PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang16/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1724/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6765/VPCP-ĐP ngày 21/11/2007 của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành đã triển khai nghiêm túc về việc tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã (TTCX) miền núi, vùng cao. Đặc biệt, trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2007 tại thành phố Vũng Tàu, các bộ, ngành đã phối hợp với Uỷ ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã. Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản số 39/UBDT-CSDT ngày 21/01/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả Hội nghị.

Về việc tiếp tục đầu tư các Trung tâm cụm xã khu vực III, đầu tư xây dựng mới TTCX ở xã khu vực II, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hiện nay trên địa bàn xã khu vực II, III đang thực hiện nhiều Chương trình, dự án lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế-xã hội của xã như các Chương trình 134, 135, kiên cố hoá trường lớp học, trái phiếu thuỷ lợi, giao thông; tới đây sẽ bổ sung thêm trái phiếu giáo dục, y tế,... Do đó các địa phương cần chủ động bố trí vốn ngân sách do địa phương được giao quản lý và kết hợp các nguồn vốn lồng ghép để tiếp tục đầu tư cho các TTCX./.

16/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị: “Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giúp tỉnh Thừa Thiên Huế tìm nguồn vốn đầu tư xây dựng hệ thống cầu qua sông An Cựu (như cầu Bến Ngự, Nam Giao, Kho Rèn); chỉnh trang bờ sông An Cựu đường dọc bờ sông Hương…; đưa Đề án “Giảm nghèo cho cộng đồng dân thuỷ điện” vào danh mục vận động tài trợ ODA của Chính phủ Hà Lan năm 2008; đưa vào kế hoạch 2008 đầu tư, nâng cấp tuyến đường cao tốc Quảng Trị - Đà Nẵng, tuyến đường từ La Sơn đến hầm đường bộ Hải Vân lên 4 làn xe theo tiêu chuẩn đường cấp 1 đồng bằng; sớm triển khai thi công hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng trên Quốc lộ 1A theo hình thức BOT; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49A.

Trả lời (tại công văn số 1725/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Việc xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng của thành phố Huế được thực hiện theo chủ trương Trung ương và địa phương cùng phối hợp tìm nguồn vốn để triển khai thực hiện. Đối với một số dự án của thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ có ý kiến tại thông báo số 151/TB-VPCP ngày 25/8/2005 như: dự án định cư dân vạn đò trên sông Hương, các công trình chỉnh trang đô thị, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét trình Thủ tướng Chính phủ cân đối từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ trong kế hoạch hàng năm của tỉnh. Tuy nhiên, do khả năng hỗ trợ từ nguồn vốn Ngân sách trung ương có hạn, đề nghị tỉnh chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai các công trình dự án của mình.

Việc xây dựng hệ thống cầu qua sông An Cựu (cầu bến Ngự, Nam Giao, Kho Rèn) là cần thiết, nhưng phải làm từng bước theo thứ tự ưu tiên và tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng của nguồn vốn Nhà nước.

Đối với dự án định cư dân vạn đò trên sông Hương, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép tạm ứng 50 tỷ đồng từ ngân sách trung ương để thực hiện (công văn số 117/TTg-KTTH ngày 22/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ).

Về việc đầu tư tuyến đường cao tốc Quảng Trị - Đà Nẵng: Dự án đang được Bộ Giao thông vận tải lập báo cáo đầu tư, dự án đã được đưa vào danh mục gọi vốn BOT của ngành giao thông vận tải (quyết định số 2667/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giao thông vận tải); VINASHIN đăng ký là Nhà đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT. Năm 2008, nhà đầu tư mới tiến hành lập đề xuất dự án, vì vậy tuyến đường này chưa thể đưa vào kế hoạch đầu tư năm 2008 được.

Về việc đầu tư tuyến đường từ La Sơn đến hầm đường bộ Hải Vân và triển khai thi công hai hầm đường bộ Phú Gia, Phước Tượng: Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Liên doanh SNC, công ty 319, công ty Lũng Lô lập đề xuất dự án (văn bản số 7032/VPCP-CN ngày 16/10/2007 của Văn phòng Chính phủ). Hiện nay các nhà đầu tư đang lập đề xuất dự án trình Bộ Giao thông vận tải, dự kiến dự án sẽ được khởi công xây dựng cuối năm 2008.

- Về việc đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 49A: Theo phân cấp hiện hành, tuyến đường này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư và bố trí vốn của Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế làm việc với Bộ Giao thông vận tải để hoàn tất các thủ tục đầu tư và bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.

17/ Cử tri tỉnh Thừa Thiên - Huế kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí đầu tư bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung hoặc vốn ODA để nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu cho tỉnh gồm: Quốc lộ 49A nối huyện miền núi A Lưới và các cửa khẩu S3, S10, QL49B nối các huyện, xã ven biển, hỗ trợ vốn cho việc triển khai dự án cầu qua sông Hương để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông do các cầu hiện có đã quá tải“.

Trả lời (tại công văn số 1725/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Về việc đầu tư nâng cấp hạ tầng quốc lộ 49A nối huyện miền núi A Lưới và các cửa khẩu S3, S10; quốc lộ 49B nối các huyện, xã ven biển: Theo phân cấp hiện hành, các tuyến đường này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư và bố trí vốn của Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế làm việc với Bộ Giao thông vận tải để hoàn tất các thủ tục đầu tư và bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.

Về việc hỗ trợ vốn cho việc triển khai dự án cầu qua sông Hương: Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc đầu tư xây dựng công trình này thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương, đối với dự án này, nếu cần hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế tổng hợp trong kế hoạch hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo quy định hiện hành./.

18/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Năm 2007, Chính phủ đã có nghị định chia tách, thành lập mới một huyện và 5 xã. Đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí 30 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục công trình thiết yếu cho số đơn vị hành chính huyện, xã trên.

Trả lời (tại công văn số 1726/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Theo quy định hiện hành, những đơn vị hành chính (huyện, xã) mới chia tách do các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương bố trí bằng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý để đầu tư các công trình hạ tầng; ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện mục tiêu này.

Kế hoạch năm 2008 ngân sách Trung ương đã hỗ trợ cho tỉnh Đắk Lắc 5 tỷ đồng và sẽ tiếp tục hỗ trợ trong kế hoạch các năm tiếp theo.

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng đề án đầu tư xây dựng trụ sở xã. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng và tổng hợp đề án trên trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, theo đó sẽ có thêm nguồn vốn để đầu tư xây dựng trụ sở xã, nhất là cho các xã mới chia tách.



19/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Để giải quyết đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc chương trình 134 theo phương án đã được duyệt, nguồn vốn cần 181 tỷ đồng, số đã được trung ương bố trí 71 tỷ đồng, số còn thiếu 110 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo Chính phủ hỗ trợ số vốn còn lại cho tỉnh trong năm tài chính 2008 giúp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ 134“.

Trả lời (tại công văn số 1726/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Để thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 quy định về nội dung, đối tượng và mức hỗ trợ cho các nội dung trên.

Việc bố trí kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Quyết định 134 căn cứ vào đề án được xây dựng từ các cấp thông qua bình chọn từ thôn bản và được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, được các bộ, ngành rà soát lại; trên cơ sở đó ngân sách Trung ương sẽ bố trí để để các địa phương tổ chức thực hiện; các địa phương cũng cần bố trí ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức thực hiện.

Đề án 134 của tỉnh Đắk Lắc được phê duyệt tại Quyết định số 20/TTr-UBND ngày 24/2/2006 của ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắc với tổng mức kinh phí là 385,461 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 124 tỷ đồng. Ngày 31/12/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 198/QĐ-TTg, theo đó cho phép nâng mức hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt và hỗ trợ kinh phí đối ứng cho các địa phương. Các bộ, ngành liên quan đã phối hợp với ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắc tiến hành rà soát và thống nhất mức kinh phí mới của đề án 134 của tỉnh Đắk Lắc là 400,2 tỷ đồng, trong đó kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương là 132,9 tỷ đồng.

Trong 3 năm 2005-2007, ngân sách trung ương đã bố trí 115 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu để tỉnh Đắk Lắc thực hiện Đề án 134 và mức hỗ trợ trong kế hoạch năm 2008 là 17,9 tỷ đồng, như vậy tổng kinh phí đã bố trí là 132,9 tỷ đồng, đáp ứng 100% kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương của đề án.

20/ Cử tri tỉnh Đắk Lắk kiến nghị: “Sau khi chia tách tỉnh, Đắk Lắc đã triển khai xây dựng khu công nghiệp với quy mô gần 100 ha và đã được Chính phủ phê duyệt ngoài chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng đang được triển khai thực hiện. Đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm 30 tỷ đồng để hoàn chỉnh hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải“.

Trả lời (tại công văn số 1726/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Theo quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, mỗi tỉnh chỉ được xem xét hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của một Khu công nghiệp (KCN) với mức hỗ trợ không quá 60 tỷ đồng. Hiện tại, KCN Hòa Phú, tỉnh Đắc Lắc thuộc đối tượng được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN với tổng mức hỗ trợ đã được phân bổ đến kế hoạch năm 2008 là 24 tỷ đồng.

Ngày 29/01/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 170/TTg-KTTH ngày 29/01/2008 về việc thực hiện Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg theo hướng nâng mức hỗ trợ cao hơn so với mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương đồng thời ưu tiên hỗ trợ ở mức cao hơn đối với KCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định mới quy định mức hỗ trợ cho các KCN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ xử lý kiến nghị của tỉnh.



21/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cấp bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA của tỉnh (tổng số là 77 tỷ đồng), đặc biệt là dự án nâng cấp hạ tầng khu dân cư thu nhập thấp của thành phố Nam Định (vốn WB) hiện đang thiếu nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới tiến độ triển khai một số dự án như: Dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp III, nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp I, II có liên quan (giai đoạn 1).

Đề nghị tăng ngân sách hỗ trợ xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng đô thị trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng.

Trả lời (tại công văn số 1727/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Về đề nghị bổ sung vốn đối ứng cho các dự án ODA của tỉnh Nam Định: Theo quy định tại Quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010, mục hỗ trợ một phần vốn đối ứng các dự án ODA do địa phương quản lý, quy định nguyên tắc hỗ trợ là: “trong điều kiện nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương có hạn, căn cứ vào khả năng huy động vốn đối ứng cụ thể hay mức độ khó khăn của các địa phương để bố trí vốn hỗ trợ hợp lý.

Về điều kiện hỗ trợ: Quyết định 210 quy định: Hỗ trợ vốn đối ứng ODA cho các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển được cân đối trong ngân sách nhà nước (gồm cả dự án vay và viện trợ không hoàn lại); không bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng kinh phí sự nghiệp hoặc cho vay lại.

Về tiêu chí hỗ trợ: Quyết định 210 quy định: Việc phân bổ vốn đối ứng được xem xét tuỳ thuộc vào khả năng huy động vốn đối ứng của các địa phương, trừ các tỉnh, thành phố có khả năng tự cân đối được ngân sách, có các khoản thu điều tiết về trung ương. Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các địa phương căn cứ theo tỷ lệ cân đối thu ngân sách địa phương và chi cân đối ngân sách địa phương.

Về nguồn hỗ trợ ngân sách nhà nước năm 2008 và tình hình cụ thể các dự án ODA của Nam Định: nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho khoản mục này hạn chế (cả nước chỉ có hơn 700 tỷ đồng), trong đó tỉnh Nam Định được phân bổ hỗ trợ 14 tỷ đồng tuy chưa đáp ứng nhu cầu nhưng là mức cố gắng cao của Trung ương. Theo tinh thần Quyết định 210 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn này chỉ có tính chất hỗ trợ. Phần còn thiếu, đề nghị tỉnh huy động các nguồn hợp pháp khác.

2. Về đề nghị tăng ngân sách hỗ trợ xây dựng thành phố Nam Định trở thành trung tâm vùng: hiện nay chưa có cơ chế đầu tư cụ thể hơn cho thành phố Nam Định. Theo Quyết định 210 của Thủ tướng Chính phủ, đã có tính điểm ưu tiên cho thành phố Nam Định là trung tâm phát triển vùng, tiểu vùng với số điểm là 6 điểm và đã được tính vào nguồn cân đối ngân sách tỉnh để đầu tư cho thành phố Nam Định. Việc bố trí cụ thể nguồn ngân sách xây dựng thành phố Nam Định do Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định quyết định./.



22/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: Lâm Đồng đã có quyết định đầuđối với 32 xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2. Đề nghị Chính phủ sớm có quyết định đầuđối với 10 xã và 90 thôn đặc biệt khó khăn còn lại chưa được quyết định đầu tư và quyết định đầu tư bổ sung từ năm 2006 để tăng cường nguồn lực đầu tư cho khu vực còn rất khó khăn này.

Đề nghị Chính phủ tiếp tục đầu tư chương trình xây dựng trung tâm cụm xã, bổ sung vốn đầu tư cho các trung tâm cụm xã đã đầu tư giai đoạn 1 hiện vẫn chưa hoàn tất.

Trả lời (tại công văn số 1728/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Để hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2007 về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010, trong đó có giao ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương xác định danh sách các xã, thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư thuộc Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng làm việc cụ thể với ủy ban Dân tộc để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

2. Về Trung tâm cụm xã: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 6765/VPCP-ĐP ngày 21/11/2007 của Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành đã triển khai nghiêm túc về việc tổng kết, đánh giá hiệu quả thực hiện Chương trình xây dựng Trung tâm cụm xã (TTCX) miền núi, vùng cao. Đặc biệt, trong hai ngày 12 và 13 tháng 12 năm 2007 tại thành phố Vũng Tàu, các bộ, ngành đã phối hợp với Uỷ ban Dân tộc tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã. Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản số 39/UBDT-CSDT ngày 21/01/2008 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả Hội nghị.

Về việc tiếp tục đầu tư các Trung tâm cụm xã khu vực III, đầu tư xây dựng mới TTCX ở xã khu vực II, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hiện nay trên địa bàn xã khu vực II, III đang thực hiện nhiều Chương trình, dự án lớn có ảnh hưởng trực tiếp tới phát triển kinh tế-xã hội của xã như các Chương trình 134, 135, kiên cố hoá trường lớp học, trái phiếu thuỷ lợi, giao thông; tới đây sẽ bổ sung thêm trái phiếu giáo dục, y tế,... Do đó các địa phương cần chủ động bố trí vốn ngân sách do địa phương được giao quản lý và kết hợp các nguồn vốn lồng ghép để tiếp tục đầu tư cho các TTCX./.

23/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: “Thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-TW của Bộ Chính trị, Thanh Hoá đã xây dựng đề án phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh miền Tây Thanh Hoá đến năm 2010, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg), đồng thời xây dựng dự án ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Mông (Quyết định 456/QĐ-TTg). Tuy nhiên, nguồn vốn bố trí cho thực hiện các dự án trên còn rất ít so với nhu cầu. Năm 2007, tỉnh mới bố trí 50,9 tỷ đồng và được tạm ứng 30 tỷ đồng. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm bố trí tăng vốn cho tỉnh để đảm bảo thực hiện được mục tiêu đã được phê duyệt.

Tại Thông báo số 153/TB-VPCP ngày 25/8/2005 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ cho Thanh Hoá 60% kinh phí đầu tư xây dựng bến cảng số 2 Cảng Nghi Sơn (tương đương 250 tỷ đồng). Đến nay công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng mới được bố trí 10 tỷ đồng. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương bố trí tiếp số vốn còn lại từ nguồn vốn vượt thu năm 2007 và trong kế hoạch năm 2008 để tỉnh thanh toán cho công trình.

Trả lời (tại công văn số 1729/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Phát triển Tây Thanh Hóa, Tây Nghệ An và vùng Tây Bắc là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh miền Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2010 (Quyết định số 253/2005/QĐ-TTg ngày 12/10/2005) để thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị.

Để tăng thêm nguồn lực giúp miền Tây Thanh Hóa đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn 2006-2010 ngân sách Trung ương đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ rất lớn cho tỉnh Thanh Hoá, mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng bao gồm: nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (các tuyến đường trục dọc, đường trục ngang, đường ra biên giới ở miền Tây, đường về trung tâm các xã chưa có đường ô tô, công trình thuỷ lợi miền núi), nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương theo kế hoạch hàng năm... Tỉnh cần chủ động lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đồng thời huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để tăng qui mô tổng vốn đầu tư xã hội và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển ở miền Tây Thanh Hóa.

2. Dự án ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông, tỉnh Thanh Hóa thuộc danh mục các dự án đầu tư trọng điểm miền Tây của tỉnh Thanh Hóa để thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị. Thủ tướng Chính phủ đã cho phép đầu tư, tuy nhiên do dự án được phê duyệt vào giữa năm 2007 nên chưa thể cân đối bố trí vốn ngân sách hỗ trợ có mục tiêu trong kế hoạch năm 2007, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã cho ứng trước 30 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu kế hoạch năm 2008 và tiếp tục hỗ trợ trong kế hoạch 2008 để giúp tỉnh Thanh Hóa thực hiện các hạng mục cấp thiết. Ngân sách trung ương sẽ tiếp tục bố trí nguồn vốn hỗ trợ thêm khi có nguồn. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý, sử dụng số vốn tạm ứng trên đúng mục đích và đúng quy định hiện hành.

3. Cảng Nghi Sơn là công trình trọng điểm, nằm trong vùng Nam Thanh - Bắc Nghệ là vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1519/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2007 hỗ trợ có mục tiêu cho Dự án Bến cảng số 2 cảng Nghi Sơn 200 tỷ đồng trong 3 năm 2007-2009. Ngân sách trung ương sẽ bố trí từ nguồn tăng thu năm 2007 và các nguồn khác để hỗ trợ cho tỉnh. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương để thanh toán khối lượng còn lại của Dự án./.

24/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành triển khai thực hiện Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ gắn với chiến lược biển đối với tỉnh Nghệ An.

+ Khu kinh tế Đông Nam: Nhu cầu đầu tư năm 2008 là 430 tỷ đồng, bao gồm: Vốn lập quy hoạch chi tiết khu phi thuế quan và các khu chức năng và đầu tư các công trình hạ tầng kỷ luật đường giao thông, rà phá bom mìn và giải phóng mặt bằng…;

+ Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng Cảng Cửa Lò đến năm 2010. Mở rộng bến 5 và bến 6, đê chắn cát, nạo vét luồng vào cảng. Tổng mức đầu tư dự kiến 690 tỷ đồng;

- Các công trình trọng điểm khác:

+ Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Kim Liên gắn liền với phát triển du lịch: tổng vốn 309 tỷ đồng. Đã đầu tư 105 tỷ đồng; năm 2008 thực hiện xong giai đoạn 1 và triển khai giai đoạn 2, dự kiến ngân sách đầu tư 30 tỷ đồng;

+ Công trình khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong;

+ Nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông; Khu công nghiệp Nam Cấm;

- Chính sách phát triển miền núi vùng cao:

+ Hỗ trợ thực hiện các chương trình, chính sách xã hội và đồng bào dân tộc các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong được hưởng chính sách chăn nuôi và kinh phí bảo vệ rừng 200.000/ha (như tỉnh Lai Châu);

+ Tiếp tục thực hiện chính sách kiên cố hoá trường lớp và nâng cấp trạm xã và phòng nội trú các huyện vùng cao: 50 tỷ đồng;

+ Đầu tư các dự án tái định cư đồng bào Đài Lai theo Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg ngày 19/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ và làng chài ven sông Lam theo Quyết định 193/2006/CP.

Trả lời (tại công văn số 1730/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Về thực hiện chiến lược biển tại tỉnh Nghệ An qua 2 dự án Khu kinh tế Đông Nam và cảng Cửa Lò:

- Khu Kinh tế Đông Nam Nghệ An được thành lập tại Quyết định số 85/2007/QĐ-TTg ngày 11/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ; đây là khu kinh tế có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Nghệ An. Hiện nay dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu và lập quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi có quy hoạch chung được phê duyệt, sẽ tiến hành lập quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu kinh tế; rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị các thủ tục đầu tư của các công trình, dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật quan trọng trong Khu kinh tế để triển khai xây dựng.

Do vậy, trong kế hoạch năm 2008, ngân sách trung ương đã đầu tư hỗ trợ Khu kinh tế 20 tỷ đồng, tỉnh cần chủ động sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để cùng phối hợp thực hiện.

- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò đến năm 2010: Việc nâng cấp, mở rộng cảng Cửa Lò đảm bảo tàu 2 vạn tấn ra vào thuận lợi, sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế và xuất nhập khẩu vật tư, hàng hóa cho tỉnh Nghệ An. Đầu tư xây dựng và mở rộng các bến sẽ được tiến hành trong các năm tới, đồng bộ với các hạng mục nạo vét luồng vào cảng, đê chắn cát để bảo đảm hiệu quả kinh tế cao trong các hoạt động của Cảng.

2. Các dự án trọng điểm khác:

- Dự án bảo tồn, tôn tạo khu di tích Kim Liên gắn liền với phát triển du lịch: Đây là dự án có tầm quan trọng quốc gia nằm trong Quy hoạch tổng thể Bảo tồn tôn tạo khu di tích lịch sử văn hoá Kim Liên gắn với phát triển du lịch. Dự án gồm 10 dự án thành phần và đã được ngân sách Trung ương hỗ trợ 115 tỷ đồng. Giai đoạn I của dự án cơ bản thực hiện xong, đề nghị tỉnh có báo cáo đánh giá, tổng kết kết quả của giai đoạn I, những vấn đề cần rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó chuẩn bị triển khai giai đoạn II.

- Công trình Khu di tích Tổng Bí thư Lê Hồng Phong: Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức kỷ niệm 105 năm và 110 năm ngày sinh Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong và 80 năm ngày Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí để tôn tạo các di tích gốc, nhà lưu niệm, các dự án trực tiếp liên quan tới phục vụ khai thác khu di tích và nâng cao đời sống dân sinh địa phương như đường vào khu di tích, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá... Tuy nhiên, đối với các công trình hạ tầng và các công trình khác trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, đề nghị ngân sách địa phương bố trí thực hiện.

- Nâng cấp các tuyến đê biển, đê sông: Đê biển Nghệ An nằm trong chương trình đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư. Ba năm 2006 - 2008, ngân sách trung ương đã bố trí hỗ trợ cho tỉnh trên 90 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hệ thống đê biển, đê sông. Đề nghị tỉnh lựa chọn ưu tiên, xử lý trước đến năm 2010 những đoạn đê cấp bách bảo vệ các khu dân cư tập trung, các cơ sở hạ tầng quan trọng và lập dự án đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ bố trí hỗ trợ tỉnh trong các năm tiếp theo để đầu tư hệ thống đê biển, đê sông, đồng thời phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tìm nguồn vốn ODA cho mục tiêu này.

- Xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Nam Cấm: Ngân sách trung ương đã hỗ trợ tỉnh 46 tỷ đồng để đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Nam Cấm theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ ngân sách trung ương cho khu công nghiệp các tỉnh khó khăn. Trong các năm tới ngân sách trung ương sẽ tiếp tục hỗ trợ cho khu công nghiệp này song đề nghị tỉnh chủ động bố trí thêm nguồn vốn ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng.

3. Chính sách phát triển miền núi vùng cao:

- Hỗ trợ thực hiện các chương trình, chính sách xã hội và đồng bào các dân tộc các xã thuộc huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong được hưởng hưởng chính sách chăn nuôi và kinh phí bảo vệ rừng 200.000 đồng/ha (như tỉnh Lai Châu): Việc hỗ trợ ở Lai Châu được áp dụng theo Quyết định số 99/2006/QĐ-TTg ngày 8/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình thí điểm khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ rất xung yếu tại 21 xã biên giới tỉnh Lai Châu, hiện nay đang tiến hành đánh giá, theo dõi kết quả thực hiện chương trình thí điểm này. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc thí điểm Quyết định số 99/2006/QĐ-TTg tại huyện Kỳ Sơn (thông báo số 148/TB-VPCP ngày 09/8/2007 của Văn phòng Chính phủ), đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Ngày 05/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội đối với các tỉnh Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010 (bao gồm cả các các huyện miền Tây Nghệ An), trong đó mở rộng phạm vi áp dụng Quyết định số 304/205/QĐ-TTg ngày 23/7/2005 về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ cho Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Đề nghị UBND tỉnh Nghệ An chủ động nghiên cứu, đề xuất nhu cầu hỗ trợ căn cứ vào các cơ chế, chính sách trong quyết định trên.

- Tiếp tục thực hiện chính sách kiên cố hoá trường lớp và nâng cấp trạm xá và phòng nội trú các huyện vùng cao: kiến nghị trung ương hỗ trợ 50 tỷ đồng cho mục tiêu này là hợp lý. Hiện nay các Bộ, ngành đang xây dựng đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành trung ương sẽ phối hợp cùng tỉnh thực hiện.

- Đầu tư các dự án tái định cư đồng bào Đan Lai theo Quyết định số 280/2006/QĐ-TTg ngày 19/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ và làng chài ven sông Lam theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg: Đây là hai dự án quan trọng cần triển khai sớm và đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Năm 2007, ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh Nghệ An 10 tỷ đồng để thực hiện chương trình 193 (trong đó có làng chài ven sông Lam); năm 2008 ngân sách Trung ương hỗ trợ cho tỉnh 5 tỷ đồng. Đề nghị tỉnh sử dụng số kinh phí trung ương hỗ trợ và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện; Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ trình Thủ tướng chính phủ xem xét hỗ trợ thêm cho tỉnh khi có nguồn.

25/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị:

- Dự án Cầu Hùng Vương là một tiểu dự án thuộc Dự án hạ tầng đô thị Nam Tuy Hòa - Vũng Rô. Công trình có tổng mức đầu tư 339 tỷ đồng, là tiểu dự án quan trọng phải hoàn thành nhằm tạo điều kiện khai thác quỹ đất phía Nam thành phố Tuy Hòa. Tại văn bản số 43/VPCP-ĐP ngày 04/01/2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính tìm nguồn vốn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên một phần để đầu tư dự án cầu Hùng Vương. Đối với tỉnh Phú Yên là tỉnh còn khó khăn, kiến nghị Trung ương bố trí đủ vốn cho cầu Hùng Vương trong năm 2008 và 2009.

- Dự án trục giao thông dọc miền Tây có tổng mức đầu tư là 397 tỷ đồng, được bố trí từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đến nay đã thông xe kỹ thuật cầu La Hai, đang triển khai thi công các cầu: cầu Sông Ba, cầu Suối Trực, cầu Hòa Bình, cầu Hiệp Lai, cầu Đung Gia, cầu EaBia, cầu Hly, cầu Suối Tràm và chủ đầu tư đang tập trung tiến hành hoàn chỉnh các thủ tục hồ sơ để có thể triển khai thi công một số hạng mục thuộc dự án theo kế hoạch vốn năm 2007. Đến nay Chính phủ đã bố trí 152 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ 397 tỷ đồng trong năm 2008 để thực hiện dự án.

- Về bố trí vốn đầu tư các tuyến đường ven biển do địa phương quản lý: Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã có Nghị quyết 09 ngày 09/2/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng xây dựng kết cấu hạ tầng, trong đó xây dựng sớm hoàn chỉnh và khai thác có hiệu quả tuyến đường ven biển gắn với phát triển đồng bộ các kết cấu hạ tầng khác như: cảng biển, sân bay. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 6834/BKH-KTĐP< ngày 20/9/2007 trình Thủ tướng Chính phủ về chủ trương và vốn đầu tư các tuyến đường ven biển do địa phương quản lý. Cử tri đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí vốn đầu tư các tuyến đường ven biển, trong đó có tỉnh Phú Yên như kế hoạch đề ra.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương