Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020


PHẦN V QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM



tải về 3.08 Mb.
trang14/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   31


PHẦN V
QUY HOẠCH BÁO CHÍ – XUẤT BẢN TỈNH QUẢNG NAM




A. QUY HOẠCH BÁO CHÍ

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


1. Quy hoạch nhằm thực hiện tốt quan điểm chỉ đạo phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý tốt. Báo chí đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và hoạt động theo quy định của pháp luật. Báo chí luôn đi đúng định hướng và kiên định theo con đường phát triển đất nước mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.

2. Bảo đảm để báo chí thực hiện tốt chức năng là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng; cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và diễn đàn của nhân dân; không để tư nhân chi phối hoạt động báo chí; không để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

3. Tạo điều kiện để báo chí phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của báo chí trong khu vực và thế giới.

4. Xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, bảo đảm nâng cao chất lượng chính trị, khoa học, văn hóa, nghiệp vụ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh, quốc phòng, mở rộng quan hệ đối ngoại.

5. Đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức và nhu cầu được thông tin của nhân dân, đảm bảo thông tin trung thực, hiệu quả về tình hình trong nước và quốc tế, phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân. Quan tâm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi và hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn.

6. Có chính sách phù hợp với từng loại hình báo chí, vừa tạo sự phát triển toàn diện, đồng đều, vừa đảm bảo cho các cơ quan báo chí phát triển bình đẳng, xây dựng được những cơ quan báo chí hiện đại, có uy tín trong nước.


II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu chung


1.Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch vừa tạo sự phát triển cho báo chí, vừa bảo đảm sự quản lý của Nhà nước.

2. Thông qua việc quy hoạch báo chí để nâng cao chất lượng nội dung thông tin báo chí tại địa phương; bảo đảm mỗi ấn phẩm của cơ quan báo chí có bản sắc riêng, phù hợp với nhu cầu thông tin tại địa phương.

3. Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng thông tin báo chí giữa khu vực thành thị và vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa từ tỷ lệ 75%/25 % hiện nay xuống mức 60%/40%.

4. Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, trừ những báo chủ yếu phục vụ các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước, phục vụ cho vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn, tuyên truyền đối ngoại, tạp chí nghiên cứu lý luận, khoa học cơ bản chuyên ngành.

5. Ngành báo chí đáp ứng được yêu cầu là công cụ giáo dục tư tưởng chính trị, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước nói chung, tỉnh Quảng Nam nói riêng; đồng thời góp phần nâng cao dân trí người dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Bảo đảm đến năm 2020, Quảng Nam có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Báo in


Năm 2015, phát triển thêm 1-2 ấn phẩm báo chí bao gồm 1 ấn phẩm báo in và tạp chí. Nội dung của các ấn phẩm này tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại, khoa học, công nghệ…

Năm 2020, phát triển thêm từ 2-3 ấn phẩm báo chí, trong đó có 1 ấn phẩm báo in, còn lại là tạp chí. Các ấn phẩm này có nội dung về giáo dục, y tế; công nghiệp - thương mại; du lịch; hiệp hội các ngành nghề của tỉnh; hợp tác, đối ngoại.

Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo in giữa khu vực thành phố và vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa từ 75%/25% hiện nay xuống còn 60%/40%.

Lựa chọn, xây dựng mô hình cơ quan báo chí phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước, của thế giới và phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội, trình độ dân trí của Quảng Nam.

Tiến tới xóa bỏ bao cấp trong hoạt động báo chí, ngân sách Nhà nước sẽ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư một phần cho các sản phẩm báo chí làm nhiệm vụ chính trị và công ích, còn lại các ấn phẩm mới phát triển sẽ phải dần tự chủ về kinh tế.

Tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác mở văn phòng đại diện, nâng số lượng và chất lượng tác phẩm báo chí về Quảng Nam trên các báo phát hành ngoài địa bàn tỉnh Quảng Nam.


2.2. Phát thanh


Thúc đẩy việc chuyển đổi hạ tầng truyền dẫn, phát sóng từ công nghệ tương tự sang công nghệ số nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng số lượng kênh chương trình, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên tần số.

Từng bước hình thành và phát triển thị trường truyền dẫn, phát sóng trên cơ sở tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước hoặc công ty cổ phần mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển hạ tầng kỹ thuật phát thanh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo sự quản lý thống nhất, có hiệu quả của Nhà nước.

Số hoá hạ tầng truyền dẫn, phát sóng, đảm bảo có thể truyền tải được các dịch vụ phát thanh trên toàn tỉnh và các khu vực lân cận, đáp ứng yêu cầu hội tụ công nghệ và dịch vụ.

Số lượng: Vẫn giữ nguyên số lượng cơ quan phát thanh là phát thanh tỉnh và phát thanh cấp huyện. Giai đoạn 2015-2020 tăng thêm 1 kênh phát thanh số có nội dung thời sự, thể thao, ca nhạc.

Tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài PT-TH tỉnh và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất.

Nội dung chương trình phát thanh phong phú với các chương trình về nông nghiệp và phát triển nông thôn, thương mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế nhằm nâng cao dân trí, đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của nhân dân trong tỉnh.

Mô hình tổ chức: Duy trì số lượng cơ quan phát thanh do UBND tỉnh quản lý và đài truyền thanh huyện thuộc UBND huyện. Tỉnh vẫn duy trì phát triển phát thanh bằng nguồn ngân sách tỉnh và huyện.

2.3. Truyền hình


Truyền hình làm tốt hơn nữa nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân.

Số lượng: Giữ nguyên số lượng 1 đài truyền hình tỉnh, và hệ thống 18 đài cấp huyện. Phát triển 1 kênh số với nội dung thông tin, giải trí tổng hợp. Các đài huyện chỉ tiếp phát sóng Đài tỉnh và Trung ương; các đài cấp huyện sản xuất chương trình truyền hình dưới hình thức cộng tác cho các chuyên mục của Đài tỉnh.

Số hóa toàn bộ chương trình truyền hình và phát sóng qua mạng truyền dẫn phát sóng số mặt đất, phát sóng qua mạng Internet, phát sóng qua vệ tinh. Cụ thể như sau:

Giai đoạn 2011-2015:

Tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài tỉnh và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất.

Năm 2015, đối với kênh truyền hình Quảng Nam hiện tại, vẫn giữ phát sóng tương tự song song với phát sóng số.

Giai đoạn 2016-2020:

Đến 31/12/2018, đối với kênh truyền hình Quảng Nam hiện tại, từng bước ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất tại những khu vực đã đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi sang công nghệ số. Kể từ năm 2019, kết thúc phát sóng tương tự mặt đất, tuy nhiên, ở các khu vực còn lại vẫn tiếp tục phát sóng truyền hình tương tự song song với truyền hình số mặt đất.

Tăng thời lượng phát sóng chương trình của Đài tỉnh và tăng thời lượng chương trình tự sản xuất.

Đối với kênh phát triển mới, phát sóng theo công nghệ số.

Phát triển mạnh các chương trình truyền hình có nội dung tương tác với thời lượng phát sóng liên tục trong ngày. Xây dựng và hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, chất lượng ngành truyền hình.

2.4. Thông tin điện tử

Đến năm 2015, 100% số lượng các cơ quan quản lý Nhà nước đều xây dựng trang thông tin điện tử tích hợp vào Cổng thông tin điện tử của tỉnh theo mô hình chính phủ điện tử, tích hợp các nội dung thông tin, dịch vụ công trong Cổng thông tin điện tử.

Số lượng tờ báo điện tử: Đến năm 2013 tách trang thông tin điện tử của Báo Quảng Nam thành báo điện tử, sử dụng phương tiện truyền thông đa phương tiện. Đến năm 2015, phát triển Cổng Thông tin điện tử Quảng Nam thành báo điện tử.

Các cơ quan báo in khác tại Quảng Nam xây dựng trang thông tin điện tử có nội dung phong phú, đa dạng và được cập nhật thường xuyên.



Giai đoạn 2016-2020: Khuyến khích các trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí phát triển thành các tờ báo điện tử và các trang tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc.

Khuyến khích phát triển nhiều phiên bản tiếng nước ngoài, nhất là xây dựng chuyên trang thông tin đối ngoại giới thiệu về mảnh đất, con người Quảng Nam, quảng bá tiềm năng, lợi thế của tỉnh nhằm góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương