Quy hoạch phát triển báo chí TỈnh quảng nam đẾn năM 2020


III. Nguyên nhân kết quả đạt được



tải về 3.08 Mb.
trang12/31
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích3.08 Mb.
#2046
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31

III. Nguyên nhân kết quả đạt được


Nguyên nhân khách quan

Kinh tế Quảng Nam giai đoạn 2005-2012 đã đạt được những thành tựu nhất định. Vì vậy, nhu cầu thụ hưởng thông tin của người dân không ngừng tăng trưởng. Điều này tạo nên một diện mạo mới về thị trường thông tin nói chung, trong đó có thị trường báo chí.

Hạ tầng truyền thông là điều kiện quan trọng để phát triển các loại hình báo chí cũng có những bước tăng trưởng vượt bậc; qua đó người dân có được phương tiện thụ hưởng nhiều loại hình thông tin. Mật độ điện thoại cố định, di động, Internet phát triển rộng khắp đến mọi người dân. Hạ tầng truyền dẫn đa dạng là điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển.

Nguyên nhân chủ quan

Các cơ quan báo chí trong tỉnh nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong việc định hướng nội dung, chỉ đạo đầu tư phát triển theo đúng định hướng và xu thế của báo chí. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về báo chí trên phạm vi toàn quốc và trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, hệ thống các văn bản pháp lý ngày càng hoàn thiện.

Nhận thức về vai trò của báo chí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày càng được nâng cao. Nguồn nhân lực báo chí tại địa phương ngày càng được củng cố và phát triển. Đội ngũ nguồn nhân lực này đã nỗ lực và phát huy vai trò xung kích của báo chí cách mạng, giữ vững lập trường, tư tưởng, không ngừng vươn lên đáp ứng yêu cầu của báo chí trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

IV. Nguyên nhân tồn tại


Nguyên nhân khách quan

Quảng Nam vẫn là tỉnh nghèo, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhất là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí chưa cao, ảnh hưởng tới nhu cầu hưởng thụ báo chí trong tỉnh.

Địa hình phức tạp, 3/4 diện tích là vùng đồi núi, dân cư phân bố rải rác gây khó khăn cho cả công tác phát hành báo in và chất lượng truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình.

Nguyên nhân chủ quan

Cơ sở hạ tầng, vật chất, kỹ thuật công nghệ trong các cơ quan báo chí còn nghèo nàn, trang thiết bị đầu tư qua nhiều giai đoạn đã xuống cấp và lạc hậu gây ảnh hướng lớn tới các hoạt động sản xuất chương trình phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.

Đội ngũ lao động, phóng viên, biên tập viên còn thiếu. Số lao động có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm chuyên ngành báo chí không nhiều.

Chế độ nhuận bút còn thấp. Công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ nhân lực báo chí chưa được chú trọng đúng mức.

Sự quan tâm, chăm lo, khuyến khích đối với đội ngũ cộng tác viên báo chí còn hạn chế.

E. TÁC ĐỘNG CỦA BÁO CHÍ ĐẾN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI


Báo chí có tác động rất lớn đến đời sống, kinh tế, xã hội, góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, giữ vững an ninh quốc phòng, cụ thể trên các mặt sau:

Đối với các nhiệm vụ chính trị

Báo chí có tác động truyền đạt và phổ biến một cách toàn diện, kịp thời, đầy đủ các quan điểm, đường lối, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản của tổ chức, đoàn thể... đến với đông đảo quần chúng nhân dân.

Báo chí là công cụ thông tin về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể một cách nhanh nhất, rộng nhất, sâu nhất.

Đối với các nhiệm vụ chính trị, báo chí còn tham gia vào công cuộc làm lành mạnh, dân chủ hóa trong đời sống chính trị, xã hội, phát hiện các tổ chức, cá nhân sai phạm, làm trong sạch, lành mạnh hoạt động của các tổ chức, cơ quan và các cá nhân.

Báo chí còn làm nhiệm vụ động viên, phát động các phong trào quần chúng nhân dân nhằm thực hiện tốt các cuộc vận động lớn của Đảng, phát hiện và tuyên dương gương người tốt, việc tốt, tuyên truyền các tấm gương điển hình để người dân học tập và noi gương.

Báo chí là công cụ tích cực trong phòng chống tham ô, lãng phí và các tiêu cực xã hội, góp phần đưa xã hội phát triển một cách công bằng.



Đối với kinh tế:

Báo chí góp phần phản ánh kịp thời tình hình sản xuất, kinh doanh trong tỉnh, trong nước và quốc tế, tạo điều kiện cho người dân có thể nắm bắt thông tin nhanh để phục vụ sản xuất và kinh doanh.

Báo chí cung cấp kịp thời các thông tin liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển kinh tế.

Báo chí là đơn vị có cơ sở thông tin đa ngành, có thể phát hiện, định hướng và dự báo ở mức độ nhất định các thông tin kinh tế cần thiết.

Thông tin báo chí chỉ ra các sai trái, những phương hại trong quá trình làm kinh tế, cảnh báo những sai trái đó cho đông đảo người dân phòng tránh, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững.

Báo chí là kênh quảng cáo, tiếp thị sản xuất kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả.



Đối với văn hóa - xã hội

Báo chí mang đến thông tin cho người dân, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Báo chí cung cấp các thông tin, tư liệu, các giá trị văn hóa, khoa học công nghệ cho người dân, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin.

Tham gia đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, lệch lạc về văn hóa tư tưởng; chống lại các luận điệu xuyên tạc sự thật lịch sử, phi văn hóa, phản động, thù địch.


[[[[[




PHẦN IV

DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BÁO CHÍ - XUẤT BẢN

TỈNH QUẢNG NAM

I. CĂN CỨ DỰ BÁO

1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam đến năm 2020


Phát triển kinh tế toàn diện theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại, vững chắc; nâng cao chất lượng và hiệu quả các loại hình hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh dịch vụ du lịch.

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; hỗ trợ, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn. Phát huy lợi thế của từng vùng, giải quyết những vấn đề mâu thuẫn trong quá trình phát triển, đồng thời tạo được sự liên kết không gian chặt chẽ trong phát triển. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu du lịch, các khu vực đầu mối giao lưu kinh tế.

Xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển các ngành kinh tế - xã hội, nhất là các ngành kinh tế mới theo định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển khoa học công nghệ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Tích cực nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, đồng thời ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu tiến bộ về khoa học, công nghệ vào các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh, đời sống và xử lý môi trường.


2. Định hướng về phát triển văn hóa, thông tin tại Quảng Nam


Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa, thông tin; hướng mọi hoạt động văn hóa, thông tin vào mục tiêu xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa.

Coi trọng công tác quy hoạch, phát triển sự nghiệp văn hóa, vừa tăng cường đầu tư của Nhà nước, vừa đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa.

Tăng cường huy động các nguồn lực để tôn tạo, bảo tồn các di sản văn hóa. Gắn công tác tôn tạo, bảo tồn và tổ chức lễ hội với du lịch để phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, của địa phương và quảng bá sâu rộng hình ảnh con người, mảnh đất Quảng Nam với bạn bè trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị và hiệu quả xã hội trong hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, văn học nghệ thuật theo định hướng của Đảng và Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phát triển những giá trị truyền thống của con người Quảng Nam để bồi dưỡng đạo đức, lối sống, nâng cao năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin để hướng các hoạt động văn hóa, thông tin truyền thông đúng pháp luật và định hướng của Đảng.


3. Định hướng phát triển ngành báo chí của cả nước


Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa X); Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ IX, X và XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010; Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa VIII); Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V (khóa IX), Chỉ thị 22/CT-TW của Bộ Chính trị (khóa VIII)... đã chỉ rõ những quan điểm chỉ đạo về phát triển thông tin ở nước ta nói chung và báo chí nói riêng. Đó là:

Hoạt động thông tin và các loại hình thông tin ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật; vừa góp phần mở rộng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, vừa đề cao kỷ cương, kỷ luật và pháp luật.

Phát triển nhanh, mạnh, theo hướng công nghệ hiện đại, đảm bảo vững chắc hệ thống thông tin, phát triển đi đôi với quản lý tốt, đảm bảo an ninh thông tin.

Thông tin phải đi trước một bước, làm tốt việc dự báo, định hướng phát triển xã hội, đồng thời phải là nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội. Thông tin phục vụ sự nghiệp đổi mới, đổi mới tư duy phát triển lý luận; mở rộng và phát huy dân chủ trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội; nâng cao ý thức làm chủ đất nước của nhân dân.

Báo chí của tỉnh cần phải giữ vững định hướng chính trị, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi hoạt động, làm tốt chức năng tuyên truyền, định hướng dư luận, chống mọi luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, mọi biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội, góp phần nâng cao dân trí, đời sống tinh thần cho nhân dân.

Báo chí phải phấn đấu làm tốt hơn nữa chức năng là diễn đàn để nhân dân bày tỏ ý chí và nguyện vọng, phát biểu ý kiến đóng góp giải quyết những vấn đề đặt ra cho đất nước, quê hương, hình thành dư luận xã hội lành mạnh, tạo ra sự nhất trí cao trong suy nghĩ và hành động của toàn xã hội. Nâng cao tính nhân dân của báo chí là tăng quyền kiểm tra, giám sát của toàn xã hội, của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể và toàn xã hội.

Báo chí phải không ngừng tự đổi mới vừa đảm bảo định hướng, vừa phải thích ứng với cơ chế thị trường mà không rơi vào xu hướng “thương mại hóa”, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới.


Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 3.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương