PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang26/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   48

Trả lời:

Căn cứ Nghị quyết số 687 ngày 03/4/1991 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thì những cá nhân, tổ chức nước ngoài phải rời khỏi I-rắc trong khoảng thời gian từ 02/8/1990 đến 02/3/1991 do chiến tranh Vùng Vịnh được đền bù thiệt hại. Uỷ ban đền bù Liên Hợp quốc quy định các tiêu chuẩn về đối tượng được đền bù, mức đền bù. Các nước có người lao động thuộc các đối tượng được đền bù yêu cầu người lao động kê khai và gửi danh sách để Uỷ ban đền bù Liên Hợp quốc xét duyệt, chi trả sau khi xét duyệt. Đối với Việt Nam, Uỷ ban đền bù Liên Hợp quốc sẽ chuyển tiền đền bù vào Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam để chi trả cho người lao động. Để thực hiện việc lập hồ sơ và tổ chức chi trả tiền đền bù cho người lao động, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban chỉ đạo chi trả đền bù do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, có sự tham gia của một số Bộ, ngành liên quan, trong đó có đại diện của các Bộ, ngành có lao động đi làm việc tại I-rắc. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã cùng với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn và tổ chức cho người lao động kê khai hồ sơ đề nghị đền bù. Các Bộ, ngành có lao động đi làm việc tại I-rắc cũng thành lập Ban chi trả đền bù của Bộ để thực hiện việc tổ chức, hướng dẫn người lao động kê khai hồ sơ, phối hợp với Ngân hàng chi trả đền bù cho người lao động khi Liên hợp quốc chuyển tiền đền bù về. Đến ngày 14/8/1993, ta đã hoàn tất và chuyển hồ sơ của 16.001 người lao động để Liên Hợp quốc xét duyệt. Từ tháng 3/1997 đến tháng 4/2001, Uỷ ban Liên Hợp quốc đã chuyển hết tiền đền bù cho Chính phủ ta để ta chi trả cho 16.001 người đã được kê khai hồ sơ nêu trên. Trong số đó, có 10 người mặc dù đã kê khai theo quy định của Liên Hợp quốc nhưng từ khi nhận được tiền từ Uỷ ban đền bù Liên Hợp quốc, ta không tìm thấy nên tiền đền bù của những người này đã hoàn trả lại Uỷ ban đền bù Liên Hợp quốc.

Việc hướng dẫn người lao động kê khai hồ sơ, quy định và cách thức xét duyệt đền bù của Liên Hợp quốc, danh sách công dân Việt Nam được hưởng đền bù của từng đợt được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Đến năm 2002 thì việc chi trả đền bù đã hoàn thành. Từ đó đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không nhận được khiếu nại của công dân đi lao động tại I-rắc về trước hạn do chiến tranh Vùng Vịnh thuộc diện đền bù của Liên Hợp quốc mà chưa được giải quyết.

Về phía Nhà nước ta, theo quy định hiện hành thì những người đi hợp tác lao động theo các Hiệp định, Nghị định thư về hợp tác lao động đã ký giữa nước ta với các nước từ năm 1990 trở về trước (trong đó có I-rắc) thì thời gian làm việc theo Hiệp định của người lao động sẽ được tính để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định tại Thông tư số 12/TT-LB ngày 3/8/1992 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính

Về việc có gần 2000 người là đối tượng đi lao động ở I-rắc về nước trước thời hạn vẫn chưa được hưởng chế độ như cử tri nêu trên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không nhận được đề nghị của họ nên không có cơ sở để xem xét trả lời.

IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

40/ Cử tri tỉnh Bắc Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội mở trang thông tin điện tử thông báo phần mộ liệt sỹ hy sinh trong các cuộc chiến tranh”.

Trả lời:

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xin ghi nhận kiến nghị này để nghiên cứu thực hiện./.


BỘ NỘI VỤ
1/ Cử tri tỉnh Hà Tây, Vĩnh Phúc kiến nghị:

Đề nghị Nhà nước xem xét, sửa đổi quy định độ tuổi tuyển dụng vào công chức cấp xã, hiện nay quy định tối đa là 35 tuổi chưa phù hợp, đề nghị nâng mức tối đa lên 40 tuổi”.

Theo Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường thị trấn quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ, công chức phải ở độ tuổi dưới 35 là không phù hợp. Vì nhiều khi cán bộ cấp trưởng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì cán bộ nguồn đã quá tuổi bổ nhiệm. Trong khi số cán bộ nguồn của xã có hạn, khó có thể điều cán bộ từ huyện về hoặc từ xã khác đến. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu và có quy định phù hợp để vừa đảm bảo trẻ hoá đội ngũ cán bộ cấp xã vừa phù hợp với thực tiễn”.

Trả lời (Tại Công văn số 566/BNV-CQĐP ngày 29/02/2008 và Công văn số 603/BNV-CQĐP ngày 04/03/2008):

- Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn không quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ, công chức phải ở độ tuổi dưới 35 .

- Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ công chức xã, phường, thị trấn. Trong đó, đối với công chức cấp xã có quy định độ tuổi: không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.

Sau hơn 5 năm thực hiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành quy định Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn những mặt cơ bản đã đạt được:

- Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn từng bước được phát triển cả về số lượng và chất lượng; việc thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ và chính sách thu hút cán bộ trẻ, sinh viên mới tốt nghiệp về công tác ở cơ sở nên đã từng bước nâng được trình độ và trẻ hoá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Phong trào học tập nâng cao trình độ của cán bộ, công chức cấp xã được đẩy mạnh hơn.

- Việc chuyển từ chế độ sinh hoạt phí sang chế độ tiền lương đã tạo sự an tâm phấn khởi hơn trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở.

- Kỷ cương hành chính, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ cơ sở có nhiều chuyển biến tích cực, theo hướng tôn trọng quyền làm chủ tập thể của nhân dân.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã phát sinh những vướng mắc, bất cập về định biên, tiền lương, chế độ BHXH... đối với cán bộ, công chức cáp xã (trong đó có tiêu chuẩn về tuổi đời tuyển dụng lần đầu đối với cán bộ, công chức cấp xã chưa phù hợp với Pháp lệnh cán bộ, công chức).

Bộ Nội vụ được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Đề án tổng thể về chế độ, chính sách đối với cán bộ cơ sở xã, phường, thị trấn, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức ở xã, phường thị trấn. Nội dung cử tri nêu trên sẽ được thực hiện trong lộ trình thực hiện Đề án.

2/ Cử tri tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế kiến nghị:

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan và tỉnh Thừa Thiên Huế sớm tổ chức thực hiện đúng tinh thần Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 về việc xác định đường ranh giới giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị”.

Theo Nghị quyết Quốc hội khoá VIII, tại kỳ họp thử 5 thông qua ngày 30/6/1989 về việc phân vạch địa giới 3 tỉnh Thừa Thiên Huế - Quảng Trị - Quảng Bình trong đó phân định rõ đơn vị hành chính xã Hồng Thuỷ thuộc huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cho đến nay, việc quản lý hành chính và các hoạt động kinh tế, xã hội của xã Hồng Thuỷ vẫn ổn định theo nguyên trạng mà Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua. Đề nghị Trung ương nghiên cứu, sớm giải quyết ranh giới hành chính giữa huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) và huyện Hải Lăng (Quảng Trị), giữa huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) và huyện Đăk Rông (tỉnh Quảng Trị)”.

Trả lời (Tại Công văn số 636/BNV-CQĐP và Công văn số 637/BNV-CQĐP ngày 06/03/2008):

Khi thực hiện Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã (gọi tắt là Chỉ thị 364/CT), hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế không thống nhất được tuyến địa giới từ Quốc lộ 1A lên đến biên giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Để giải quyết vấn đề này, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã chủ trì phối hợp với một số cơ quan Trung ương có liên quan nghiên cứu xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 762/TTg ngày 22/11/1995 về việc xác định đường ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Quyết định 762/TTg). Đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh được xác định theo Quyết định số 762/TTg đã thể hiện tính khoa học, hợp lý, dựa theo các địa vật rõ ràng như đường sông, suối, phân thuỷ, tụ thuỷ, đã được Lãnh đạo 2 tỉnh thoả thuận thực hiện nghiêm túc tại biên bản ngày 21/8/1998 như sau: “tỉnh Thừa Thiên Huế có trách nhiệm chuyển giao nguyên trạng xã Hồng Thuỷ (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế) về huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) quản lý. Tỉnh Quảng Trị có trách nhiệm bàn giao nguyên trạng hai thôn Tân Lập thuộc xã Hải Ba và thôn Tân Xuân thuộc xã Hải Xuân (huyện Hải Lăng) về xã Phong Thu; thôn Phú Kinh phường thuộc xã Hải Hoà huyện Hải Lăng) về xã Phong Mỹ huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) quản lý. Riêng thôn Câu Nhi Phường thống nhất xác định đường địa giới hành chính giữa hai tỉnh theo Quyết định 762/TTg”. Tuy nhiên do nhân dân xã Hồng Thuỷ chính quyền xã Hồng Thuỷ đã có đơn gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị được ở lại sinh hoạt với huyện A Lưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho tình hình trở nên phức tạp không thực hiện được việc bàn giao.

Thi hành ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Công văn số 713/VPQH-TH ngày 10/4/2006 của Văn phòng Quốc hội) và của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 2170/VPCP-NC ngày 24/4/2006 của Văn phòng Chính phủ) về việc giải quyết các trường hợp tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính giữa các tỉnh; Bộ Nội vụ đã chủ trì phối hợp với các cơ quan Trung ương có liên quan cùng với chính quyền các huyện, xã giáp ranh có liên quan nghiên cứu, khảo sát thực địa tuyến địa giới hành chính giữa hai Tỉnh làm căn cứ xây dựng phương án giải quyết trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trong thời gian tới, các bộ: Bộ Nội vụ, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường thống nhất phương án sẽ trìch Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.



3/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: “Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII ngày 21/8/1991 về việc điều chỉnh địa giới và thành lập hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum, thì diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum là 1,3 triệu ha; nhưng hiện nay theo ranh giới được quy định tại Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ thì diện tích tự nhiên của tỉnh Kon Tum chỉ còn 976.656 ha. Tỉnh đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Đề nghị Trung ương xác định rõ ranh giới giữa 2 tỉnh nhằm ổn định địa giới hành chính mỗi tỉnh để ổn định phát triển”.

Trả lời (Tại Công văn số 638/BNV-CQĐP ngày 06/03/2008):

Ngày 06/11/1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ban hành Chỉ thị số 364/CT về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã đã quy định “ ...Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng và hoàn thành bộ bản đồ hiện trạng về địa giới hành chính của địa phương để có căn cứ chuẩn xác và cơ sở pháp lý làm tư liệu cho công tác quản lý nhà nước về địa giới hành chính và lưu trữ quốc gia”. Như vậy, kết quả bộ hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính được chính quyền các cấp xác định theo Chỉ thị 364/CT từ thực trạng đang quản lý là đủ cơ sở khoa học, pháp lý và thực tiễn, là công cụ giúp cho chính quyền các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên vùng lãnh thổ được giao.

Nghị quyết kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá VIII họp từ 27/7/1991 - 1 9/8/1991: (trước khi có Chỉ thị 364/CT nêu trên) chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành 2 tỉnh mới, tỉnh Gia Lai, có diện tích tự nhiên 12.000 km2; tỉnh Kon Tum, có diện tích tự nhiên 13.000 km2 (so với thực tế tỉnh Kon - Tum tăng gần 3000 km2 ). Theo Bộ Nội vụ số liệu trên có thể dựa theo số liệu thống kê từ các thời kỳ cũ không rõ nguồn gốc, độ tin cậy chưa được kiểm chứng, nên đã tao ra bất hợp lý một loạt huyện, xã của Gia Lai giáp với Kon Tum phải điều chuyển về Kon Tum. Điều này trên thực tế là khó thực thi vì Hội đồng nhân dân tỉnh Gia Lai - Kon Tum khi còn đang hợp nhất không có đề nghị này, mặt khác nhân dân và chính quyền các xã, huyện của tỉnh Gia Lai giáp không đồng ý điều chuyển về Kon Tum. Về sự sai lệch này, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã có Văn bản số 137/TCCP-ĐP ngày 02/11/1995 báo cáo và đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ xem xét xác định lại số liệu về diện tích tự nhiên của tỉnh Gia Lai và Kon Tum phù hợp với số liệu thực tế hiện đang quản lý và bộ bản đồ địa giới hành chính được lập theo Chỉ thị số 364/CT của 2 tỉnh, đúng với biên bản thống nhất địa giới hành chính giữa 2 tỉnh ngày 19/10/1991 sau khi có Nghị quyết của Quốc hội.

4/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho phép tách xã Nà Bó, huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La thành 02 xã mới, nâng cấp thị xã Sơn La lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp thị trấn Mai Sơn, thị trấn Mộc Châu vào năm 2008”.

Trả lời (Tại Công văn số 639/BNV-CQĐP ngày 06/03/2008):

1. Đề nghị Chính phủ cho phép tách xã Nà Bó, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La ra thành 02 xã mới.

Hiện tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La chưa có đơn vị hành chính cấp xã nào có tên là Nà Bó như ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Sơn La, mà hiện tại Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đang đề nghị Chính phủ cho thành lập xã Nà Bó thuộc huyện Mai Sơn trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính xã Hát Lót.

Ngày 26/02/2008, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số: 500/TTr-BNV trình Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Mai Sơn, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La (trong đó có nội dung thành lập xã Nà Bó thuộc huyện Mai Sơn)

2. Đề nghị nâng cấp thị xã Sơn La lên thành phố trực thuộc tỉnh, nâng cấp thị trấn Mai Sơn, thị trấn Mộc Châu vào năm 2008.

Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề nghị chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La về việc thành lập thành phố Sơn La trực thuộc tỉnh, nâng cấp thị trấn Mai Sơn, Mộc Châu vào năm 2008. Khi nào có đề nghị chính thức, Bộ Nội vụ sẽ xem xét giải quyết theo thẩm quyền.



5/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị quy mô thị trấn hiện tại quá lớn, trên 9000 hộ, gần 40.000 dân. Đề nghị Chính phủ cần xem xét nâng cấp thị trấn lên thị xã hoặc chia tách cho phù hợp”.

Trả lời (Tại Công văn số 640/BNV-CQĐP ngày 06/03/2008):

Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề nghị chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc nâng cấp thị trấn Mạo Khê có số dân gần 40.000 nhân khẩu lên thị xã hoặc chia tách cho phù hợp. Khi có đề nghị chính thức, Bộ Nội vụ sẽ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.



6/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét lại việc phân định địa giới hành chính giữa huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà tại khu vực đảo Bò Vàng, Vạn Phước… theo nguyện vọng của cử tri huyện Đầm Hà muốn được phân chia lại, tôn trọng và thực hiện theo đúng lịch sử”.

Trả lời (Tại Công văn số 641/BNV-CQĐP ngày 06/03/2008):

Cho đến nay, Bộ Nội vụ chưa nhận được đề nghị chính thức của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc điều chỉnh địa giới hành chính giữa huyện Đầm Hà và huyện Hải Hà. Khi nào có đề nghị chính thức, Bộ Nội vụ sẽ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.



7/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan thống nhất trình Chính phủ ban hành Nghị định về việc chia tách địa giới hành chính huyện Quế Sơn và thành lập thành phố Hội An theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh”.

Trả lời (Tại Công văn số 647/BNV-CQĐP ngày 07/03/2008):

Ngày 29/01/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2008/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam.

Ngày 26/02/2008, Bộ Nội vụ đã có Tờ trình số 502/TTr-BNV trình Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thuộc huyện Quế Sơn, huyện Nông Sơn, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quế Sơn để thành lập huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam.

8/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Vấn đề cải cách hành chính phải được quan tâm và đem lại hiệu quả thực sự trên tất cả các lĩnh vực bằng những quy định chặt chẽ, phù hợp, sau đó đề nghị nâng lên thành luật”.

Trả lời (Tại Công văn số 726/BNV-CCHC ngày 14/03/2008):

Thời gian qua, căn cứ vào các Nghị quyết Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã tăng cường chỉ đạo công tác cái cách hành chính, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Quyết định số 94/2006/QĐ-TTg ngày 27/4/2006 ban hành Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn II (2006-2010). Công tác cải cách hành chính đã bám sát thực hiện nhiều nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, được triển khai có bài bản, tích cực hơn và từng bước đi vào chiều sâu. Hệ thống thể chế tiếp tục được xây dựng hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến chính quyền địa phương các cấp được làm rõ thêm một bước, phù hợp hơn với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội thì cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả thấp. Vì vậy, Đảng, Chính phủ đã xác định đẩy mạnh công, tác cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ trong thời gian tới.

Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khoá X đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Đây là bước đi cụ thể triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, trong đó đã xác định: “Xây dựng nền hành chính Nhà nước dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các tổ chức trong hệ thống chính trị”. Với Nghị quyết Trung ương 5 Khoá X, lần đầu tiên, Ban Chấp hành Trung ương có một nghị quyết chuyên đề về cải cách hành chính đối với sự phát triển của đất nước.

Cụ thể hoá Nghị quyết Trung ương 5, Chính phủ đã có Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 7/11/2007 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước. Chương trình hành động của Chính phủ xác định 10 nhiệm vụ chủ yếu và 59 nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương để thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, từng nhiệm vụ cụ thể trong Chương trình hành động của Chính phủ có phân công cơ quan thực hiện và thời gian hoàn thành cụ thể.

Ngay từ đầu năm 2008, Chính phủ đã có 2 Nghị quyết số 02 và 03 trong đó đặc biệt quan tâm tới công tác cải cách hành chính. Tại Nghị quyết số 02/2008/NQ-CP ngày 09/01/2008, nội dung đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển được nêu lên như là một trong những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2008, và tại Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11/01/2008 những nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện Chuơng trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011 có đặt vấn đề “đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” là 1 trong số 5 nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung thực hiện của Chương trình hành động. Có thể nói, đây là những hành động hết sức thiết thực thể hiện sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt của cả hệ thống chính trị đối với công tác cải cách hành chính. Chính nhờ sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt như vậy cho nên trong thời gian qua công tác cải cách hành chính đã thu được những kết quả đáng khích lệ và đem lại hiệu quả thực sự trên tất cả các lĩnh vực:

- Thứ nhất: cải cách hành chính góp phần đổi mới và hoàn thiện hệ thống thể chế, luật pháp, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành khá đồng bộ, tạo hành lang, pháp lý và điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh các thành phần kinh tế. Thể chế về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, của hệ thống hành chính và công chức, công vụ được chú trọng đổi mới để bảo đảm thích ứng với yêu cầu quản lý nhà nước trong điều kiện cơ chế kinh tế mới. Thực tiễn cải cách qua 20 năm đổi mới đã khẳng định hệ thống thể chế của cơ chế tập trung; quan liêu bao cấp về cơ bản đã được thay thế bằng một hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xác lập được khuôn khổ pháp lý để bảo đảm nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển khá nhanh và toàn diện của đất nước, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thứ hai: Thông qua cải cách hành chính, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế. Kinh tế thị trường đòi hỏi Nhà nước phải đóng đúng vai trò của Nhà nước là quản lý và điều hành ở tầm vĩ mô. Đây là điểm khác căn bản so với vai trò của Nhà nước trong cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương phải tập trung vào thực hiện tốt chức năng quản lý ở tầm vĩ mô là xây dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, điều hành tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra.

- Thứ ba: cải cách hành chính góp phần vào việc cải thiện môi trường, kinh doanh ở nước ta. Nền kinh tế muốn phát triển nhanh và bền vững phải có môi trường phù hợp. Trong nhiều năm qua, chúng ta đã kiên trì thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hoá, tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế - xã hội, đã tập trung rà soát loại bỏ những thủ tục hành chính không phù hợp, gây phiền hà, chậm trễ, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp; đồng thời bổ sung những cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, thu hút đầu tư nước ngoài. Chính thông qua cải cách hành chính, đặc biệt là các khâu cải cách trong xây dựng thể chế, luật pháp, công khai dự thảo văn bản pháp luật để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính, công khai thẩm quyền của các cơ quan hành chính Nhà nước, công khai thủ tục, quy trình, thời gian giải quyết công việc của dân và doanh nghiệp, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở... mà môi trường kinh doanh ở nước ta ngày càng được cải thiện, đáp ứng những đòi hỏi của người dân và doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và các định chế của WTO. Về vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 5 khoá X đã chỉ rõ: “tập trung cải cách theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai về thủ tục hành chính. Coi đây là một giải pháp quan trọng để phòng, chống tham nhũng, khắc phục tiêu cực trong bộ máy hành chính Nhà nước”; “khẩn trương xây dựng các quy định về chế độ công khai, như: công khai thẩm quyền và trách nhiệm của từng cơ quan hành chính; các quy định, quy trình giải quyết công việc, thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc; công khai ngân sách, tài chính, công khai báo cáo kiểm toán; công khai tài sản của cán bộ, công chức và tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức… theo đúng quy định của pháp luật”.

- Thứ tư: cải cách hành chính góp phần xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất và trình độ đáp ứng yêu cầu quản lý của đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tiễn cách mạng nước ta luôn khẳng định con người là nhân tố quyết định nhất, bảo đảm sự thành công của cách mạng. Mặc dù còn không ít hạn chế, yếu kém về năng lực, phẩm chất, nhưng những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới 20 năm qua không tách rời sự đóng góp có tính quyết định của đội ngũ cán bộ, công chức trong cả hệ thống chính trị. Thông qua những biện pháp cải cách về công vụ, công chức như đổi mới tuyển dụng, bố trí, sử dụng, thi nâng ngạch, luân chuyển, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, cải cách tiền lương... dần dần chúng ta đã có được một đội ngũ cán bộ, công chức trung thành với Đảng, giỏi về chuyên môn, tận tuỵ phục vụ nhân dân.

Như chúng ta đã biết, cải cách hành chính ở Việt Nam là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hành chính Nhà nước trong thời kỳ mới, có nhiều vấn đề phải vừa làm, vừa tìm tòi rút kinh nghiệm. Có nhiều vấn đề cần phải thực hiện thí điểm, thử nghiệm, qua sơ kết, tổng kết mới đưa vào triển khai trong cuộc sống. Vì vậy, để có được những quy định chặt chẽ, luật hoá như ý kiến của cử tri cũng cần phải có một quá trình để đem lại hiệu quả thực sự. Thực tế đã cho thấy có những vấn đề được quy định trong các văn bản pháp luật về công tác cải cách hành chính đã có những tác động nhất định đến đời sống kinh tế - xã hội như quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính nha nước ở địa phương tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg và một số cơ chế khác như cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính tại Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2005/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Hiện nay, Chính phủ đang gấp rút hoàn chỉnh các dự thảo Luật Thủ tục hành chính và Luật Công vụ để trình Quốc hội sớm ban hành. Có thể nói đây là những Luật quan trọng nhằm từng bước xây dựng và hướng tới nền hành chính phục vụ nhân dân, thể hiện quan điểm và tinh thần cải cách của Nhà nước ta.

9/ Cử tri các tỉnh Bắc Giang, Hải Phòng, Lạng Sơn, Hậu Giang kiến nghị: “Đề nghị tăng thêm biên chế cán bộ tư pháp xã để làm nhiệm vụ chứng thực, trợ giúp pháp lý”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương