PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang30/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   48

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và môi trường xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, xem xét thảo luận trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trong thời gian tới.



12/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội kiến nghị: “Việc quy định bồi thường bằng đất ở, đất dịch vụ đối với các hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp bị thu hồi 30% diện tích đất nông nghiệp là chưa cụ thể, dễ xảy ra trường hợp một số hộ dân được bồi thường nhiều lần. Mặt khác, việc quy định phải chuẩn bị hồ sơ địa chính, lập, thẩm định và xét duyệt phuơng án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư... trước khi có quyết định giao đất cũng gây nhiều khó khăn cho các cơ quan trong việc giải phóng mặt bằng. Đề nghị Chính phủ sửa đổi, bổ sung quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực sự hài hoà giữa lợi ích của người dân, nhà đầu tư và Nhà nước”.

Trả lời:

Bộ Tài nguyên và môi trường xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, xem xét thảo luận trong quá trình xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai trong thời gian tới.



13/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị quy định rõ Điều 16 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ. Theo Điều này có quy định trường hợp giao đất trái thẩm quyền nhưng người sử dụng đất đã nộp tiền để được sử dụng thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cần làm rõ là cơ quan nào đã giao đất trái thẩm quyền (Uỷ ban nhân dân hay cơ quan, tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất tự ý giao đất cho cán bộ), tiền đó đã nộp vào ngân sách hay chưa nộp? Đã nộp đủ hay chưa đủ so với chính sách quy định tại thời điểm nộp tiền và nếu chưa nộp đủ thì nay xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải nộp như thế nào?”.

Trả lời:

Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2001 đã quy định rõ thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của Chính phủ, của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện đối với từng loại đối tượng cụ thể. Việc các cơ quan, tổ chức khác không có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mà thực hiện việc giao đất, cho thuê hoặc các cấp chính quyền nêu trên giao đất không đúng đối tượng thì việc giao đất, cho thuê đất đó đều là trái thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ thì đối với trường hợp đất được giao không đúng thẩm quyền, người đang sử dụng đất chỉ cần có giấy tờ chứng minh về việc đã nộp tiền cho cơ quan, tổ chức trước ngày 01 tháng 7 năm 2004, nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch thì người đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định người sử dụng đất đã nộp tiền là người sử dụng đất đã nộp đủ số tiền theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước tại thời điểm được giao đất mà không đề cập đến việc số tiền đó được cơ quan Nhà nước dùng vào việc gì hoặc đã nộp vào ngân sách Nhà nước hay chưa.

14/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, có thời hạn (bằng hoặc ngắn hơn thời gian quy hoạch) để người dân có căn cứ thực hiện các quyền dân sự như: thế chấp ngân hàng, mua bán, thừa kế... đồng thời để nhân dân yên tâm sinh sống và sản xuất trong vùng quy hoạch như: sửa chữa nhà cửa, trồng cây ngắn ngày... vì thực tế khi nhà bị xuống cấp, người dân không được phép xây dựng, sửa chữa trong khi dự án không biết khi nào mới triển khai”.

Trả lời:

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được quy định tại Điều 49 của Luật Đất đai và Điều 41 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai, trong đó quy định Nhà nước thống nhất cấp một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chính thức) cho người sử dụng đất trong các trường hợp quy định tại các Điều 49, 50, 51 của Luật Đất đai và các Điều 14, Điều 15 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai mà không quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời. Quy định này nhằm bảo đảm sự thống nhất trong quản lý đất đai; mặt khác nếu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời sẽ không có cơ sở pháp lý, do đó sẽ không thể bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất mà pháp luật đất đai đã quy định. Theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật Đất đai thì người sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã công bố mà chưa có quyết định thu hồi vẫn được tiếp tục sử dụng đất và được thực hiện đầy đủ các quyền của người sử dụng đất đã được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (kể cả việc thế chấp hoặc chuyển quyền sử dụng đất) theo quy định tại Chương IV của Luật Đất đai. Việc hạn chế xây dựng, cải tạo công trình trong phạm vi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã công bố là nhằm tránh sự lãng phí cho chủ sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện quy hoạch. Trường hợp công trình hiện có cần phải sửa chữa để tiếp tục sử dụng trong thời gian chưa thu hồi đất thì vẫn có thể được thực hiện, nhưng phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Để hạn chế sự ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất trong phạm vi quy hoạch đã công bố, Thủ tướng chính phủ đã có Chỉ thị số 09/2007/CT-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2007 về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư, trong đó đã giao cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố rà soát, xử lý dứt điểm các trường hợp quy hoạch đang bị coi là “treo”. Bộ Tài nguyên và môi trường đang phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thực hiện rà soát, hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nhằm bảo đảm nâng cao chất lượng và tính khả thi của việc lập quy hoạch sử dụng đất nhằm hạn chế tình trạng quy hoạch mà không thực hiện “quy hoạch treo” hiện nay.

15/ Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Về việc ghi nợ tiền sử dụng đất, theo quy định tại khoản 3 Điều 5, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ đã nêu rõ “giao Bộ Tài nguyên và môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện” nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn của hai Bộ chủ quản nên việc tổ chức thực hiện gặp rất nhiều khó khăn”.

Trả lời:

Về việc ghi nợ tiền sử dụng đất trên cơ sở quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường và Bộ Tài chính đang tập trung hoàn thiện Thông tư liên tịch nhằm hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP theo hướng hộ gia đình, cá nhân chưa đủ khả năng nộp tiền sử dụng đất có nguyện vọng được ghi nợ thì được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong các trường hợp: Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở mà phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP; Hộ gia đình, cá nhân được chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư, không được công nhận là đất ở hoặc chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất ở phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định tại Nghị định số l98/2004/NĐ-CP; Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất tái định cư.

Thông tư liên tịch này đang trong giai đoạn hoàn thiện, dự kiến sẽ được ban hành trong quý I năm 2008.

16/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Luật và Nghị định không có quy định cụ thể về cách xử lý trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích đất ở có diện tích vượt hạn mức nhưng không có vườn ao; việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 4, Điều 21, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP do cơ quan nào thực hiện; thủ tục lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá rườm rà, không phù hợp với yêu cầu cải cách thủ tục hành chính đang đặt ra”.

Trả lời:

1. Đối với trường hợp thửa đất sử dụng vào mục đích đất ở không có vườn, ao thì căn cứ vào tình trạng có hoặc không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất để xử lý theo quy định tại các khoản từ khoản 1 đến khoản 7 Điều 50 của Luật Đất đai để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai.

2. Việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 4, Điều 21 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ, thì do cơ quan Nhà nước đã được nêu cụ thể tại nội dung bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân.

Về vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Chính phủ đang tích cực chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và tập trung vào một số giải pháp:

a) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai;

b) Hoàn chỉnh bộ máy quản lý, nâng cao trình độ cán bộ chuyên môn;

c) Tăng nguồn lực tài chính cho hoạt động quản lý đất đai;

d) Thực hiện đăng ký cho tất cả các trường hợp đang sử dụng đất mà chưa đăng ký;

đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai;

e) Tăng cường công tác kiểm tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.



17/ Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: “Đề nghị Bộ Tài nguyên và môi trường xem xét lại quy định việc thực hiện lưu “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” tại cơ quan địa chính khi tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (điểm a, khoản 1, Điều 2 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường) vì tất cả các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người được cấp và trong sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc lưu “Bìa trắng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” với giá 4.200 đồng tại cơ quan có thẩm quyền, có lẽ là sự lãng phí không cần thiết cũng như làm cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải đầu tư thêm thời gian, nhân lực, cơ sở vật chất cho công tác này từ khâu làm thủ tục đến khâu lưu trữ”.

Trả lời:

Quy định cấp giấy chứng nhận gồm 2 bản (một bản cấp cho người sử dụng đất và một bản được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường được thực hiện theo quy định tại Điều 48 của Luật Đất đai và khoản 3 Điều 41 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai.

Quy định này là bước đổi mới quan trọng nhằm:

- Để cơ quan Nhà nước có cơ sở pháp lý đầy đủ trong quá trình thực hiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai (như việc giải quyết tranh chấp đất đai, cấp lại, cấp đổi giấy chứng nhận khi bị mất hoặc hư hỏng, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến thửa đất đã cấp giấy chứng nhận...), tránh tình trạng giả mạo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Việc giữ bản lưu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tiến tới xây dựng hệ thống đăng ký tự động (lập hồ sơ địa chính dạng số thay thế hệ thống hồ sơ địa chính trên giấy hiện nay) nhằm đơn giản hóa thủ tục và cung cấp thông tin đất đai một cách tiện lợi góp phần làm minh bạch thị trường bất động sản.

18/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đề nghị Trung ương sớm sửa đổi quy định bất hợp lý của Thông tư liên bộ Tư pháp - Tài nguyên môi trường về việc cho vay có thế chấp tài sản (phải đến phòng Tài nguyên và môi trường xác nhận vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đóng lệ phí 60.000đ). Việc này cử tri đã kiến nghị nhiều lần và Đại biểu Quốc hội khoá XI đã chất vấn. Bộ trưởng Mai Ái Trực hứa khắc phục nhưng đã quá lâu mà chưa sửa đổi”.

Trả lời:

Ngay sau khi có ý kiến kiến nghị của cử tri và chất vấn của các vị Đại biểu Quốc hội khoá XI, Bộ Tài nguyên và môi trường đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại đất đai; trên cơ sở đó Bộ đã ban hành Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 15 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP. Trong đó đã quy định việc đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, cá nhân có thể được thực hiện tại Uỷ ban nhân dân xã mà không phải đến Phòng Tài nguyên và môi trường như cử tri đã nêu.

Đối với vấn đề nộp lệ phí khi đăng ký thế chấp: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10 tháng 01 năm 2007, Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT/BTC-BTP hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; trong đó tại khoản 3 mục I đã quy định không thu lệ phí đối với hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương và sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối khi thực hiện đăng ký, xóa đăng ký hoặc sửa chữa nội dung đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

19/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đề nghị Trung ương sớm sửa đổi quy định bất hợp lý của Thông tư 05 liên Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và môi trường về việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đấi của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn gây phiền hà khi lập thủ tục vay tiền. Cử tri đề nghị sửa đổi theo hướng: người dân khi vay với số tiền lớn (có thể từ 50 triệu đồng trở lên) mới phải đến Uỷ ban nhân dân xã hoặc Phòng đăng ký quản lý quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện hành vi đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất với thủ tục đơn giản, lệ phí thấp”.

Trả lời:

Việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của cả bên vay và bên cho vay, đảm bảo thứ tự ưu tiên thanh toán nợ cho bên thứ ba có liên quan. Để phù hợp với thực tiễn pháp luật đất đai và các pháp luật có liên quan đã có những quy định sát với yêu cầu thực tiễn đáp ứng được yêu cầu người vay như:

1. Theo quy định của pháp luật về tín dụng thì cơ chế vay vốn có thế chấp bằng quyền sử dụng đất là một trong nhiều hình thức vay vốn, quy định riêng cho người nghèo vay vốn để sản xuất, kinh doanh, cho con em đi học cao đẳng, đại học theo hình thức tín chấp.

2. Theo quy định tại Điều 31 của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ bổ sung một số trường hợp về cấp giấy chứng nhận, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 thì đối với các xã, thị trấn ở xã huyện lỵ thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện được ủy quyền cho cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện đăng ký ngay tại xã, thị trấn để thuận tiện cho người dân.

3. Thông tư liên tịch số 03/2007/TTLT/BTC-BTP ngày 10 tháng 01 năm 2007 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký và phí công cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; viết giấy biên nhận lệ phí đăng ký thế chấp đã quy định các trường hợp được miễn, giảm lệ phí đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cho phù hợp.

20/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh kiến nghị: “Hiện nay, tình hình giáo hội thiên chúa đổi đất, lấn chiếm đất để mở rộng khuôn viên thờ tự hoặc đòi lại đất cũ... diễn ra phức tạp ở các địa phương trong tỉnh. Giáo hội thường sử dụng quần chúng giáo dân gây áp lực, biến các việc làm đó thành “việc đã rồi” buộc chính quyền hợp pháp hóa. Đề nghị Chính phủ có văn bản quy định lại cụ thể về giải quyết việc đòi đất của các cơ sở tôn giáo, đặc biệt là giải quyết việc đòi lại đất cũ”.

Trả lời:

1. Về việc nhận chuyển quyền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo (nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng, chuyển đổi), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, quy định tại khoản 3, Điều 10 như sau:

“Đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở hoạt động từ thiện và đất do cơ sở tôn giáo sử dụng quy định tại khoản 1 Điều 99 của Luật Đất đai (kể cả trường hợp nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho trước ngày 01 tháng 7 năm 2004) nay được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận là không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận, được sử dụng theo chế độ sử dụng đất tương ứng với mục đích đó như đối với hộ gia đình, cá nhân, được chuyển mục đích sử dụng đất theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh”.

2. Về việc đòi lại đất cũ phải thực hiện đúng các quy định về pháp luật đất đai: Theo tinh thần của Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội về nhà đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01 tháng 9 năm 1991, đối với các loại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định và nhà đất của các đoàn hội, tôn giáo thì Nhà nước không xem xét lại chủ trương, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991.

Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất.

Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo sử dụng trước đây nhưng do chiến tranh, thiên tai... cơ sở tôn giáo không thể tiếp tục sử dụng, đã được sử dụng vào mục đích khác, nay cơ sở có nhu cầu sử dụng và xin lại thì được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét có thể giao đất mới và không thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà không đặt vấn đề trả lại đất cũ.

Hiện nay các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đang nghiên cứu, đề xuất giải pháp cụ thể để trình Chính phủ giải quyết đứt điểm các trường hợp cơ sở tôn giáo đòi lại đất cũ.

II. LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

21/ Cử tri thành phố Hà Nội, tỉnh Vĩnh Long, Lạng Sơn, Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ quan tâm đầu tư và có chính sách xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường ở thành phố và ở nông thôn như: hỗ trợ thêm các khu công nghiệp, cần đưa các nhà máy trong nội thành vào các khu công nghiệp được quy hoạch ở ngoại thành, các nhà máy này phải đảm bảo các điều kiện về môi trường và phải có trách nhiệm chi trả những chi phí bảo vệ môi trường, đối với vùng nông thôn cần chỉ đạo xây dựng quy hoạch các điểm tập kết rác thải để người dân có chỗ tập trung rác thải, bảo đảm vệ sinh môi trường, cần có những chương trình nghiên cứu đầu tư xây dựng hệ thống lò đốt và xử lý rác thải thành phân bón có lợi trong nông nghiệp, tránh để người dân bị ảnh hưởng do khu công nghiệp phát triển gây ô nhiễm môi trường”.

Trả lời:

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các doanh nghiệp chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Chính phủ đã xây dựng và ban hành nhiều luật và văn bản dưới luật, trong đó có những chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, đặc biệt đối với các dự án xử lý môi trường tại các khu công nghiệp luôn được quan tâm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện, có các chính sách hỗ trợ như vay vốn ưu đãi từ các tổ chức tín dụng như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam...

Để giải quyết tình hình ô nhiễm môi trường trong cả nước nói chung và các khu vực nông thôn nói riêng, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo các địa phương có liên quan tập trung triển khai nhiều biện pháp quản lý như:

- Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp: Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường do các loại hóa chất nông nghiệp, đặc biệt là các loại thuốc bảo vệ thực vật POP; đồng thời lập kế hoạch và tiến hành xử lý triệt để các kho thuốc và các điểm nóng do ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, tại các địa phương;

- Triển khai các biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát ô nhiễm môi trường các làng nghề: Bộ Tài nguyên và môi trường đã chỉ đạo và phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra môi trường tại các làng nghề; đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường của các loại hình làng nghề gây ra ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng; đôn đốc các địa phương có quy hoạch phát triển làng nghề phù hợp; có quy hoạch xử lý chất thải cho từng làng nghề và có biện pháp xử lý nghiêm các làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Trong thời gian vừa qua, Bộ đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng các dự án kiểm soát ô nhiễm, xứ lý ô nhiễm các làng nghề; hỗ trợ địa phương trong công tác quy hoạch phát triển các làng nghề; tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường các làng nghề.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 80, Luật Bảo vệ môi trường thì Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và môi trường xây dựng quy hoạch tổng thể quốc gia về thu gom, tái chế, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trong thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên và môi trường, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thẩm định, đánh giá tổ chức triển khai áp dụng công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với hoàn cảnh trong nước.

Đặc biệt, Bộ Tài nguyên và môi trường đã nghiên cứu, điều tra xây dựng các mô hình quản lý chất thải rắn cho khu vực nông thôn, cụ thể:

- Tiến hành nghiên cứu, thử nghiệm, xây dựng và phổ biến mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt (bao gồm thu gom, phân loại, xử lý, tiêu hủy) cho khu vực nông thôn. Các mô hình được xây dựng theo đặc thù của 7 loại hình vùng nông thôn ở nước ta, bao gồm: vùng thuần nông; vùng trung du, vùng nông thôn miền núi; vùng thị trấn, ven đô; vùng phân lũ; vùng đồng bằng ven biển; vùng nông thôn có làng nghề;

- Tiến hành điều tra, nghiên cứu, xây dựng và phổ biến mô hình xử lý các loại chất thải từ hoạt động chăn nuôi của các vùng nông thôn;

- Chủ trì tổ chức các Hội chợ triển lãm về công nghệ môi trường nhằm huy động các nguồn lực hợp tác quốc tế đầu tư cho xử lý chất thải rắn, hỗ trợ hình thành thị trường công nghệ môi trường và phát triển ngành công nghiệp môi trường ở Việt Nam; phối hợp triển khai các dự án về xử lý chất thải rắn như dự án thí điểm về phân loại rác tại nguồn (3R) tại Hà Nội.



22/ Cử tri tỉnh Hà Tây, Hà Nam kiến nghị: “Cử tri tiếp tục phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Đáy, sông Nhuệ. Đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án cải tạo hai dòng sông này. Vấn đề này cử tri đã kiến nghị nhiều lần”.

Trả lời:

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo tại Công văn số 5724/VPCP-DP ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về việc bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy (viết tắt là sông Nhuệ - Đáy). Trong đó, giao và phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy (Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Hòa Bình, Nam Định và Ninh Bình). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, một số các hoạt động đã được các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh triển khai cụ thể như sau:

- Từ năm 2004 đến nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các địa phương và các Bộ, ngành có liên quan điều tiết nước sông vào mùa khô và mùa lũ, đảm bảo đủ nguồn nước sạch cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, tiêu thoát lũ và tăng khả năng tự làm sạch của các sông trong lưu vực; đã hỗ trợ các địa phương xây dựng một số công trình xử lý nước thải làng nghề, chợ, bệnh viện tại các tỉnh Hà Tây và Hà Nam;

- Năm 2005 và 2006, đã hỗ trợ tỉnh Hà Nam thực hiện dự án “Tăng cường trang thiết bị cho hệ thống trạm quan trắc và phân tích môi trường nước lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy tại tỉnh Hà Nam” với tổng giá trị là 5.655.000.000 đồng, bước đầu đã thu được một số kết quả khả quan. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đang triển khai công tác điều tra, đánh giá ô nhiễm Asen trong nước ngầm tự nhiên của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy.

Bộ Tài nguyên và môi trường cũng đã phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam xây dựng dự án xử lý rác thải công suất 120 tấn/ngày đêm với tổng kinh phí khoảng 70 tỷ đồng và dự án xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 5.000 m3/ngày đêm với tổng kinh phí là 164 tỷ đồng. Đây là 2 dự án sử dụng vốn vay của Vương quốc Bỉ. Nếu hai dự án này triển khai thực hiện sẽ khắc phục đáng kể tình trạng ô nhiễm hiện nay.

- Năm 2006, Bộ Tài nguyên và môi trường đã phối hợp với các địa phương tiếp tục rà soát các nguồn thải vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy, tiến hành khảo sát, quan trắc chất lượng nước sông, nước thải sinh hoạt và làng nghề; tổ chức kiểm tra, thanh tra diện rộng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đang hoạt động (viết tắt là cơ sở, KCN, CCN), xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực: Đoàn thanh tra, kiểm tra đã tiến hành xử phạt 40 cơ sở vi phạm nghiêm trọng với số tiền là: 247.700.000 đồng. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra, Bộ Tài nguyên và môi trường đã có Công văn số 5369/BTNMT-BVMT ngày 05 tháng 12 năm 2006 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy và đề xuất các biện pháp trước mắt và lâu dài.

- Năm 2007: Chính phủ đã giao cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội chủ trì, cùng với Uỷ ban nhân dân các tỉnh trong lưu vực và các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy” theo nội dung Công văn số 5724/VPCP-ĐP ngày 19 tháng 10 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ. Ngày 29 tháng 6 năm 2007: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cùng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các Bộ, ngành liên quan đã hoàn thiện “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy” và trình Thủ tướng Chính phủ.

- Hiện nay, Bộ Tài nguyên và môi trường đang tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch năm 2008 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, y tế, làng nghề, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông Nhuệ - Đáy, để có các biện pháp xử lý kiên quyết.



23/ Cử tri tỉnh Bến Tre kiến nghị: Bến Tre có 3 huyện giáp biển, đời sống của người dân vùng này rất khó khăn. Khó khăn lớn nhất là vấn đề nước sạch phục vụ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Kiến nghị hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà máy nước sạch để đời sống của người dân được bảo đảm hơn”. (Cử tri Giao Trạch - Thạnh Phú và cư tri thị trấn Ba Tri)

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   26   27   28   29   30   31   32   33   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương