PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang19/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1752/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc bộ đến năm 2010 (trong đó có vùng Tây Bắc). Hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 2020, theo đó, đối với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du miền núi Bắc bộ có đề cập đến nội dung mở rộng quan hệ hợp tác với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào theo tinh thần Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 14/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, việc xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, trong đó có nội dung đầu tư xây dựng vùng biên giới Việt – Lào và mở rộng quan hệ đối ngoại với Lào đã và đang được Chính phủ hết sức quan tâm.



46/ Cử tri tỉnh Đồng Tháp kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ triển khai phân bổ vốn cho Chương trình mục tiêu sớm hơn hiện nay để địa phương có thời gian thực hiện“.

Trả lời (tại công văn số 1753/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Việc phân bổ vốn cho Chương trình mục tiêu hiện nay được thực hiện đồng thời với việc phân bổ dự toán ngân sách hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương và được thực hiện theo quy trình phân bổ ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước. Vì vậy, việc phân bổ vốn cho Chương trình mục tiêu cũng phải tuân thủ theo các trình tự theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước tức là không thể thực hiện sớm hơn việc phân bổ dự toán ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương .



47/ Cử tri các tỉnh Hà Tây, An Giang, Đà Nẵng, Bến Tre, Hải Phòng kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ rà soát lại về quy trình, thủ tục xét duyệt dự án ODA, nhất là trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và giám sát để tránh xảy ra những trường hợp tương tự như vụ sập cầu Cần Thơ. Đề nghị Chính phủ làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải trong vụ sập cầu Cần Thơ và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng“.

Trả lời (tại công văn số 1754/BKH-TH, 1755/BKH-TH, 1756/BKH-TH, 1757/BKH-TH, 1742/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Về quy trình, thủ tục xét duyệt dự án ODA, nhất là trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng và giám sát đã được quy định rất chặt chẽ và cụ thể trong Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.

Về sự cố sập cầu Cần Thơ, xin cung cấp một số thông tin cụ thể để cử tri có thể nắm được một cách đầy đủ:

1. Theo quy định trong Hiệp định vay vốn cho dự án cầu Cần Thơ, dự án sử dụng hai loại vốn vay: Vốn vay thường niên và vốn vay đặc biệt.

Phần vốn vay thường niên dùng để tài trợ cho gói thầu số 1 và 3 (xây dựng đường dẫn hai đầu cầu) và gói thầu tư vấn. Đối với gói thầu số 1 và 3 áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế rộng rãi. Đối với gói thầu tư vấn, theo quy định của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), tổ chức đấu thầu trong phạm vi các công ty Nhật Bản và Việt Nam.

Phần vốn vay đặc biệt, theo quy định của JBIC chỉ đấu thầu trong phạm vi các công ty Nhật Bản và Việt Nam.

2. Về công tác vận động ODA của Nhật Bản:

Hiện nay, Chính phủ chủ trương chỉ sử dụng hình thức vốn vay đặc biệt cho các dự án thật sự yêu cầu công nghệ cao của phía Nhật Bản, đặc biệt là những công nghệ riêng có của Nhật Bản và do nhà thầu Nhật Bản có đầy đủ năng lực thực hiện.

Trong các Biên bản thảo luận liên quan đến Hiệp định vay vốn cho các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản, chúng ta đều đề nghị ghi rõ việc thực hiện các dự án bao gồm các phần việc xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy trình do pháp luật Việt Nam quy định, đặc biệt là các tiêu chuẩn giám sát và đảm bảo an toàn của công trình.

3. Về thay đổi nguyên tắc sử dụng Tư vấn Giám sát thi công:

Sự cố cầu Cần Thơ, cho thấy cần phải thỏa thuận với phía Nhật Bản để phía Việt Nam được toàn quyền chọn lựa đơn vị Tư vấn giám sát đồng thời tư vấn giám sát không nhất thiết có xuất xứ từ nước cho vay vốn để bảo đảm quản lý chặt chẽ Tư vấn này.

Trong trường hợp vay vốn đặc biệt, chỉ áp dụng điều kiện đấu thầu hạn chế cho phần việc tư vấn thiết kế. Phần việc tư vấn giám sát cần sử dụng vốn vay thường niên để thực hiện đấu thầu quốc tế rộng rãi.

Trong trường hợp phía Nhật Bản không đồng ý phương án sử dụng vốn vay thường niên cho công tác tư vấn giám sát, Cơ quan chủ quản dự án cần kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn đối ứng để thuê tư vấn giám sát cho dự án.

4. Về đấu thầu:

Trên cơ sở các nghiên cứu của Hiệp hội quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC), cần xem xét và quy định rõ các điều kiện và thủ tục lựa chọn nhà thầu phụ để đảm bảo năng lực và kinh nghiệm thực hiện khối lượng công việc được giao với chất lượng cao, đồng thời được sự chấp thuận của tư vấn và chủ đầu tư...

5. Về công tác tổ chức thi công:

Từ kinh nghiệm của vụ sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ, càng thấy rõ các quy định của hệ thống văn bản pháp lý phải tính đến đặc thù của nguồn vốn ODA. Cụ thể kỹ sư tư vấn phải có trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng, tính an toàn, tiến độ, chi phí của dự án. Kỹ sư tư vấn liên quan có trách nhiệm quản lý giám đốc dự án, kết cấu, kết cấu phần duới, vật liệu... Đặc biệt, Giám sát công trình phải có phương án giám sát thi công tại hiện trường, thường xuyên kiểm tra vật liệu và thông báo cho Kỹ sư tư vấn trong trường hợp cần thiết.

Về trách nhiệm của các bên liên quan đối với sự cố sập cầu Cần Thơ, vì hiện nay quá trình điều tra vẫn chưa kết thúc nên chưa có đầy đủ thông tin để cung cấp theo như yêu cầu của cử tri.



48/ Cử tri tỉnh Hòa Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có chính sách đầu tư và đền bù thiệt hại thực tế cho nhân dân vùng hạ lưu sông Đà khi nhà máy thủy điện Hòa Bình xả lũ bất thường, không đúng mùa vụ để nhân dân có thu nhập đảm bảo cuộc sống.

Trả lời (tại công văn số 1758/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Trong những năm qua, do ảnh hưởng xả lũ của thuỷ điện Hoà Bình, vùng hạ lưu sông Đà phía sau công trình thuỷ điện thường xuyên xảy ra sạt lở bờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong vùng. Vì vậy, kiến nghị của cử tri là rất chính đáng.

Từ năm 2004 đến nay, Chính phủ đã dành 245 tỷ đồng để đầu tư một số công trình xử lý sạt lở đập thuỷ điện Hoà Bình, trong đó Dự án kè bờ sông Đà và cứng hóa mặt đê Đà Giang, đê Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình được đầu tư 195 tỷ đồng; công trình kè chống sạt lở cấp bách bờ sông Đà xã Hợp Thịnh 50 tỷ đồng.

Để xử lý vấn đề này một cách đồng bộ, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các tỉnh: Hoà Bình, Phú Thọ, Hà Tây, Vĩnh Phúc và các cơ quan liên quan lập Đề án xử lý sạt lở, ổn định bờ sông Hồng, sông Đà vùng hạ lưu sau đập thuỷ điện Hoà Bình, bảo đảm an toàn dân cư và các công trình cơ sở hạ tầng, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2007 (văn bản số 4807/VPCP-NN ngày 28/8/2007 của Văn phòng Chính phủ). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng xong Đề án trình Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan bố trí vốn để hỗ trợ cho tỉnh Hoà Bình thực hiện Đề án, bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng và đời sống của nhân dân trong vùng hạ lưu sau đập thuỷ điện Hoà Bình.

49/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ có cơ chế hỗ trợ vốn cho thành phố Hồ Chí Minh đối với các dự án xây dựng đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm và các trục chính đô thị; chỉ đạo các bộ, ngành sớm di dời hệ thống cảng biển ra khỏi khu vực trung tâm thành phố theo đúng lộ trình để giải quyết tình hình ùn tắc giao thông”.

Trả lời (tại công văn số 1753/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Mục tiêu “Phát triển kinh tế-xã hội thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố thực hiện vai trò trung tâm kinh tế- xã hội của khu vực và cả nước” đã được khẳng định tại Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18/11/2002 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.

Để thực hiện mục tiêu trên, Chính phủ đã thực hiện một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ vốn đầu tư phát triển cho thành phố Hồ Chí Minh:

1. Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 về một số cơ chế chính sách đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh, theo đó đã qui định như sau:

- Nhà nước ưu tiên đầu tư về ngân sách và các nguồn tài chính khác cho phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh để thành phố thực hiện vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của khu vực và cả nước.

- Nhà nước ưu tiên huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho thành phố Hồ Chí Minh để đầu tư các chương trình, dự án xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, môi trường và phúc lợi công cộng.

- Hàng năm, trong trường hợp có tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản phân chia giữa ngân sách trung ương (NSTW) và ngân sách thành phố (NSTP) thì NSTP được thưởng 30% số tăng thu,...; đồng thời NSTW bổ sung có mục tiêu cho NSTP tương ứng số 70% còn lại của số tăng thu NSTW so với dự toán giao của các khoản thu phân chia (sau khi đã thực hiện thưởng vượt thu nêu trên) và tương ứng 30% số vượt dự toán của các khoản thu trên địa bàn NSTW hưởng 100%; (các địa phương khác chỉ được thưởng 30% số tăng thu ngân sách Trung ương so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao từ các khoản phân chia giữa NSTW và NSĐP).

- Thành phố Hồ Chí Minh được huy động vốn đầu tư trong nước, nước ngoài cho đầu tư phát triển các dự án, công trình thuộc nhiệm vụ chi của NSTP với tổng dư nợ không vượt quá 100% tổng mức chi đầu tư xây dựng của NSTP (các địa phương khác tỷ lệ này là 30%).

- ủy ban nhân dân thành phố được quyền quyết định tiếp nhận các khoản viện trợ không hoàn lại cho thành phố không phụ thuộc vào qui mô viện trợ.

Kết quả từ năm 2004 đến năm 2007 thực hiện cơ chế tài chính đặc thù đối với thành phố Hồ Chí Minh theo Nghị định số 124/2004/NĐ-CP, ngoài vốn đầu tư cân đối ngân sách theo qui định của Luật Ngân sách nhà nước, NSTP còn được bổ sung từ nguồn thưởng vượt thu, NSTW hỗ trợ có mục tiêu và các nguồn huy động hợp pháp khác, đưa tổng vốn đầu tư do NSTP quản lý đạt khoảng 150% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm.

Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2004 đến 2007, ngân sách trung ương đã bố trí khoảng trên 8 nghìn tỷ đồng đầu tư các dự án trung ương trên địa bàn như dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung lương, quốc lộ 22,…

2. Đồng thời với việc tiếp tục thực hiện Nghị định số 124/2004/NĐ-CP của Chính phủ, tại văn bản số 161/TTg-KTTH ngày 28 tháng 01 năm 2008 về một số kiến nghị của thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến về cơ chế hỗ trợ đầu tư cho thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Đồng ý hỗ trợ vốn cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng Khu công nghệ cao.

- Cho phép thành phố thực hiện thí điểm thu phí hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới, khu vực chỉnh trang đô thị cũ và tổ chức thu khi có người mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê nhà, đất ở tại các khu vực này nhằm điều tiết giá trị lợi nhuận tăng thêm do được nhà nước đầu tư hạ tầng .

Tóm lại, với việc thực hiện cơ chế ưu đãi đầu tư đặc thù và phân cấp nhiều lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua thành phố đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ hết được số vốn đầu tư vào địa bàn, thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện, có hiệu quả công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án. Đồng thời, để giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông của thành phố như kiến nghị của cử tri, thành phố cần gắn kết đồng bộ và có lộ trình giữa quy hoạch xây dựng với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông của thành phố (xây dựng đường sắt đô thị, các tuyến đường vành đai, trục hướng tâm và các trục chính đô thị,...).

50/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt quy hoạch phát triển khu kinh tế Nam Phú Yên và thành lập, ban hành quy chế hoạt động của khu kinh tế này. Cử tri đề nghị Chính phủ xem xét, quy hoạch Phú Yên vào vùng kinh tế trọng điểm vì quy hoạch phân vùng kinh tế trọng điểm từ phía Bắc vào đến Bình Định còn từ phía Nam ra đến Khánh Hòa.

Trả lời (tại công văn số 1760/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Đề án Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên do ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên trình Thủ tướng Chính phủ kèm theo Tờ trình số 2100/TTr-UBND ngày 28/11/2006 và văn bản số 334/UBND-KHĐT ngày 09/3/2007 về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 4153/BKH-TĐ&GSĐT ngày 14/6/2007. Tại văn bản này, căn cứ vào Đề án Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020 kèm theo Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 7237/BKH-CLPT ngày 03/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép thành lập Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên vào thời điểm sau năm 2010.

Ngày 04/7/2007, ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên có văn bản số 1111/UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển và cho phép thành lập Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương việc thành lập Khu kinh tế nói trên vào thời điểm trước năm 2010 và giao ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tiếp thu ý kiến tham gia của các bộ, ngành, cơ quan liên quan để hoàn thiện Đề án Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định (văn bản số 4787/VPCP-KTTH ngày 27/8/2007 của Văn phòng Chính phủ).

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đã bổ sung, hoàn chỉnh Đề án Quy hoạch phát triển và có Tờ trình số 65/TTr-UBND ngày 30/11/2007 trình Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên, kèm theo hồ sơ Quy hoạch phát triển và Dự thảo Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ Quy hoạch phát triển và Dự thảo Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên (đã được bổ sung, hoàn chỉnh căn cứ vào ý kiến của các bộ, ngành liên quan), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 263/BKH-TĐ&GSĐT ngày 11/01/2008 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên; phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu kinh tế Nam Phú Yên, tỉnh Phú Yên.

Tiếp đó, ngày 18/01/2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có văn bản số 430/BKH-TĐ&GSĐT gửi hồ sơ và đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo các Quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ. Cho đến nay, Văn phòng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều chưa nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp. Vì vậy, hiện nay đang chờ ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để hoàn chỉnh Dự thảo các Quyết định nói trên (nếu có yêu cầu) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Tại công văn số 3154/BGDĐT-VP ngày 11/4/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời các kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII như sau:

I. Về chương trình giáo dục, phương pháp giảng dạy, sách giáo khoa:

1/ Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Đắk Nông, Phú Yên, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Hòa Bình, TP Hồ Chí Minh kiến nghị: “Để thực hiện có kết quả nội dung cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển giáo dục cả về nội dung chương trình của từng cấp học và hoàn thiện nội dung sách giáo khoa. Nhằm tránh tình trạng phải thay đổi nhiều lần chỉ làm trong một thời gian ngắn, gây lãng phí về công sức, tiền của của ngân sách nhà nước và của nhân dân”.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/NQ-QH10 của Quốc hội khoá X về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai việc đổi mới Chương trình và sách giáo khoa ở phổ thông theo cách “cuốn chiếu”. Bắt đầu từ năm học 2002-2003, Bộ đã triển khai trong cả nước chương trình và sách giáo khoa mới lớp 1 cấp Tiểu học và lớp 6 cấp Trung học cơ sở; Năm học 2003-2004, lớp 2 và lớp 7; Năm học 2004-2005, lớp 3 và lớp 8; Năm học 2005-2006, lớp 4 và lớp 9; Năm học 2006-2007, lớp 5 và lớp 10; Năm học 2007-2008, lớp 11; trong năm học tới sẽ tiếp tục thay sách giáo khoa mới lớp 12. Như vậy, để thực hiện Chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức triển khai đổi mới từ năm học 2002-2003 đến năm học 2008-2009. Bộ Chương trình và sách giáo khoa này sẽ được sử dụng ổn định khoảng 10 năm.

Ngày 04/3/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 1678/BGDĐT-VP về việc Hướng dẫn tổ chức đánh giá sự phù hợp của sách giáo khoa phổ thông trên cả nước. Theo đó, sau khi đã đánh giá sách giáo khoa ở tất cả các tỉnh thành, cuối tháng 5/2008 Bộ sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc về sách giáo khoa năm 2008. Trên cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có những hướng dẫn mới về việc sử dụng sách giáo khoa và tổ chức giảng dạy.

2/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Chất lượng dạy và học môn ngoại ngữ ở các trường phổ thông thấp, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp thích hợp khắc phục tình trạng trên”.

Trả lời:

* Thực trạng dạy và học môn ngoại ngữ:

Hiện nay, ở các trường phổ thông đang thực hiện hai chương trình học ngoại ngữ: chương trình 7 năm (bắt đầu từ lớp 6 và nối tiếp đến lớp 12) và chương trình học 3 năm (bắt đầu học từ lớp 10 và nối tiếp đến lớp 12). Theo kế hoạch đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2008-2009, môn ngoại ngữ trong cả nước sẽ thực hiện một chương trình học 7 năm. Tuy nhiên, tại một số địa phương do còn thiếu giáo viên dạy ngoại ngữ ở trung học cơ sở, một số giáo viên ngoại ngữ yếu về chuyên môn, nên sẽ có một số học sinh chưa được học hết chương trình môn ngoại ngữ ở cấp trung học cơ sở. Số học sinh này sẽ khó có khả năng theo học chương trình nối tiếp ở cấp trung học phổ thông.



* Một số giải pháp khắc phục:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 9893/BGDĐT-GDTrH ngày 06/9/2006 về việc Hướng dẫn dạy học ngoại ngữ, trong đó có nêu rõ: Những địa phương mà học sinh chưa có điều kiện học ngoại ngữ ở trung học cơ sở thì được học chương trình 3 năm ở trung học phổ thông; đề nghị các địa phương rà soát và có kế hoạch cụ thể để dạy cho số đối tượng này;

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên thường xuyên; rà soát đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tăng cường đầu tư trang thiết bị, tài liệu dạy học và môi trường học ngoại ngữ;

- Từng bước đưa môn ngoại ngữ là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tuyển học sinh vào lớp 10 trung học phổ thông (đối với những địa phương tổ chức thi) và trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông;

- Tạo điều kiện cho các địa phương ở các vùng phát triển có thể liên kết, kết nghĩa với các trường học ở các nước trong khu vực nhằm trao đổi giáo viên và giao lưu giữa học sinh;

- Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước nói tiếng Anh, cử các đoàn khảo sát, thực tập đi nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà giáo dạy tiếng Anh;

- Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Đề án nâng cao hiệu quả dạy và sử dụng tiếng Anh giai đoạn 2008-2020 để trình Chính phủ nhằm tạo một sự chuyển biến đồng bộ về chất trong việc giảng dạy và sử dụng Tiếng Anh trong cả nước. 

3/ Cử tri tỉnh Điện Biên kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm triển khai chương trình dạy tiếng dân tộc Thái và HMông ở các trường phổ thông theo tinh thần Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ .

Trả lời:

Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi có xác định: Đối tượng thực hiện Chỉ thị là cán bộ, công chức đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

Thực hiện Chỉ thị trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số (được ban hành tại Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/01/2006): Đối tượng tiếp nhận Chương trình là những cán bộ, công chức công tác ở các vùng dân tộc thiểu số, chưa biết tiếng nói, chữ viết của đồng bào, có nhu cầu học một chương trình ngắn hạn về tiếng dân tộc như một ngôn ngữ thứ hai.

Theo tinh thần Chỉ thị 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ, không có đối tượng là học sinh phổ thông, do đó Bộ chưa thể triển khai dạy tiếng dân tộc Thái và HMông ở trường phổ thông được.



II. Về chính sách đối với giáo viên:

4/ Cử tri các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh, Hà Giang, Sóc Trăng, Gia Lai, Phú Thọ, Bình Định, Hưng Yên, Hòa Bình kiến nghị: Bậc học mầm non là khởi đầu nền tảng để phát triển các bậc học khác. Đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quan tâm hơn nữa đến cơ sở vật chất, biên chế, chính sách đào tạo, chế độ lương cho giáo viên và khởi động triển khai đề án bậc học mầm non của cả nước. Hiện nay việc phân cấp quản lý giáo viên mầm non chưa thống nhất, đề nghị xem xét để đưa giáo dục mầm non vào là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta.

Trả lời:

* Về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non:

Đầu tư cho cấp học mầm non là thực sự cần thiết, khởi đầu nền tảng để phát triển các cấp học khác. Do khả năng ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục những năm qua còn có hạn, dù đã tăng hàng năm và hiện nay đạt 20% ngân sách nhà nước nên chúng ta chưa thể đặt mục tiêu phổ cập giáo dục bậc mầm non mà đang tập trung thực hiện mục tiêu phổ cập THCS vào năm 2010. Tuy nhiên để chuẩn bị cho các em bước vào lớp 1 có chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.

Trong Đề án phát triển giáo dục mầm non theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ không có duyệt tổng kinh phí thực hiện. Vì vậy, trong khi xây dựng kế hoạch và tìm nguồn tài chính trung hạn cho Đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lồng ghép nội dung Đề án trong năm 2008 vào Đề án kiên cố hoá trường, lớp học và các chương trình mục tiêu giáo dục 2008.

Ngày 01/02/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 với tổng số vốn đầu tư khoảng 25.000 tỷ đồng, trong đó tổng số phòng học đầu tư xây dựng khoảng 141.000 phòng (cho các cấp học). Các tỉnh đã lên kế hoạch xây dựng 35.000 phòng học cho bậc học mầm non trong chương trình, với tổng kinh phí là 7.900 tỷ đồng.



* Về biên chế, chính sách đào tạo, chế độ lương cho giáo viên mầm non:

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non; Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính đã có Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC ngày 24/02/2003 hướng dẫn Nghị định trên. Trong Thông tư quy định rõ về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, biên chế, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ chính sách đối với giáo viên, nguồn tài chính….

Để xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu phát triển, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2008 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non làm căn cứ tuyển dụng, quản lý và đề xuất chế độ lương, bảo hiểm, đãi ngộ, giúp giáo viên yên tâm với nghề nghiệp, tạo sự bình đẳng giữa giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập. Từ năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non riêng cho các trường cao đẳng sư phạm trực thuộc Bộ để đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục mầm non của các tỉnh.

* Về việc đưa giáo dục mầm non vào là một cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta:

Theo Khoản 2, Điều 4, Luật Giáo dục năm 2005: Giáo dục mầm non là một cấp học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và đã thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên cấp học này chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục. Theo quy định hiện hành, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp về giáo dục mầm non ở cơ sở là Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện hoặc thị xã.



* Về khởi động triển khai đề án giáo dục mầm non của cả nước:

Ngày 23/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình, đề án chi tiết, cụ thể hóa những nội dung của đề án. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình đầu tư theo các mục tiêu phát triển giáo dục mầm non theo chiến lược quốc gia phát triển giáo dục giai đoạn 2006-2010.

Đối với địa phương, Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban nhân dân các cấp 4 nhiệm vụ triển khai thực hiện, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là: Xây dựng các chương trình, đề án, cụ thể hóa các mục tiêu nhiệm vụ, giải pháp của đề án để chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn.

Từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành điều tra tại 53 tỉnh có các xã đặc biệt khó khăn, các xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ và đã tổng hợp được 2.588 xã thuộc diện nói trên chưa có trường mầm non. Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị đưa thành mục tiêu riêng thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non trong Chương trình mục tiêu về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2006-2010.

Ngày 10/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010 với tổng kinh phí là 20.270 tỷ đồng. Số tiền này sẽ được phân bổ hàng năm tới địa phương để thực hiện các mục tiêu giáo dục và đào tạo, trong đó có mục tiêu thực hiện Đề án phát triển giáo dục mầm non.

5/ Cử tri các tỉnh: Tuyên Quang, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Tây, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Nam Định, Quảng Bình, Hưng Yên, Lào Cai kiến nghị: Chính phủ sửa đổi hoặc bổ sung Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 để đảm bảo cho giáo viên mầm non công tác tại các xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa được tuyển dụng vào biên chế nhà nước, tất cả giáo viên mầm non ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cần phải là giáo viên công lập thì đồng bào mới có điều kiện cho con cháu đi học ở bậc mầm mon, vì những vùng này đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn không có điều kiện đóng góp tiền để nuôi cô giáo theo hình thức dân lập. Mặt khác, đối với giáo dục mầm non có đặc điểm là giáo viên cao tuổi rất khó đáp ứng nhu cầu và thời gian đóng bảo hiểm xã hội chỉ giới hạn trong 12 năm, do đó đề nghị Chính phủ có chính sách về độ tuổi nghỉ hưu trước 50 tuổi hoặc có cơ chế khuyến khích tạo điều kiện chuyển làm việc khác cho giáo viên mầm non từ 45 tuổi trở lên, cho đóng bảo hiểm đủ số năm như quy định của Luật bảo hiểm xã hội.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   15   16   17   18   19   20   21   22   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương