PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang23/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48

Trả lời:

* Về ý kiến phản ánh tình trạng một số sinh viên các trường chuyên nghiệp hiện nay có phong trào “sống thử” vi phạm đến đạo đức, lối sống đạo đức truyền thống của dân tộc:

Qua thực tiễn và phản ánh của cử tri và một số báo chí, ngày 01/3/2006 Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 1546/BGDĐT-HSSV yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp trên toàn quốc phải áp dụng một số biện pháp để chấn chỉnh hiện tượng “sống thử” trong học sinh, sinh viên. Đồng thời ban hành các Quyết định: số 50/2007/QĐ-BGDĐT ngày 29/8/2007 về việc Quy định về công tác giáo dục phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày 16/10/2007 về việc ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện, trong đó các phẩm chất đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên được cụ thể hóa, lượng hóa và được đánh giá thông qua điểm số. Kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên là điều kiện để đánh giá việc lên lớp, xét học bổng và kết quả tốt nghiệp của học sinh, sinh viên.

Việc thực hiện các biện pháp nêu trên đã góp phần quan trọng trong việc hình thành ở học sinh, sinh viên những phẩm chất đạo đức cần thiết và lối sống lành mạnh, giản dị của hầu hết học sinh, sinh viên, đáp ứng đòi hỏi của xã hội, qua đó đẩy lùi hiện tượng “sống thử” trong học sinh, sinh viên.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất vẫn là giáo dục thông qua các chương trình ở cấp học phổ thông và trong các trường chuyên nghiệp (Giáo dục đạo đức, công dân, pháp luật và các họat động ngoại khóa). Đồng thời cần có sự phối hợp của gia đình và xã hội, trong đó gia đình và chính quyền địa phương có vai trò đặc biệt quan trọng.

Trong thời gian tới, ngoài các giải pháp nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ xây dựng Chỉ thị của Bộ trưởng về Tăng cường công tác phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội trong giáo dục học sinh, sinh viên, trong đó chính quyền địa phương, các tổ chức sẽ là đầu mối, hỗ trợ cho các nhà trường trong việc quản lý, đánh giá học sinh, sinh viên; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trong việc tổ chức, lôi cuốn học sinh, sinh viên tham gia tích cực các họat động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

* Về hiện tượng thầy cô giáo xúc phạm học sinh còn xảy ra, cần có phương pháp và biện pháp giáo dục, ngăn chặn:

- Về hiện tượng thầy cô giáo xúc phạm học sinh:

Từ đầu năm học 2007-2008 đến nay, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin và kịch liệt lên án hiện tượng một số giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non và tiểu học vi phạm đạo đức nhà giáo, chủ yếu là xâm phạm thân thể, sức khoẻ và tinh thần học sinh, đặc biệt có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với các vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo mà báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã nêu, hoặc qua đơn thư khiếu nại, tố cáo đã có 15 sở giáo dục và đào tạo gửi báo cáo kết quả xử lý 22 vụ việc về Bộ Giáo dục và Đào tạo.



- Các biện pháp giáo dục, ngăn chặn:

Tiếp tục thực Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, thực hiện cuộc vận động "Hai không" trong năm học 2007-2008 với 4 nội dung trong đó có nội dung nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 39/2007/CT-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư phạm trong năm học 2007-2008; Công văn số 12838/BGDĐT-NG ngày 06/12/2007 về tăng cường thực hiện cuộc vận động "Hai không" trong đó có nội dung yêu cầu Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo phải có biện pháp giáo dục, nhắc nhở nhằm ngăn chặn những hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo, khi có hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo xảy ra cần khẩn trương phối hợp với các cơ quan hữu quan xử lý kịp thời, triệt để đúng các quy định pháp luật; Công văn số 13003/BGDĐT-GDMN ngày 11/12/2007 về tăng cường công tác quản lý chỉ đạo thực hiện chăm sóc sức khoẻ, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, trong đó có nội dung: nghiêm cấm những hành vi doạ nạt, quát mắng trẻ, thiếu trách nhiệm trong chăm sóc trẻ; Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT ngày 21/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tập trung kiểm tra, chấn chỉnh vi phạm đạo đức nhà giáo trong đó có những nội dung sau: xử lý kịp thời, triệt để và đúng quy định của pháp luật đối với các vi phạm đạo đức nhà giáo, nhanh chóng khắc phục hậu quả; rà soát các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, có biện pháp xử lý thích hợp các cơ sở không có giấy phép hoạt động; tập trung triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo, kiên quyết không để giáo viên, nhân viên không qua đào tạo sư phạm trực tiếp làm công tác nuôi dạy trẻ; tăng cường sinh hoạt tư tưởng chính trị, kết hợp thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" và cuộc vận động "Hai không".



39/ Cử tri tỉnhThái Nguyên kiến nghị: “Sĩ số học sinh bậc trung học cơ sở theo quy định hiện nay là quá đông, không đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định lại sĩ số học sinh một lớp chỉ có từ 30 đến 35 học sinh để đảm bảo chất lượng dạy và học”.

Trả lời:

Tại Điều 15, Khoản 1, Điểm b, Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định: “ Mỗi lớp ở các cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông có không quá 45 học sinh”.

Việc quy định như vậy là căn cứ vào khả năng đầu tư ngân sách, khả năng bố trí giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở trường trung học cơ sở. Căn cứ vào điều kiện cụ thể về giáo viên, phòng học,... các nhà trường có thể bố trí ít hơn 45 học sinh/lớp.

40/ Cử tri tỉnhAn Giang kiến nghị: “Các trường đại học Luật ở Việt Nam cấp rất nhiều văn bằng chứng chỉ như: cử nhân Luật, cử nhân Luật thương mại, quản trị kinh doanh... Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại việc cấp văn bằng cử nhân luật sao cho phù hợp hơn”.

Trả lời:

Việc cấp văn bằng của các trường đại học Luật thực hiện theo quy định chung về việc quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân.

Luật Giáo dục năm 2005 quy định “Sinh viên học hết chương trình đại học, có đủ điều kiện thì được dự thi hoặc bảo vệ đồ án, khóa luận tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường đại học cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Bằng tốt nghiệp đại học của ngành kỹ thuật được gọi là bằng kỹ sư; của ngành kiến trúc là bằng kiến trúc sư; của ngành y, dược là bằng bác sĩ, bằng dược sĩ, bằng cử nhân; của các ngành khoa học cơ bản, sư phạm, luật, kinh tế là bằng cử nhân; đối với các ngành còn lại là bằng tốt nghiệp đại học.” (Điều 43, Khoản 2).

Cùng với Luật Giáo dục, quy định về văn bằng đại học còn có ở các văn bản: Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục (Điều 12, 13, 14); Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Theo Điều 10, Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, bằng tốt nghiệp đại học có thể ghi thêm ngành đào tạo. Như vậy, việc các trường đại học Luật cấp bằng cử nhân Luật trong đó có ghi ngành đào tạo là phù hợp với quy định của pháp luật.



41/ Cử tri tỉnhHà Giang kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét lại tiêu chí đào tạo nghề để đạt phổ cập trung học cơ sở là 15% đối với thành phố, thị xã, thị trấn; 10% đối với cấp xã là quá cao. Đề nghị Bộ xem xét lại tiêu chí này”.

Trả lời:

Tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (phổ cập 9 năm học) không có tiêu chí mà cử tri đã nêu trong câu hỏi này. Tiêu chí đó là thuộc tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học (nay gọi là phổ cập giáo dục trung học, phổ cập 12 năm học) được đề cập tại công văn số 3420/THPT ngày 23/4/2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là quy định tạm thời trong khi chờ ban hành quy định về phổ cập giáo dục trung học của Chính phủ.

Về tiêu chí mà cử tri đã nêu, thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành khảo sát ở một số địa phương đang thực hiện phổ cập giáo dục trung học, nhiều ý kiến cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, quy định phân luồng học sinh vào các trường nghề chiếm tỷ lệ 15% đối với thành phố, thị xã, thị trấn và 10% đối với cấp xã là quá cao, khó thực hiện.

42/ Cử tri tỉnhKiên Giang kiến nghị: “Quy chế thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục, chưa có cơ chế để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, theo kịp các nước có nền giáo dục tiên tiến, đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo vì phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Trả lời:

Ngày 29/12/2007 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 52/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi (gọi tắt là Quy chế 52); trong đó có nhiều đổi mới theo hướng khách quan, nghiêm túc, chặt chẽ và công bằng.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2007 đã được chỉ đạo theo đúng Quy chế 52 và có nhiều chuyển biến, tiến bộ, góp phần khắc phục những bất cập, yếu kém; các hiện tượng tiêu cực trong thi cử được hạn chế đến mức tối đa; chấm thi, duyệt giải nghiêm túc, khách quan, chính xác theo quy trình chặt chẽ, đảm bảo chọn đúng học sinh giỏi.

Trong những năm tới Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tập trung chỉ đạo, cải tiến và hoàn thiện tất cả các khâu của kỳ thi theo yêu cầu tổ chức thi cử gọn nhẹ, thiết thực, hiệu quả, đảm bảo nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng, thực hiện mục tiêu đã được xác định trong Luật Giáo dục: khuyến khích việc học tập của người học và góp phần phát hiện để tiếp tục bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện, ngành giáo dục đào tạo và các địa phương đã tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ:

- Tổ chức tổng kết 42 năm hoạt động các trường chuyên, xác định các yêu cầu phát triển các trường chuyên ở các tỉnh, thành phố thành các trường bồi dưỡng nhân tài tuổi học sinh, trong đó vừa có yêu cầu bồi dưỡng về tri thức, kỹ năng, vừa rèn luyện nhân cách và sức khoẻ;

- Hình thành các đại học nghiên cứu và đại học có trình độ quốc tế (Đại học Quốc gia Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, Đại học Việt Đức, ...);

- Triển khai mạnh mẽ đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Qua đó huy động sự tham gia của các doanh nghiệp vào đào tạo và làm cho việc đào tạo bám sát nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp.

Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng báo cáo./.

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Tại Công văn số 1062/LĐTBXH-VP ngày 02/4/2008, Bộ Lao động, thương binh và xã hội đã trả lời các kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII như sau:

I. LĨNH VỰC ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG

1/ Cử tri tỉnh Quảng Nam, Đắc Lắc, Bắc Giang, Hà Tây, Phú Yên, Cà Mau kiến nghị: Đề nghị xem xét điều chỉnh tăng trợ cấp ưu đãi đối với người có công cùng thời điểm với việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu và giải quyết truy lĩnh số tiền điêù chỉnh tăng lên từ 01/10/2006 đến 01/01/2007.

Trả lời:

Thực hiện Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 30 tháng 11 năm 2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2005/NĐ-CP điều chỉnh chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người có công kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2005, và theo lộ trình thực hiện Đề án thì đến tháng 10 năm 2007 mới tiếp tục điều chỉnh trợ cấp ưu đãi.

Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 32/NĐ-CP điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi đối với người có công kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2007, sớm hơn lộ trình 9 tháng chứ không phải là muộn hơn 3 tháng như cử tri đã hiểu và kiến nghị truy lĩnh 3 tháng trợ cấp ưu đãi từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2006.

2/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị: Đề nghị giải quyết tiền thắp hương cho mỗi gia đình liệt sỹ tính theo số lượng liệt sỹ của gia đình”.

Trả lời:

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không còn qui định chế độ thờ cúng liệt sỹ nữa.



3/ Cử tri tỉnh Đồng Nai kiến nghị:Đề nghị xem xét điều chỉnh mức kinh phí qui định tại Thông tư liên tịch số 49/TTLT/2002/BTC-BLĐTBXH ngày 28/5/2002 về hướng dẫn thực hiện công tác tìm mộ liệt sỹ cho phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay và phù hợp với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”... của dân tộc”.

Trả lời:

Ngày 26 tháng 01 năm 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2007/NĐ-CP về tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sỹ; quản lý mộ, nghĩa trang, Đài tưởng niệm, Bia ghi tên liệt sỹ…

Ngày 29 tháng 01 năm 2008 Liên tịch Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 01/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thủ tục và mức hỗ trợ thân nhân liệt sỹ đi thăm viếng mộ và di chuyển hài cốt liệt sỹ, theo đó đã điều chỉnh các mức chi qui định tại Thông tư liên tịch số 49/2002/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 28/5/2002.

4/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị:Đề nghị xem xét điều chỉnh mức kinh phí xây dựng Nhà tình nghĩa lên cao hơn (từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng/căn) vì mức hiện hành từ 20 triệu đồng đến 22 triệu đồng/căn là quá thấp với thời giá hiện nay”.

Trả lời:

Kinh phí đầu tư xây dựng Nhà Tình nghĩa là do nhân dân, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội tự nguyện đóng góp, Nhà nước không qui định mức cụ thể. Do vậy, tuỳ theo khả năng huy động được mà địa phương quyết định mức kinh phí phù hợp để xây dựng Nhà tình nghĩa.



5/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi, Tiền Giang, Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị xem xét, kiến nghị sửa đổi một số quy định của Pháp lệnh ưu đãi Người có công cho phù hợp”.

Trả lời:

a- Về chế độ đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 còn thấp hơn nhiều so với chế độ cán bộ đi kháng chiến giai đoạn sau này:

Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 được ưu đãi cao hơn so với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc giai đoạn sau này, cụ thể là được trợ cấp hàng tháng; bảo hiểm y tế. điều dưỡng phục hồi sức khoẻ, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chinh hình cần thiết; cấp báo Nhân dân, sinh hoạt văn hoá, tinh thần phù hợp; hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao và hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương; khi từ trần được hưởng mai táng phí và thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; con của họ được ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo việc làm, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo.

Còn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc hưởng chế độ ưu đãi bao gồm trợ cấp một lần, bảo hiểm y tế, mai táng phí khi từ trần.

b- Đề nghị cần nghiên cứu tăng chế độ chính sách đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945:

Ngày 21 tháng 6 năm 2007 Uû ban Th­êng vô Quèc héi ®· ban hµnh Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, trong ®ó có qui định bổ sung chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

Ngày 21 tháng 01 năm 2008 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/2008/NĐ-CP qui định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng, theo đó trợ cấp ưu đãi hàng tháng đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 được điều chỉnh từ 490.000 đồng lên 588.000 đồng.

c. Đề nghị cần giải quyết chế độ đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 đã mất:

Ngày 21 tháng 6 năm 2007 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 35/2007/PL-UBTVQH11 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có qui định chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945 đã mất mà chưa được hưởng chế độ.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định hướng dẫn giải quyết chế độ đối với những đối tượng này.



6/ Cử tri tỉnh Bình Thuận, Quảng Trị, tp Đà Nẵng kiến nghị:Đề nghị xem xét sửa đổi Thông tư số 02/2003/TT-BLĐTBXH ngày 07 tháng 02 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chế độ ưu đãi đối với người vừa là thương binh, vừa là bệnh binh”.

Trả lời:

Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội dã có văn bản số 1048/TBLSNCC ngày 01/12/2006 và Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 11 năm 2007 hướng dẫn việc thực hiện chế độ đối với bệnh binh hoặc công nhân viên chức mất sức lao động đồng thời là thương binh, theo đó những trường hợp đủ điều kiện theo qui định của từng chế độ sẽ được xem xét giải quyết đồng thời cả 2 chế độ.



7/ Cử tri các tỉnh Đồng Nai, Thừa Thiên Huế, Bến Tre, Nam Định kiến nghị: “Đề nghị cần căn cứ vào thực tế và cơ sở khoa học để xác định tiêu chuẩn, chế độ phù hợp đối với thế hệ thứ 3 trở đi bị di chứng của chất độc hoá học”.

Trả lời:

Điều kiện kinh tế - khoa học ở Việt Nam hiện chưa đủ để làm xét nghiệm đại trà kết luận nguyên nhân trẻ dị dạng dị tật là do nhiễm chất độc hóa học; việc xem xét giải quyết chế độ vẫn mới chỉ dựa trên thực chứng dị dạng dị tật chứ chưa làm rõ được nguyên nhân.

Chính vì vậy, Pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành đã quy định chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị dị dạng, dị tật bẩm sinh (thế hệ thứ nhất và thứ hai).

8/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị qui định cho tất cả những người tham gia kháng chiến chống Mỹ, cả thoát ly và cơ sở mật bên trong trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 đều được hưởng trợ cấp một lần”.

Trả lời:

Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến đều được hưởng trợ cấp một lần, không phân biệt là thoát ly hay là cơ sở mật.



9/ Cử tri các tỉnh Bình Thuận, Quảng Trị kiến nghị: “Đề nghị về việc cần tiếp tục áp dụng việc qui đổi thời gian công tác đối với người tham gia kháng chiến (1 năm tham gia kháng chiến bằng 1,5 năm trong thời bình) như trước đây”.

Trả lời:

Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 8 nam 1994 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì chế độ qui đổi thời gian công tác trong giai đoạn kháng chiến giải phóng dân tộc đã được thay thế bằng chế độ trợ cấp một lần tính theo thời gian tham gia kháng chiến thực tế đối với người tham gia kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến



10/ Cử tri tỉnh Bến Tre, Bắc Giang kiến nghị: Đề nghị xem xét giải quyết lại chế độ bảo hiểm y tế đối với vợ liệt sỹ tái giá”.

Trả lời:

Theo qui định của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 trước đây và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì vợ liệt sỹ tái giá nếu được Uỷ ban nhân dân cấp xã công nhận đủ điều kiện thì cũng chỉ vận dụng hưởng trợ cấp tuất hàng tháng chứ không hưởng các ưu đãi khác như thân nhân liệt sỹ. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xin ghi nhận kiến nghị này của cử tri để phói hợp với các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu, trình Chính phủ xem xét quyết định.



11/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu sửa đổi qui định về thủ tục hồ sơ xác nhận thương binh, vì chỉ căn cứ vào giấy ra viện gốc để cấp Giấy chứng nhận bị thương như qui định tại Thông tư số 07 /2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là chưa phù hợp”.

Trả lời:

Sau nhiều năm nỗ lực thực hiện, đến nay việc giải quyết những trường hợp người có công còn tồn đọng qua các thời kỳ cách mạng đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi đối với người có công, việc xem xét xác nhận đối với những trường hợp thực sự là người có công mà chưa được giải quyết vẫn được tiếp tục thực hiện trên cơ sở có một trong những giấy tờ gốc để bảo đảm thực hiện đúng chính sách, đúng đối tượng.

Tiếp theo Thông tư số 07 /2006/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 7 năm 2006 và Thông tư số 02/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, ngày 16 tháng 01 năm 2007, ngày 15 tháng 11 năm 2007 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành tiếp Thông tư số 25 /2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi người có công với cách mạng, trong đó có qui định bổ sung về căn cứ để cấp Giấy báo tử và cấp Giấy chứng nhận bị thương đối với người bị thương trước ngày 01 tháng 01 năm 2005 chưa được xác nhận.

12/ Cử tri tỉnh Long An kiến nghị: “Đề nghị xem xét nâng mức trợ cấp tiền tuất đối với thân nhân có 2 liêt sỹ trở lên vì chế độ với thân nhân của một liệt sỹ là 470.000 đồng/tháng, nhưng thân nhân của 2 liệt sỹ chỉ được hưởng 794.000 đồng/tháng)”.

Trả lời:

Trước đây, chế độ trợ cấp đối với thân nhân của liệt sỹ có 3 mức, mức trợ cấp đối với thân nhân của 1 liệt sỹ, mức trợ cấp đối với thân nhân của 2 liệt sỹ, và mức trợ cấp nuôi dưỡng đối với thân nhân liệt sỹ cô đơn không nơi nương tựa ( mức trợ cấp cao nhất). Thực hiện Đề án cải cách trợ cấp ưu đãi người có công, hiện nay thân nhân của từ 2 liệt sỹ trở lên đã được hưởng mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng, mức hiện hành theo qui định tại Nghị định số 07/2008/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2008 là 1.015.000 đồng/tháng.



13/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trình Chính phủ ban hành chính sách trợ cấp cho những người tuy không được hưởng chính sách người có công nhưng thực tế bị địch bắt tù đày trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Trả lời:

Theo qui định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ thì người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày là người có công với cách mạng và được hưởng chế độ trợ cấp một lần tương ứng với thời gian bị địch bắt tù, đày.



14/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Mức trợ cấp một lần giữa Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hạng ba qui định như nhau là không hợp lý, đề nghị có sự điều chỉnh”.

Trả lời:

Theo qui định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2006/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì người hoạt động kháng chiến được Nhà nước tặng Huân chương Kháng chiến, Huy chương Kháng chiến được trợ cấp một lần tính theo thâm niên kháng chiến (thời gian thực tế) chứ không phải tính theo loại hình Huân chương, Huy chương.



15/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị xem xét nâng mức trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Đề nghị có chính sách trợ cấp cho con của liệt sỹ trong tuổi vị thành niên và khi quá tuổi lao động”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   19   20   21   22   23   24   25   26   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương