PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang45/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Trả lời (tại công văn số 1436/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

1. Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ, thác Bản Giốc đã được đưa vào điểm du lịch Quốc gia.

2. Theo Luật Du lịch và các quy định hiện hành, Thủ tướng Chính phủ
đã giao Tổng cục Du lịch xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thác Bản Giốc. Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã phối hợp với tỉnh Cao Bằng xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thác Bản Giốc (bao gồm cả động Ngườm Ngao) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch này tại Quyết định số 134/2007/QĐ-TTg ngày 17/8/2007.

Trên cơ sở Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao bằng triển khai thực hiện Quyết định số 134/2007/QĐ-TTg như chuẩn bị tổ chức lễ công bố quy hoạch; đảm bảo việc đầu tư, xây dựng theo đúng Quy hoạch; đào tạo nguồn nhân lực du lịch; gắn việc tuyên truyền quảng bá khu du lịch thác Bản Giốc với chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch quốc gia; có cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch đến khu du lịch thác Bản Giốc và các khu, điểm du lịch khác của tỉnh Cao Bằng. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã thành lập Tổ công tác tại Quyết định số 14/QĐ-TCDL ngày 14/01/2008 của Tổng cục Du lịch để triển khai một số nội dung trong Quyết định số 134/2007/QĐ-TTg như sau:

- Về Tổ chức Lễ công bố: Ngày 16/01/2008, Tổng cục Du lịch đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Cao Bằng về việc chuẩn bị lễ công bố Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch thác Bản Giốc (bao gồm cả động Ngườm Ngao) được phê duyệt tại Quyết định số 134/2007/QĐ-TTg ngày 17/8/2007. (Tuy nhiên, khu vực thác Bản Giốc là khu vực biên giới nhạy cảm, chưa phân giới cắm mốc xong, mọi hoạt động liên quan đến khu vực này đều phải hết sức thận trọng. Do đó, ngày 26/02/2008 UBND tỉnh Cao Bằng đã có Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc Tổ chức lễ công bố Quy hoạch này và Văn phòng Chính phủ đã có Công văn trả lời đề nghị UBND tỉnh Cao Bằng làm việc với Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao) để xác định thời gian công bố). Đến nay, UBND tỉnh Cao Bằng đang làm việc với Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao) để xác định thời gian tổ chức lễ công bố và triển khai các nội dung trong Quyết định số 134/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Về Chương trình xúc tiến quảng bá và đào tạo nguồn nhân lực: Tổng cục Du lịch đã giao các Vụ chức năng phối hợp với Sở Thương mại-Du lịch Cao Bằng xây dựng các chương trình phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá và hoàn thành bản dự thảo các chương trình trên.



6/ Cử tri tỉnh Quảng Trị kiến nghị: “Việc phát hành băng đĩa hình của các nhà ngoại cảm rộng rãi trong nhiều tầng lớp nhân dân có nguy cơ dẫn đến sự gia tăng các hoạt động mê tín dị đoan. Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cần có sự quản lý chặt chẽ và có ý kiến về vấn đề này. Nếu thực sự các nhà ngoại cảm có khả năng như thế thì cũng nên sử dụng họ và thông báo chính thức cho nhân dân biết”.

Trả lời (tại công văn số 1435/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

1. Thời gian vừa qua tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện băng hình ghi lại hoạt động của một số nhà ngoại cảm về việc tìm mộ liệt sỹ, nhập hồn, gọi hồn. Một số kẻ xấu đã lợi dụng sự việc này để nói xấu nhà nước ta, gieo rắc hoài nghi trong nhân dân, nhất là những vấn đề liên quan đến lịch sử chiến tranh mà chúng ta chưa thể giải quyết hết hậu quả trong một sớm, một chiều. Có những cá nhân lợi dụng việc gọi hồn để vu cáo Đảng, Lãnh tụ và chế độ. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đảng và nhà nước không ngăn cấm việc nghiên cứu khả năng đặc biệt của con người, nhưng không được lợi dụng vấn đề này để thực hiện các ý đồ chính trị, tư tưởng xấu. Bộ Công an đã có chỉ đạo không cho tuyên truyền công khai vấn đề ngoại cảm, gọi hồn, tìm mộ. Kết luận của Ban Bí thư số 83/TB-TW về tình hình lễ hội, tâm linh, ngoại cảm đã nêu rõ: Tăng cường chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản, các báo, tạp chí, nhà xuất bản không được thông tin, phát hành ấn phẩm có nội dung tâm linh, ngoại cảm khi chưa được các cơ quan nghiên cứu, khoa học thẩm định, kết luận. Xử lý nghiêm và kiên quyết các hành vi truyền bá, phát tán tài liệu, băng, đĩa không được phép lưu hành, những cá nhân lợi dụng tâm linh, ngoại cảm để lừa bịp, xuyên tạc, vu khống cá nhân, tập thể, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch không cấp phép cho bất kỳ một chương trình nào có nội dung về tâm linh, ngoại cảm. Số băng đĩa lưu hành trên thị trường được in và phát tán lậu, vi phạm quy định của Nghị định số 11/2006/NĐ của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế hoạt động dịch vụ văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng và Nghị định số 56 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin. Vì vậy, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thường xuyên có văn bản nhắc nhở chỉ đạo các Sở Văn hoá-Thông tin địa phương kết hợp với các cơ quan ban ngành thu hồi xử phạt chấn chỉnh những hoạt động trên.

7/ Cử tri tỉnh Sơn La kiến nghị:

1) Đề nghị Nhà nước nghiên cứu, ban hành chính sách đối với những diễn viên hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật khi đã hết tuổi biểu diễn nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu được bảo hiểm xã hội theo Luật bảo hiểm xã hội quy định.

2) Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo sớm ban hành chính sách đào tạo đối với con em các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Trả lời (tại công văn số 1433 /BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

1. Về đề nghị ban hành chính sách đối với những diễn viên hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật khi đã hết tuổi biểu diễn nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu:

a) Thực trạng của lao động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập:

Về tuổi nghề và việc sử dụng, bố trí công việc đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên):

Do đặc điểm đào tạo diễn viên hoạt động nghệ thuật rất sớm từ 10 tuổi trở đi và mang tính đặc thù về năng khiếu, nên đối tượng này đã được phép tuyển dụng vào ngạch Diễn viên với tuổi đời phải đủ 15 tuổi trở lên và thực hiện ký Hợp đồng làm việc đặc biệt theo quy định của Nhà nước.

Với đặc thù của lao động nghệ thuật là tuổi biểu diễn của Diễn viên rất ngắn: 40 tuổi đối với nữ và 45 tuổi đối với nam. Do đó, thực tế hiện nay các đơn vị nghệ thuật đang tồn tại và gặp khó khăn về sử dụng đội ngũ diễn viên, cụ thể: Có một số diễn viên tuổi lớn không còn khả năng biểu diễn, không đáp ứng được công việc khác những chưa đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật mà vẫn còn trong biên chế của đơn vị nghệ thuật và vẫn hưởng lương và các chế độ khác, nên việc tuyển mới nghệ sĩ trẻ có khả năng để trẻ hoá đội ngũ diễn viên không thể thực hiện được.

Việc bố trí công việc khác, cũng như đào tạo nghề khác cho một số diễn viên do lớn tuổi, không còn khả năng biểu diễn và không thể bố trí được công việc biểu diễn, trình độ văn hoá hạn chế mà vẫn ở lại đơn vị nghệ thuật để chờ đủ tuổi giải quyết nghỉ hưu theo quy định thường từ 10 năm đến 15 năm đã gây nhiều khó khăn cho đơn vị nghệ thuật.

Hiện nay, số lao động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp thuộc các đơn vị nghệ thuật công lập cả nước có trên 5.200 người, trong đó ở độ tuổi từ 45 tuổi trở lên có 1002 người (Nam có 601 người và Nữ có 401 người).



b) Trách nhiệm của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch:

+ Các văn bản kiến nghị Nhà nước

Với trách nhiệm được giao thực hiện các chính sách chế độ đối với ngành văn hoá, trong đó có lao động biểu diễn nghệ thuật (Diễn viên), Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã triển khai các văn bản kiến nghị Nhà nước có chính sách chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động biểu diễn nghệ thuật, cụ thể:

- Từ các năm 1999, 2004, 2005 đã có các văn bản gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ và tham gia góp ý vào dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội đề nghị xem xét về chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động biểu diễn nghệ thuật.

- Ngày 09/05/2007, đã tổ chức buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hằng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Điều và các cơ quan chức năng của 3 Bộ về chế độ tuổi nghỉ hưu của lao động nghệ thuật (Diễn viên).

- Để thực hiện nội dung đã được lãnh đạo 3 Bộ thống nhất trong buổi làm việc ngày 09/5/2007 và làm cơ sở trình Chính phủ xem xét về chính sách chế độ nghỉ hưu đối với lao động nghệ thuật (Diễn viên), Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã soạn thảo dự thảo Tờ trình Chính phủ và gửi xin ý kiến góp ý của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp (đến nay các Bộ đã có văn bản góp ý).

- Hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang tổng hợp các ý kiến góp ý của các Bộ để hoàn chỉnh Tờ trình Chính phủ về chính sách chế độ Bảo hiểm xã hội về nghỉ hưu đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (Diễn viên).

+ Các chính sách chế độ nghỉ hưu của Nhà nước

- Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định: Nam từ đủ 55 đến dưới 60 tuổi; Nữ từ đủ 50 đến dưới 55 tuổi và Nghị định số 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, chỉ quy định những người về hưu trước tuổi thuộc đối tượng tinh giản biên chế: Nam đủ 55 đến dưới 59 tuổi; Nữ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên.

- Nếu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị định số 132/2007/NĐ-CP thì việc thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho một số Diễn viên chưa đủ điều kiện nghỉ hưu tại các đơn vị nghệ thuật rất khó khăn. Vì thực tế hiện nay số lao động biểu diễn nghệ thuật tại các đơn vị nghệ thuật công lập có tuổi đời: Nam từ đủ 50 đến dưới 55 tuổi; Nữ từ đủ 45 đến dưới 50 tuổi, nhưng không còn khả năng biểu diễn nghệ thuật và không sắp xếp được công việc mới phù hợp và chiếm tỷ lệ khong nhỏ biên chế trong các đơn vị nghệ thuật công lập. Nếu số lao động biểu diễn nghệ thuật này không thuộc đối tượng được thực hiện chính sách chế độ nghỉ việc để hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi sẽ gây khó khăn trong việc bố trí, sử dụng, sắp xếp theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá văn hoá và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trẻ hoá đội ngũ của các đơn vị nghệ thuật công lập.

c) Kiến nghị về nghỉ hưu trước tuổi đối với diễn viên:

Với những đặc thù và đặc điểm của lao động biểu diễn nghệ thuật nêu trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch kiến nghị Nhà nước xem xét về chính sách, chế độ nghỉ hưu đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên), như sau:



+ Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi

Đối với lao động biểu diễn nghệ thuật (diễn viên) không còn khả năng biểu diễn nghệ thuật, không đáp ứng được công việc mới và chưa đủ điều kiện về tuổi đời để nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật thì được hưởng chính sách, chế độ nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi, cụ thể:

- Nam từ đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi; Nữ từ đủ 45 tuổi đến dưới 50 tuổi, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, những mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì mức lương hưu giảm đi 1% và không phải có kết quả giám định y khoa.

+ Về chế độ

Ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định, còn được hưởng các chế độ sau:

- Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho 20 năm đầu công tác có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

+ Thời gian thực hiện

Các quy định về chính sách chế độ nghỉ việc hưởng chế độ hưu trước tuổi đối với lao động biểu diễn nghệ thuật công lập, chỉ thực hiện hết 31 tháng 12 năm 2010.



2. Về đề nghị sớm ban hành chính sách đào tạo đối với con em các dân tộc thiểu số trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Khu vực dân tộc thiểu số miền núi chiếm tới 3/4 diện tích cả nước, với số dân khoảng 20 triệu người gồm nhiều thành phần dân tộc khác nhau. Đảng và nhà nước ta luôn khẳng định rằng khu vực miền núi dân tộc có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã từng là căn cứ cách mạng và kháng chiến qua nhiều thời kỳ, có tiềm năng kinh tế to lớn để phát triển công nghiệp hoá và hệin đại hoá đất nước, là cửa ngõ thông thương với các nước láng giềng, là nơi có ý nghĩa quan trọng và trực tiếp bảo vệ môi trường sinh thái chung cho cả nước.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương và chính sách đúng đắn đối với vùng đồng bào dân tộc thiếu số, miền núi với những nguyên tắc cơ bản là: bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển. Song do điều kiện tự nhiên, xã hội ở vùng dân tộc thiểu số miền núi cùng với điểm xuất phát thấp, nên tình hình kinh tế-xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi vẫn ở trong tình trạng chậm phát triển. Khoảng cách chênh lệch về mức sống, mức hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, giữa các dân tộc chưa được rút ngắn, chất lượng giáo dục, đào tạo nói chung và đào tạo văn hoá nghệ thuật nói riêng chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh miền núi dân tộc thiểu số và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá và nghệ thuật của nhân dân cũng như nhu cầu gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Vì vậy, trong các văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng ta đã nhiều lần khẳng định: tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ dân tộc, đồng thời tăng cường đoàn kết giữa cán bộ dân tộc thiểu số và cán bộ người Kinh công tác ở miền núi là điều kiện mấu chốt để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng.

Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác đào tạo cán bộ cho con em các dân tộc thiểu số, những năm qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã thường xuyên chăm lo đến công tác đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá nghệ thuật là người dân tộc thiểu số cả về mặt số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hoá. Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khu vực dân tộc thiểu số được nghiêm chỉnh thực hiện, đồng thời chủ động đề ra những giải pháp để tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý và thực hiện chính sách cán bộ dân tộc. Quá trình tuyển chọn, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ dân tộc thiểu số đã có những kết quả đáng khích lệ. Đó là những bước đi tích cực và đang mang lại những hiệu quả thiết thực, cơ bản cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số miền núi. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ khu vực dân tộc thiểu số hiện nay vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu bởi tỷ lệ cán bộ dân tộc so với tổng cán bộ còn thấp, cơ cấu chưa thật hợp lý, phân bố chưa đều. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngaòi tâm lý tự ti, ngại đi học xa, ngại học dài hạn của cán bộ người dân tộc thiểu số, chúng ta còn thấy công tác đào tạo, nguồn đào tạo cho khu vực dân tộc thiểu số còn chưa được chú trọng đúng mức và chưa có chính sách cụ thể; sự kết hợp giữa đào tạo tại trường với việc tổ chức cho cán bộ học tại chức, tự học tập và rèn luyện trong thực tiễn còn yếu. Đầu tư kinh phí cho công tác này còn chưa thoả đáng, chính sách ưu tiên chưa đồng bộ cũng là những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến những bất cập trong xây dựng đội ngũ cán bộ văn hoá nghệ thuật khu vực dân tộc thiểu số và miền núi.

Trong năm 2008 và những năm tiếp theo, ngoài việc tăng cường thực hiện chế độ cử tuyển trong đào tại văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao và du lịch, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan quản lý nhà nước về đào tạo xây dựng các chính sách đẩy mạnh sự nghiệp đào tạo trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, du lịch và thể dục thể thao đối với con em các dân tộc thiểu số miền núi. Cụ thể, xây dựng các chế độ chính sách về tạo nguồn đào tạo và dự bị đại học; mở rộng quy mô đào tạo đối với con em dân tộc thiểu số; mở các lớp riêng cho những vùng khó khăn… Đồng thời, Bộ sẽ tiến hành nghiên cứu kiến nghị với Chính phủ về những giải pháp và chính sách đầu tư trọng điểm để phát triển đào tạo văn hoá nghệ thuật theo đặ điểm từng vùng miền, từng dân tộc và các chính sách ưu đãi khác đối với con em các dân tộc thiểu số.

8/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Khi các đình, chùa, miếu, các khu di tích được công nhận là công trình văn hoá, di tích lịch sử, công trình truyền thống thì đề nghị Nhà nước có chính sách tu bổ giữ gìn tôn tạo và phát huy”.

Trả lời (tại công văn số 1434/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các công trình văn hoá, di tích lịch sử, di tích cách mạng là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, được quy định cụ thể tại Luật Di sản văn hoá và đã được triển khai trên thực tế bằng nhiều chính sách, hoạt động cụ thể, là một trong 3 mục tiêu lớn của Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá được thực hiện từ năm 1994 đến nay.

Theo số liệu thống kê di tích, hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 29 di tích được xếp hạng, trong đó có 09 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 20 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Chỉ tính từ năm 2005 trở lại đây, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đầu tư cho tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích của tỉnh Vĩnh Long 3,4 tỷ đồng, cụ thể như sau: năm 2005: 600 triệu đồng; năm 2006: 700 triệu đồng; năm 2007: 800 triệu đồng; năm 2008: 1.300 triệu đồng.

Đối với di tích xếp hạng cấp tỉnh, đề nghị Tỉnh bố trí từ ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn khác để thực hiện việc tu bổ, tôn tạo theo quy định của Luật di sản văn hoá và các quy định khác của pháp luật./.



ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
Tại Công văn số 322/THVN-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008 của Đài truyền hình Việt Nam về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII:

I. Lĩnh vực truyền dẫn phát sóng

Trong những năm qua, Đài THVN đã dành nguồn kinh phí đáng kể để đầu tư mở rộng và hoàn thiện hệ thống truyền dẫn truyền hình quốc gia (phát sóng mặt đất). Đến nay, mạng truyền dẫn quốc gia của Đài THVN có hơn 100 đài phát sóng với tỷ lệ gần 90% số hộ gia đình có thể thu xem các chương trình truyền hình bằng thiết bị thu sóng truyền hình mặt đất.

Từ năm 2004, Đài THVN chính thức phát sóng truyền hình số vệ tinh (DTH) phủ sóng toàn quốc. Do đó, diện phủ sóng đã đạt 100% diện tích lãnh thổ, cho phép khán giả ở bất cứ địa điểm nào trên toàn quốc cũng có thể thu được tín hiệu truyền hình quốc gia.

Đối với địa bàn các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do địa hình phức tạp, dân cư không tập trung nên việc đầu tư máy phát sóng mặt đất rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao. Vì vậy, để giải quyết căn bản việc phủ sóng cho các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo cần sử dụng kết hợp giữa phủ sóng mặt đất và sử dụng thiết bị thu sóng vệ tinh DTH, đồng thời có sự trợ giá của Nhà nước về thiết bị thu xem đối với các hộ gia đình nghèo; có hoàn cảnh khó khăn.

Hiện tại, Đài THVN đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án phủ sóng truyền hình cho các tỉnh miền núi Tây Bắc và sẽ tiếp tục thực hiện đối với các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Ngoài ra, Đài THVN cũng đã xây dựng kế hoạch bố trí từ nguồn vốn của Đài để tiếp tục bổ sung máy phát VTV2, VTV3 cho các địa phương. Trong năm 2008 , Đài THVN tập trung dành nguồn vốn đầu tư máy phát hình VTV1, VTV2, VTV3 cho các tỉnh mới thành lập (Đắc Nông, Điện Biên, Lai Châu) và bổ sung máy phát VTV2 cho Bắc Kạn, máy phát VTV3 cho Lào Cai.

1/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Cử tri phản ánh chất lượng phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam VTV3 quá kém, không xem được đề nghị khắc phục”.

Trả lời:

Hiện nay tại Quảng Bình, Đài THVN mới chỉ đầu tư được máy phát VTV1 và đang phối hợp với Đài PTTH Quảng Bình phát sóng kênh VTV3 bằng một máy phát công suất nhỏ. Do vậy, chất lượng tín hiệu có thể chưa đạt yêu cầu như ý kiến phản ánh của cử tri. Trong khi chờ đợi đầu tư máy phát mới, khán giả Quảng Bình có thể thu xem các chương trình VTV1, 2, 3 qua hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH



2/ Cử tri tỉnh Tuyên Quang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ đẩy nhanh việc thực hiện dự án tiếp sóng chương trình truyền hình VTV2 cho tỉnh Tuyên Quang”.

Trả lời:

Hiện nay tại Tuyên Quang có 02 máy phát sóng, 1 máy 2KW - K8VHF tiếp phát VTV1 và chương trình địa phương từ 5h30 đến 24h00, 1 máy 2KW - K12VHF tiếp phát kênh VTV3. Tuy nhiên, cũng như nhiều tỉnh miền núi khác trong cả nước, Tuyên Quang chưa có máy phát kênh VTV2. Trước nhu cầu của nhân dân trong việc được xem các chương trình khoa học - giáo dục trên kênh VTV2, đồng thời thực hiện Quy hoạch THVN đến 2010, Đài THVN đã xây dựng dự án mở rộng mạng phát hình Quốc gia VTV2 với tổng kinh phí khoảng 200 tỷ đồng. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên Đài THVN chưa thể triển khai ngay được. Tạm thời, khán giả có thể thu xem các chương trình VTV2 qua hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH.



3/ Cử tri tỉnh Bắc Giang kiến nghị: “Cử tri phản ánh hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang còn một số địa phương chưa có sóng Đài Truyền hình Việt Nam (một số nơi thuộc các huyện Sơn Đông, Lục Ngạn, Lục Nam). Đề nghị Đài truyền hình Việt Nam nghiên cứu để phủ sóng ở những địa bàn ở các huyện trên”.

Trả lời:

Hiện nay, tại địa bàn tỉnh Bắc Giang đang thu sóng trực tiếp từ máy phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại Giảng Võ, Hà Nội. Hiện nay vùng phủ sóng VTV1, VTV2 tại Giảng Võ chỉ đạt khoảng 60 km, VTV3 chỉ khoảng 30 km nên không đủ rộng để phủ kín các huyện đồi núi ngoại vi Đông Bắc của tỉnh Bắc Giang. Trong khi chờ nâng cấp công suất máy truyền hình tại Giảng Võ và kiến nghị của Bắc Giang lắp đặt máy phát chuyển tiếp, khán giả một số địa bàn tỉnh Bắc Giang có thể thu xem các chương trình VTV1, 2, 3 qua hệ thống truyền hình số vệ tinh DTH.



II. Vấn đề khác

4/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Lạng Sơn kiến nghị: “Đề nghị tăng thêm kinh phí, đầu tư xây dựng và bổ sung thiết bị truyền thanh, truyền hình, phát thanh viên, biên tập viên kể cả nhân viên kỹ thuật cho Đài phát thanh, truyền hình ở các huyện, xã nhất là các huyện vùng sâu vùng xa”.

Trả lời:

Kể từ năm 2003, thực hiện Nghị định 96/2003/NĐ-CP, Đài Truyền hình Việt Nam là Đài Truyền hình quốc gia thuộc Chính phủ, không có chức năng quản lý ngành. Những đề nghị trên thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân tỉnh và các Bộ quản lý nhà nước. Thực hiện chức năng nhiệm vụ, Đài THVN vẫn thường xuyên phối hợp với các đài địa phương tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên, trong đó có nhiều khóa đào tạo dành cho đối tượng biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên của các huyện vùng sâu, vùng xa hoặc là đối tượng dân tộc thiểu số.



5/ Cử tri tỉnh Hoà Bình kiến nghị: “Cần hạn chế việc các biên tập viên, phát thanh viên trong chương trình “Chào buổi sáng” nói sai, nói lắp quá nhiều”.

Trả lời:

Hiện nay, các chương trình của Đài THVN đều sử dụng các biên tập viên trực tiếp biên tập và dẫn chương trình. Các biên tập viên dẫn chương trình của Đài đều được tuyển chọn khá kỹ lưỡng về ngoại hình và phải trải qua một quá trình tập luyện trước khi lên sóng chính thức. Chương trình “Chào buổi sáng” của Đài THVN phát sóng từ 6 giờ sáng nên các biên tập viên dẫn chương trình phải chuẩn bị nội dung chương trình từ rất sớm (4 - 5 giờ sáng). Do áp lực về thời gian, trong thời gian đầu một số biên tập viên chưa quen nên cũng để xảy ra tình trạng nói sai, nói vấp như ý kiến góp ý của cử tri. Sau mỗi chương trình phát sóng, ban biên tập đều góp ý để biên tập viên rút kinh nghiệm hoặc thay thế những biên tập viên không phù hợp. Vì vậy, chương trình đang từng bước khắc phục những hạn chế như ý kiến góp ý của cử tri.



6/ Cử tri tỉnh Quảng Bình kiến nghị: “Đề nghị Đài Truyền hình Việt Nam xem xét lại việc đưa tin quảng cáo trên truyền hình, thời lượng quảng cáo quá nhiều, một số nội dung quảng cáo không phù hợp với bản sắc văn hóa Việt Nam. Đề nghị chỉ quảng cáo trong các chương trình vui chơi giải trí, không nên quảng cáo trong các chương trình thời sự, nhất là hàng chữ chạy chậm làm người xem khó chịu”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương