PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang38/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48

ỦY BAN DÂN TỘC
Tại công văn số 192/UBDT-CSDT ngày 08/4/2008, Ủy ban Dân tộc trả lời ý kiến, kiến nghị cử tri tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII như sau:

1/ Cử tri các tỉnh Gia Lai, Hà Giang, Ninh Thuận, Thái Nguyên, Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ kéo dài thời gian thực hiện CT 134 để đầu tư cho các tỉnh miền núi nhất là các xã vùng 3 vì hiện nay nhà ở của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và đất sản xuất còn khó khăn. Đề nghị chuyển vốn giải quyết đất sản xuất sang đầu tư cho nhân dân chăn nuôi gia súc để tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số”.

Trả lời:

  • Về thời gian thực hiện: Tại Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn: Thời gian thực hiện Quyết định đến hết năm 2008.

  • Về chuyển hướng hỗ trợ: Tại điểm d Điều 3 của Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định: “Trường hợp các địa phương khó khăn về quỹ đất, không có điều kiện giải quyết hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg thì các địa phương chủ động giải quyết thay thế bằng hỗ trợ chuyển đổi sản xuất, đào tạo nghề, giải quyết việc làm”. Như vậy, các địa phương được phép chuyển vốn đất sản xuất sang đầu tư cho nhân dân chăn nuôi gia súc.

Uỷ ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 40/UBDT-CSDT ngày 21/1/2008 hướng dẫn triển khai Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 và chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả Quyết định 134 năm 2008. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện.

2/ Cử tri tỉnh Lào Cai, Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ theo chương trình 134, 135 đối với đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu”.

Trả lời:

Theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình 135, Quyết định 134/2004/QĐ-TTg đang thực hiện trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng sâu. Cụ thể:

- Nhiệm vụ của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg gồm: Giải quyết nhà ở, đất ở, đất sản xuất và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Như vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ vùng dân tộc và miền núi không thuộc nội dung của Quyết định 134/2004/QĐ-TTg .

- Nhiệm vụ của Chương trình 135 gồm:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn;

+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

+ Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc

+ Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Như vậy, đề nghị của cử tri đang được thực hiện theo Chương trình 135 từ năm 2006 cho các xã ĐBKK thuộc diện đầu tư của Chương trình, trong đó có tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Đề nghị chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan để tuyên truyền, chỉ đạo, giám sát việc thực hiện nhằm đạt mục tiêu Chương trình.

Ngoài Chương trình 135 giai đoạn II, đối với nhiệm vụ đào tạo cán bộ cơ sở, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 để phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 - 2010.



3/ Cử tri tỉnh tỉnh An Giang kiến nghị: “Về việc hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà theo Chương trình 134, 135 giai đoạn 2, đề nghị Nhà nước trực tiếp đầu tư toàn bộ vì phân cấp đầu tư cho An Giang là 1 tỉnh có nhiều hộ dân tộc khó khăn và đặc biệt khó khăn nhưng ngân sách của tỉnh không có khả năng đầu tư được theo sự phân cấp của Chính phủ”.

Trả lời:

Theo Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân sách TW hỗ trợ kinh phí đối ứng để các địa phương thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTG. Phần hỗ trợ được tính căn cứ mức độ khó khăn về nguồn ngân sách của từng địa phương. Tỉnh An Giang được ngân sách trung ương hỗ trợ 15% vốn đối ứng (1.554 triệu đồng) cho các nội dung về nhà ở, nước sinh hoạt phân tán, công trình nước tập trung được thực hiện năm 2007 – 2008. Phần 5% đối ứng còn lại là do ngân sách địa phương đảm bảo. Ngân sách trung ương đã cấp hỗ trợ cho tỉnh An Giang từ năm 2005 - 2008 để thực hiện Quyết định 134/TTg là 41.094 triệu đồng, bao gồm cả phần điều chỉnh bổ sung.



4/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: Đề nghị nâng mức hỗ trợ giải quyết đất sản xuất, đất ở từ 5 triệu đồng/ha lên 25 triệu đồng/ha”.

Trả lời:

Đây là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương, việc hỗ trợ đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay ở các địa phương còn gặp nhiều khó khăn vì quỹ đất của các địa phương không còn hoặc còn thiếu, giá cả tăng cao và không giống nhau, khó áp dụng một mức hỗ trợ chung. Do vậy, hướng giải quyết việc hỗ trợ đất cho đồng bào sẽ được thay thế bằng chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, xuất khẩu lao động,… Hiện nay Uỷ ban Dân tộc đang phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng chính sách mới, phù hợp với tình hình hiện tại của các địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt. Riêng về đất ở, căn cứ tinh hình thực tế, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là địa phương các cấp, hộ gia đình chủ động giải quyết.



5/ Cử tri tỉnh Hà Giang, Hoà Bình, Vĩnh Long, Lai Châu kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ tăng mức đầu tư chương trình 135 giai đoạn 2 lên 1 tỷ đồng đến 1,5 tỷ đồng/xã/năm vì: cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở vùng 3 thuộc chương trình 135 còn nhiều khó khăn và kém phát triển. Đồng thời đề nghị tăng mức chi phí cho xây dựng cơ sở hạ tầng (định mức 800.000 đồng/m2 xây dựng) hiện nay là quá thấp, trong khi đó chi phí nhân công, vật liệu ở các xã 135 cao hơn nhiều so với vùng thuận lợi về giao thông, gây khó khăn cho cơ sở trong việc tổ chức thực hiện chương trình”.

Trả lời:

- Về tăng định mức đầu tư chương trình 135 cho xã:

Do xuất phát đỉểm rất thấp, điều kiện về địa bàn khó khăn nên nhu cầu vốn đầu tư cho các xã ĐBKK thuộc CT 135 là rất lớn. Tuy nhiên, mức tăng vốn cho chương trình còn phụ thuộc khả năng ngân sách Nhà nước do Quốc hội quyết định. Trong giai đoạn II, mặc dù ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, song Nhà nước luôn luôn ưu tiên tập trung vốn cho CT 135, năm 2006, 2007 đã tăng từ bình quân từ 600 triệu/xã lên 860 triệu/xã. Ngày 25/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg về định mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 năm 2007 và 2008, trong đó năm 2008 đã tăng lên 1.060 triệu đồng/xã/năm (chưa tính vốn đầu tư cho chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân). Về đề nghị của Cử tri, Uỷ ban Dân tộc xin tiếp thu và sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để tăng mức hỗ trợ thực hiện Chương trình trong những năm tiếp theo.



- Về tăng mức chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng:

Chi phí xây dựng công trình hạ tầng thuộc CT 135 được thực hiện theo Thông tư số 02/2008/TT-BXD ngày 02/01/2008 (thay thế thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 ) của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010. Theo Thông tư này, chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng của Chương trình 135 giai đoạn II được xác định bằng dự toán xây dựng công trình theo thiết kế bản vẽ thi công trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật được duyệt.

Như vậy, mức chi phí cho một đơn vị xây dựng được xác định theo dự toán công trình cụ thể (không quy định mức 800.000 đồng/m2) và do các cơ quan ở địa phương thực hiện. Để hiểu rõ hơn về vấn đề trên, đề nghị cử tri trao đổi trực tiếp với các cơ quan liên quan tại địa phương.

6/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước xem xét chính sách hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng cho việc thực hiện các dự án theo chương trình 135 vì hiện nay các dự án này theo Chương trình 135 không được hỗ trợ phần kinh phí này nên việc giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn (chủ yếu là vận động nhân dân hiến đất), trong khi thực hiện các dự án khác (trên cùng địa bàn) lại có hỗ trợ bồi thường, cử tri cho rằng như thế là không công bằng”.

Trả lời:

Đối với đầu tư xây dựng công trình thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước và do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện quyết định (tuỳ theo phân cấp của địa phương). Nguồn vốn để chi phí giải phóng mặt bằng lấy từ vốn của Chương trình 135 và nguồn vốn huy động khác đã được Trung ương phân bổ hàng năm cho ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực khác. Căn cứ vào khả năng nguồn vốn giao, Uỷ ban Nhân dân các huyện quyết định.

Vấn đề Cử tri nêu là đúng thực tế, song hiện nay ngân sách đầu tư cho Chương trình 135 rất hạn hẹp, nếu sử dụng ngân sách của Chương 135 cho đề bù, giải phóng mặt bằng sẽ không còn vốn đầu tư cho công trình.

7/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc khi phê duyệt các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 thì phải bố trí vốn kèm theo để thuận lợi cho việc thực hiện. Ngoài 11 xã đặc biệt khó khăn thuộc 3 huyện miền núi của tỉnh đã được phê duyệt, qua xem xét thấy xã Xuân Lâm, huyện Sông Cầu rất khó khăn, đã có văn bản đề nghị bổ sung vào Chương trình 135 và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý phê duyệt. Cử tri đề nghị Chính phủ, Uỷ ban dân tộc quan tâm bố trí vốn, sớm phân bổ vốn về địa phương để triển khai thực hiện”.

Trả lời:

- Hàng năm Chính phủ phân bổ và thông báo vốn hỗ trợ có mục tiêu cho các chương trình, dự án quốc gia (trong đó có CT 135) cho các địa phương từ tháng 11của năm trước. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp trong quá trình thực hiện có sự bổ sung đối tượng (xã, thôn bản...), song việc giao vốn phải thực hiện theo quy trình quy định nên việc phân bổ vốn có thể chưa kịp thời với việc bổ sung đối tượng (những vấn đề này thường xảy ra trong trường hợp xã, thôn mới bổ sung). Uỷ ban Dân tộc xin tiếp thu và sẽ tham mưu cho Chính phủ để khi quyết định phê duyệt bổ sung xã ĐBKK vào Chương trình 135 phù hợp với năm tài chính.

- Đối với xã Xuân Lâm, huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên đã được bổ sung vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II (theo Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ). Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Văn bản số 8500/BKH-KTĐPLT ngày 20/11/2007 phân bổ vốn cho các xã mới được bổ sung vào Chương trình, trong đó có xã Xuân Lâm.

8/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị:Cử tri huyện Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ tiếp tục đề nghị Chính phủ nên có chính sách ưu tiên vốn đầu tư thực hiện các Chương trình 134, 135 cho vùng sâu, vùng xa tạo điều kiện cho nhân dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện để phát triển, mặt khác Chính phủ cũng nên cân đối nâng mức đầu tư cho Chương trình 134, 135, đặc biệt là miền núi, vùng biên giới vì thực tế với mức đầu tư theo chương trình 135 là 700 triệu đồng cho một công trình phúc lợi ở miền núi rất khó thực hiện, nếu có thực hiện thì chất lượng không cao”.

Trả lời:

- Về ưu tiên vốn đầu tư cho các xã thuộc Chương trình 135 ở vùng sâu, vùng xa: Các xã thuộc CT 135 đều là các xã ĐBKK, việc xác định tiêu chí phân bổ vốn phù hợp với từng vùng rất phức tạp, vì vậy ở cấp Trung ương, các xã thuộc CT 135 được phân bổ vốn theo mức bình quân số xã. Ở địa phương, căn cứ tình hình thực tế Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện sẽ xác định tiêu chí phân bổ vốn cho từng xã theo mức độ khó khăn. Riêng các tỉnh có điều kiện khó khăn hơn, ngoài Chương trình 135, Chính phủ đang thực hiện những chương trình phát triển KT-XH theo vùng mang tính đặc thù và được bố trí kinh phí để thực hiện, như Chương trình Quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006 – 2010, Quyết định 120/2003/QĐ-TTg, Quyết định 134/2004/QĐ-TTg, Quyết định 193/2006/QĐ-TTg, Quyết định 33/2007/QĐ-TTg, Nghị quyết số 37-NQ/TW,...

- Về tăng định mức đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II: Ngày 25/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg về định mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 năm 2007 và 2008, trong đó năm 2008 đã tăng từ bình quân 860 triệu/xã lên 1.060 triệu đồng/xã/năm (chưa tính vốn đầu tư cho chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân). Tuy nhiên mức vốn trên vẫn còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, Uỷ ban Dân tộc sẽ tiếp thu và đề nghị Thủ tướng Chính phủ tăng mức vốn đầu tư cho Chương trình.

- Về quy mô công trình: Việc lựa chọn mức đầu tư, thời gian, quy mô công trình do địa phương căn cứ tình hình thực tế để quyết định đầu tư và bố trí vốn (Trung ương không quy định 700 hay 800 triệu đồng/công trình).

* Đối với Quyết định 134/TTg: Trung ương đã xem xét cân đối vốn đầu tư theo đề án của Ủy ban Nhân dân tỉnh đề nghị. Riêng về nhà ở, nước sinh hoạt phân tán theo Quyết định 198/TTg ngày 31/12/2007 đã được nâng mức hỗ trợ lên 6.000.000 đ/hộ và 400.000 đ/hộ, cộng với 20% vốn đối ứng tương ứng đối với các hộ thực hiện từ năm 2007.



9/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Về Chương trình 135 giai đoạn 2: Tỉnh Kiên Giang có 27 xã thuộc Chương trình 135, trong đó Trung ương đầu tư 5 xã, còn lại 22 xã do ngân sách tỉnh đầu tư, nhưng Kiên Giang thuộc tỉnh nghèo có mức thu ngân sách trên tổng chi chiếm tỷ lệ trên 50% cho nên ngân sách địa phương không cân đối được để đầu tư cho 22 xã còn lại. Đề nghị Chính phủ xem xét, đầu tư cho 22 xã này để đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện nâng cao đời sống của người dân vùng còn nhiều khó khăn”.

Trả lời:

Về vấn đề trên, Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản số: 80/UBDT-CSDT ngày 1/2/2007 trả lời Uỷ ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về hỗ trợ đầu tư các xã thuộc CT 135. Cụ thể, tỉnh Kiên Giang giai đoạn II có 27 xã thuộc Chương trình 135, trong đó 5 xã biên giới do ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư, còn lại 22 xã đầu tư bằng ngân sách địa phương.

Vừa qua Uỷ ban Dân tộc ban hành Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 về công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, trong đó có 16 xã khu vực III. Theo đó, Uỷ ban Dân tộc đã rà soát để tham mưu giúp Thủ tướng Chính phủ đưa các xã vào diện đầu tư của Chương trình 135. Cụ thể, tỉnh Kiên Giang có 5 xã (2 xã khu vực II và 3 xã khu vực III) là biên giới được ngân sách Trung ương hỗ trợ đầu tư.

Còn lại 13 xã khu vực III thuộc Chương trình 135 hiện đang đầu tư theo Ngân sách địa phương. Uỷ ban Dân tộc xin tiếp thu và sẽ tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.



10/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Trung ương ban hành chính sách ưu tiên đầu tư, phát triển vùng miền núi Tây Quảng Nam nói riêng cũng như khu vực miền núi phía Tây các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung cũng như chính sách đối với khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ nhằm nhanh chóng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số khu vực biên giới giáp với CHND Lào; đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cả về kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh (nội dung này đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được xem xét, giải quyết một cách thoả đáng)”.

Trả lời:

Vùng miền núi phía Tây Quảng Nam nói riêng cũng như khu vực miền núi phía Tây các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung là những vùng còn khó khăn, luôn được Chính phủ quan tâm đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội. Những năm vừa qua, Chính phủ tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực thông qua các chương trình 135, 134 và các dự án quốc tế … Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 160/2007/QĐ-TTg ngày 17/10/2007 phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đến năm 2010” và Quyết định số 24/2008/QĐ-TTg ngày 5/2/2008 về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ đến năm 2010, trong đó có các quy định cụ thể về chính sách và cơ chế ưu tiên đầu tư đối với khu vực biên giới và vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với việc thực hiện các chương trình, chính sách trên và nguồn lực đầu tư mới sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững cả về kinh tế – xã hội, quốc phòng và an ninh trong khu vực.



11/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị:Đề nghị Chính phủ đưa hai xã Hùng Tiến, Thượng Bì của huyện Kim Bôi vào diện xã vùng III để được hưởng chính sách bảo hiểm xã hội và các chính sách khác của các xã vùng III theo quy định, vì theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc, hai xã này không thuộc diện theo quy định”.

Trả lời:

Qua kết quả bình xét tại địa phương và văn bản đề nghị số 31/BC-UBND ngày 16/5/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hoà Bình về việc công nhận 3 khu vực theo trình độ phát triển, trong đó đề nghị xã Hùng Tiến thuộc khu vực III, xã Thượng Bì huyện Kim Bôi thuộc khu vực II.

Căn cứ hồ sơ của Tỉnh Hoà Bình, Hội đồng xét duyệt Trung ương đã đề nghị Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc công nhận xã Hùng Tiến huyện Kim Bôi thuộc xã khu vực III và xã Thượng Bì huyện Kim Bôi thuộc xã khu vực II tại Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 (theo đúng đề nghị của Tỉnh Hoà Bình). Đề nghị tỉnh Hoà Bình chỉ đạo các ngành chức năng căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT và các quy định hiện hành để áp dụng chính sách cho các đối tượng thuộc 2 xã trên.

12/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Cử tri xã Đại Dực (huyện Tiên Yên) đề nghị hiện nay xã đang được xếp vào xã khó khăn nhưng xét về các tiêu chí phân loại thì xã Đại Dực thuộc xã đặc biệt khó khăn, đề nghị Chính phủ xem xét”.

Trả lời:

- Theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT xã Đại Dực, Tiên Yên thuộc xã khu vực III.

- Theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ, xã Đại Dực huyện Tiên Yên thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

Căn cứ 2 văn bản trên, hiện nay xã Đại Dực huyện Tiên Yên vẫn đang thuộc diện đặc biệt khó khăn.



13/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị Trung ương sớm có kế hoạch xây dựng cụm tuyến dân cư cho người dân tộc Khmer xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú”.

Trả lời:

Việc xây dựng cụm tuyến dân cư đã được Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng triển khai thực hiện. Hiện nay chương trình xây dựng cụm tuyến dân cư đang được triển khai thực hiện. Uỷ ban Dân tộc đề nghị UBND tỉnh An Giang có công văn gửi Bộ Xây dựng xem xét triển khai dự án sớm để đồng bào ổn định cuộc sống.



14/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị: “Xã Bắc Sơn là một xã miền núi, vùng sâu, vùng xa của huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Trước đây khi chưa tách huyện, xã Bắc Sơn cùng đơn vị hành chính với xã Phương Hải (xã 135), huyện Ninh Hải. Năm 2005, khi chia tách xã Bắc Sơn được tách từ xã Phương Hải và từ đó xã này không còn được công nhận là xã thuộc chương trình 135. Cử tri đề nghị Uỷ ban Dân tộc rà soát lại và công nhận xã Bắc Sơn là xã miền núi, vùng sâu, vùng xa được hưởng chương trình 135”.

Trả lời:

Vừa qua Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc ký Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007 công nhận phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển, trong đó xã Bắc Sơn huyện Thuận Bắc tỉnh Ninh Thuận được công nhận là xã KV III. Uỷ ban Dân tộc đang hoàn thiện thủ tục và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung xã Bắc Sơn vào CT 135 đầu tư từ năm 2008 (tại văn bản số 06/UBDT-VPĐPCT135 ngày 7/01/2008 của Uỷ ban Dân tộc về đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định Tờ trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình 135 giai đoạn II).



15/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: Đề nghị bổ sung các làng đặc biệt khó khăn ở các xã vùng 2, vùng 1 vào chương trình 135 giai đoạn II (trước mắt quan tâm đầu tư cho các làng đặc biệt khó khăn ở xã vùng 2); đồng thời ban hành định mức đầu tư cho các làng đặc biệt khó khăn”.

Trả lời:

- Theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010, các thôn đặc biệt khó khăn ở xã KV II thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Ngày 11/01/2008, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, trong đó Gia Lai có 309 thôn ĐBKK được đưa vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

- Ngày 25/10/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1445/QĐ-TTg về định mức đầu tư các dự án thuộc Chương trình 135 năm 2007 và 2008, trong đó đã quy định mức đầu tư cho thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư của Chương trình là 195 triệu/thôn/năm (chưa kể vốn thực hiện chính sách hỗ trợ nâng cao đời sống nhân dân). Căn cứ các Quyết định của cấp có thẩm, ngày 21/01/2008, Uỷ ban Dân tộc đã có văn bản số 36/UBDT-VPĐPCT135 đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ Tài chính phân bổ vốn thực hiện Chương trình 135 năm 2007 và năm 2008 cho các xã, thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II, trong đó có tỉnh Gia Lai.

16/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng cho các thôn, làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản chỉ đạo nhưng hiện nay chưa được triển khai”.

Trả lời:

Đối với các xã và thôn, làng đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II: Việc đầu tư xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng đã được quy định tại điểm 2 (Dự án phát triển hạ tầng), mục I, phần II Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Uỷ ban Dân tộc - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính - Xây dựng - Nông nghiệp và phát triển nông thôn, về việc Hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010. Hàng năm, trên cơ sở nguồn vốn được giao và căn cứ vào tình hình thực tế của xã, thôn, làng, nhu cầu của người dân để lựa chọn, ưu tiên công trình đầu tư, trong đó có nhà sinh hoạt cộng đồng.

Như vậy, đề nghị của cử tri đã được quy đinh tại các văn bản trên, việc lựa chọn công trình đầu tư do địa phương thực hiện. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai căn cứ văn bản trên để chỉ đạo thực hiện để đáp ứng nhu cầu chính đáng của nhân dân.

17/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho 2 huyện Phước Long và Bù Đăng tiếp tục được thực hiện cơ chế ưu đãi cho Quyết định 168/200/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời bổ sung thêm 2 huyện nữa là Bù Đốp và Lộc Ninh”.

Trả lời:

Uỷ ban Dân tộc đã cú van b?n s? 477/UBDT - CSDT ngày 12/6/2006 trả lời Ban Dân tộc Bình Phước về việc xin 04 huyện thuộc tỉnh Bình Phước được hưởng chính sách theo QĐ 168/TTg.

Các Bộ, ngành đã có văn bản xin ý kiến Chính phủ cho các huyện trên được thực hiện cơ chế ưu đãi theo Quyết định 168/2001/QĐ-TTg. Tuy nhiên đến nay, Uỷ ban Dân tộc chưa nhận được ý kiến chỉ đạo của Chính phủ.

18/ Cử tri tỉnh Bình Phước kiến nghị: “Tỉnh Bình Phước đang thực hiện các Quyết định của Chính phủ về chính sách đất đai với đồng bào dân tộc khó khăn theo các chương trình như chương trình 134, chương trình 135. Tuy nhiên, có huyện không còn quỹ đất để bố trí cấp cho đồng bào dân tộc, việc xoá đói, giảm nghèo và ổn định đời sống đồng bào dân tộc ở một số huyện rất khó khăn. Do vậy, việc hỗ trợ các doanh nghiệp thu hút lao động người dân tộc thiểu số vào làm việc, sẽ tháo gỡ được nhiều khó khăn cho các địa phương do không còn quỹ đất để giao cho đồng bào”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương