiệm, quyền lợi giữa người học - nơi đào tạo - nơi sử dụng, nâng cao chất lượng người học khi ra trường.

Xây dựng hệ thống các cơ sở đào tạo cán bộ, công nhân, nhân viên ngành xuất bản, in, phát hành sách.

- Đào tạo cán bộ trung cấp, công nhân và nhân viên

Kết hợp với trường trung học Kỹ thuật in Hà Nội mở các khóa đào tạo công nhân kỹ thuật ngành in tại tỉnh.

Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ

Đối với tất cả các cán bộ quản lý cơ sở in, tổ chức phát hành xuất bản phẩm từ cấp phòng trở lên phải được đào tạo trình độ chuyên môn từ đại học trở lên.

Hàng năm, cần duy trì các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để bổ sung, cập nhật kiến thức nghiệp vụ về xuất bản, in, phát hành và kiến thức về kinh tế thị trường cho đội ngũ cán bộ biên tập, cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và cán bộ quản lý đang làm việc ở nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành.

Đối với các thành phần kinh tế khác, từ nay đến năm 2015, hàng năm tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn cho các đối tượng lao động quản lý hoạt động xuất bản, in, phát hành sách.

Tận dụng mọi khả năng để đào tạo bậc đại học và sau đại học ở nước ngoài, kết hợp với việc chủ động gửi đi đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn nhà nước hoặc vốn của các đơn vị cơ sở.



Quy mô đào tạo

Hàng năm, thay thế lao động tự nhiên và những biến động khác trong ngành xuất bản khoảng từ 3 - 5% tổng số lao động, trong đó ngành in chiếm đa số, sau đó đến phát hành.



Kinh phí đào tạo

Kinh phí đào tạo gồm các nguồn:



- Ngân sách Nhà nước:

Chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo; học bổng, cử đào tạo ở trong nước và nước ngoài.

Chi cho hoạt động bồi dưỡng kiến thức quản lý và nghiệp vụ:

- Quỹ đào tạo tập trung:

Do các cơ sở xuất bản, in, phát hành sách đóng góp từ doanh thu



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương