PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang44/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Công an đang thực hiện dự án xây dựng, cải tạo nâng cấp các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam đã được Nhà nước đầu tư từ năm 2003 (DA611); Dự án Kho vật chứng được đầu tư từ năm 2008 và đang xây dựng dự án trang bị phương tiện cơ động chiến đấu, vật tư kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện thông tin liên lạc cho Công an các quận, huyện, thị xã phục vụ việc phân cấp xét xử đến 15 năm tù và tiếp tục xây dựng dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp các nhà tạm giữ, trại tạm giam và trại giam giai đoạn II... Trong các dự án trên đều có đầu tư cho Công an tỉnh An Giang và Công an tỉnh Yên Bái. Đến nay, đã triển khai thực hiện xây dựng mới 612.000m2 buồng giam, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp 177.000m2. Từ năm 2004 đến 2006, đã đầu tư 499 tỷ đồng cho xây dựng, nâng cấp, hoàn thành, đưa vào sử dụng 58 trại tạm giam và 149 nhà tạm giữ. Trong năm 2007, đã hoàn chỉnh hồ sơ đầu tư xây dựng 10 trại tạm giam, 39 nhà tạm giữ. Năm 2008, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trại tạm giam thuộc giai đoạn II của Dự án này. Tuy nhiên, do khả năng ngân sách của Nhà nước có hạn, chưa đáp ứng cùng một lúc các yêu cầu của Công an các đơn vị, địa phương, mà phải làm từng bước và ưu tiên đầu tư cho những nơi mới thành lập, mới chia tách, vùng sâu, vùng xa...



4/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: Đề nghị Nhà nước có chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân lực lượng sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an nhân dân và xét miễn học phí các cấp phổ thông cho con cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân như đối với quân đội nhân dân”.

Trả lời:

- Về đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho thân nhân lực lượng sỹ quan chuyên môn kỹ thuật trong Công an nhân dân:

Theo Điều lệ Bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, ngày 16/5/2005 của Chính phủ quy định thì chỉ có thân nhân sỹ quan nghiệp vụ đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế, thân nhân của sỹ quan chuyên môn kỹ thuật chưa được thực hiện chế độ bảo hiểm y tế. Quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 63 của Chính phủ đã nảy sinh một số bất cập, tác động đến tư tưởng của sỹ quan chuyên môn kỹ thuật trong Công an nhân dân. Để khắc phục tình trạng trên, ngày 14/3/2006, Bộ Công an đã có Tờ trình số 23/TT-BCA(X/3), đề nghị Chính phủ xem xét cho bổ sung thân nhân của sỹ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong Công an nhân dân được cấp thẻ bảo hiểm y tế như thân nhân của sỹ quan nghiệp vụ. Bộ Y tế được Chính phủ phân công chủ trì vấn đề này đang trình Chính phủ cho sửa đổi Nghị định số 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ theo nội dung đề nghị của Bộ Công an.



- Về đề nghị miễn học phí các cấp phổ thông cho con cán bộ, chiến sỹ Công an nhân dân như đối với Quân đội:

Bộ Công an đã trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chế độ chính sách đối vời thân nhân Hạ sỹ quan, Chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân, khi Chính phủ ban hành Nghị định này, sẽ giải quyết được chính sách đối với thân nhân Hạ sỹ quan, Chiến sỹ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân như thân nhân và gia đình của Hạ sỹ quan, Binh sỹ tại ngũ thuộc Bộ Quốc phòng.



5/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Đề nghị chấn chỉnh việc quản lý các phương tiện bị tam giam giữ của các ngành chức năng để tránh tình trạng phương tiện của nhân dân bị hư hỏng, bị tháo, đổi phụ tùng như thời gian qua”.

Trả lời:

Trong những năm qua, việc tạm giữ và bảo quản các phương tiện được thực hiện theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24/07/2006 của Chính phủ; Điều 5 Nghị định 70/CP quy định: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, quản lý nơi tạm giữ phương tiện hoặc giao cho một cơ quan có chức năng quản lý; cơ quan có nơi tạm giữ phương tiện phải bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý phương tiện bị tạm giữ. Hiện nay, các địa phương giao cho ngành giao thông vận tải của địa phương thực hiện công tác này. Lực lượng Cảnh sát giao thông khi phát hiện vi phạm đến mức tạm giữ phương tiện thì lập biên bản xử lý và chuyển giao cho cơ quan giao thông vận tải quản lý phương tiện bị tạm giữ. Đối với phương tiện đường thuỷ, trong trường hợp phải tạm giữ phương tiện giao thông, thì theo khoản 1, Điều 44 Luật giao thông đường thuỷ nội địa quy định về neo đậu phương tiện, thuyền trưởng hoặc chủ phương tiện phải bố trí người trông coi. Thời gian qua, lực lượng Cảnh sát giao thông đã thực hiện nghiêm túc việc tạm giữ các phương tiện theo đúng quy định pháp luật, tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh những tồn tại trong công tác này. Tuy nhiên, biện pháp tạm giữ phương tiện thời gian qua còn một số bất cập nhất là việc bảo quản phương tiện, chống thất thoát, tráo đổi, bị ăn mòn theo thời gian...

Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành đề xuất Chính phủ có quy định thay thế việc tạm giữ phương tiện bằng hình thức tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Trong khi chờ ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, thời gian tới, Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương phối hợp với các ngành, đề xuất, kiến nghị vời Uỷ ban nhân dân các cấp có kế hoạch kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện các quy định về quản lý phương tiện tạm giữ, đầu tư xây dựng các bến, nơi bảo quản phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.



6/ Cử tri thành phố Đà Nẵng kiến nghị:

- Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư 01 của BCA-VKSTC-TANDTC thì Viện kiểm sát là cơ quan chịu trách nhiệm thống kê về hình sự và tội phạm liên ngành, song đến nay đã 2 năm thực hiện, ngành công an vẫn chưa ban hành biểu mẫu hướng dẫn cấp dưới thực hiện thống kê hình sự, ảnh hưởng đến hoạt động liên ngành nhất là giữa công an và viện kiểm sát ở cấp thành phố, quận, huyện. Đề nghị Bộ Công an sớm khắc phục tình trạng này.



- Tại Công văn số 768 của Bộ Công an hướng dẫn phân công khám nghiệm hiện trường đã quy định: đối với các vụ tai nạn giao thông chết người tại chỗ, kiểm sát viên, điều tra viên được mời tham gia khám nghiệm, còn những trường hợp khác không được mời tham gia. Quy định trên khi áp dụng thực tế gặp rất nhiều khó khăn, những vụ tai nạn giao thông, người bị tai nạn chết sau vài ngày, phải dựng lại hiện trường rất khó khăn. Cử tri ngành kiểm sát đề nghị sửa đổi quy định này cho phù hợp”.

Trả lời:

+ Vấn đề thứ nhất

Ngày 01/7/2005, liên ngành VKSND Tối cao - TAND Tối cao - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-VKSTC-TATC-BCA-BQP hướng dẫn thi hành một số quy định của pháp luật trong công tác thống kê hình sự, thống kê tội phạm, trong đó giao cho Bộ Công an “...lập báo cáo thống kê kết quả tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm và thông báo kết quả cho Viện Kiểm sát cùng cấp”. Về thời gian thực hiện, Thông tư quy định: “Các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an có trách nhiệm nghiên cứu ban hành chế độ thống kê kết quả tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác tội phạm đưa vào thực hiện trong thống kê hình sự, thống kê tội phạm liên ngành vào thời gian thích hợp”. Ngày 31/8/2007, Bộ trưởng Bộ Công an có Quyết định số 1032 ban hành chế độ báo cáo thống kê trong lực lượng Công an nhân dân trong đó có biểu mẫu thống kê kết quả tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm. Bộ Công an đang giao cho Văn phòng Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, xây dựng phần mềm thống kê kết quả tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm để triển khai đến Công an các quận, huyện trong toàn quốc.

+ Vấn đề thứ hai

Về vấn đề này, Bộ Công an nhất trí với kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng. Bộ Công an sẽ chỉ đạo đơn vị chức năng sửa lại quy định tại công văn 768; đồng thời phối hợp các cơ quan chức năng dự thảo Thông tư liên tịch giữa Bộ Công an - Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao thay thế Thông tư liên tịch số 02/TTLT (BCA - VKSNDTC - TANDTC) năm 1994 cho phù hợp để giải quyết những vướng mắc trên.

7/ Cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị: “Đề nghị chú trọng công tác quản lý hộ khẩu vùng giáp ranh, có giải pháp khắc phục tình trạng đan xen hộ khẩu giữa Hà Tây và Hà Nội (tại khu vực phường Văn Mỗ, thành phố Hà Đông), tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý dân cư”.

Trả lời:

Thời gian qua, các đơn vị chức năng của Bộ Công an đã cùng Công an thành phố Hà Nội và Công an tỉnh Hà Tây phối hợp giải quyết tình trạng hộ khẩu vùng giáp ranh giữa Hà Nội và Hà Tây. Đã có hộ, nhân khẩu chấp hành nghiêm túc các quy định về đăng ký, quản lý hộ khẩu và tự giác chuyển hộ khẩu thường trú từ Hà Nội về Hà Đông, Hà Tây theo đúng quy định điều chỉnh địa giới hành chính. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (địa giới thuộc thành phố Hà Đông, Hà Tây quản lý) không thực hiện việc chuyển nơi thường trú vì liên quan đến chế độ chính sách có lợi cho công dân có hộ khẩu Hà Nội như vấn đề giáo dục, điện nước, y tế, kinh doanh... Do đó, gây khó khăn cho công tác quản lý tại vùng giáp ranh của chính quyền cơ sở cũng như của lực lượng Công an sở tại.

Để giải quyết vấn đề này, hiện nay, Bộ Công an đang chỉ đạo Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Công an tỉnh Hà Tây khảo sát lại số hộ khẩu, nhân khẩu có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, nhưng đang cư trú tại thành phố Hà Đông, Hà Tây để hướng dẫn cho công dân đăng ký tạm trú và từng bước tuyên truyền, vận động giải thích cho nhân dân thực hiện nghiêm túc việc làm thủ tục thay đổi nơi thường trú theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiến hành các biện pháp quản lý cư trú theo quy định, nắm và điều chỉnh kịp thời các thay đổi về nhân, hộ khẩu, không để đối tượng xấu lợi dụng vùng giáp ranh để cú trú, hoạt động phạm pháp.

8/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị:

- Cho phép được lưu giữ đối tượng 5 ngày trước khi giao cho Trường giáo dưỡng để lập danh chỉ bản, làm các thủ tục cần thiết khác như lưu giữ đối tượng có quyết định đưa vào cơ sở giáo dục



- Không nên giao chỉ tiêu cho công an địa phương về số lượng người bị xử lý theo Nghị định 76/2003/NĐ-CP và Nghị định 142/2003/NĐ-CP do căn cứ xác định chỉ tiêu (số đối tượng hình sự quản lý, số vụ phạm pháp hình sự tại địa phương) không tương ứng với số đối tượng đủ điều kiện xử lý hành chính khác khiến cho một số cán bộ chiến sĩ phát sinh sai phạm khi chạy theo chỉ tiêu”.

Trả lời:

+ Vấn đề thứ nhất

Tại khoản 2, Điều 15, Nghị định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24/11/2003 đã quy định: trong trường hợp cần phải có thời gian để tiến hành các thủ tục cần thiết trước khi đưa người có quyết định vào trường giáo dưỡng thì Trưởng Công an cấp huyện ra quyết định quản lý họ tại cơ quan Công an cấp huyện trong thời hạn không quá 05 ngày để tiến hành các thủ tục cần thiết như: chụp ảnh, lăn tay, lập danh chỉ bản... và tổ chức đưa người đi trường giáo dưỡng theo hướng dẫn của Bộ Công an.

Việc ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 142/2003/NĐ-CP: theo dự kiến, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sẽ được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XII thông qua vào tháng 02 năm 2008. Pháp lệnh này sẽ sửa đổi, bổ sung một số quy định về đối tượng, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Do vậy, sau khi Pháp lệnh được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, Bộ Công an sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 142/2003/NĐ-CP và ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này trong thời gian sớm nhất.

+ Vấn đề thứ hai

Bộ Công an không có văn bản nào hướng dẫn giao chỉ tiêu cho Công an địa phương về số lượng người bị xử lý vi phạm hành chính theo Nghị định số 76/2003/NĐ-CP và Nghị định số 142/2003/NĐ-CP.



9/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Bộ Công an sớm có kết luận điều tra, xử lý tình hình tiêu cực, thất thoát trong đầu tư xây dựng Nhà máy đường Quảng Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương Trương Vĩnh Trọng”.

Trả lời:

Từ năm 2000, Công an tỉnh Quảng Nam đã tiến hành điều tra, phát hiện có dấu hiệu hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại nhà máy đường Quảng Nam. Ngày 18/4/2002, Cục Cảnh sát điều tra (nay là Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra) và Vụ 2A- Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã họp nghe Phòng Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam báo cáo điều tra. Qua nghiên cứu tài liệu hiện có, đã xác định một số hành vi vi phạm như: Thay đổi xuất xứ thiết bị, trong công tác nghiệm thu, bảo hành nhà máy... Tuy nhiên, do công trình chưa quyết toán nên chưa xác định được chính xác hậu quả do các hành vi cố ý làm trái trực tiếp gây ra bao nhiêu, nên tại thời điểm đó chưa đủ cơ sở để khởi tố vụ án hình sự. Công an tỉnh Quảng Nam có công văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn có kết luận thanh tra về nội dung đơn thư tố cáo, trong 13 nội dung tố cáo có 2 nội dung đáng chú ý là:

- Nhà thầu STG-FCB cung cấp turbine phát điện không đúng hợp đồng là không đúng; Công ty lương thực và CNTP có đấu tranh để đòi giảm giá trị thanh toán với số tiền 104.524USD, nhưng không được nhà thầu chấp nhận toàn bộ. Việc giảm giá turbine là có, nhưng nằm trong tổng thể giảm giá trị thiết bị trong hợp đồng giữa 2 bên.

Máy phát điện dự phòng trị giá 62.500USD là máy cũ, nhưng theo giám định của Công ty OMIC thì chỉ có bộ moto khởi động máy là cũ. Vì vậy đơn tố cáo ông Nguyễn Quang Thuật, Giám đốc nhà máy đường Quảng Nam đã thanh toán hết tiền cho nhà thầu gây thiệt hại 12.500USD là không chính xác.



BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
1/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:Cử tri cho rằng không có cơ sở pháp lý nào quy định về "khu dân cư" nhưng lại đưa ra danh hiệu khu dân cư văn hoá… Đề nghị Nhà nước nghiên cứu, xem xét và thống nhất.

Trả lời (tại công văn số 1440/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII, Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" bao gồm nhiều cuộc vận động, phong trào hiện có, trong đó có cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư" trước đây, nay là cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư", do Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động.

Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Ban thường vụ Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Văn hoá-Thông tin đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW-BVHTT về việc Hướng dẫn phối hợp chỉ đạo và thực hiện nâng cao chất lượng cuộc vận động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư". Theo đó, tại khu dân cư hiện nay có 03 danh hiện thi đua được ghi nhận trong Luật Thi đua-Khen thưởng là: Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá. Còn danh hiệu Khu dân cư tiên tiến có tiêu chí thấp hơn và là cơ sở để công nhận danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá.

Theo ý kiến cử tri phản ánh, hiện nay một số địa phương đặt ra danh hiệu "Khu dân cư văn hoá" là không có cơ sở pháp lý.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến của cử tri thành phố Hà Nội và sẽ cùng Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thống nhất để điều chỉnh, tránh sự chồng chéo, gây khó dễ cho việc triển khai và bình xét thi đua ở cơ sở.

2/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị:Theo Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT của Bộ Văn hoá-Thông tin ban hành Quy chế tiêu chuẩn xét danh hiệu làng, tổ dân phố, gia đình văn hoá, quy định đơn vị văn hoá là đơn vị không có tệ nạn xã hội, nhưng trong thực tế nhiều đơn vị thực hiện tốt và đạt các chỉ tiêu của phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, song vì có người nghiện từ những năm trước đây nên không được xét công nhận danh hiệu văn hoá. Đề nghị Bộ có quy định cụ thể tiêu chuẩn này để đánh giá đúng và động viên kịp thời các đơn vị hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”.

Trả lời (tại công văn số 1439/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" bao gồm nhiều cuộc vận động, trong đó có cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, làng (bản, phum, sóc...) văn hoá. Hiện nay có 03 danh hiện thi đua được ghi nhận trong Luật Thi đua Khen thưởng là Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá.

Để thống nhất tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu thi đua trên, ngày 23/6/2006, Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã có Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế tiêu chuẩn xét danh hiệu làng, tổ dân phố, gia đình văn hoá. Trong đó quy định “Không có người mắc tệ nạn xã hội” là một trong những tiêu chí để công nhận danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá.

Việc ban hành và thống nhất thực hiện Quy chế tiêu chuẩn xét danh hiệu làng, tổ dân phố, gia đình văn hoá đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trong việc vận động nhân dân tham gia các hoạt động của Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", nói chung, trong đó có việc xây dựng đời sống văn hoá, đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội, phấn đấu đạt danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá, Đơn vị văn hoá... Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định của Quy chế trên ở một số địa phương còn mang tính dập khuôn máy móc, chưa thực sự sát hợp với thực tiễn Phong trào, dẫn đến việc có những đơn vị thực hiện tốt và đạt các chỉ tiêu của phong trào xây dựng nếp sống văn hoá, song vì có người nghiện từ những năm trước đây nên không được xét công nhận danh hiệu văn hoá như ý kiến cử tri tỉnh Nam Định đã nêu.

Để khắc phục hạn chế nêu trên, kịp thời động viên các đơn vị hưởng ứng, tham gia tích cực phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đồng thời vẫn kiên quyết loại trừ tệ nạn xã hội ra khỏi cuộc sống của cộng đồng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã và đang tích cực chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương vận dụng Quy chế tiêu chuẩn xét danh hiệu làng, tổ dân phố, gia đình văn hoá phù hợp hơn với thực tiễn Phong trào. Theo đó, những làng, tổ dân phố mặc dù vẫn còn một vài người nghiện từ những năm trước, nhưng đang thực hiện cai nghiện, đã được quản lý chặt chẽ, được sự giáo dục, giúp đỡ của gia đình, cộng đồng và không để người nghiện tái nghiện và phát sinh, có thể được đưa vào danh sách để xét công nhận danh hiệu Làng văn hoá, Tổ dân phố văn hoá lần đầu tiên.

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trân trọng cảm ơn và tiếp thu ý kiến của cử tri tỉnh Nam Định để nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện Quy chế tiêu chuẩn xét danh hiệu làng, tổ dân phố, gia đình văn hoá phù hợp hơn, phát huy hiệu quả tốt hơn trong phong trào thi đua xây dựng đời sống văn hoá cơ sở.



3/ Cử tri tỉnh Thái Nguyên kiến nghị:

1) Trên địa bàn huyện Đại Từ và huyện Định Hoá còn nhiều di tích lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chưa được xác định và tôn tạo. Đề nghị Nhà nước công nhận và có chính sách để đầu tư, tôn tạo, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.



2) Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm có kế hoạch nghiên cứu và bổ sung quy hoạch khu du lịch ATK Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Cạn thành khu du lịch cấp quốc gia về lịch sử kháng chiến”.

Trả lời (tại công văn số 1438/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

1. Về việc công nhận và có chính sách đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử trên địa bàn hai huyện Đại Từ và Định Hoá tỉnh Thái Nguyên:

Ngày 02 tháng 10 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 984//QĐ-TTg phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo và phát huy khu di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến "Chiến khu Việt Bắc". Để triển khai thực hiện Quyết định trên, Bộ Văn hoá-Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) đã có văn bản hướng dẫn các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang là các tỉnh thuộc Chiến khu Việt Bắc trước đây và các Bộ, ban, ngành, cơ quan, đoàn thể trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp có trụ sở làm việc tại Chiến khu Việt Bắc (ATK) sớm triển khai lập báo cáo dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị khu di tích Lịch sử-cách mạng-Thủ đô kháng chiến.

Thực hiện Quyết định số 984//QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Văn hoá-Thông tin, trong những năm qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt báo cáo đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử cách mạng ATK Định Hoá, tiến hành phục hồi các di tích đặc biệt quan trọng như: Tỉn Keo, Khuôn Tát nơi ở, làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà ở, làm việc của các đồng chí cố Tổng Bí thư BCHTW Đảng Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bên cạnh đó, một số di tích là nơi ở và làm việc của các Bộ, ngành trong thời kỳ kháng chiến, được xếp hạng di tích quốc gia đã và đang được các Bộ, ngành đầu tư phục hồi, tu bổ...

Hiện trên địa bàn huyện Đại Từ và huyện Định Hoá đã có 18 di tích được xếp hạng, trong đó huyện Đại Từ đã xếp hạng được 05 di tích cấp quốc gia, 02 di tích cấp tỉnh, huyện Định Hoá đã xếp hạng được 09 di tích cấp quốc gia và 02 di tích cấp tỉnh. Thực tế cho thấy, bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích nói chung và Khu di tích ATK nói riêng là công việc lâu dài và rất tốn kém. Trong điều kiện nguồn ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế thì việc thực hiện xã hội hoá, huy động sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân là có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Đối với những di tích chưa xếp hạng, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh tiếp tục lập hồ sơ xếp hạng trình Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xem xét, quyết định, trên cơ sở đó tiếp tục tiến hành tu bổ tôn tạo theo quy định hiện hành.

2. Về đề nghị nghiên cứu và bổ sung quy hoạch khu du lịch ATK Thái Nguyên-Tuyên Quang-Bắc Cạn thành khu du lịch cấp quốc gia về lịch sử kháng chiến.

Trong điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, Tổng cục Du lịch (trước đây) đã đưa Khu du lịch sinh thái lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang) vào danh mục các khu du lịch quốc gia.

Về đề nghị của cử tri Thái Nguyên đề nghị các Bộ, ngành Trung ương sớm có kế hoạch nghiên cứu, bổ sung quy hoạch khu du lịch ATK Thái Nguyên-Tuyên Quang-Bắc Kạn thành khu du lịch cấp Quốc gia về lịch sử kháng chiến, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tiếp thu ý kiến này và sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để nghiên cứu, xem xét, bổ sung vào danh mục khu du lịch quốc gia trong điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.



4/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: Thanh Hoá có khoảng 1.600 di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia, nhiều di tích lịch sử quan trọng đã xuống cấp, hư hỏng, cần phải trùng tu, tôn tạo và khôi phục. Hàng năm Trung ương mới bố trí cho tỉnh khoảng 10-11 tỷ đồng vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá. Do vậy, vốn giành cho công tác khôi phục, trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá còn rất hạn chế. Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: bố trí tăng nguồn vốn đầu tư hàng năm cho Thanh Hoá để thực hiện trùng tu, tôn tạo và khôi phục các di tích lịch sử quan trọng đã xuống cấp; tiếp tục bố trí tăng nguồn vốn theo chương trình mục tiêu cho đầu tư phục hồi, tôn tạo khu di tích lịch sử Lam Kinh.

Trả lời (tại công văn số 1437/BVHTTDL-VP ngày 21/4/2008 của Bộ VHTTDL):

Hiện nay, theo số lượng thống kê di tích, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 207 di tích được xếp hạng, trong đó có 93 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 114 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

Từ năm 2005 đến năm 2008, thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hoá, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã đầu tư cho tỉnh Thanh Hoá số kinh phí là: 39.880 triệu đồng, cụ thể như sau: Năm 2005: 8.800 triệu đồng; Năm 2006: 8.200 triệu đồng; Năm 2007: 10.500 triệu đồng; Năm 2008: 12.300 triệu đồng.

Về Khu di tích Lam Kinh, ngày 22/10/1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 609/TTg phê duyệt dự án tổng thể khu di tích lịch sử Lam Kinh. Phạm vi dự án tổng thể gồm khu bảo tồn rộng 87 ha (bao gồm khu điện Lam Kinh, khu Lăng, đền Lê Lợi, khu đón tiếp núi Mục và khu rừng Lam Sơn rộng 34 ha) và khu bảo vệ rộng 54 ha. Tổng diện tích khu di tích là 141 ha.

Từ khi có Quyết định phê duyệt đến năm 2007, ngân sách Trung ương đã đầu tư cho Khu di tích Lam Kinh gần 55,5 tỷ đồng (từ năm 1995 đến năm 2000 là 15,9 tỷ đồng; từ năm 2001 đến năm 2007 là 39,6 tỷ đồng). Số kinh phí đầu tư nêu trên là một con số rất lớn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác bảo tồn di sản văn hoá trên cả nước nói chung và của tỉnh Thanh Hoá nói riêng.

Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích là công việc lâu dài và rất tốn kém. Trong điều kiện nguồn ngân sách quốc gia còn hạn hẹp, chưa thể đáp ứng nhu cầu thực tế đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá có những quy định cụ thể để đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá, huy động sự hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân phối hợp có hiệu quả hơn nữa với kinh phí đầu tư của Trung ương để đầu tư trùng tu, tôn tạo cho các di tích lịch sử, văn hoá của tỉnh Thanh Hoá nói chung và khu di tích Lam Kinh nói riêng.



5/ Cử tri tỉnh Cao Bằng kiến nghị: “Đề nghị Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch giúp tỉnh quy hoạch và đưa Dự án "Quy hoạch khu du lịch Thác Bản Giốc - Động Ngườm Ngao" vào quy hoạch du lịch cả nước đến năm 2010”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương