Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020


C. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ



tải về 3.08 Mb.
trang16/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   31

C. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÁO CHÍ


- Xây dựng các văn bản pháp quy:

+ Quản lý thông tin trên Trang thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

+ Quy định về quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí.

- Xây dựng cơ chế quản lý báo chí:

+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Nam và Công an tỉnh để tiếp tục thực hiện tốt quy chế giao ban báo chí.

+ Thực hiện cơ chế điểm báo, nhận xét việc thực hiện Luật Báo chí, giao ban cơ quan chủ quản báo chí, họp báo.

+ Thực hiện cơ chế thanh tra, kiểm tra hoạt động báo chí; xử lý kịp thời, các khiếu nại, tố cáo vi phạm trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng cơ chế và chính sách tài chính cho hoạt động báo chí:

+ Cơ chế khuyến khích phát triển các dịch vụ thông tin báo chí để tạo nguồn thu hợp pháp.

+ Cơ chế tự chủ tài chính trong hoạt động báo chí.

+ Cơ chế xây dựng và sử dụng quỹ nhuận bút.

+ Cơ chế ưu tiên cho nhà báo, phóng viên trong tuyển dụng, nâng lương, khen thưởng.

+ Quy định bảo vệ an toàn cho nhà báo trong hoạt động nghiệp vụ báo chí.

- Củng cố và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu quản lý Nhà nước về báo chí:

+ Bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành, có kinh nghiệm.

+ Nâng cao trình độ hiểu biết về Luật Báo chí, nghiệp vụ báo chí, kinh tế báo chí, kỹ thuật và công nghệ báo chí cho cán bộ tham mưu quản lý báo chí.

+ Bổ sung trang thiết bị chuyên ngành để kiểm soát thông tin báo chí.

+ Thực hiện cơ chế hợp đồng đọc lưu chiểu tác phẩm báo chí và hợp đồng biên soạn, biên tập Bản tin, điểm báo.


PHẦN VI
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM


I. GIẢI PHÁP VỀ BÁO CHÍ

1. Xây dựng đổi mới cơ chế, chính sách


Đổi mới, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển của báo chí phù hợp với quy định của pháp luật và sự phát triển của báo chí trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa; chế độ, chính sách đối với người làm báo.

Bổ sung và hoàn thiện các cơ chế:

- Cơ chế nâng cao chất lượng báo in; Cơ chế chi trả nhuận bút cho tác giả đối với các tác phẩm; Cơ chế sử dụng các nguồn thu để tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí.

- Cơ chế sản xuất chương trình đối với các đài truyền thanh cấp huyện.

- Cơ chế hoạt động trang thông tin điện tử.

- Chính sách chi trả nhuận bút cho các tác giả cấp huyện, cấp xã (xã, phường, thị trấn), đảm bảo hợp lý giữa lợi ích của tác giả, của bên sử dụng tác phẩm và của người hưởng thụ tác phẩm, phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Cơ chế phát ngôn. Có cơ chế quy định các cơ quan Đảng, Nhà nước phối hợp với các cơ quan báo chí cung cấp thông tin kịp thời. Các cơ quan có cán bộ chuyên trách cung cấp thông tin báo chí bao gồm thông tin theo định kỳ và thông tin sự kiện.

- Cơ chế quản lý báo chí. Các cơ quan báo chí thực hiện nhiệm vụ chính trị và thông tin theo đúng tôn chỉ, mục đích và chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan báo chí được chủ động xây dựng chuyên mục và tác phẩm báo chí cho các mục đích phục vụ nhu cầu thông tin, giải trí… để thu hút người sử dụng và mở rộng phạm vi phục vụ.

- Các cơ chế quản lý tài chính. Các cơ quan báo chí về nguyên tắc sẽ dần dần thực hiện cơ chế hoạt động độc lập tự chủ tài chính, tỉnh sẽ hỗ trợ cấp kinh phí ban đầu, hoặc hỗ trợ cho các nội dung thiết yếu về giáo dục, y tế, nông nghiệp nông thôn; hình thức hỗ trợ kinh phí là đặt hàng sáng tác hoặc hỗ trợ trực tiếp cho tác giả. Hỗ trợ sáng tạo các tác phẩm báo chí quảng bá địa phương.

- Cơ chế báo chí kinh doanh đa ngành. Các tổ chức báo chí được tạo điều kiện để hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực in ấn, chế bản, phát hành sách báo, quảng cáo, quay phim, nhiếp ảnh và kinh doanh các thiết bị, vật tư liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ báo chí để tạo nguồn thu đầu tư trở lại cho sự nghiệp phát triển báo chí. Tỉnh tạo điều kiện cho cơ quan báo chí có nhu cầu mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ ở các lĩnh vực khác có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan báo chí nhằm mục đích nâng cao năng lực và tái đầu tư cho các hoạt động báo chí.

- Cơ chế phối hợp. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan báo chí theo xu thế hội tụ báo chí để hoạt động hiệu quả. Các cơ quan sử dụng tác phẩm báo chí thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác tuyên truyền thiết yếu.

- Cơ chế phối hợp sản xuất chương trình truyền hình giữa Đài Phát thanh -Truyền hình tỉnh và các Đài truyền thanh cấp huyện.

Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí thuộc thẩm quyền tại địa phương.

Kiện toàn và tăng cường hiệu lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về nội dung thông tin. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý của các cơ quan chỉ đạo và quản lý nội dung thông tin; khắc phục tình trạng chồng chéo, phân công, phân cấp không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý, giữa các cấp; bảo đảm sự tập trung, hiệu quả của công tác chỉ đạo, quản lý nội dung thông tin trong phạm vi toàn tỉnh. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở tỉnh và huyện, cần tăng thêm biên chế, đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, xây dựng bộ phận theo dõi nội dung thông tin chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên được hưởng thù lao theo hình thức trả nhuận bút.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm. Xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra những đơn vị để xảy ra sai phạm kéo dài nhưng không có biện pháp chấn chỉnh; thanh tra, kiểm tra đột xuất những đơn vị có dấu hiệu vi phạm. Tăng cường áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền ở mức cao nhất của khung hình phạt và hình thức xử phạt bổ sung như đình bản, thu hồi giấy phép hoạt động theo đúng thẩm quyền.

2. Đổi mới tổ chức bộ máy


Hướng đổi mới sẽ phát triển các hoạt động tự chủ và phù hợp với sự phát triển mạnh mẽ thông tin điện tử trong báo chí.

Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan báo chí theo chức năng và nhiệm vụ được giao; đổi mới tổ chức và công tác quản lý phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và xu thế phát triển của báo chí cả nước.

Đối với báo in, các cơ quan báo chí cần nghiên cứu xây dựng đề án tự chủ về kinh phí, mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo quy định của pháp luật, mở rộng phạm vi và đối tượng dịch vụ, tăng doanh thu để nâng mức tự chủ về kinh phí, tự chủ trong việc mở rộng và phát triển tờ báo.

Giảm chi phí in báo cũng như chi phí phát hành bằng việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Báo Quảng Nam thành lập bộ phận thực hiện đề án phát hành ấn phẩm báo điện tử. Ngoài ấn phẩm báo in truyền thống, báo còn phát hành các loại ấn phẩm điện tử như: báo in điện tử, điểm tin điện tử… Các ấn phẩm này được phát hành đến bạn đọc qua mạng Internet, mạng thông tin di động…

Đối với phát thanh truyền hình cấp tỉnh, triển khai từng bước theo mô hình Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh trở thành một cơ quan truyền thông đa phương tiện có phạm vi cả nước, kinh doanh đa lĩnh vực theo hướng xã hội hóa.

Đối với Đài Truyền thanh cấp huyện, cần thực hiện tốt mô hình: Đài huyện trực thuộc UBND huyện, chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện, quản lý nhà nước của Sở Thông tin và Truyền thông, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của Đài Phát thanh và Truyền hình cấp tỉnh; đảm bảo mô hình theo đúng định hướng của nhà nước về báo chí, tạo động lực thúc đẩy hệ thống các đài huyện thực sự trở thành cơ quan ngôn luận của địa phương. Những đài phát thanh cấp huyện có đủ điều kiện đề nghị cần được xem xét, cấp phép hoạt động theo quy định của Luật Báo chí.

Đối với trạm truyền thanh xã, từng bước xây dựng thiết chế Trạm truyền thanh xã thuộc Trung tâm văn hoá, thể thao xã theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”, Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020. Trung tâm văn hoá, thể thao xã (trong đó có trạm truyền thanh) đạt chuẩn có cán bộ quản lý có trình độ trung cấp về văn hoá, thể thao trở lên do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã bổ nhiệm và được hưởng phụ cấp bán chuyên trách, có cán bộ nghiệp vụ được hợp đồng và hưởng thù lao hợp lý, vùng miền núi có cộng tác viên thường xuyên. Đài Truyền thanh cấp huyện hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ kỹ thuật cho Trạm Truyền thanh xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Đối với tờ báo điện tử, cần nghiên cứu mô hình tòa soạn điện tử, dần dần tách thành một tờ báo độc lập với bộ máy nhân sự riêng, phát huy thế mạnh của một tờ báo điện tử.

Phát triển tòa soạn báo điện tử theo mô hình đa truyền thông, phát triển đa lĩnh vực truyền thông, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ, nâng cao doanh thu.

3. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực


Chuyên môn hoá nguồn nhân lực thực hiện nâng cao chất lượng báo chí.

Phát triển đội ngũ cộng tác viên, xã hội hoá để tăng hiệu quả hoạt động các cơ quan báo in và báo điện tử. Đối với truyền hình, xã hội hoá sản xuất các chương trình giải trí.

Đào tạo nguồn nhân lực phù hợp lộ trình chuyển đổi công nghệ, sự phát triển báo điện tử.

Phối hợp với Công ty viễn thông quốc tế VTI đào tạo nguồn nhân lực để làm chủ kỹ thuật công nghệ, đảm bảo đủ điều kiện về nhân lực thực hiện dự án phát sóng chương trình truyền hình quảng bá Quảng Nam lên vệ tinh.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực, bảo đảm số lượng hợp lý và chất lượng ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Đặc biệt đảm bảo nội dung chương trình phát trên vệ tinh, nội dung kênh truyền hình số mới mở.

Phát triển đội ngũ phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí, trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ có trình độ cao, chuyên môn sâu và thông thạo ngoại ngữ phục vụ cho nhu cầu và xu thế hội nhập.

Có sự hợp tác sâu hơn, toàn diện hơn với các khoa chuyên ngành báo chí, phát thanh - truyền hình, báo điện tử tại các học viện, trường đại học và cao đẳng kỹ thuật chuyên ngành. Việc hợp tác này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cán bộ đào tạo mà còn tận dụng tối đa nguồn nhân lực chất lượng cao tại các trường chuyên ngành, đồng thời gắn kết các đơn vị này hợp tác thường xuyên với tỉnh.

4. Công nghệ


Ưu tiên phát triển công nghệ số hoá phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học phục vụ việc xây dựng kế hoạch phát triển theo công nghệ mới. Coi trọng nghiên cứu, ứng dụng công nghệ quản lý tiên tiến, kỹ thuật đo lường hiện đại, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chế kỹ thuật phục vụ quản lý nhà nước về báo chí; ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và lưu trữ thông tin.

Hoàn thiện và cụ thể hóa những chính sách chuyển giao công nghệ phù hợp với tỉnh; tạo điều kiện cho việc nhập khẩu và triển khai các công nghệ tiên tiến. Khuyến khích các nhà cung cấp công nghệ nước ngoài chuyển giao công nghệ, bản quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ phát thanh, truyền hình, xây dựng mô hình tòa soạn báo điện tử.

Triển khai các đề tài nghiên cứu cấp tỉnh, phối hợp chặt chẽ với các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, các dự án thử nghiệm công nghệ mới như: công nghệ sản xuất báo in, công nghệ phát thanh truyền hình, ứng dụng xu hướng hội tụ báo chí trên thiết bị đầu cuối, trên Internet.

Đối với báo in, cần triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cấp cơ sở dữ liệu và việc tác nghiệp viết tin, bài của phóng viên và cộng tác viên, rút ngắn thời gian duyệt và gửi tin, bài.

Đối với phát thanh, truyền hình cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm các nước đi trước về việc số hóa phát thanh truyền hình, ứng dụng các phương thức truyền dẫn phát sóng hiện đại, mở rộng diện phủ sóng, nâng cao chất lượng chương trình.

Đối với báo điện tử cần đi tắt đón đầu, đầu tư đồng bộ về hạ tầng công nghệ, nhằm thực hiện tối ưu hóa những ưu điểm của báo điện tử với các loại hình báo chí khác.

5. Hợp tác trong nước và quốc tế trong báo chí


Hợp tác trong nước hướng tới phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng báo chí. Hợp tác quốc tế huy động các nguồn nhân lực cho phát triển khoa học - công nghệ.

6. Nhóm giải pháp huy động nguồn vốn thực hiện quy hoạch


Giai đoạn 2011-2015:

Đối với dự án đầu tư báo chí khu vực vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu vùng xa, đặc biệt trong việc phát triển hạ tầng mạng lưới phát sóng phát thanh - truyền hình ở khu vực chưa có sóng theo công nghệ cũ phục vụ nhiệm vụ công ích, nhiệm vụ phát hành báo in đến cấp thôn, bản theo mục tiêu quy hoạch tỉnh, ưu tiên sử dụng vốn ngân sách tỉnh, nhưng tranh thủ các nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi từ nước ngoài cho Việt Nam để đầu tư xây dựng, các chương trình dự án mục tiêu quốc gia để thực hiện.

Giai đoạn 2015-2020:

Huy động vốn đầu tư của xã hội thực hiện số hoá truyền dẫn phát sóng.

Hiện nay, theo Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình quốc gia, mảng hạ tầng truyền dẫn phát sóng phát thanh - truyền hình sẽ được xã hội hóa. Trên phạm vi cả nước sẽ có một số doanh nghiệp được cấp phép xây dựng hạ tầng mạng lưới truyền dẫn phát sóng, đối với mỗi vùng miền sẽ có 1 đài địa phương xây dựng hạ tầng cho khu vực.

II. GIẢI PHÁP VỀ XUẤT BẢN

1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của các tổ chức, các công dân đối với hoạt động xuất bản-in-phát hành


Xác định hoạt động xuất bản-in-phát hành là loại hình hoạt động đặc thù, có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới nhiều mặt trong đời sống xã hội.

Nội dung tuyên truyền chủ yếu tập trung vào giới thiệu Luật xuất bản và các văn bản luật liên quan; xác định các tổ chức, đơn vị, cá nhân phải có trách nhiệm góp phần phát triển ngành xuất bản-in-phát hành, làm cho hoạt động xuất bản-in-phát hành vừa là phương tiện hoạt động chính trị-tư tưởng, có mục tiêu nâng cao dân trí, bồi đắp nền tảng văn hoá đồng thời cũng là hoạt động kinh doanh đặc biệt, đề phòng việc lợi dụng các hoạt động xuất bản-in-phát hành để mưu cầu các ý đồ cá nhân.

Hình thức tuyên truyền chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin báo chí, thông qua các chủ trương của cấp uỷ và chính quyền các cấp các ngành.

2. Củng cố bộ máy tổ chức, triển khai đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ hoạt động xuất bản-in-phát hành


Tổ chức đánh giá kết quả cổ phần hoá các doanh nghiệp cổ phần trong lĩnh vực in, phát hành. Rà soát và bổ sung các lĩnh vực kinh doanh của các đơn vị hoạt động xuất bản-in-phát hành theo định hướng phát triển của quy hoạch.

Các đơn vị hoạt động xuất bản-in-phát hành xây dựng quy hoạch và có kế hoạch triển khai đào tạo và sử dụng cán bộ theo tiêu chí của Nhà nước.

Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chủ chốt của ngành xuất bản-in-phát hành. Đặc biệt là chuẩn bị nguồn nhân lực cho các dự án trong lĩnh vực in và phát hành.

- Cán bộ biên tập: Hướng tới có các chuyên gia biên tập am hiểu sâu sắc nội dung và có kinh nghiệm biên tập ở những chủ đề hoặc lĩnh vực chủ yếu như kinh tế-xã hội Quảng Nam, văn hoá- lịch sử, khoa học kỹ thuật trong đó chú ý cán bộ biên tập và tổ chức biên tập các đề tài về kinh tế, khoa học kỹ thuật.

- Công nhân kỹ thuật, thợ bậc cao về đứng máy và sửa chữa máy in.

- Nhân viên phát hành.

- Cán bộ nghiên cứu thị trường.

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu tập trung về nhận thức lý luận chính trị, kiến thức chuyên ngành và kỹ năng thực hành.


3. Đổi mới công nghệ thiết bị


Ưu tiên các hạng mục đầu tư sau:

- Công nghệ xuất bản sách điện tử và các hình thức xuất bản khác qua mạng máy tính.

- Hệ thống dữ liệu xuất bản.

- Công nghệ chế bản không phim (Computer to plate)

- Công nghệ in kỹ thuật số không sử dụng bản thông thường.

- Công nghệ in offset cuốn có sấy.

- Ứng dụng công nghệ phát hành sách qua Internet và thanh toán điện tử.

4. Xác định rõ các nguồn lực đầu tư, mở rộng thị trường xuất bản-in-phát hành và xây dựng sản phẩm chiến lược


- Các nguồn lực đầu tư:

+ Đầu tư của Nhà nước từ nguồn vốn các chương trình của Chính phủ hoặc từ nguồn vốn do UBND tỉnh bố trí theo kế hoạch hàng năm: Đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước để mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư cho các huyện khó khăn hoặc các đô thị trọng điểm để phát triển hệ thống các nhà sách, hiệu sách.

+ Đầu tư của Chủ sở hữu từ nguồn vốn vay, vốn góp của cổ đông, vốn liên kết và huy động từ các nguồn hợp pháp khác trong đó chú trọng nguồn vốn chủ yếu là liên kết tổ chức bản thảo, liên kết phát hành, liên kết góp vốn đầu tư công nghệ và thiết bị, liên kết góp vốn đầu tư cơ sở vật chất.

Đối tượng tham gia liên kết đầu tư bao gồm cả trong nước và nước ngoài theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thị trường và sản phẩm chiến lược:

+ Các đơn vị xuất bản-in-phát hành hỗ trợ nhau để khai thác tối đa tiềm năng hiện có đồng thời lựa chọn và ưu tiên xây dựng sản phẩm chủ yếu của riêng đơn vị theo định hướng của quy hoạch.

+ Khai thác tối đa thị trường trong tỉnh, chủ yếu ở hệ thống các trường học, các cơ quan, doanh nghiệp đồng thời nghiên cứu mở rộng dần thị trường ra các tỉnh bạn.

5. Công tác quản lý nhà nước


- Xây dựng các văn bản pháp quy:

+ Quy định về hoạt động và quản lý các hoạt động xuất bản-in-phát hành trên địa bàn Quảng Nam.

+ Quy định về quản lý và khai thác thị trường xuất bản-in-phát hành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

+ Quy định về xuất bản các xuất bản phẩm có mục đích không kinh doanh.

- Xây dựng cơ chế chính sách:

+ Cơ chế liên kết đầu tư phát triển hoạt động xuất bản-in-phát hành tỉnh Quảng Nam (liên kết đầu tư công nghệ thiết bị, liên kết góp vốn xây dựng cơ sở vật chất).

+ Cơ chế thu hút đầu tư xây dựng các trung tâm sách, nhà sách trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Xúc tiến việc thành lập Hiệp hội xuất bản-in-phát hành tỉnh Quảng Nam với tôn chỉ mục đích chủ yếu là tạo sự hợp tác, tạo thêm sự đồng nhất của các đơn vị xuất bản-in-phát hành để khai thác tốt nhất các tiềm năng xuất bản-in-phát hành của tỉnh Quảng Nam.

- Tổ chức Triển lãm - Hội chợ sách định kỳ 3 năm/lần với quy mô cấp tỉnh, mời các đơn vị hoạt động xuất bản-in-phát hành trong nước tham gia.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm và đảm bảo an ninh thông tin:

+ Đấu tranh chống xuất bản các loại xuất bản phẩm in lậu, vi phạm quyền tác giả trên địa bàn tỉnh.

+ Quản lý các cơ sở in nhỏ lẻ, các cơ sở photo màu, các cơ sở in hàng mã.

+ Quản lý việc nộp lưu chiểu và đọc lưu chiểu xuất bản phẩm, ngăn chặn kịp thời các sai phạm về an ninh thông tin trong các xuất bản phẩm.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương