PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang17/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1731/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Dự án Cầu Hùng Vương đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc đầu tư theo cơ chế sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng (công văn số 4020/VPCP-ĐP ngày 05/8/2004 của Văn phòng Chính phủ). Để giúp tỉnh thực hiện dự án, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý hỗ trợ 60 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ nguồn ngân sách trung ương nhằm thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, đền bù giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư, đồng thời ngân sách trung ương cho tỉnh vay 500 tỷ đồng và tỉnh có trách nhiệm hoàn trả từ nguồn thu chuyển quyền sử dụng đất (công văn số 248/VPCP-KTTH ngày 14/1/2005 của Văn phòng Chính phủ). Tiếp theo, tại công văn số 43/VPCP-ĐP ngày 04/1/2007 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tìm nguồn vốn trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định hỗ trợ cho tỉnh Phú Yên một phần để đầu tư dự án cầu Hùng Vương.

Nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách trung ương như đề nghị của tỉnh là khá lớn, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách trung ương có hạn. Mặt khác kế hoạch năm 2008 vừa được giao cho địa phương, vì vậy, trước mắt đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên tiếp tục tạm ứng phần vốn để đầu tư các công trình thuộc dự án hạ tầng đô thị Nam thị xã Tuy Hoà - Vũng Rô theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 248/VPCP-KTTH ngày 14/1/2005 của Văn phòng Chính phủ, đồng thời hoàn thiện quy hoạch khu đô thị làm cơ sở tính toán khả năng thu từ chuyển quyền sử dụng đất để hoàn trả tạm ứng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét xử lý đề nghị của tỉnh sau khi quy hoạch khu đô thị Nam thị xã Tuy Hoà - Vũng Rô được phê duyệt và tiểu dự án cầu Hùng Vương hoàn thành.

2. Về việc bố trí đủ vốn dự án Trục giao thông dọc miền Tây:

- Dự án Trục giao thông dọc miền Tây có chiều dài 115,63km, tổng mức đầu tư 397 tỷ đồng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên phê duyệt tại quyết định số 4550/QĐ-UB ngày 31/12/2004. Theo Quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/07/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010, dự án trên đã được đầu tư 152 tỷ đồng. Việc thực hiện nguồn vốn này đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng có ý kiến tại công văn số 7124/VPCP-KTTH ngày 07/12/2007 của Văn phòng Chính phủ. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Yên rà soát, tính toán lại dự toán dự án nhằm điều chỉnh cho phù hợp với tình hình hiện nay do dự án trên được duyệt từ năm 2004. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét giải quyết đề nghị của tỉnh Phú Yên trong quá trình phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổng hợp, rà soát và điều chuyển vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ giữa các mục tiêu.

3. Về việc bố trí vốn đầu tư tuyến đường ven biển tỉnh Phú Yên



Tại công văn số 6181/VPCP-KTTH ngày 29/10/2007 của Văn phòng Chính phủ đã truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư các tuyến đường ven biển do địa phương quản lý. Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng tiêu chí hỗ trợ và tìm nguồn vốn đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

26/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “- Dự án hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang: Năm 2007 đã ứng vốn 200 tỷ đồng, đề nghị ghi tiếp vốn cho Dự án để thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư năm 2008 là 300 tỷ đồng, đồng thời bố trí vốn cho khởi công đập chính 500 tỷ đồng.

- Một số dự án trọng điểm khác:

+ Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường Đại học Hà Tĩnh; dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn I là 120 tỷ đồng, đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Giáo dục đào tạo hỗ trợ vốn đầu tư trong kế hoạch năm 2008 là 40 tỷ đồng;

+ Đường ngang tránh lũ thành phố Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê, nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A (Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương tại các Thông báo số 119/TB-VPCP và 179/TB-VPCP): tổng mức đầu tư 320 tỷ đồng, đề nghị xem xét bố trí từ nguồn vốn đầu tư của Bộ Giao thông vận tải và nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2008 là 100 tỷ đồng.

+ Hiện nay, 2 công trình hồ Kim Sơn và hồ Sông Rác thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh đã xuống cấp nhưng chưa có chủ trương sửa chữa, mùa mưa bão tiềm ẩn những nguy cơ đe doạ tính mạng của nhân dân các xã phụ cận. Trước mắt, đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành các cấp hỗ trợ vốn để xây dựng tuyến đường tránh lũ, cứu hộ, cứu nạn hồ Kim Sơn, Sông Rác trong năm 2007 - 2008.

+ Tuyến đường từ thị trấn Cẩm Xuyên đi qua các xã Cẩm Nam, Cẩm Dương, Cẩm Hoà thuộc huyện Cẩm Xuyên; tuyến đường 22 liên xã qua Kỳ Lạc - Kỳ Tây thuộc huyện Kỳ Anh có ý nghĩa về mặt dân sinh và an ninh quốc phòng. Đề nghị Chính phủ và các Bộ ngành bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng.

+ Hệ thống kênh trục chính Sông Nghèn và cống Đức Xá: Tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho tạm ứng 50 tỷ đồng trong kế hoạch vốn năm 2007 và tiếp tục bố trí kế hoạch vốn đầu tư năm 2008 là 100 tỷ đồng.

+ Dự án cho giảm nhẹ thiên tai là dự án lớn, cần thiết và đã được Phó Thủ tướng đồng ý cho lập dự án (Thông báo số 153/TB-VPCP ngày 16/8/2007). Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ cho tạm ứng 10 tỷ đồng trong năm 2007 để chuẩn bị đầu tư, khảo sát thiết kế và rà phá bom mìn một số hạng mục dự kiến trình phê duyệt dự án vào cuối năm 2007, khởi công vào đầu năm 2008 đồng thời bố trí kế hoạch vốn trong kế hoạch năm 2008 và các năm tiếp theo.

+ Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét bố trí kế hoạch vốn cho dự án hồ chứa nước Khe Giao từ nguồn trái phiếu Chính phủ năm 2008.

Trả lời (tại công văn số 1732/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Dự án thủy lợi đa mục tiêu Ngàn Trươi - Cẩm Trang: Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch 2006-2010 (công văn số 1882/TTg-NN 16/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ).

Về kinh phí thực hiện, năm 2007, tỉnh đã được ứng vốn 200 tỷ đồng để đền bù, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư, tuy nhiên đến nay vẫn chưa giải ngân hết số vốn này. Đề nghị tỉnh sử dụng số kinh phí đã được giao để thực hiện.

Về bố trí vốn cho khởi công đập chính: Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lập dự án đầu tư. Sau khi dự án được phê duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan tìm nguồn để bố trí vốn đầu tư dự án.

2. Một số dự án trọng điểm khác:

- Dự án xây dựng cơ sở vật chất trường Đại học Hà Tĩnh: Trường Đại học Hà Tĩnh thuộc địa phương quản lý; theo Luật Ngân sách Nhà nước, nguồn vốn đầu tư do địa phương chịu trách nhiệm cân đối là chính, nguồn vốn Trung ương chỉ có tính chất hỗ trợ. Năm 2008, nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu lĩnh vực giáo dục- đào tạo là 150 tỷ đồng để hỗ trợ cho 08 trường đại học công lập địa phương, trong đó trường Đại học Hà Tĩnh được hỗ trợ 10 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh chủ động có phương án huy động các nguồn vốn khác để thực hiện dự án.

- Đường ngang tránh lũ thành phố Hà Tĩnh - Kẻ Gỗ - Hương Khê, nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A: Theo phân cấp hiện hành, tuyến đường này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư và bố trí vốn của Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh làm việc với Bộ Giao thông vận tải để hoàn tất các thủ tục đầu tư và bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.

- Về các dự án khác bao gồm 2 công trình hồ Kim Sơn và hồ Sông Rác thuộc địa bàn huyện Kỳ Anh; tuyến đường từ thị trấn Cẩm Xuyên đi qua các xã Cẩm Nam, Cẩm Dương, Cẩm Hoà thuộc huyện Cẩm Xuyên; tuyến đường 22 liên xã qua Kỳ Lạc - Kỳ Tây thuộc huyện Kỳ Anh; Hệ thống kênh trục chính Sông Nghèn và cống Đức Xá; Dự án cho giảm nhẹ thiên tai; dự án hồ chứa nước Khe Giao. Đây là những dự án trọng điểm của tỉnh, cần thiết phải đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận những kiến nghị của cử tri và sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đầu tư cho tỉnh khi có nguồn.



27/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị bố trí kế hoạch vốn cho các công trình hạ tầng:

- Đường từ Quốc lộ 1A xuống mỏ sắt Thạch Khê: Tổng mức đầu tư 403,5 tỷ đồng, khối lượng thực hiện đến hết 2007 đạt 100 tỷ đồng, vốn được cấp và tạm ứng 90 tỷ đồng. Đề nghị bố trí kế hoạch năm 2008 khoảng 350 tỷ đồng.

- Dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư mỏ sắt Thạch Khê: di dời 4.500 hộ dân trên địa bàn 6 xã, ước tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Đề nghị Chính phủ xem xét, xử lý nguồn từ ngân sách Trung ương để bồi thường hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng và bố trí kế hoạch vốn năm 2008 để triển khai thực hiện.

- Đường ven biển Thạch Khê - Vũng áng: tổng mức đầu tư 900 tỷ đồng, đề nghị bố trí kế hoạch năm 2008 là 100 tỷ đồng vốn hỗ trợ có mục tiêu theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Trả lời (tại công văn số 1732/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Về dự án đường từ Quốc lộ 1A xuống mỏ sắt Thạch Khê: Đây là dự án quan trọng phục vụ cho việc chuẩn bị khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Mặc dù công tác chuẩn bị chưa hoàn tất nhưng năm 2007, theo đề nghị của UBND tỉnh Hà Tĩnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ ứng trước vốn kế hoạch năm 2008 là 70 tỷ đồng và bổ sung 20 tỷ đồng từ nguồn tăng thu ngân sách trung ương 2006 để triển khai. Đây là dự án quan trọng, có vốn đầu tư lớn (trên 400 tỷ đồng giai đoạn I), trong lúc nguồn lực hỗ trợ từ ngân sách trung ương còn hạn chế, đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tập trung, ưu tiên đầu tư hoàn thành tuyến đường phục vụ cho việc chuẩn bị khai thác sắt.

Về đề nghị bố trí cụ thể 350 tỷ đồng vốn đầu tư trong năm 2008 của cử tri: hiện nay kế hoạch năm 2008 đã được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định giao cho các địa phương thực hiện, hiện chưa có điều kiện bổ sung thêm vốn cho dự án đường nối Quốc lộ 1A – Mỏ sắt Thạch Khê. Với số vốn hiện đã bố trí trong năm 2007 chưa triển khai và số vốn bố trí trong kế hoạch năm 2008, đề nghị tỉnh tập trung thực hiện đúng tiến độ, đúng qui định hiện hành.

2. Về dự án bồi thường, hỗ trợ tái định cư mỏ sắt Thạch Khê: Đây là việc cần làm ngay để giải phóng mặt bằng phục vụ cho dự án khai thác sắt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có công văn số 8648/BKH-KTĐP< ngày 26/11/2007 với nội dung đề nghị khẩn trương tiến hành làm báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Khai thác sắt Thạch Khê để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đề nghị UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư phù hợp các quy định của pháp luật hiện hành, trong đó cần đề xuất các phương án nguồn vốn, tỷ lệ tham gia đóng góp của Công ty Cổ phần khai thác mỏ sắt, phần yêu cầu hỗ trợ của nhà nước và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Sau khi nhận được đầy đủ các văn bản phù hợp theo quy định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Về dự án Đường ven biển Thạch Khê – Vũng áng: Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thiện quy hoạch tuyến đường ven biển Bắc – Nam, trong đó xem xét, nghiên cứu việc bổ sung vào quy hoạch các tuyến đường ven biển do địa phương quản lý đã hoàn thành, đang thực hiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Việc đầu tư xây dựng mới các tuyến đường ven biển do địa phương quản lý chỉ được thực hiện sau khi quy hoạch các tuyến đường ven biển đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và bố trí vốn đầu tư theo quy định.

Căn cứ sự chỉ đạo trên, việc đầu tư cho tuyến đường ven biển từ Thạch Khê-Vũng áng cần tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chỉ sau khi được duyệt quy hoạch mới tiến hành công tác đầu tư xây dựng.

28/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Đề nghị bố trí kế hoạch vốn năm 2008 triển khai cho các công trình sau: Hạ tầng khu kinh tế Vũng áng xin bổ sung vốn đầu tư năm 2008 là 2932 tỷ đồng cho các công trình kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu chức năng khu kinh tế; Dự án thuỷ lợi thượng nguồn Sông Trí: tổng mức đầu tư 124 tỷ đồng, tỉnh đã bố trí kế hoạch vốn 6 tỷ đồng và vay tạm ứng ngân sách 32 tỷ để triển khai thi công. Đề nghị Chính phủ cho tạm ứng tiếp 78 tỷ đồng trong năm 2007 và tiếp tục bố trí đủ kế hoạch vốn trong năm 2008“.

Trả lời (tại công văn số 1732/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Trong năm kế hoạch 2008, tổng nguồn vốn hỗ trợ ngân sách Trung ương cho toàn bộ 10 Khu kinh tế (KKT) đã được thành lập là 547 tỷ đồng, giảm mạnh so với kế hoạch 2007. Do vậy, việc phân bổ vốn cho các KKT được tập trung ưu tiên hơn cho các KKT đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, các công trình dịch vụ và tiện ích công cộng, các dự án đền bù giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn, các KKT đã thu hút được các dự án đầu tư lớn và có ý nghĩa quan trọng tới phát triển ngành và khu vực.

Trong kế hoạch 2008, ngân sách trung ương đã hỗ trợ vốn có mục tiêu phát triển hạ tầng KKT Vũng áng, tỉnh Hà Tĩnh là 70 tỷ đồng. Đây là mức hỗ trợ khá cao so với các KKT khác đã được thành lập. Do nguồn ngân sách trung ương dành cho mục tiêu này trong năm 2008 còn rất hạn chế nên không thể đáp ứng nhu cầu đầu tư 2.932 tỷ đồng của KKT Vũng áng theo đề nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh.

2. Dự án thuỷ lợi thượng nguồn sông Trí có tổng mức đầu tư là 124 tỷ đồng. Năm 2006 được Trung ương hỗ trợ 6 tỷ đồng từ nguồn vượt thu năm 2005 và tỉnh tạm ứng ngân sách 32 tỷ đồng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 136/TB-VPCP ngày 30/8/2006 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp bổ sung Dự án này vào danh mục các công trình sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003-2010 trình Thủ tướng Chính phủ và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định trong thời gian tới./.

29/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị:“Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, xử lý bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư đường 208 nối từ Quốc lộ 3 (điểm Phục Hoà) với Quốc lộ 4A (điểm Đông Khê), vừa là đường vành đai biên giới, vừa là đường vận tải hàng hoá từ cửa khẩu Tà Lùng về xuôi. Đồng thời, khẩn trương xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng tuyến đường phía Nam vào khu đô thị mới Đề Thám.

Trả lời (tại công văn số 1733/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Việc đầu tư tuyến đường 208 nối từ Quốc lộ 3 với Quốc lộ 4A (Phục Hoà - Đông Khê) phục vụ công tác bảo vệ đường biên, mốc giới và vận tải hàng hoá từ cửa khẩu Tà Lùng về xuôi là cần thiết. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 7124/VPCP-KTTH ngày 7/12/2007 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

2. Về đầu tư xây dựng tuyến đường phía Nam vào khu đô thị Đề Thám: Việc đầu tư hạ tầng phát triển đô thị theo quy hoạch là cần thiết. Tuy nhiên, do nguồn vốn ngân sách Trung ương có hạn, đề nghị tỉnh chủ động huy động các nguồn vốn trên địa bàn để đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

30/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm hỗ trợ vốn đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt“.

Trả lời (tại công văn số 1733/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007, đồng thời giao Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, theo đó các tuyến đường hành lang biên giới, đường tuần tra biên giới thuộc địa phận tỉnh Cao Bằng sẽ được thực hiện trong kế hoạch từ nay đến năm 2010. Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng tiếp tục làm việc với Bộ Quốc phòng để được hướng dẫn thực hiện các dự án trên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ./.



31/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ bổ sung vốn trái phiếu Chính phủ vào giai đoạn 2003 - 2010 để triển khai thi công toàn tuyến từ km43 - km50 thuộc dự án Mường Nhé - Pắc Ma theo Quyết định số 1786/QĐ-BGTVT ngày 15/6/2007 của Bộ Giao thông vận tải vì đây là tuyến đường mới hoàn toàn, độc đạo không có các tuyến nhánh nối vào nên phải thi công từ hai đầu tuyến vào“.

Trả lời (tại công văn số 1734/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Dự án Mường Nhé - Pắc Ma nằm trong danh mục đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ theo quyết định số 171/2006/QĐ-TTg ngày 24/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ. Theo phân cấp hiện hành, tuyến đường này thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư và bố trí vốn của Bộ Giao thông vận tải. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Lai Châu làm việc với Bộ Giao thông vận tải để hoàn tất các thủ tục đầu tư và bố trí vốn theo quyết định số 171/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.



32/ Cử tri tỉnh Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm bố trí vốn để triển khai dự án mở tuyến đường Pa Tần - Mường Tè theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 8/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống đường ra biên giới, đường hành lang biên giới và Thông báo số 30/TB-VPCP ngày 20/6/2007 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu“.

Trả lời (tại công văn số 1734/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Tuyến đường Pa Tần – Mường Tè nằm trong quy hoạch đường hành lang biên giới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 08/05/2007. Tuyến đường này cũng nằm trong Đề án giao thông tránh ngập khi có các công trình thuỷ điện vùng Tây Bắc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1453/QĐ-TTg ngày 29/10/2007 với tổng mức đầu tư là 891,13 tỷ đồng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguồn vốn bố trí cho dự án này để phù hợp với tiến độ chung của Đề án và tiến độ dâng nước của các hồ thuỷ điện./.



33/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “- Để thực hiện được mục tiêu phát triển Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng theo tinh thần Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và Quyết định 168 của Thủ tướng Chính phủ đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư từ nguồn bổ sung có mục tiêu, ODA cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đã đầu tư và xây dựng thêm một số công trình của trung ương trên địa bàn tỉnh.

- Về chính sách đầu tư: Đề nghị Bộ tham mưu cho Chính phủ bổ sung Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định dự án đầu tư vào Tây Nguyên là lĩnh vực ưu đãi đầu tư (giống như dự án đầu tư sản xuất trong các khu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư). Đồng thời, bổ sung thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai vào danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn được ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

+ Tăng vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tây Pleiku và các cụm công nghiệp huyện, thị xã của tỉnh nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến tỉnh thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Hiện nay, Gia Lai có nhiều tiềm năng về du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh còn thấp kém nên rất khó thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch. Đề nghị Bộ trình Chính phủ ban hành các chính sách: (1) Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách trung ương cho tỉnh; (2) ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cho các dự án du lịch để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

- Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi: Hồ Ia Ring (Chư Sê), hồ Ia Mlah (KRông Pa), hồ Ia Meur (Chư Prông) và đưa hợp phần hệ thống tưới nhỏ hơn 150 ha, khai hoang xây dựng đồng ruộng về cho địa phương làm chủ đầu tư, để sớm hoàn thành công trình đưa vào sử dụng. Triển khai xây dựng các công trình thủy lợi: Suối Lơ (Kbang), Ia Tul (Ia Pa), hồ Ia Kút.

- Gia Lai là tỉnh ít được đầu tư nguồn vốn ODA, ngoài dự án “Xử lý nước thải và vệ sinh môi trường thành phố Pleiku” mà tỉnh đang làm thủ tục để xin tài trợ của Chính phủ Phần Lan; đề nghị Bộ quan tâm bố trí nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ cho tỉnh để triển khai các dự án: Xử lý rác thải thành phố Pleiku; Nâng cấp hệ thống cấp nước và thoát nước ở 2 thị xã An Khê, AyunPa.

- Đề nghị sớm cấp vốn các dự án nguồn vốn JBIC thuộc Chương trình tín dụng chuyên ngành theo Hiệp định VNXIII-8 và quan tâm đến danh mục dự án của Gia Lai trong bố trí nguồn vốn tín dụng JBIC 6.

- Cửa khẩu Lệ Thanh của Gia Lai đã được Thủ tướng Chính phủ nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Đề nghị Bộ quan tâm trong việc bố trí vốn đầu tư xây dựng, để có quy mô tương xứng là cửa khẩu quốc tế và sớm đưa vào hoạt động.

- Đề nghị Bộ tham mưu Chính phủ bố trí đủ vốn và đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 78 của Campuchia (từ Bô Keo đến giáp cửa khẩu Lệ Thanh) theo sự tài trợ của Chính phủ Việt Nam cho Campuchia.

- Khu liên hợp thể dục thể thao Hoa Lư, thành phố Pleiku có quy mô vốn 150 tỷ đồng đang được triển khai xây dựng, đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn có mục tiêu hàng năm 20 - 25 tỷ đồng cho dự án này để sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Đề nghị Bộ bố trí vốn hỗ trợ có mục tiêu xây dựng tượng đài Chiến Thắng Đak Pơ tại huyện Đak Pơ, Đài tưởng niệm KaNat tại thị trấn Kbang và xây dựng khu tưởng niệm Anh hùng Núp tại làng Sitơr, huyện KBang.

Trả lời (tại công văn số 1740/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Mục tiêu Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị đã được thể hiện bằng những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể trong Quyết định số 168/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên và một số các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ. Để thực hiện mục tiêu nêu trong các Nghị quyết, Quyết định trên, cần huy động nhiều nguồn vốn hợp pháp để đầu tư.

Cụ thể, trong kế hoạch hàng năm, ngoài nguồn vốn do địa phương quản lý và vốn đầu tư do bộ, ngành quản lý trên địa bàn, ngân sách Trung ương đều hỗ trợ có mục tiêu nhằm thực hiện những mục tiêu chủ yếu trên của vùng Tây Nguyên với mức vốn hỗ trợ bằng hoặc cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước, trong đó, riêng mức vốn hỗ trợ có mục tiêu của tỉnh Gia Lai: năm 2005 là 221,275 tỷ đồng, chiếm 49%; năm 2006 là 246,5 tỷ đồng, chiếm 50,5%; năm 2007 là 344,785 tỷ đồng, chiếm 51%; năm 2008 là 343,58 tỷ đồng, chiếm 44,4% so với tổng vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý (riêng kế hoạch 2008 do nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước giảm nên tỷ lệ hỗ trợ này có giảm thấp hơn nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn ngân sách do tỉnh quản lý).

Về nguồn vốn ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư được giao làm đầu mối tìm nguồn và kêu gọi vốn. Tuy nhiên việc đầu tư vào địa bàn cụ thể do các đối tác lựa chọn và quyết định.

Việc đầu tư phát triển do các bộ, ngành quản lý trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian qua cũng đã được các bộ, ngành rất quan tâm; tuy nhiên quá trình đầu tư phải dựa theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo kế hoạch hàng năm của nhà nước; việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình đang đầu tư và xây dựng thêm một số công trình khác còn phụ thuộc vào khả năng nguồn vốn hàng năm của ngân sách nhà nước. Cụ thể:

1. Về việc kiến nghị tăng vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Tây Pleiku và các cụm công nghiệp huyện, thị xã của tỉnh nhằm tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đến tỉnh thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh: Theo quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, mỗi tỉnh chỉ được xem xét hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của 1 Khu công nghiệp (KCN). Hiện tại, KCN Trà Đa của tỉnh Gia Lai thuộc đối tượng được ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN với tổng mức hỗ trợ đã được phân bổ đến kế hoạch năm 2008 là 37 tỷ đồng. Đồng thời, ngày 29/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 170/TTg-KTTH về việc thực hiện Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg theo hướng nâng mức hỗ trợ cao hơn so với mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương đồng thời ưu tiên hỗ trợ ở mức cao hơn đối với KCN tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

2. Về hạ tầng du lịch, Gia Lai là địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch, nhưng cơ sở hạ tầng du lịch của tỉnh còn thấp kém nên rất khó thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án du lịch. Trong thời gian qua, Chính phủ đã hỗ trợ đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương cho tỉnh nhằm phát triển hạ tầng du lịch, cụ thể: năm 2007 là 5 tỷ đồng và năm 2008 là 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, vì khả năng đáp ứng của Ngân sách nhà nước rất hạn hẹp nên đề nghị tỉnh chủ động huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác và có các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng cho các dự án du lịch để thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển.

3. Đầu tư Dự án Xử lý nước thải và vệ sinh môi trường thành phố Pleiku bằng nguồn tài trợ ODA của Chính phủ Phần Lan: Hiện nay Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Danh mục yêu cầu tài trợ. Theo quy định hiện hành, đề nghị UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt văn kiện dự án và gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

4. Đối với Dự án Xử lý rác thải thành phố Pleiku và Dự án Nâng cấp hệ thống cấp nước và thoát nước ở 02 thị xã An Khê, AyunPa, đề nghị bố trí tài trợ từ nguồn vốn ODA của Vương quốc Bỉ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận đề nghị của tỉnh và sẽ phối hợp với UBND tỉnh trong việc vận động nguồn vốn ODA thích hợp cho các dự án này.

5. Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao Hoa Lư, thành phố Pleiku là dự án cấp tỉnh, do UBND tỉnh quyết định đầu tư. Hiện nay Nhà nước không có nguồn hỗ trợ có mục tiêu cho các công trình thể thao. Vì vậy, đề nghị tỉnh chủ động cân đối từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để triển khai dự án.

6. Về đề nghị hỗ trợ có mục tiêu xây dựng tượng đài Chiến Thắng Đak Pơ tại huyện Đak Pơ, Đài tưởng niệm KaNat tại thị trấn Kbang và xây dựng khu tưởng niệm Anh hùng Núp tại làng Sitơr, huyện KBang: Đây là các công trình thuộc đối tượng hỗ trợ của nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, đề nghị UBND tỉnh làm việc với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để cân đối vốn hỗ trợ cho các công trình này.

7. Về một số kiến nghị khác như: Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi Hồ Ia Ring (Chư Sê), hồ Ia Mlah (KRông Pa), hồ Ia Meur (Chư Prông) và đưa hợp phần hệ thống tưới nhỏ hơn 150 ha, khai hoang xây dựng đồng ruộng về cho địa phương làm chủ đầu tư; triển khai xây dựng các công trình thủy lợi: Suối Lơ (Kbang), Ia Tul (Ia Pa), hồ Ia Kút; sớm cấp vốn các dự án nguồn vốn JBIC thuộc Chương trình tín dụng chuyên ngành theo Hiệp định VNXIII-8 và quan tâm đến danh mục dự án của Gia Lai trong bố trí nguồn vốn tín dụng JBIC 6; bố trí vốn đầu tư xây dựng của khẩu Lê Thanh; bố trí đủ vốn và đẩy nhanh tiến độ thi công Quốc lộ 78 của Campuchia (từ Bô Keo đến giáp cửa khẩu Lệ Thanh): Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận các ý kiến của cử tri và sẽ khẩn trương làm việc với các bộ, ngành có liên quan để tìm cách xử lý dựa trên khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước.



34/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: Hiện nay, tỉnh đang xây dựng dự án sắp xếp dân di cư tự do ở các rừng phòng hộ (với tổng vốn đầu tư là 84 tỷ đồng), đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành hữu quan hỗ trợ tỉnh Bình Phước giải quyết di dân dự tự do qua việc tăng vốn để thực hiện chương trình sắp xếp dân cư theo Quyết định số 193/2006/QĐ-TTg ngày 24/8/2006; hỗ trợ chính sách định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 4/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình mục tiêu khác.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương