Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020



tải về 3.08 Mb.
trang13/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   31

II. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO


Dự báo phát triển báo chí được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp dự báo sau:

+ Phương pháp toán học: Sử dụng các phương pháp toán học (đối chiếu với phương pháp liệt kê).

+ Phương pháp phân tích tổng hợp.

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ QUẢNG NAM

1. Công nghiệp nội dung số trên nền tảng thông tin hội tụ


Cùng với tiến trình phát triển của nền kinh tế, sự phổ cập mạng Internet, mạng di động 3G cho khu vực nông thôn tại Quảng Nam giai đoạn đến năm 2020, kết hợp với những ứng dụng tiện ích và sự chia sẻ thông tin không giới hạn của môi trường mạng, sự hội tụ nhiều loại hình thông tin trên một hệ thống mạng sẽ là nhân tố làm gia tăng mạnh mẽ nhu cầu thụ hưởng thông tin số tại Quảng Nam.

Ngành công nghiệp nội dung số là một ngành mang hàm lượng trí tuệ cao, đồng thời là động lực và phương tiện để đẩy nhanh quá trình tiến tới xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Nền công nghiệp này sẽ là nền tảng cho các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, chương trình chính phủ điện tử, chương trình tin học hoá nền hành chính.

Thực tế, nền công nghiệp này đã phát triển ở Việt Nam và đang khẳng định vị trí trong nền kinh tế quốc dân. Tại Quảng Nam, ngành công nghiệp này còn khá mới mẻ, một số ít đơn vị cung cấp dịch vụ dưới dạng rất sơ khai như cung cấp một số ít các thông tin mang tính tổng hợp theo nhu cầu.

Dự báo giai đoạn 2013 - 2020, ngành công nghiệp nội dung số sẽ phát triển mạnh tại Quảng Nam, bao gồm các dịch vụ: phát triển nội dung cho Internet như báo chí điện tử, website tra cứu thông tin...; phát triển nội dung cho mạng điện thoại di động như: tra cứu thông tin, tổng hợp thông tin, thông tin giải trí (có tính tương tác với người sử dụng); thương mại điện tử; giáo dục điện tử; y tế điện tử...


2. Các loại hình báo chí trong tương lai


Căn cứ vào xu hướng phát triển của công nghệ mới; xu hướng phát triển của các đơn vị phát triển hạ tầng truyền thông; nhu cầu và số lượng người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ; chính sách phát triển của Nhà nước về thông tin và truyền thông như: chính sách mở rộng truy cập, phát triển hạ tầng cơ sở viễn thông, Internet theo hướng hiện đại, nâng cấp dung lượng… có thể dự báo xu hướng phát triển của các phương tiện truyền thông trong thời gian tới như sau:

Báo in: Báo in giấy sẽ gặp khó khăn trong công tác phát hành, thị trường có sự phân khúc mạnh mẽ theo hướng nhu cầu về các tạp chí chuyên về giải trí, làm đẹp, thời trang, mua sắm sẽ gia tăng.

Nội dung báo in nhưng xuất bản dưới hình thức điện tử, phát hành qua môi trường mạng sẽ là hình thức hỗ trợ cho các đơn vị phát hành báo in trong một thời gian ngắn, thời gian quá độ chuyển hẳn sang loại hình thông tin điện tử.

Phát thanh truyền hình: Các loại hình phát thanh, truyền hình phát triển dựa vào sự phát triển của công nghệ hạ tầng truyền thông và công nghệ sản xuất thiết bị đầu cuối phát thanh truyền hình. Trong giai đoạn 07 năm tới, các loại hình phát thanh, truyền hình sau sẽ phát triển tại Quảng Nam bao gồm:

Căn cứ vào phương thức truyền dẫn phát sóng:

Phát thanh truyền hình tương tự, phát thanh truyền hình số mặt đất, phát thanh truyền hình số vệ tinh, phát thanh truyền hình qua mạng cáp, phát thanh truyền hình qua mạng Internet, phát thanh truyền hình qua di động. Trong đó xu hướng sẽ sử dụng phương thức truyền dẫn phát sóng số mặt đất, vệ tinh, Internet và qua mạng di động.

Báo điện tử: Dự báo đến năm 2015, các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền thông sẽ xây dựng hạ tầng mạng có khả năng truyền tải dữ liệu với tốc độ lớn; thiết bị đầu cuối có giá thành thấp, Internet và di động băng thông rộng sẽ phổ cập đến khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước. Đó là những điều kiện đầy đủ để báo điện tử phát triển bùng nổ.

Thông qua hình thức báo điện tử, người sử dụng có thể thụ hưởng toàn bộ các thông tin từ báo in, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.

Lợi thế hiển nhiên của truyền thông trực tuyến là nội dung của nó phổ biến và có thể được cập nhật trong thời gian rất ngắn. Ngành truyền thông in ấn, dĩ nhiên không có được lợi thế như thế. Thêm vào đó, truyền thông trực tuyến đang ngày càng trở nên mở.

3. Đa dạng hóa nguồn thông tin cho báo chí


Ngày nay, công nghệ phát triển nhanh chóng, điện thoại di động phổ cập, máy ảnh số phổ biến, hạ tầng truyền thông có ở mọi nơi, các ứng dụng chia sẻ thông tin được phát triển nhiều và đều xây dựng cho tất cả mọi người theo tiêu chí ngày càng đơn giản và dễ dàng... tất cả đều đang tạo thuận lợi cho việc kiến tạo nội dung ở mức độ mà mới chỉ hai thập niên trước đây chúng ta không thể nào hình dung nổi. Đó chính là sự tham gia làm báo của mọi người, ở mọi nơi và vào mọi lúc.

Với thực tế diễn ra và những điều kiện của tương lai, chắc chắn đội ngũ làm báo sẽ phổ cập cho nhiều người. Đây sẽ là một loại hình thông tin mà các cơ quan báo chí sẽ phải đối mặt.


4. Phát triển các tổ chức đa truyền thông


Chính do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ dẫn đến những thay đổi về hình thức thể hiện và truyền tải thông tin đến bạn đọc. Từ sự thay đổi này đòi hỏi các cơ quan báo chí, các tổ chức sản xuất nội dung phải thay đổi mô hình hoạt động, bổ sung kỹ năng nghề nghiệp, thay đổi phương pháp quản lý tòa soạn. Đã xuất hiện xu hướng hội tụ các nhà sản xuất nội dung với các công ty viễn thông, truyền hình cáp và khối giải trí. Sự hội tụ này có một phần lý do là vì các công ty viễn thông, truyền hình cáp và khối giải trí đang tranh giành nhau để có vị trí trong “thị trường” tích hợp các phương tiện truyền thông mới. Hầu hết các tờ báo in truyền thống đều cho ra đời báo điện tử mà nội dung tích hợp các dịch vụ thông tin tổng hợp cả bằng hình ảnh, âm thanh.

Để có thể tồn tại và thực sự có hướng phát triển rộng mở, các cơ quan báo chí Quảng Nam cũng sẽ phải phát triển theo hướng là các tổ chức đa truyền thông. Các cơ quan báo in sẽ cung cấp thông tin điện tử, hợp tác phát triển nội dung truyền hình và các cơ quan báo chí khác cũng sẽ phát triển theo hướng như vậy.


5. Số hóa phát thanh truyền hình, phân tách giữa phát triển nội dung và xây dựng hạ tầng đối với hệ thống đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh


Căn cứ theo Quyết định số 22/2009/QĐ-TTg, ngày 16/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình đến năm 2020, Việt Nam sẽ hoàn thành lộ trình số hóa mạng lưới truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất trong giai đoạn 2015-2020, trên cơ sở 95% số hộ gia đình trên cả nước thu được chương trình PTTH quảng bá thông qua các phương thức truyền dẫn phát sóng PTTH số.

Do vậy, giai đoạn 2015-2020, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sẽ chuyển đổi sang phát sóng chương trình truyền hình công nghệ số.

Quy hoạch còn định hướng hạ tầng truyền dẫn phát sóng phải được sử dụng có hiệu quả theo hướng một máy phát sóng số cần truyền đồng thời nhiều kênh chương trình của các đài PTTH Trung ương và địa phương.

- Các đài PTTH Trung ương và địa phương vẫn đảm nhiệm chức năng truyền dẫn phát sóng PTTH tương tự cho đến khi chấm dứt hoàn toàn truyền hình tương tự (theo lộ trình số hóa).




Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương