PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang22/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   48

Trả lời:

Hiện nay không chỉ riêng trường đại học Huế mà tình trạng chung của các trường đại học là khu ký túc xá còn đang thiếu, dẫn đến sinh viên phải đi thuê nhà trọ ở các hộ gia đình ngoài trường. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận thấy được những khó khăn của các sinh viên phải đi thuê nhà trọ như: không đảm bảo điều kiện sinh hoạt và học tập, chi phí tốn kém, môi trường phức tạp, dẫn đến việc một số sinh viên đã mắc phải tệ nạn xã hội, gây ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, ngoài việc xây dựng đủ phòng học theo quy định; xóa bỏ tình trạng đi thuê lớp học và hạn chế dần việc học vào buổi tối; Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề ra mục tiêu, phấn đấu từ nay đến 2012 đáp ứng 60% sinh viên được ở nhà ký túc xá.

Năm học 2007-2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Công điện số 9592/CĐ-BGDĐT ngày 09/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các trường đại học, cao đẳng và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp xây dựng và triển khai các phương án hỗ trợ chỗ ở cho sinh viên (ký túc xá hoặc thuê nhà trọ) đảm bảo trước ngày khai giảng tất cả các sinh viên đều có chỗ ở ổn định hoặc tạm thời trong ít nhất 2 tháng đầu năm học.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2008-2020, trong đó có dự kiến sẽ triển khai chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên với nguồn đầu tư một phần từ ngân sách và một phần từ sự tham gia, hỗ trợ của xã hội theo tinh thần nhà nước và nhân dân cùng làm. Một số nơi như Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh đã có mô hình tốt xây dựng các ký túc xá do các tỉnh tài trợ.

Việc quản lý sinh viên nội trú đặt dưới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Giám đốc hoặc Hiệu trưởng nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng). Hiệu trưởng có trách nhiệm chỉ đạo công tác học sinh, sinh viên nội trú theo đúng pháp luật hiện hành và theo đúng quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú theo Quyết định số 41/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 18/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

30/ Cử tri tỉnhThừa Thiên Huế kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo bố trí đủ vốn năm 2008 cho Đại học Huế để đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt; sớm trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến quyết định thành lập Học viện Âm nhạc, Đại học mỹ thuật Huế (đã được Bộ thẩm định xong)”.

Trả lời:

* Về bố trí đủ vốn năm 2008 cho Đại học Huế để đầu tư theo quy hoạch đã được duyệt:

Năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng Đại học Huế bước 2 - giai đoạn I (2006-2010) tại Quyết định số 7630/QĐ-BGDĐT ngày 25/12/2006 với tổng mức đầu tư là 349,614 tỷ đồng, Dự án được thực hiện bằng 02 nguồn vốn: 70% ngân sách nhà nước và 30% nguồn vốn tự cân đối của Đại học Huế.

Từ năm 2002 đến năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bố trí 152,89 tỷ đồng từ các nguồn vốn: xây dựng cơ bản tập trung, chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nguồn vốn C/K (nguồn vốn đào tạo cho học sinh Lào và Campuchia), nguồn vốn tự cân đối của Đại học Huế để đầu tư xây dựng và trang thiết bị cho 36 hạng mục công trình của Đại học Huế theo quy hoạch đã được duyệt.

Năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến tiếp tục bố trí tiếp 63,4 tỷ đồng từ các nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung, chương trình mục tiêu quốc gia, đầu tư phát triển khoa học công nghệ để đầu tư cơ sở vật chất cho Đại học Huế theo quy hoạch đã được duyệt, bao gồm: xây dựng cải tạo sửa chữa các hạng mục công trình trong thành nội, xây dựng mới các hạng mục công trình và hệ thống hạ tầng thuộc khu qui hoạch mới Đại học Huế (xã Thuỷ An, phường An Cựu), tiếp tục xây dựng các hạng mục công trình thuộc Trung tâm giáo dục quốc phòng Đại học Huế, xây dựng 01 hạng mục công trình của phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị, đầu tư thiết bị phòng thí nghiệm công nghệ sinh học.

Dự án xây dựng Đại học Huế bước 2 - giai đoạn I (2006-2010) đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt quy hoạch chi tiết (diện tích đất là 120 ha), vị trí quy hoạch xây dựng gần với các cơ sở hiện có của Đại học Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đồng ý chủ trương cho Đại học Huế tiếp nhận khu đất có diện tích 30 ha để phục vụ cho công tác tái định cư.

Tại thời điểm hiện nay, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đang tổ chức triển khai đền bù giải phóng mặt bằng, do có nhiều cơ quan, xí nghiệp và 280 hộ dân nằm trong khu quy hoạch xây dựng Đại học Huế, nên công tác đền bù giải phóng mặt bằng tiến hành chậm và khó khăn.



* Về Quyết định thành lập Học viện Âm nhạc, Đại học Mỹ thuật Huế:

Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 08/11/2007 về việc thành lập Học viện âm nhạc Huế trên cơ sở tổ chức lại các Khoa, Bộ môn ngành âm nhạc thuộc trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế; Khoa âm nhạc thuộc Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật Thừa Thiên Huế và một số đơn vị nghiên cứu, đào tạo, biểu diễn hiện có trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Việc thành lập Trường Đại học Mỹ thuật Huế trên cơ sở bộ phận còn lại của Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế sẽ được xem xét theo quy định sau khi Đại học Huế hoàn tất hồ sơ chuyển về Bộ.

VI. Về chính sách giáo dục:

31/ Cử tri tỉnhHoà Bình kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng đào tạo cho sinh viên theo ngành nghề mà xã hội thiếu và cần, để sau khi tốt nghiệp ra trường các sinh viên đều có việc làm đúng ngành, nghề, phù hợp với nhu cầu việc làm của xã hội”.

Trả lời:

Tăng cường mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp là giải pháp đột phá nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu, để học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp, doanh nghiệp có đủ nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội.

Tháng 2/2007, lần đầu tiên Hội thảo quốc gia về Đào tạo theo nhu cầu xã hội được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tại Hội thảo này các thỏa thuận khung giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với Tổng cục Du lịch, với VCCI và hàng loạt các thỏa thuận khác giữa các cơ sở đào tạo với các công ty đã được ký kết. Tháng 11/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo thứ 2 để triển khai các giải pháp cụ thể hơn trong việc đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp đã được tổ chức ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong các Hội thảo này đã có 62 hợp đồng, thỏa thuận được ký kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Để xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa hoạt động đào tạo đáp ứng nhu cầu của các ngành kinh tế, ngày 27/12/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo Quốc gia đào tạo nhân lực tài chính ngân hàng đáp ứng nhu cầu xã hội. Trong hội thảo này 46 thoả thuận và hợp đồng đã được ký kết. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đã thống nhất mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xây dựng trang thông tin giới thiệu về đào tạo và nghiên cứu khoa học và việc làm, xây dựng đề án đánh giá chương trình đào tạo và năng lực đào tạo của một số cơ sở đào tạo; các bộ ngành chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo cấp thông tin đánh giá nhu cầu và khả năng đào tạo. Các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp tài chính, ngân hàng ký kết các thoả thuận về tăng cường trao đổi thông tin về nhu cầu và khả năng đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp, đánh giá chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ngày 10/01/2008, tại Đà Nẵng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông tổ chức Hội thảo Quốc gia đào tạo nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu xã hội. Hai Bộ đã ký kết hợp đồng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo và nghiên cứu khoa học, xây dựng đề án đánh giá chương trình đào tạo và năng lực đào tạo của một số cơ sở đào tạo. Đã có 30 hợp đồng đã được ký kết giữa các cơ sở đào tạo và tăng cường trao đổi thông tin về nhu cầu và khả năng đào tạo, xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp, đánh giá chương trình đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho sinh viên và giảng viên được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, tiếp nhận sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Ngày 24/01/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và Tập đoàn kinh tế Vinashin tổ chức hội thảo đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu. Trong hội thảo này Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương, và Tập đoàn Vinashin đã ký kết văn bản thoả thuận khung theo đó các bên mở rộng hợp tác trao đổi thông tin, chỉ đạo và kiểm tra các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp triển khai các hợp đồng, thoả thuận. Trong Hội thảo này đã có 23 hợp đồng, thoả thuận giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp đã được ký kết.

Ngày 07/3/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức hội thảo đào tạo nhân lực ngành du lịch tại thành phố Hồ Chí Minh. Tham dự hội thảo có đại diện 70 trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo du lịch, 55 khách sạn và công ty du lịch. Có 1 thỏa thuận cấp Bộ và 62 thỏa thuận giữa trường và doanh nghiệp đã được ký kết. Kết luận hội thảo, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đã chỉ đạo về các vấn đề như: rà soát chuẩn đào tạo ngành du lịch, mạnh dạn ứng dụng chuẩn của Úc, của Châu Âu; phát huy yếu tố dân tộc, văn hóa trong đào tạo du lịch; tăng cường tiếng Anh; đánh giá chất lượng nhân lực; xây dựng các cơ sở đào tạo nâng cao tại các doanh nghiệp lớn; xây dựng trung tâm dự báo nhân lực ở Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và ở Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; có chính sách đối với đào tạo theo nhu cầu (thuế, xây dựng cơ sở thực hành) và đào tạo cán bộ chủ chốt cho ngành du lịch.

Các hội thảo đào tạo nhân lực cho các ngành kinh tế mũi nhọn còn được tiếp tục triển khai trong thời gian tới nhằm thu hẹp khoảng cách cung cầu, để học sinh, sinh viên ra trường có việc làm phù hợp, doanh nghiệp có đủ nhân lực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội. Trong tháng 4/2008 Ban chỉ đạo quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội sẽ được thành lập nhằm triển khai mạnh mẽ, đồng bộ về đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp trong 4 ngành trọng điểm (tài chính – ngân hàng, đóng tầu, du lịch và công nghệ thông tin) và tại 2 thành phố: Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Đối với giáo dục đại học từ năm học 2007-2008 đã triển khai cuộc vận động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”.

32/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Nhà nước trước khi ban hành các chính sách về giáo dục, Nhà nước cần tiến hành điều tra xã hội học về tình hình trẻ em để xây dựng chính sách cho phù hợp”.

Trả lời:

Nghiên cứu khoa học, tổ chức điều tra xã hội học về các vấn đề có liên quan trước khi xây dựng và ban hành các chính sách về giáo dục là một yêu cầu bắt buộc. Chính vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan tham mưu cho nhà nước về các chính sách giáo dục thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ trên.

Chẳng hạn: Để hướng dẫn thực hiện Luật Giáo dục hoặc ban hành những Quy định về giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo đều căn cứ vào số liệu thực tế trên cơ sở khảo sát, điều tra, đánh giá để đề ra những giải pháp khả thi; Khi xây dựng chính sách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, kết quả điều tra, khảo sát cho thấy nước ta có 1,2 triệu trẻ khuyết tật, chiếm 3% tổng số trẻ em của cả nước, trong đó có tới 35% là trẻ bị khuyết tật nặng; Trên cơ sở khảo sát, điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã cho thấy số lượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn chiếm tỉ lệ không nhỏ, còn nhiều trẻ em lang thang cơ nhỡ; tình trạng trẻ em bị lạm dụng tình dục, các trẻ em bị nhiễm HIV, nhiễm chất độc màu da cam đang là một thách thức của toàn xã hội... Từ đó, Bộ đã xây dựng Dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhằm tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất để huy động trẻ em đi học; Xây dựng lớp học linh hoạt, lớp học tình thương; Phối kết hợp với Bộ Công an để giáo dục trẻ em phạm pháp, đồng thời đưa chuyên đề giáo dục Quyền và bổn phận trẻ em vào nhà trường các cấp....

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và ban hành các chính sách về giáo dục trẻ em, vẫn còn có một vài chính sách về giáo dục chưa thực sự phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tế. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng ghi nhận ý kiến của đại biểu và sẽ đầu tư tốt hơn nữa cho công tác này.



VII. Về vấn đề học phí:

33/ Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Tiền Giang, Quảng Ngãi, Sóc Trăng, Lâm Đồng, Hưng Yên, Đắk Nông, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội, Bắc Ninh, Bến Tre, Hà Tây, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Thuận, An Giang, Tây Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Thái Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, nghiên cứu để có quy định về mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, từng đối tượng. Theo quy định hiện nay, mức thu học phí là quá cao, có nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con em đến trường. Việc tăng học phí trong giai đoạn hiện nay là chưa hợp lý, cần có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên ở nông thôn”.

Trả lời:

* Về ý kiến mức thu học phí hiện nay là quá cao, có nhiều gia đình không đủ điều kiện cho con em đến trường:

Khung học phí quy định từ năm 1998 đến nay không thay đổi, trong khi đó từ năm 1998 đến năm 2006, mức giá cả bình quân đã tăng 1,55 lần, thu nhập bình quân 1 người dân tăng 2,47 lần.

Từ năm 1998 đến nay, do nhà nước đã 3 lần điều chỉnh lương tối thiểu (từ 290.000 đồng/người/tháng lên 450.000 đồng/người/tháng và đến nay là 540.000 đồng/người/tháng), nên tỷ trọng chi tiền lương giáo viên và cán bộ quản lý trong chi phí của giáo dục và đào tạo đã tăng lên tương ứng. Trong khi đó phần ngân sách nhà nước cấp bù tăng lương tối thiểu không đủ, các cơ sở giáo dục thiếu kinh phí chi cho các hoạt động giảng dạy học tập khác ngoài lương.

Việc duy trì mức học phí thấp là nguyên nhân của tình trạng các trường phổ thông đã thu thêm một số khoản khác ngoài học phí để phục vụ học sinh và hoạt động của nhà trường (như thu tiền n­­ước uống, tiền học thêm, tiền vệ sinh và bảo vệ tr­­ường, tiền giữ xe đạp, xe máy, tiền điện, giấy thi, thi lại v.v...). Một số trường cao đẳng, đại học công lập cũng thu v­ượt khung học phí quy định.

Cho đến nay, đối với các học sinh gia đình có hoàn cảnh khó khăn (gia đình ở vùng miền núi, vùng sâu, hải đảo, mồ côi cha mẹ, gia đình thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo (thu nhập đầu người quy đổi dưới 13 kg gạo/1tháng), chính sách hỗ trợ việc đi học là miễn phí. Tuy nhiên, ngoài học phí gia đình học sinh cũng phải chi thêm tiền quần áo, dép, sách vở, dụng cụ học tập… Như vậy với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, chi phí này khoảng từ 420.000 đồng đến 550.000 đồng/năm. Nếu không mua bảo hiểm y tế và sách tham khảo thì chi phí này là 420.000 đồng/năm, hay 47.000 đồng/tháng. Nếu giả thiết là hộ có 4 người, trong đó có 2 trẻ đi học, khả năng chi cho học tập tối đa là 6% thu nhập gia đình, thì để chi được 47.000 đồng/1 tháng cho việc học của một em, thu nhập đầu người của hộ gia đình phải từ 389.000 đồng/1 tháng trở lên (389.000 đồng/tháng x 4 x 0,06/2 = 47.000 đồng/1 tháng). Như vậy, với các tỉnh có thu nhập bình quân dưới 390.000 đồng/tháng như: Hà Giang (329.000 đồng/tháng), Bắc Kạn (388.000 đồng/tháng), Lai Châu (273.000 đồng/tháng), Điện Biên (305.000 đồng/tháng), thì hầu hết các gia đình không đủ khả năng chi mỗi tháng 47.000 đồng để cho trẻ có đủ điều kiện tối thiểu đi học. Do đó, để tạo điều kiện cho trẻ đi học ở các địa phương thì miễn học phí vẫn chưa đủ mà phải hỗ trợ thêm kinh phí để trẻ đi học.

Theo chương trình 135, đối với các vùng khó khăn, Nhà nước đã dành kinh phí để hỗ trợ học sinh gia đình nghèo đi học, cụ thể như sau: Hỗ trợ cho con em hộ nghèo đi học các lớp mẫu giáo thôn, bản với mức hỗ trợ cho một học sinh là 70.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm; Hỗ trợ cho học sinh bán trú là con em hộ nghèo đang học tại các trường phổ thông về tiền ăn, dụng cụ sinh hoạt và học tập với mức hỗ trợ cho một học sinh là 140.000 đồng/tháng x 9 tháng/năm.



* Việc tăng học phí trong giai đoạn hiện nay là chưa hợp lý, cần có chính sách miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên ở nông thôn:

Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng đề án học phí mới phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội theo các quan điểm và nguyên tắc: Đối với bậc học phổ thông, Nhà nước là người chi chủ yếu cho giáo dục. Gia đình học sinh chỉ tham gia đóng góp chi phí giáo dục theo khả năng đóng góp của mình. Gia đình nghèo được giảm hoặc miễn học phí, diện rất nghèo còn được hỗ trợ kinh phí để đi học. Như vậy học phí bậc phổ thông và hỗ trợ học tập được thiết kế theo nguyên tắc không để học sinh phải nghỉ học vì nghèo. Mức học phí cụ thể do Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định căn cứ vào trình độ phát triển giáo dục, điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương, thu nhập bình quân thực tế của các nhóm dân cư. Học phí đào tạo nghề các trình độ (sơ cấp tới đại học) được thiết kế tiến tới bù đắp chi phí thường xuyên của đào tạo. Đồng thời Chính phủ đã ban hành chính sách cho vay để học nghề và đại học tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, với mức cho vay tối đa 800 ngàn đồng/sinh viên/tháng (thay vì 300 ngàn đồng/tháng như trước đây). Doanh số cho vay từ 01/10/2007 đến 31/12/2007 đạt 2.504,6 tỷ đồng với 596.345 sinh viên vay. Như vậy tỉ lệ học sinh học nghề dài hạn và học đại học, cao đẳng được vay để học đạt khoảng 25%, trong khi tỉ lệ hộ nghèo của cả nước khoảng 15%.



34/ Cử tri các tỉnh Bình Định, Lạng Sơn, TP. Hồ Chí Minh kiến nghị: “Có chính sách giảm học phí cho học sinh cấp II, III và có chương trình hỗ trợ đặc biệt dành cho sinh viên đại học khó khăn, chăm ngoan, học giỏi”.

Trả lời:

Hiện nay chúng ta đã có các chính sách giảm và miễn học phí cho gia đình nghèo. Đối với bậc trung học, tỉ lệ được giảm, miễn học phí là 30%. Tuy nhiên, ở các tỉnh rất khó khăn, dù miễn học phí, gia đình vẫn không có đủ chi phí tối thiểu để mua sắm quần áo, dụng cụ học tập, ăn trưa. Vì vậy trong Đề án học phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chính phủ đã đề xuất việc Nhà nước hỗ trợ kinh phí cho hộ rất nghèo để lo cho con em đi học, ngoài việc được miễn học phí.

- Đối với học sinh học nghề, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, Nhà nước đã có chính sách cho vay tín dụng (Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học, sinh sinh viên), Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận hoàn cảnh gia đình của học sinh, sinh viên để được vay tín dụng tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên gia đình nghèo được giáo dục nghề nghiệp, có công ăn việc làm ổn định.

- Đối với sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, ngoài chính sách nhà nước cho vay tín dụng nêu trên, nếu học giỏi nhà nước còn có chính sách học bổng khuyến khích học tập với mức học bổng tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức trần học phí hiện hành (Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).



35/ Cử tri tỉnhLong An kiến nghị: “Có chế độ miễn giảm học phí cho học sinh ở các trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc đối tượng chính sách xã hội giống như học sinh trường phổ thông”.

Trả lời:

Trung tâm giáo dục thường xuyên với chức năng nhiệm vụ giáo dục bổ túc trung học cơ sở, trung học phổ thông đã được nhà nước hỗ trợ kinh phí, đây là loại hình giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, do đó người học đóng một phần học phí, lệ phí góp phần cho hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do đặc thù trung tâm giáo dục thường xuyên là hoạt động xã hội hóa, tạo môi trường học tập cho mọi người, do đó Nhà nước chỉ có khả năng hỗ trợ một phần kinh phí cho các trung tâm, nếu miễn học phí cho các đối tượng này, ngân sách Nhà nước không có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập cho mọi người. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xem xét để bổ sung đối tượng chính sách xã hội được vay đi học, để vừa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và đảm bảo nguồn kinh phí hoạt động cho các Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Theo phân cấp hiện nay, việc quy định mức học phí, miễn giảm học phí đối với các trung tâm giáo dục thường xuyên do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định, căn cứ vào trình độ phát triển giáo dục và điều kiện kinh tế – xã hội của các địa phương.

36/ Cử tri các tỉnh Khánh Hòa, Vĩnh Long, An Giang kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét việc thu học phí của học sinh trường trung học cơ sở 8.000 đ/tháng, vì nhà nước ta đang có chủ trương phổ cập giáo dục trung học cơ sở nên cần động viên và tạo điều kiện cho các em học sinh đến trường (theo cử tri nên bỏ khoản thu này)”.

Trả lời:

Luật Giáo dục năm 2005 quy định: miễn học phí cho học sinh bậc tiểu học. Hiện nay, các tỉnh, thành phố cơ bản đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học và đang phấn đấu đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở trong cả nước vào năm 2010. Đến nay, 39 tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Mức học phí Trung học cơ sở 8.000 đ/tháng là không cao với gia đình thu nhập trung bình trở lên. Hộ nghèo đã có chính sách giảm, miễn học phí. Việc các hộ không nghèo đóng học phí ở mức chấp nhận được chính là một sự đóng góp nhỏ với nhà nước để có điều kiện miễn giảm cho học sinh vùng núi, vùng rất khó khăn. Đối với các gia đình rất nghèo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kiến nghị Chính phủ có hỗ trợ kinh phí để mua quần áo, đồ dùng học tập để các em vẫn đi học được.



VIII. Vấn đề khác:

37/ Cử tri tỉnhHải Dương kiến nghị: “Nâng thời gian thực tập, kiến tập của các giáo sinh tại các trường sư phạm để có nhiều kinh nghiệm thực tế hơn”.

Trả lời:

Thực tập sư phạm được thực hiện vào năm thứ hai và năm thứ ba đối với sinh viên cao đẳng sư phạm, năm thứ ba và năm thứ tư với sinh viên đại học sư phạm. Theo Quyết định số 28/2006/QĐ-BGDĐT ngày 28/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình khung của các trường đại học sư phạm, thời gian thực tế, thực tập của sinh viên gồm 10 tuần, việc xác định thời lượng này dựa trên cơ sở khoa học Tâm lí - Giáo dục học và thực tiễn, trên cơ sở phân bổ hợp lý quỹ thời gian cho các môn học trong chương trình giáo dục đại học ngành sư phạm, được chia thành 2 đợt.

1/ Đợt 1 (năm thứ Ba): 5 tuần, bao gồm:

- 01 tuần thực tập tại trường. Trong tuần này, sinh viên rèn kĩ năng viết bảng, thuyết trình, nghiên cứu phân phối chương trình chuyên môn, tập soạn giáo án, tập giảng và chuẩn bị kế hoạch thực tập.

- 04 tuần thực tập tại trường phổ thông với hai nhiệm vụ:

a) Thực tập giáo dục:

+ Sinh viên tìm hiểu tình hình giáo dục tại địa phương trường thực tập, cơ cấu tổ chức của một trường học, tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và truyền thống của trường;

+ Thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm: tìm hiểu học sinh trong lớp (học tập, đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp,...), nghiên cứu quy chế đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh.

b) Thực tập giảng dạy:

Mỗi sinh viên phải thực tập giảng dạy 2 tiết để giáo viên hướng dẫn cho điểm đánh giá. Đối với các khoa đào tạo 2 môn thì mỗi môn giảng 01 tiết.

2/ Đợt 2 (năm thứ Tư): 5 tuần

a) Thực tập giáo dục:

+ Củng cố thêm kiến thức về thực tế giáo dục tại địa phương trường thực tập, cơ cấu tổ chức của một trường học, tình hình đội ngũ cán bộ giáo viên và truyền thống của trường;

+ Thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm: tìm hiểu học sinh trong lớp (học tập, đạo đức và các hoạt động ngoài giờ lên lớp,...), thăm hỏi gia đình học sinh, tìm hiểu – giáo dục học sinh cá biệt (nếu có), tổ chức các hoạt động ngoại khoá (văn nghệ, thể thao, báo tường,...).

b) Thực tập giảng dạy:

+ Nghiên cứu Quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học sinh;

+ Mỗi sinh viên phải thực tập giảng dạy 6 đến 8 tiết để giáo viên hướng dẫn cho điểm đánh giá.

Để có thể tham gia thực tập sư phạm, sinh viên phải hoàn thành nhiệm vụ học tập các môn học theo đúng kế hoạch đào tạo, đặc biệt phải được được tích luỹ tri thức, rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm thực tế liên quan đến lao động nghề nghiệp trong quá trình học tập các môn học nghiệp vụ như Tâm lý học, Giáo dục học (11 đơn vị học trình), Lý luận dạy học bộ môn (4 đến 5 đơn vị học trình), Hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên... Hơn nữa, các trường sư phạm đều có công tác chuẩn bị cho sinh viên trước khi đi thực tập. Trong chương trình nghiệp vụ của bộ môn Phương pháp giảng dạy bộ môn, sinh viên đã được dự giờ thăm lớp ở các trường thực hành sư phạm; các khoa và bộ môn cũng có các hoạt động thi nghiệp vụ (soạn giáo án, viết bảng, kể chuyện,...) do khoa hoặc khoa phối hợp với Đoàn TNCS HCM và Hội Sinh viên tổ chức.

Những hạn chế trong kinh nghiệm thực tế về giáo dục phổ thông là do việc tổ chức đào tạo ở các trường sư phạm hiện nay chưa thực sự gắn liền với những thay đổi hàng ngày, hàng giờ của nhà trường phổ thông.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao cho Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục triển khai nghiên cứu về mô hình đào tạo giáo viên. Trong nghiên cứu này, vấn đề tăng cường năng lực thích ứng nghề nghiệp của sinh viên sư phạm là một trong những vấn đề được đặc biệt quan tâm. Theo đó, thời lượng thực hành nghề nghiệp của sinh viên được tăng cường bằng việc lấy trường phổ thông làm môi trường đào tạo sinh viên sư phạm, gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo của trường sư phạm với hoạt động giáo dục ở trường phổ thông. Các vấn đề như: đưa sinh viên xuống trường phổ thông ngay từ năm thứ nhất; đảm bảo sinh viên phải được tham gia hoạt động giáo dục trong những điều kiện phát triển giáo dục khác nhau (miền núi, đồng bằng, thành thị.v.v.); tăng cường vai trò của giáo viên giỏi của trường phổ thông vào phát triển chương trình và tổ chức đào tạo ở trường sư phạm; giảng viên dạy môn “Phương pháp giảng dạy bộ môn” tham gia dạy học ở trường phổ thông để tổ chức cho sinh viên học tập môn học này tại trường phổ thông; phát triển mạng lưới trường thực hành của các trường sư phạm ... đã được đặt ra.

Khi những vấn đề nêu trên được thực hiện tốt thì thực tập sư phạm ở những năm cuối của sinh viên sẽ có ý nghĩa và giá trị cao hơn, cho dù thời lượng thực tập sư phạm vẫn như chương trình hiện hành.

38/ Cử tri tỉnhLạng Sơn kiến nghị: “Tình trạng một số sinh viên các trường chuyên nghiệp hiện nay có phong trào “sống thử” vi phạm đến đạo đức, lối sống đạo đức truyền thống của dân tộc. Hiện tượng thầy cô giáo xúc phạm học sinh còn xảy ra, cần có phương pháp và biện pháp giáo dục, ngăn chặn”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương