PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang37/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48

Trả lời:

Quyết định số 155/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định sửa đổi, bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế ra đời khi mức lương tối thiểu lúc đó là 210.000đ/người/tháng. Mức lương tối thiểu hiện nay đã được nâng lên là 540.000đ/người/tháng và tình hình giá cả thị trường cũng biến động tăng nên việc điều chỉnh mức phụ cấp là rất cần thiết. Bộ Y tế đang cùng với các Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ đề xuất với Chính phủ xem xét, sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp đặc thù cho cán bộ y tế cho phù hợp, trong đó bao gồm cả mức phụ cấp trực đêm.



10/ Cử tri tỉnh Điện Biên, Phú Thọ, Cao Bằng, Hoà Bình:

Đề nghị tăng phụ cấp cho cán bộ y tế thôn bản, hiện nay số cán bộ này vẫn đang hưởng chế độ quy định tại Công văn số 11684/TC/NSNN ngày 6/12/2001 của Bộ Tài chính.



Đề nghị tăng mức phụ cấp cho cán bộ chuyên trách dinh dưỡng các xã trọng điểm và phụ cấp cho các cộng tác viên y tế thôn bản tại các bản trọng điểm thực hiện theo Thông tư liên tịch số 51/2002/TTLT-BTC-BYT ngày 03/6/2002 giữa Bộ Tài chính và Bộ Y tế”.

Trả lời:

Y tế thôn, bản đóng vai trò rất quan trọng trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tại tuyến y tế cơ sở, là cánh tay vươn dài của y tế xã. Năm 1999 Nhà nước quy định nhân viên y tế thôn, bản ở miền núi, vùng cao, hải đảo được trợ cấp hàng tháng với mức 40.000đồng/người/tháng; số thôn, bản còn lại do xã, phường tự tạo nguồn thu để chi trả theo công việc.

Hiện nay mức phụ cấp này là quá thấp, tình trạng nhân viên y tế thôn, bản bỏ việc, không hoạt động ngày càng nhiều, gây khó khăn cho các trạm y tế xã. Trước tình trạng đó nhiều tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt tăng mức phụ cấp cho y tế thôn, bản lên 100.000đồng/tháng (như tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hoà, Yên Bái, Điện Biên, Vĩnh Phúc), 200.000đồng/tháng (như Bình Định) từ nguồn ngân sách của địa phương.

Từ 01/01/2008 lương tối thiểu tăng lên 540.000Đ (tăng 4,5 lần nên Bộ Y tế đang xây dựng văn bản trình Chính phủ đề nghị tăng mức phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản tối thiểu là 180.000đồng/tháng, dự kiến sẽ trình vào Quý III/2008 .



11/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận: “Đề nghị Bộ Y tế xem xét lại Thông tư liên bộ số 02/2006 ngày 23/01/2006 của liên Bộ Y tế - Tài chính - Nội vụ vì trong thông tư ngày không quy định cho phép cán bộ, y sỹ đông y trực tiếp khám chữa bệnh được hưởng các chế độ phụ cấp như cán bộ y, bác sỹ bên tây y”.

Trả lời:

Thông tư liên tịch số 02/2006/TTLT-BYT-BNV-BTC ngày 23/01/2006 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg ngày 01/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với cán bộ, viên chức tại các cơ sở y tế Nhà nước không quy định đối tượng hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề theo trình độ đào tạo mà theo công việc đảm nhận, do đó nếu y sỹ đông y trực tiếp khám chữa bệnh và đang hưởng lương theo các ngạch viên chức có 2 chữ số đầu của mã ngạch là 16 và 13 thì được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức phụ cấp quy định cho cán bộ, viên chức chuyên môn y tế cơ sở đó.



12/ Cử tri thành phố Hà Nội, tỉnh Thanh Hoá và tỉnh Gia Lai: “Đề nghị Bộ quan tâm đến lương của cán bộ y tế làm tại các Trung tâm y tế dự phòng, các chuyên khoa lao, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh lý, HIV/AIDS vì hiện tại lương của các cán bộ làm công tác này quá thấp, thường xuyên tiếp xúc với độc hại”.

Trả lời:

Nghị định số 204/2004/NĐ-CP này 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang chỉ quy định 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Còn đặc thù của các ngành nghề, các chuyên khoa được thực hiện bằng các chế độ phụ cấp như: phụ cấp độc hại, phụ cấp ưu đãi nghề...



III. CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ

13/ Cử tri tỉnh Điện Biên: “Cử tri đề nghị đưa hai loại thuốc mê và thuốc tê vào danh mục thuốc được Bảo hiểm y tế thanh toán vì theo quy định hiện hành hai loại thuốc này không được thanh toán”.

Trả lời:

Hiện nay, trong danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh có bao gồm các loại thuốc thuộc nhóm gây mê (15 loại) và nhóm thuốc gây tê (4 loại). Các thuốc này đã đảm bảo cho hầu hết các chỉ định liên quan đến gây tê, gây mê cho người bệnh.

Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh này thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị, kiểm soát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế. Trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc ngoài danh mục, người bệnh sẽ phải tự chi trả. Tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Y tế sẽ sớm xem xét, tiếp tục bổ sung danh mục thuốc để từng bước đảm bảo tốt hơn, đầy đủ hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

14/ Cử tri tỉnh Cà Mau và Đắk Lắc: “Cử tri phản ánh việc người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế đến bệnh viện trong trường hợp cấp cứu nhưng không được thanh toán vì không đúng tuyến”.

Trả lời:

Trường hợp cấp cứu, người có thẻ bảo hiểm y tế được khám bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (bao gồm cả khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập) và được hưởng đầy đủ quyền lợi người bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Thông tư số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 hướng dẫn bảo hiểm y tế bắt buộc, tại điểm c khoản 1 mục I phần IV quy định như sau: “Người có thẻ Bảo hiểm y tế bắt buộc khi khám chữa bệnh tại cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu và ở cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế khác theo giới thiệu chuyển viện phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế hoặc trong những trường hợp cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế, được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí theo giá viện phí hiện hành.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, do các yếu tố khách quan, người bệnh đến cơ sở y tế có thể chưa được hưởng đầy đủ quyền lợi. Trong trường hợp này, người bệnh cần lưu giữ giấy ra viện, hoá đơn mua thuốc, biên lai hay các chứng từ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để cơ quan Bảo hiểm y tế xem xét, giám định các chi phí mà người bệnh đề nghị thanh toán để chi trả trực tiếp cho người bệnh theo quy định.

IV. CÁC VẤN ĐỀ KHÁC

15/ Cử tri thành phố Đà Nẵng, thành phố Hà Nội, tỉnh Phú Thọ và tỉnh Bình Định: “Việc xử lý rác thải tại các bệnh viện, trung tâm y tế, đặc biệt là tại các thành phố lớn là vấn đề lo ngại. Đề nghị Bộ Y tế có giải pháp giải quyết vấn đề này”.

Trả lời:

- Chính phủ quan tâm vấn đề xử lý chất thải y tế, đặc biệt ở các thành phố lớn và các đô thị. Ngày 22/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng”, trong đó có việc xử lý chất thải y tế của 84 bệnh viện (6 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; 5 bệnh viện thuộc Bộ Quốc phòng; 73 bệnh viện trực thuộc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

- Bộ Y tế đã tiến hành hàng loạt các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến chất thải y tế, như:

1. Ban hành quy chế quản lý chất thải y tế cho phù hợp với những quy định mới về bảo vệ môi trường, có hướng dẫn cụ thể về các loại chất thải trong cơ sở y tế có thể tái chế, sử dụng và làm rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện, quản lý kiểm tra giám sát của các cá nhân và lãnh đạo các cơ sở y tế.

2. Triển khai 6 dự án tăng cường công tác quản lý, xử lý chất thải y tế: (1) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về chất thải bệnh viện; (2) Xây dựng hệ thống thông tin địa lý và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường y tế; (3) Xây dựng chương trình quan trắc môi trường bệnh viện; (4) Xây dựng mô hình điểm về quản lý và xử lý chất thải bệnh viện; (5) Đào tạo cán bộ và hợp tác quốc tế về quản lý và xử lý chất thải bệnh viện; (6) Xây dựng kế hoạch xử lý chất thải bệnh viện đến năm 2010.

3. Đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xử lý chất thải của 100% các bệnh viện trực thuộc Bộ vào năm 2010. Hàng năm bố trí ngân sách cho các địa phương để xây dựng cơ sở xử lý chất thải.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra liên ngành về xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện.

5. Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và môi trường đang hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 114/2006/TTLT-BTC-TNMT ngày 29/12/2006 hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp môi trường trong đó có một phần đầu tư xử lý chất thải y tế, và Thông tư số 12/2006/TTLT/BKHCN-BTC-BNV ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục tập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại đối với quản lý chất thải y tế.

6. Lồng ghép nội dung xử lý chất thải y tế vào dự án hỗ trợ y tế vùng như Dự án hỗ trợ y tế đồng bằng Sông Cửu Long (vốn vay của Ngân hàng thế giới); Dự án y tế nông thôn (vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu á), đã trang bị 67 lò đốt cho các bệnh viện thuộc 14 tỉnh dự án (14 tỉnh).

7. Bố trí vốn từ ngân sách để nâng cấp, trang bị hệ thống xử lý chất thải của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế.

Sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường để trang bị, nâng cấp cơ sở xử lý chất thải của các bệnh viện: Năm 2008 dự kiến cấp bổ sung 5 tỷ đồng cho xử lý chất thải một số bệnh viện trọng điểm (cấp 4 tỷ đồng cho bệnh viện C Đà Nẵng; cấp gần 1 tỷ đồng cho bệnh viện E)

8. Để thực hiện tốt việc xử lý rác thải y tế, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện Thông tư 114/2006 và dành kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho quản lý và xử lý chất thải y tế ở địa phương. Đề nghị cử tri giám sát việc thực hiện các hoạt động này.



16/ Cử tri tỉnh Cao Bằng: “Theo quy định chuẩn quốc gia của Bộ Y tế, mỗi trạm y tế xã, phường phải có 1 cán bộ y học cổ truyền và 1 dược tá. Tuy nhiên theo quy định của Bộ Nội vụ thì mỗi trạm y tế chỉ có 3 đến 4 biên chế nên 2 chức danh trên không có. Đề nghị Bộ nghiên cứu bổ sung cho trạm y tế xã, phường đủ biên chế để đảm bảo xây dựng đạt chuẩn quốc gia”.

Trả lời:

Về định biên của Trạm y tế xã: Thông tư số 08/TTLB ngày 20/4/1995 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định số 31/TTg ngày 4/3/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định mỗi trạm y tế xã được bố trí từ 03 - 06 cán bộ y tế tuỳ theo dân số và địa bàn hoạt động.

Để phù hợp với nhiệm vụ và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khoẻ nhân dân, ngày 05/6/2007 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/2007/ TTLT-BYT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Theo quy định tại Thông tư này số lượng viên chức của Trạm y tế xã, phường, thị trấn được bố trí tối thiểu là 5 biên chế/1 trạm, tối đa là 10 biên chế trạm tuỳ theo đặc điểm địa lý, xã hội và quy mô dân số.

Ngoài định mức trên Thông tư này còn quy định hệ số điều chỉnh theo vùng địa lý đối với Trạm y tế xã như sau: Đồng bằng, trung du hệ số là 1; Miền núi, vùng sâu, xa, vùng đồng bằng sông Cửu Long hệ số là 1,2 và vùng cao, hải đảo hệ số là 1,3.



17/ Cử tri tỉnh Đắk Nông, Bà Rịa – Vũng Tàu: “Đề nghị xử lý nghiêm các cán bộ có liên quan đến vụ nước tương “đen” có chứa các chất là tác nhân gây ung thư”.

Trả lời:

Sau khi phát hiện trong nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định được đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, Bộ Y tế đã có Công văn số 3809/BYT-ATTP ngày 05/6/2007 gửi Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nước tương, dầu hào. Đồng thời, Bộ đã giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm ban hành Quyết định số 34/QĐ-ATTP ngày 01/6/2007 gửi các Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc thu hồi và tiêu huỷ sản phẩm nước tương, dầu hào có hàm lượng 3-MCPD vượt quá mức quy định; thông báo các lô sản phẩm vi phạm cho tất cả các Sở Y tế để triển khai việc giám sát thu hồi trên thị trường cả nước.

Việc xử lý các cán bộ có liên quan đến vụ nước tương “đen” tức nước tương có hàm lượng 3-MCPD vượt quá quy định thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết. Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã xử lý cách chức Chánh Thanh tra Sở Y tế và luân chuyển công tác Giám đốc Sở Y tế (thông tin này đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng).

18/ Cử tri thành phố Hà Nội và các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Quảng Ngãi: “Đề nghị Bộ Y tế có biện pháp quản lý tốt các loại văc-xin khi đưa ra sử dụng và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này”.

Trả lời:

Văc-xin đóng vai trò quan trọng trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh.

Quản lý vác xin mang tính đặc thù cao, Bộ Y tế đã triển khai một số biện pháp quản lý văc-xin như sau:

1 . Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với vắc-xin:

- Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo hướng hội nhập trong khu vực và đáp ứng được công tác quản lý thực tế tại Việt Nam.

- Kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương; tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao trình độ cán bộ quản lý chuyên trách

- Tăng cường kiểm tra và giám sát chất lượng văc-xin các đơn vị sản xuất, kinh doanh và các cơ sở tiêm phòng.

- Đào tạo, nâng cao kỹ thuật cho cán bộ làm công tác thử nghiệm lâm sàng.

2. Về sản xuất, cung ứng văc-xin, sinh phẩm y tế:

- Tổ chức sắp xếp, quy hoạch việc sản xuất, kinh doanh văc-xin trong cả nước.

- Thực hiện việc quản lý chất lượng toàn diện, áp dụng các nguyên tắc thực hành tốt (GP) từ khâu sản xuất, bảo quản, phân phối đến sử dụng.

Khuyến khích chuyển giao, áp dụng các công nghệ sản xuất văc-xin tiên tiến từ nước ngoài.

3. Tập huấn, nâng cao trình độ cán bộ y tế dự phòng, cán bộ làm công tác tiêm chủng trong việc sử dụng an toàn, hiệu quả văc-xin; hạn chế thấp nhất các trường hợp tai biến; xử lý các trường hợp phản ứng nặng liên quan đến tiêm chủng .

4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu được rằng văc-xin cũng như thuốc, nên bên cạnh tác dụng phòng bệnh cũng có một số tác dụng phụ có thể gây ra những rủi ro nhất định cho người sử dụng; các rủi ro này có nguy cơ xảy ra ngẫu nhiên tuỳ theo cơ địa của mỗi người, hoặc do những nguyên nhân khác…

Nhân đây, Bộ Y tế cũng xin thông báo kết luận điều tra trong thời gian vừa qua về 11 trường hợp tử vong sau khi tiêm chủng cho thấy các trường hợp tử vong này không liên quan đến văc-xin. Việc tiêm chủng có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ con người phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do vi-rút. Do vậy, cần đẩy mạnh việc tiêm văc-xin phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em.

19/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên: “Việc giám định bị nhiễm chất độc da cam đối với những người là cựu chiến binh còn quá phiền hà, thủ tục rất chậm. Đề nghị Bộ cải tiến các thủ tục khám, giám định”.

Trả lời:

Theo theo quy định tại Thông tư số 07/2006/TT-BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, thành phố tiến hành giám định các đối tượng hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học do Sở Lao động thương binh và xã hội giới thiệu. Các thủ tục về hồ sơ, thủ tục để được giám định được thực hiện theo quy định của Bộ Lao động thương binh xã hội. Để biết thêm chi tiết về việc này, đề nghị liên hệ với Bộ Lao động thương binh xã hội để được giải đáp cụ thể hơn.



20/ Cử tri tỉnh Đắk Nông: “Đề nghị xem xét việc trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh không đúng tuyến phải nộp tiền như các bệnh nhân khác”.

Trả lời:

Việc phân tuyến để khám chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi nhằm cho trẻ dược khám chữa bệnh đúng bệnh, đúng tuyến, nếu bệnh nhẹ thì khám và điều trị tại các cơ sở y tế tuyến dưới, bệnh nặng mới phải chuyển lên tuyến trên vừa nhằm đỡ đi lại mất thời gian chi phí của gia định các cháu, vừa giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Hiện nay, Chính phủ mới chỉ quy định trường hợp trẻ em đi khám chữa bệnh nhưng có sử dụng các dịch vụ và kỹ thuật cao mà gia đình bệnh nhân có nhu cầu sử dụng thì cơ sở y tế công lập được thu của gia đình bệnh nhân khoản chênh lệch giữa chi phí sử dụng dịch vụ và kỹ thuật cao theo yêu cầu và mức thanh toán viện phí hiện hành.

21/ Cử tri tỉnh Long An và tỉnh Khánh Hoà: “Đề nghị đơn giản hoá thủ tục khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, người già trên 90 tuổi, những người này khi khám chữa bệnh chỉ cần giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân là đủ, không cần làm thẻ bảo hiểm y tế”.

Trả lời:

1. Việc khám chữa bệnh không thu phí đối với trẻ dưới 6 tuổi và người già trên 90 tuổi là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên để đảm bảo thực hiện công bằng trong khám chữa bệnh cho các đối tượng này đòi hỏi phải có quy trình thanh quyết toán do cơ quan chuyên nghiệp chịu trách nhiệm, hạn chế lạm dụng thuốc, xét nghiệm, kỹ thuật cao. Bảo hiểm xã hội là cơ quan có mạng lưới giám định tại tất cả các cơ sở y tế và có chuyên môn về giám định, thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh. Cho nên việc chi trả chi 1 phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, người già trên 90 tuổi thông qua thẻ bảo hiểm y tế là hình thức ưu việt hơn hẳn so với hình thức thực thanh thực chi như hiện nay.

2. Quá trình tổ chức khám chữa bệnh cho trẻ đòi hỏi phải có sự phân tuyến về chuyên môn kỹ thuật, những bệnh nhẹ, bệnh mãn tính nên điều trị ở tuyến dưới nhằm giảm tải cho các cơ sở khám chữa bệnh tuyến trên và giảm chi phí cho người bệnh. Giấy khai sinh, hoặc chứng minh thư nhân dân (người già trên 90) chỉ cho phép xác định chính xác về tuổi, nơi sinh. Các thông tin khác về nơi cư trú của người bệnh không đủ để phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.

22/ Cử tri thành phố Hà Nội: “Cử tri đề nghị khi ban hành các chính sách liên quan đến y tế, Bộ Y tế cần tiến hành điều tra xã hội học để xây dựng chính sách cho phù hợp, nhất là đối với người nghèo”.

Trả lời:

Trước khi xây dựng chính sách hoặc đề xuất với Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách trong lành vức y tế, Bộ Y tế thường phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khảo sát, điều tra thực tế để có cơ sở khoa học đưa ra các kiến nghị có tính khả thi. Bộ Y tế ghi nhận đề nghị này của cử tri và sẽ áp dụng các phương pháp xã hội học trong việc nghiên cứu, khảo sát thực tế để có cơ sở xây dựng các chính sách phù hợp với các loại hình, các loại đối tượng người bệnh.



23/ Cử tri tỉnh Quảng Nam: “Đề nghị Bộ Y tế tiếp tục quan tâm cấp đủ các phương tiện phòng tránh thai theo kế hoạch năm 2007 để Uỷ ban Dân số Gia đình và trẻ em tỉnh Quảng Nam hỗ trợ tuyến cơ sở triển khai thực hiện hiệu quả công tác phòng tránh thai”.

Trả lời:

1. Về nhu cầu phương tiện tránh thai của tỉnh Quảng Nam năm 2007 và Quý I năm 2008:

Trung ương đã đáp ứng đủ nhu cầu phương tiện tránh thai năm 2007 của tỉnh. Khi kết thúc kế hoạch năm, tồn kho các loại phương tiện tránh thai của cấp tỉnh và huyện đến ngày 31/12/2007 còn đủ dùng trong 3-5 tháng theo kế hoạch.

Nhu cầu Quý I năm 2008: Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đã cấp đủ phương tiện tránh thai theo đề nghị của tỉnh; hàng hoá được giao cho Uỷ ban Dân số - Gia đình - Trẻ em tỉnh từ ngày 25-28/01/2008. Riêng bao cao su đã giao hàng vào ngày 10/3/2008. Như vậy, tổng số phương tiện tránh thai cung cấp cho tỉnh quý I/2008 và tồn kho năm 2007 đảm bảo đủ dùng từ tháng 4 đến tháng 7/2008. Dưới đây là bản cân đối nhu cầu phương tiện tránh thai tại Quảng Nam quý I năm 2008:




TT

Tên phương tiện tránh thai

Tồn kho đến 31/12/2007 (tỉnh/huyện)

Đã cấp quý I/2008

Tổng có

Đã đủ dùng đến tháng

1

Vòng tránh thai

8.473

0

8.473

5/2008

2

Thuốc tiêm

3.700

6.000

9.700

7/2008

3

Thuốc cấy

3

150

153

4/2008

4

Thuốc viên

33.772

20.000

53.772

8/2008

5

Bao cao su

0

200.000

200.000

3/2008

Ghi chú: Bao cao su và thuốc viên chỉ tính nhu cầu cấp miễn phí với tỷ lệ tương ứng là 30% và 70%; phần còn lại được cung cấp qua chương trình tiếp thị xã hội và thị trường.

Trong tháng 4/2008, Trung ương sẽ tiếp tục cấp phương tiện tránh thai quý II theo nhu cầu của tỉnh.

2 . Về nhu cầu phương tiện tránh thai trong thời gian tới:

Tổng Cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình sẽ căn cứ chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 và nhu cầu của tỉnh hàng quý để cấp phát, đảm bảo đủ phương tiện tránh thai phục vụ chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình của địa phương.



24/ Cử tri tỉnh An Giang: “Đề nghị không nên cổ phần hoá bệnh viện công, vì như vậy người nghèo sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác khám chữa bệnh”.

Trả lời:

Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là không tiến hành cổ phần hóa bệnh viện công lập, đặc biệt là những bệnh viện lớn. Bộ Y tế đang thực hiện chủ trương này. Để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tình hình hiện nay hầu hết các bệnh viện đều quá tải, Bộ Y tế đã trình Chính phủ và được Chính phủ cho phép khuyến khích các bệnh viện công đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa thông qua hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp để đầu tư trang thiết bị và xây dựng thêm cơ sở vật chất cho bệnh viện.



25/ Cử tri tỉnh An Giang: “Cử tri phản ánh tại Bệnh viện Chợ Rẫy việc nhận thi thể người thân để mai táng còn phiền hà, tiền mai táng phí quá cao vì vậy muốn được việc chỉ còn cách phải chi “phong bì” cho người có trách nhiệm”.

Trả lời:

Về thủ tục giải quyết bệnh nhân tử vong, Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm túc quy chế giải quyết người bệnh tử vong được quy định trong Quy chế bệnh viện do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 1895/BYT-QĐ ngày 19/9/1997. Bệnh viện Chợ Rẫy đã xây dựng quy chế nội bộ về việc giải quyết cho người nhà bệnh nhân mang tử thi về mai táng. Khi nhận được ý kiến của cử tri An Giang, Bộ Y tế đã chỉ đạo bệnh viện Chợ Rẫy khẩn trương kiểm tra và rút kinh nghiệm về vấn đề này. Kết quả kiểm tra cho thấy các quy định của Bộ Y tế và của Bệnh viện đã được thực hiện tốt và chưa ghi nhận có kiến nghị, phản ảnh cụ thể của bệnh nhân và gia đình về các sai sót của Bệnh viện. Riêng đối với phí mai táng là sự thoả thuận giữa người nhà bệnh nhân và đơn vị cung cấp dịch vụ này. Nhận thấy việc giải quyết bệnh nhân tử vong nói chung là vấn đề nhạy cảm, Bộ Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các bệnh viện thực hiện nghiêm Quy chế bệnh viện, đồng thời hoan nghênh các ý kiến phản ảnh cụ thể, kịp thời để có thể thanh kiểm tra và chấn chỉnh các sai phạm nếu có. Để tạo thuận lợi cho bệnh nhân và thân nhân, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các bệnh viện hướng dẫn chu đáo cho người nhà bệnh nhân lựa chọn các đơn vị mai táng tốt với mức phí hợp lý.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   33   34   35   36   37   38   39   40   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương