Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020



tải về 3.08 Mb.
trang2/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31

PHẦN I

TỔNG QUAN XÂY DỰNG QUY HOẠCH

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG QUY HOẠCH


Báo chí - xuất bản là lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tư tưởng, lý luận. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã nêu rõ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Đảng; là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng chính trị của chế độ, tuyên truyền, giáo dục, động viên và tổ chức nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận, trí tuệ, văn hoá và đạo đức; thể hiện vai trò đi trước, mở đường trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Báo chí - xuất bản là một lĩnh vực quan trọng và phức tạp, thực hiện cùng một lúc cả hai nhiệm vụ: chính trị và kinh doanh. Báo chí , xuất bản tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở tất cả các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội – an ninh quốc phòng.

Đối với các nhiệm vụ chính trị, báo chí góp phần truyền đạt và phổ biến một cách toàn diện, kịp thời, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân; thông tin về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể một cách nhanh nhất; tham gia vào công cuộc làm lành mạnh, dân chủ hóa trong đời sống chính trị, xã hội; động viên, phát động các phong trào quần chúng nhân dân nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của Đảng; tích cực chống tham ô, lãng phí và các tiêu cực xã hội. Đối với kinh tế, báo chí góp phần phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh; cung cấp các loại thông tin kịp thời cho phát triển kinh tế; định hướng và dự báo các thông tin kinh tế cần thiết; chỉ ra những sai phạm và đề xuất những biện pháp giúp nền kinh tế phát triển. Đối với văn hóa - xã hội và an ninh quốc phòng, báo chí góp phần nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa cho nhân dân; cung cấp các thông tin, tư liệu, nguồn dữ liệu, các giá trị văn hóa, khoa học công nghệ cho người dân; tham gia đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng đời sống mới cho nhân dân; tham gia tích cực vào quá trình bảo vệ Tổ quốc; chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng.

Ngành xuất bản vừa là ngành thuộc lĩnh vực văn hoá - tư tưởng vừa là ngành kinh tế - kỹ thuật, chịu sự điều chỉnh chủ yếu của Luật Xuất bản và Luật Doanh nghiệp, có mục tiêu sản xuất và kinh doanh các sản phẩm hàng hoá đặc biệt gắn liền với phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới trong lĩnh vực báo chí, đồng thời đã chủ trương chỉ đạo các Sở Thông tin và Truyền thông địa phương triển khai quy hoạch báo chí nhằm hoàn thiện các qui định pháp lý; ổn định cơ cấu, tổ chức; sắp xếp, bố trí hợp lý các cơ quan báo chí phù hợp với điều kiện phát triển mới theo Nghị quyết TW5 (Khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới.

Thập niên vừa qua đánh dấu những thay đổi mang tính cách mạng trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự thay đổi công nghệ trong lĩnh vực truyền thông. Sự thay đổi này tác động không nhỏ đến hoạt động báo chí. Có thể kể đến như sự thu hẹp ranh giới giữa các loại hình báo chí, xuất hiện nhiều loại hình thông tin đa chiều có tính chất báo chí, quy trình tác nghiệp báo chí thay đổi.

Từ khi tỉnh Quảng Nam được tái lập (1997) đến nay, hệ thống các cơ quan báo chí của tỉnh đã có bước phát triển cả về hình thức, chất lượng và số lượng, trong đó các cơ quan báo chí cũng đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác đối ngoại, về nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và đặc biệt là lĩnh vực hoạt động của ngành; phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; phát hiện biểu dương các nhân tố mới trong các phong trào hành động cách mạng, đi đôi với việc đấu tranh kiên quyết, chống mọi âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phi, quan liêu và các tệ nạn xã hội khác; các tạp chí cũng đã góp phần nâng cao dân trí, dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đồng thời tích cực giúp bạn bè trong và ngoài nước hiểu rõ về văn hóa, truyền thống và cách mạng, về công cuộc đổi mới và phát triển của Quảng Nam, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới.

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm, tích cực, hoạt động của các tạp chí của tỉnh vẫn còn một số mặt hạn chế, bất cập đó là: chất lượng thông tin còn hạn chế, trên một số báo có vụ việc được đăng tải nhiều lần, trùng lắp làm “nóng lên” không cần thiết; việc thông tin, phát hành có lúc, có nơi chưa đầy đủ, kịp thời, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số do đội ngũ cán bộ, cộng tác viên còn mỏng; các tạp chí chưa có cán bộ chuyên trách mà hầu như kiêm nhiệm; cơ sở vật chất, kỹ thuật và các phương tiện khác chưa đảm bảo cho tạp chí hoạt động tốt; không đủ điều kiện để tự chủ về kinh phí mà phần lớn do ngân sách Nhà nước cấp từ 70 -80%…với thực trạng của tình hình trên nên hoạt động của các tạp chí chưa đáp ứng ngang tầm với yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Vì vậy, việc quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống báo chí- xuất bản trong tình hình hiện nay là cần thiết và đúng đắn, nhằm không ngừng tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về báo chí- xuất bản, đảm bảo cho báo chí- xuất bản hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật; hạn chế tình hình mất cân đối hiện nay giữa việc phát triển báo chí- xuất bản với công tác quản lý báo chí- xuất bản, giữa yêu cầu đặt ra trong công tác thông tin, tuyên truyền với điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế, bất cập. Giúp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý lĩnh vực báo chí- xuất bản tỉnh Quảng Nam có được cái nhìn tổng thể về sự phát triển của báo chí- xuất bản, đồng thời, là cơ sở để Tỉnh ủy, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, quản lý thống nhất góp phần làm cho báo chí- xuất bản trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh.

Hơn nữa, những quan điểm, định hướng, mục tiêu cụ thể trong Quy hoạch sẽ giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh hoạt động đúng định hướng, đúng pháp luật và tiếp tục phát triển mạnh mẽ, vững chắc, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh. Đồng thời, giúp cho hoạt động báo chí- xuất bản trên địa bàn tỉnh theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt khẳng định hơn nữa về vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Là cơ sở để hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về báo chí- xuất bản tại địa phương.

Từ trước đến nay lĩnh vực báo chí – xuất bản tỉnh Quảng Nam chưa có quy hoạch mang tính dài hạn do địa phương ban hành. Với nhu cầu phát triển như hiện nay, việc có một quy hoạch dài hạn là vô cùng cấp thiết, để báo chí- xuất bản phát huy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương. Vì vây, việc xây dựng quy hoạch phát triển báo chí- xuất bản Quảng Nam là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo được định hướng chính trị và để báo chí xuất bản phát huy được các lợi thế, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

Các văn bản Trung ương


- Chỉ thị 08-CT/TW ngày 31/3/1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí - xuất bản;

- Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17/10/1997 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí - xuất bản;

- Chỉ thị 42-CT/TW ngày 25/8/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản;

- Chỉ thị số 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay;

- Chỉ thị số 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí;

- Nghị quyết Hội nghị TW5 (Khoá X) ngày 14/7/2007 về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới.

- Thông báo số 41-TB/TW ngày 11/10/2006 của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí.

- Quy định số 338-QĐ/TW ngày 26/11/2010 của Ban Chấp hành Trung ương Quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan báo của Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa dổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

- Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28/12/1989;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999;

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Luật xuất bản số 19/2012/QH11 ngày 20/11/2012;

- Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012;

- Nghị định số 51/2002/NĐ.CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí;

- Thông tư số 30/2006/TT-BVHTT ngày 22/02/2006 hướng dẫn thi hành nghị định số 111/2005/ NĐ-CP;ônư

- Quy hoạch Phổ tần số vô tuyến điện quốc gia do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 336/2005/QĐ-TTg ngày 16/12/2005;

- Quy hoạch Truyền dẫn, Phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 22/2009/QĐ–TTg ngày 16/02/2009;

- Quyết định số 2451/QĐ-TTg ngày 27/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020;

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

- Công văn số 4295/BTTTT-CBC ngày 30/12/2008 và Hướng dẫn số 4318/BTTTT-HD ngày 30/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn công tác quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới báo chí in toàn quốc.


2. Các văn bản địa phương


- Nghị quyết Đại hộiđại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XX.

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

- Quyết định số 30/2008/QĐ-UBND ngày 29/8/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế của Sở Thông tin và Truyền thông;

- Quyết định số 2458/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển báo chí tỉnh Quảng Nam đến năm 2020;

- Quy hoạch các ngành và địa phương của tỉnh Quảng Nam có liên quan.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương