PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang20/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   48

Trả lời:

Trong quá trình xây dựng Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, Bộ sẽ tiếp thu ý kiến cử tri các địa phương, đề nghị Chính phủ ban hành các chính sách phù hợp.



6/ Cử tri tỉnh Lạng Sơn kiến nghị: Xem xét thời gian nghỉ hè của giáo viên phải được ít nhất một tháng.

Trả lời:

Khoản 5, Điều 73, Luật Giáo dục năm 2005 quy định: Nhà giáo có quyền được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động.

- Đối với giáo viên mầm non, phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, Khoản 10, Điều 3, Quyết định số 38/2007/QĐ-BGDĐT ngày 31/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định: "Tổng thời gian nghỉ hè đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên là 2 tháng".

- Đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, Khoản 2, Điều 5, Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ công tác giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp quy định: "Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên là 08 tuần bao gồm: nghỉ Tết, nghỉ các ngày lễ, nghỉ hè". (Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm, được hưởng nguyên lương và phụ cấp (nếu có)).



7/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: Chủ trương phân cấp quản lý giáo dục cho cấp huyện làm cho việc luân chuyển giáo viên giữa các vùng, các địa phương rất khó khăn, thậm chí không thực hiện được nhất là giáo viên công tác lâu năm ở miền núi không về được đồng bằng theo quy định của Luật giáo dục. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, xử lý.

Trả lời:

* Về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện chính sách luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thời gian qua, trên cơ sở nghiên cứu tình hình thực tiễn địa phương, đặc biệt các địa phương có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ động tham mưu với Chính phủ có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác. Điều 3, Quyết định số 47/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 09/02/1980 về chế độ công tác của giáo viên miền xuôi được điều động đến công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác quy định: thời hạn phục vụ của những giáo viên được điều động đi công tác ở vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh khác là 5 năm (đối với nam) hoặc 4 năm (đối với nữ)... Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, hướng dẫn thời hạn luân chuyển và chế độ được hưởng: Thời hạn luân chuyển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn là 5 năm đối với nam và 3 năm đối với nữ… Sau khi hoàn thành thời hạn phục vụ nêu trên, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, luân chuyển đến công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được luân chuyển trở về nơi ở và làm việc cuối cùng trước khi được điều động đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc về vùng không thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã thành lập tổ công tác để phối hợp, triển khai thực hiện kế hoạch, kiểm tra và yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo báo cáo việc thực hiện chính sách cũng như nêu những đề xuất, kiến nghị về chính sách luân chuyển đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được điều động đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội - đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở kết quả khảo sát, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với Bộ Nội vụ có văn bản hướng dẫn việc thực hiện luân chuyển nhà giáo trước tháng 09/2008.



* Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp trong việc thực hiện chính sách luân chuyển giáo viên miền núi

- Thuận lợi:

Theo báo cáo của các sở giáo dục và đào tạo, thời gian qua nhiều địa phương đã thực hiện khá tốt các chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từ miền xuôi đến những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng núi, hải đảo và vùng xa xôi hẻo lánh. Việc thực hiện này đã giúp đời sống nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục từng bước được cải thiện, góp phần khuyến khích, động viên họ yên tâm công tác, tạo điều kiện thuận lợi trong việc điều động, bố trí, luân chuyển cán bộ quản lý thuận lợi hơn.



- Khó khăn:

Chủ trương, chính sách luân chuyển nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đến vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn được các cơ sở giáo dục và đào tạo hoàn toàn ủng hộ, nhưng khi thực hiện lại động chạm đến quyền lợi, đời sống, công tác của mỗi cá nhân giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, vì vậy việc điều động gặp nhiều khó khăn vì đại đa số nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã có đời sống ổn định, không muốn phải đến công tác lâu ở một nơi khác, đặc biệt là ở những vùng có điều kinh tế – xã hội khó khăn.

Tuy Chính phủ đã có quy định và chính sách về thời hạn và điều kiện luân chuyển, nhưng khi hết thời hạn công tác, nhiều nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được điều động không trở về được nơi công tác trước đây do cơ quan quản lý, giáo dục địa phương nơi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã từng công tác trước đó không tiếp nhận, sắp xếp và bố trí việc làm với lý do vì đã đủ biên chế hoặc do nhiều nguyên nhân khác.

Do phân cấp quản lý giáo dục hiện nay, các Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ quản lý về mặt chuyên môn còn việc điều động giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục lại do Sở, Phòng Nội vụ và UBND tỉnh, UBND huyện quản lý. Vì vậy, các Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo khó thực hiện việc luân chuyển theo yêu cầu chuyên môn và yêu cầu quản lý. Tại nhiều xã ở vùng khó khăn chưa có nhà công vụ cho giáo viên nên việc điều chuyển giáo viên khó thực hiện được.



- Giải pháp:

Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Thông tư liên tịch hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thay thế Thông tư 21). Tại Thông tư này, ngoài quản lý chuyên môn các Sở, Phòng được giao quyền chủ động trong quản lý ngân sách giáo dục và công tác tổ chức cán bộ, tạo điều kiện để ngành chủ động điều động và tiếp nhận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.

Xây dựng khoảng 1,6 triệu m2 nhà công vụ cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, với tổng kinh phí đã được duyệt khoảng 2.800 tỷ đồng cho giai đoạn 2008-2012 (trong nội dung Chương trình kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên) nhằm tháo gỡ những khó khăn trong đời sống đội ngũ nhà giáo.

Xây dựng các trung tâm dự báo nguồn nhân lực ở các vùng, miền trong đó có dự báo về đào tạo nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; xây dựng và mở rộng các khoa sư phạm ở các tỉnh miền núi để đào tạo giáo viên cho các tỉnh miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; tăng chỉ tiêu cử tuyển, đào tạo giáo viên theo địa chỉ, mở rộng các trường dự bị dân tộc để tạo nguồn cho việc đào tạo giáo viên miền núi.



8/ Cử tri tỉnh Hải Dương kiến nghị: Với đặc thù của ngành giáo dục, đề nghị tuổi nghỉ chế độ bảo hiểm xã hội cần giảm xuống vì tuổi càng cao thì sự nhanh nhạy trong giảng dạy sẽ giảm đi.

Trả lời:

Theo Luật Bảo hiểm xã hội do Chủ tịch nước công bố ngày 22/7/2006: "Nam đủ 50 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc những người có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên" thì đủ điều kiện hưởng lương hưu. Công việc của giáo viên không thuộc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cho nên tuổi nghỉ hưu của giáo viên chưa được giảm như đề nghị. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu cụ thể khi xây dựng Luật Giáo viên trong thời gian tới.

Trước mắt, các sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện Công văn số 12865/BGDĐT-NG ngày 07/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo việc thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế (Công văn này đã được đưa lên mạng www.moet.gov.vn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để mọi người tham khảo).

9/ Cử tri tỉnh Bắc Kạn kiến nghị: Chính phủ cần xem xét lại chế độ phụ cấp thu hút đối với giáo viên từ khu vực 135 được điều động đến công tác tại khu vực 135 khác. Vì hiện tại các đối tượng này không được hưởng chế độ thu hút như những đối tượng được điều chuyển từ khu vực không thuộc vùng 135 đến công tác tại khu vực 135.

Trả lời:

Căn cứ Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 06/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ khu vực thuộc chương trình 135 được điều động đến công tác tại khu vực thuộc chương trình 135 khác thuộc đối tượng hưởng phụ cấp thu hút với tổng thời gian hưởng không quá 5 năm. Như vậy, đối tượng mà cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị đã thuộc đối tượng được hưởng.



10/ Cử tri tỉnh Lai Châu và Điện Biên kiến nghị: Xem xét sửa đổi Điều 8 của Nghị định 61 ngày 20/6/2006 của Chính phủ, theo quy định tại Điều 8 thời gian được hưởng phụ cấp thu hút đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động đến công tác hoặc hiện đang công tác tại vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là 05 năm. Vì Lai Châu là tỉnh đặc biệt khó khăn, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đang công tác ở các xã, bản hiện nay đời sống gặp rất nhiều khó khăn, có nhiều giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đã công tác ở vùng đặc biệt khó khăn trên 5 năm xong vẫn chưa thuyên chuyển công tác. Vì vậy đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi thời gian hưởng phụ cấp thu hút cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 05 năm lên 10 năm.

Trả lời:

Tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Lai Châu và Điện Biên, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu và đề nghị Chính phủ xem xét, sửa đổi thời gian hưởng phụ cấp thu hút cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.



11/ Cử tri tỉnhBắc Giang kiến nghị: Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về việc cho giáo viên về nghỉ hưu trước tuổi theo tinh thần của Chính phủ để cở sở tổ chức thực hiện.

Trả lời:

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 12865/BGDĐT-NG ngày 07/12/2007 chỉ đạo thực hiện Nghị định số 132/2007/NĐ-CP ngày 08/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, trong đó có chính sách đối với những người về hưu trước tuổi (Công văn này đã được đưa lên mạng www.moet.gov.vn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để mọi người tham khảo).



12/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Sửa đổi Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ, bởi vì:

+ Quy định giáo viên mầm non ở vùng 3 không được chuyển về vùng 1, giáo viên vùng 1 theo chế độ hợp đồng 9 tháng nên họ không an tâm giảng dạy, do vậy không có sinh viên học hệ đào tạo giáo viên mầm non;

+ Thông tư này trái với Nghị định 61/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định giáo viên ở vùng khó khăn được luân chuyển về vùng 1.

Trả lời:

Thông tư liên tịch số 05/2003/TTLT/BGDĐT-BNV-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ ngày 24/02/2003 không quy định về việc chuyển vùng, thời gian hợp đồng của giáo viên như phản ánh của cử tri.



III. Về chính sách giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc, miền núi:

13/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Bộ Giáo dục và Đào tạo tăng quy mô cho các trường phổ thông dân tộc nội trú huyện lên bậc phổ thông trung học và 400 học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực cho cơ sở”.

Trả lời:

Theo Quyết định 2590/GD-ĐT ngày 14/8/1997 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tổ chức hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện chỉ mở cấp trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh chỉ mở cấp trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú ở các khu vực của Trung ương chỉ mở dự bị đại học và một số lớp thuộc hệ năng khiếu đặc biệt theo yêu cầu của các Bộ. Quyết định này cũng quy định: trường Trung ương có quy mô từ 500 đến 600 học sinh, trường tỉnh từ 300 đến 400 học sinh, trường huyện từ 150 đến 250 học sinh và trường cụm xã từ 50 đến 100 học sinh.

Do nhu cầu thực tiễn, hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và hoàn thiện Quy chế về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú (thay thế Quyết định 2590/GD-ĐT nói trên) và đã tổ chức 3 hội thảo để xin ý kiến các nhà quản lý giáo dục, các giáo viên công tác tại trường phổ thông dân tộc nội trú. Tại Hội nghị Tổng kết trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 1997-2007 và phương hướng phát triển giai đoạn 2008-2020 (tổ chức ngày 22/01/2008), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xin ý kiến các đại biểu về dự thảo Quy chế này. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiếp tục xử lý thông tin phản hồi để hoàn thiện Quy chế nói trên. Theo đó, quy mô đào tạo của trường phổ thông dân tộc nội trú được xác định trên cơ sở phù hợp với quy mô dân số dân tộc, nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số, khả năng đầu tư ngân sách, đội ngũ cán bộ giáo viên và cơ sở vật chất của trường.

14/ Cử tri tỉnhQuảng Ngãi và Yên Bái kiến nghị: “Chính phủ nghiên cứu có chính sách đầu tư xây dựng trường học cho con em các dân tộc thiểu số ở các huyện miền núi theo hướng xây dựng Trường phổ thông cơ sở nội trú (hoặc bán trú) tại cấp xã, liên xã và xây dựng Trường phổ thông cơ sở nội trú cấp huyện nhằm tạo điều kiện cho con em vùng dân tộc thiểu số có cơ hội đến trường học tập. Hiện nay, do điều kiện kinh tế khó khăn, đường sá xa xôi là nguyên nhân chính làm cho tình trạng bỏ học của con em các dân tộc thiểu số còn ở mức cao”.

Trả lời:

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm và có chính sách ưu tiên đối với vùng miền núi, vùng khó khăn và đặc biệt quan tâm tới vùng dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt để Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001-2005, trong đó có Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn. Dự án này cùng với nguồn kinh phí xây dựng cơ bản tập trung trong những năm qua đã xây dựng được hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ở các tỉnh. Hiện nay, đã có 49 tỉnh, thành phố có trường phổ thông dân tộc nội trú với 279 trường, hơn 86.000 học sinh đang học tập tại các trường này.

Ngoài chương trình mục tiêu quốc gia, ngành giáo dục và đào tạo đã quan tâm đầu tư cho các tỉnh miền núi, vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số bằng các nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như: Dự án xây dựng các trường Tiểu học miền núi phía Bắc (ODA Nhật bản); Dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (Vốn vay ngân hàng thế giới); Viện trợ của UNICEF....

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 07/2008/QĐ-TTg ngày 10/01/2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010, trong đó dành một phần kinh phí đáng kể để thực hiện Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn. Dự án sẽ tập trung hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo hướng chuẩn hóa, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc bán trú nhằm tạo điều kiện để thực hiện phổ cập vững chắc tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài ra, dự án sẽ cung cấp trang thiết bị, tài liệu, phương tiện nghe nhìn, đồ dùng dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú nhằm thực hiện đổi mới nội dung chương trình giáo dục, thực hiện giáo dục hướng nghiệp dạy nghề và giáo dục bản sắc văn hóa dân tộc.

Ngày 22/01/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tổng kết trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 1997 - 2007 và ngày 18/04/2008 Bộ sẽ tổ chức Hội nghị toàn quốc về Giáo dục dân tộc. Sau 2 hội nghị này Bộ sẽ xây dựng chương trình phát triển Giáo dục dân tộc giai đoạn 2008-2020, trong đó có việc phát triển hệ thống trường cho học sinh vùng đồng bào dân tộc miền núi.

15/ Cử tri tỉnhQuảng Ngãi và Yên Bái kiến nghị: “Trung ương tăng ngân sách đầu tư xây dựng kiên cố trường học, nhà công vụ cho giáo viên ở nông thôn, miền núi, vùng cao. Đồng thời quan tâm, tăng chế độ trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường nội trú của tỉnh, của huyện và giải quyết trợ cấp cho học sinh các trung tâm cụm xã miền núi”.

Trả lời:

* Về việc tăng ngân sách đầu tư xây dựng kiên cố trường học, nhà công vụ cho giáo viên ở nông thôn, miền núi, vùng cao:

Chương trình Kiên cố hoá trường, lớp học theo Quyết định số 159/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến cuối tháng 8/2007, các tỉnh, thành phố đã triển khai xây dựng được 74.216 phòng học kiên cố (trong đó có 48.595/59.572 phòng học đúng với danh mục các địa phương đã báo cáo tháng 8/2002, đạt tỷ lệ 81,6 % kế hoạch) để thực hiện mục tiêu xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm thời tranh tre nứa lá.

Ngày 01/02/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 với tổng kinh phí khoảng 25.000 tỷ đồng nhằm thực hiện mục tiêu: tiếp tục xóa bỏ các phòng học 3 ca, phòng học tạm thời các loại, giải quyết nhà công vụ cho giáo viên ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.... Theo đó sẽ xây dựng khoảng 141.000 phòng học và 1,6 triệu m2 nhà công vụ cho giáo viên.

Ngân sách Trung ương hỗ trợ các địa phương được ưu tiên đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, các huyện miền núi của các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng hay bị ảnh hưởng của bão lụt, vùng có nhiều đồng bào dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương khác.



* Về tăng chế độ trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường nội trú của tỉnh, của huyện và giải quyết trợ cấp cho học sinh các trung tâm cụm xã miền núi:

Về chế độ trợ cấp cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường dân tộc nội trú của tỉnh, của huyện: Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 về điều chỉnh mức học bổng chính sách từ 160.000 đồng/tháng lên 280.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/01/2006. Hiện nay, học sinh phổ thông dân tộc nội trú đang được hưởng mức học bổng 360.000đ/tháng/HS theo Thông tư liên tịch số 43/2007/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 02/5/2007 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức học bổng sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng cùng với mức lương tối thiểu theo lộ trình cải cách tiền lương của Nhà nước.

Về giải quyết trợ cấp cho học sinh các trung tâm cụm xã miền núi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Tài chính tiếp tục xây dựng định mức và chính sách trợ cấp cho học sinh ở các trung tâm cụm xã miền núi với cơ chế phù hợp với phân cấp Ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách.

16/ Cử tri các tỉnh Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Gia Lai kiến nghị: “Bộ nghiên cứu đề ra chương trình học tập, chế độ thi cử bậc phổ thông cho phù hợp với từng vùng, từng đối tượng. Theo đó, cần có chương trình giáo dục và đề thi riêng cho phù hợp với đối tượng học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo”.

Trả lời:

Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X về đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông, đến năm học 2008-2009, học sinh cấp trung học phổ thông sẽ thống nhất học phân ban với chương trình và sách giáo khoa mới. Do vậy, để được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, tất cả các đối tượng thí sinh đều thi chung một đề, đảm bảo thí sinh học chương trình nào sẽ được thi theo chương trình đó.

Trong các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông những năm trước đây, học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và một số đối tượng khác được ưu tiên xét tốt nghiệp theo quy định của Quy chế thi hiện hành với các mức điểm xét tốt nghiệp thấp hơn so với học sinh bình thường. Quy định này sẽ tiếp tục được áp dụng để xét tốt nghiệp trung học phổ thông trong thời gian tới để đảm bảo thực hiện chính sách ưu tiên trong thi và tuyển sinh. Cụ thể, Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành tại Quyết định số 08/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Điều 31:

Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi trở lên, không có bài thi nào bị điểm liệt và có điểm xét tốt nghiệp quy định cho từng diện dưới đây được công nhận tốt nghiệp:

- Diện 1: từ 5,0 điểm trở lên đối với những thí sinh bình thường.

- Diện 2: từ 4,75 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau: Con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; Người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú và học tập từ 3 năm trở lên ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; Người bị nhiễm chất độc màu da cam, con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học.

- Diện 3: từ 4,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau: Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo, khu kinh tế mới, xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc diện đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh, thành phố (trừ các thành phố trực thuộc trung ương); Con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.

- Thí sinh có nhiều tiêu chuẩn ưu tiên chỉ được hưởng theo tiêu chuẩn ưu tiên cao nhất.

Riêng đối với giáo dục thường xuyên có quy định tương tự tại Khoản 2, Điều 35, trong đó diện 2 có thêm đối tượng thí sinh là con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 và có tuổi đời từ 35 tuổi trở lên tính đến ngày thi.

17/ Cử tri tỉnhYên Bái kiến nghị: “Có chính sách đầu tư phát triển ngành học mầm non, mẫu giáo 5 tuổi đối với tỉnh miền núi, vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo tất cả trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo, được làm quen với tiếng Việt trước khi vào lớp 1”.

Trả lời:

Hiện nay, chúng ta chưa đặt mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non do chưa đủ điều kiện vật chất. Tuy nhiên để chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc, theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”, mục tiêu phấn đấu của ngành trong những năm tới là: Tăng tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đến lớp mẫu giáo để chuẩn bị vào lớp 1 từ 92% (năm 2005) lên 95% (năm 2010) và đạt 99% (năm 2015).

Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các địa phương trong năm học 2007-2008 đối với Giáo dục mầm non cần tập trung cho trẻ 5 tuổi đến lớp, đối với vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đảm bảo trẻ em 5 tuổi được đi học mẫu giáo công lập, các vùng còn lại tăng cường huy động để tiến tới phổ cập mẫu giáo 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho những vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần tập trung nguồn ngân sách nhà nước (vì đây là các trường công lập), các vùng khác sử dụng nhiều nguồn lực, trong đó có cả ngân sách nhà nước và huy động từ xã hội hoá giáo dục theo phân cấp quản lý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng và hoàn chỉnh đề án đổi mới hoạt động cơ chế tài chính của giáo dục và đào tạo Việt Nam giai đoạn 2008-2012, trong đó đã đề xuất: Ngân sách Nhà nước đảm bảo chi chủ yếu cho các trường mầm non công lập để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, tạo điều kiện cho trẻ em được làm quen với tiếng Việt trước khi vào lớp 1.

18/ Cử tri tỉnhKiên Giang kiến nghị: “Việc tổ chức dạy và học chữ Khmer còn nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ có chủ trương cụ thể thời gian dạy, đào tạo giáo viên dân tộc, sách giáo khoa chữ dân tộc, cần sửa đổi chế độ chi tiêu các trường dân tộc nội trú (quy định hiện nay trên 15 năm chưa được sửa đổi)”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương