PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang43/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
Tại Công văn số 557/BHXH-VP ngày 10 tháng 03 năm 2008 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII:

1/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét lại quy định từ ngày 01/07/2007 chỉ thu bảo hiểm xã hội theo mức lương cơ bản”.

Trả lời:

Điều 94 Luật bảo hiểm xã hội quy định:

- Mức đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động được tính theo tỉ lệ phần trăm của tiền lương, tiền công của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;

Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có); tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Trường hợp mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định trên đây cao hơn 20 tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Mặt khác theo Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội thì mức tiền lương, tiền công tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội nêu trên dược thực hiện từ ngày 01/01/2007.

Trên cơ sơ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn có liên quan của Nhà nước, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện thu tiền đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động, người sử dụng lao động theo đúng quy định.



2/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết đối với trường hợp sỹ quan quân đội phục viên làm việc tại cơ quan hành chính Nhà nước có được tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội liên tục từ khi vào quân ngũ đến nay không”.

Trả lời:

Việc tính thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội đối với sỹ quan quân đội phục viên theo quy định tại Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ được tính như sau: sỹ quan quân đội đã phục viên trước ngày 15/12/1993 (ngày Quyết định số 595/TTg ngày 15/12/1993 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành) được tuyển dụng vào làm việc tại cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, Đảng, đoàn thể thì được cộng thời gian công tác trong quân đội với thời gian công tác tại cơ quan đơn vị nêu trên để tính thời gian hưởng bảo hiểm xã hội; từ ngày 15/12/1993 nếu được chuyển ngành ra cơ quan hành chính Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, Đảng, đoàn thể hoặc xuất ngũ chuyển sang các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân, mà các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có 5 chế độ và bản thân khi xuất ngũ tự nguyện không hưởng trợ cấp xuất ngũ, trợ cấp học nghề thì được cộng thời gian công tác trong quân đội với thời gian làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội .



3/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị:

Cử tri cho rằng cơ quan bảo hiểm xã hội không chấp nhận hệ số lương mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh áp dụng cho cán bộ nhân viên là không phù hợp, không công bằng. Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét.



Cử tri đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam giải quyết chính sách đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trên 15 năm đến dưới 20 năm”.

Trả lời:

+ Vấn đề thứ nhất

Theo quy định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về tiền lương; Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30/5/2003 của Bộ Lao động thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về tiền lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, ban hành và đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở hệ thống thang, bảng lương áp dụng trong doanh nghiệp. Hệ thống thang, bảng lương này được dùng để thoả thuận tiền lương trong ký kết hợp đồng lao động, đóng và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Căn cứ các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản có liên quan, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức thu tiền đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo mức tiền lương, tiền công trong hợp đồng lao động của người lao động.

Đối với các doanh nghiệp không tự xây dựng thang, bảng lương mà sử dụng hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định để đăng ký áp dụng trong doanh nghiệp thì cơ quan Bảo hiểm xã hội tiến hành thu bảo hiểm xã hội theo hệ số tiền lương của người lao động ghi trong hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu tại thời điểm theo đúng quy định.

Đối với người lao động trong các công ty Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên, công ty TNHH Nhà nước hai thành viên trở lên nếu không áp dụng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại các điểm a, b, c khoản 6 mục D Thông tư số 03/2007/TT-LĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội bắt buộc thì căn cứ tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công trong hợp đồng lao động của người lao động theo quy định tại Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH nêu trên.

+ Vấn đề thứ hai

Các trường hợp người lao động chưa đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí bao gồm cả các trường hợp từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại các khoản a, b, c Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam căn cứ các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động theo chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quá trình thực hiện nếu có phát sinh, vướng mắc hoặc phản ánh của người lao động về nội dung này cơ quan Bảo hiểm xã hội có trách nhiệm nghiên cứu, tổng hợp, báo cáo các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

4/ Cử tri tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị hạ mức thu bảo hiểm y tế hoặc phải tính đến những hộ có mức thu nhập thấp. Đề nghị bảo hiểm y tế bỏ mức khống chế trần 20 triệu đồng đối với những bệnh phải điều trị kỹ thật cao, bỏ vấn đề người bệnh cùng chi trả 20% nếu tổng số tiền thuốc trên 100.000 đồng”.

Trả lời:

Về đề nghị hạ mức thu bảo hiểm y tế tự nguyện hoặc phải tính đến những hộ có mức thu nhập thấp:

Thông tư liên tịch số 14/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 10 tháng 12 năm 2007 của Liên Bộ tế - Tài chính, quy định mức đóng như sau:

- Mức đóng đối với cá nhân tham gia BHYT tự nguyện: khu vực thành thị là 320.000 đồng/người/năm; khu vực nông thôn là 240.000 đồng/người/năm;

- Mức đóng đối với học sinh, sinh viên đang theo học tại các trường tham gia BHYT tự nguyện; khu vực thành thị là 120.000 đồng/người/năm; khu vực nông thôn là 100.000 đồng/người/năm.

Để giảm bớtt khó khăn đối với hộ gia đình có đông thành viên tham gia BHYT tự nguyện thì thành viên thứ 3 sẽ được giảm 10% mức đóng của cá nhân, từ thành viên thứ 4 trở đi mỗi thành viên giảm 20% mức đóng.

Theo tính toán của Liên Bộ với mức đóng như trên hàng năm Nhà nước vẫn phải cấp kinh phí để bù vào khoản bội chi khám chữa bệnh (KCB) BHYT cho đối tượng tham gia BHYT tự nguyện hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy việc nâng mức đóng BHYT tự nguyện là cần thiết nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHYT tự nguyện.

Đối với người nghèo hiện nay đã được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí, từ năm 2008 đối với hộ cận nghèo được Nhà nước hỗ trợ 50% mức đóng BHYT tự nguyện.

Về đề nghị bỏ mức khống chế trần thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 20 triệu và bỏ cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh lớn hơn 100.000 đồng:

Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2007 của Liên Bộ Y tế - Tài chính quy định khống chế trần chi trả đối với bệnh nhân phải điều trị kỹ thuật cao và thực hiện người bệnh cùng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh ngoại trú khi 1 đợt điều trị có chi phí từ 100.000 đồng trở lên. Việc quy định phương thức cùng chi trả và quy định trần trong thanh toán là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng trong đóng góp và thụ hưởng chính sách BHYT, đồng thời đảm bảo cân đối quỹ BHYT.



5/ Cử tri tỉnh Lâm Đồng kiến nghị: “Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét việc khi bị tai nạn lao động người tham gia bảo hiểm y tế không được thanh toán chi phí khám, chữa bệnh”.

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại điểm 5 Điều 12 Điều lệ Bảo hiểm Y tế ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ và khoản 6, mục II, phần II Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27 tháng 7 năm 2005 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn Bảo hiểm y tế bắt buộc thì người tham gia BHYT bị tai nạn lao động không được hưởng quyền lợi BHYT. Tai nạn lao động là tai nạn trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc.



6/ Cử tri tỉnh Nam Định kiến nghị: “Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho người nông dân được tham gia bảo hiểm xã hội theo cơ chế phù hợp với khả năng của người nông dân để đảm bảo đời sống của họ khi về già”.

Trả lời:

Ngày 28/12/2007 Chính phủ ban hành Nghị định 190/2007/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2008, trong đó quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

“Công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện áp dụng của pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng;

- Cán bộ không chuyên trách cấp xã;

- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, kể cả xã viên không hưởng tiền lương, tiền công trong các hợp tác xã;

- Người lao động tự tạo việc làm;

- Người lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đã nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần;

- Người tham gia khác.

Đối chiếu vớt các quy định trên thì từ ngày 1/1/2008 nông dân trong độ tuổi lao động được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo qui định.



7/ Cử tri tỉnh Tiền Giang kiến nghị: “Nhiều cử tri không đồng tình với Công văn số 2053/BHXHVN ngày 14/6/2007 là đối với những người đã tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện, khi đáo hạn người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện cũng phải đảm bảo đủ 2 điều kiện như Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BYT-BTC là không công bằng, thể hiện sự độc quyền của ngành bảo hiểm. Cử tri đề nghị đối với những người đã mua bảo hiểm y tế tự nguyện khi đáo hạn chỉ cần thoả mãn điều kiện 100% số thành viên trong gia đình mua bảo hiểm là được”.

Trả lời:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan sự nghiệp được Chính phủ giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách BHYT, quản lý và sử dụng quỹ BHYT an toàn, hiệu quả theo quy định của Nhà nước. Do đó, việc triển khai BHYT tự nguyện phải đảm bảo đủ 02 điều kiện theo đúng quy định của Thông tư liên tịch số 06/TTLT-BYT-BTC ngày 30/3/2007 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện. Việc áp dụng thực hiện đủ 02 điều kiện đối với một bộ phận người đã tham gia BHYT tự nguyện trước đó là do việc triển khai thay đổi từ nhóm đối tượng hội viên hội, Đoàn thể sang nhóm theo hộ gia đình.

Tuy nhiên, đến ngày 10/12/2007 Liên Bộ Y tế - Tài chính đã ban hành Thông tư số 14/2007/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 06. Điểm 2, mục I, Thông tư số 14 quy định: “Bãi bỏ khoản 3 mục I - Điều kiện triển khai: Bỏ điều kiện 100% thành viên trong hộ gia đình, 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã và 10% số học sinh, sinh viên trong danh sách học sinh, sinh viên của nhà trường tham gia”. Hiện nay, cơ quan Bảo hiểm xã hội tổ chức thu phí BHYT tự nguyện của đối tượng nhân dân thông qua hệ thống đại lý thu ở xã, phường, thị trấn chủ yếu vào cuối mỗi năm dương lịch và thực hiện việc thu phí tham gia BHYT tự nguyện bổ sung mỗi tháng 01 lần. Thời gian đại lý thu tiền của đối tượng nhân dân từ ngày 25 cho đến ngày làm việc cuối cùng của mỗi tháng. Trường hợp xã nào chưa tổ chức được đại lý thu BHYT tự nguyện thì cơ quan Bảo hiểm xã hội cử cán bộ xuống tại xã để tiếp nhận yêu cầu tham gia BHYT tự nguyện của nhân dân, đảm bảo mọi người dân có nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện được cấp thẻ nhanh chóng, kịp thời.

8/ Cử tri tỉnh Hà Giang, Lâm Đồng kiến nghị:

Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế thời hạn 01 năm cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo là chưa phù hợp, gây tốn kém. Đề nghị kéo dài thời hạn cho các đối tượng này từ 3 đến 5 năm.



Cử tri kiến nghị việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho nhân dân các vùng đặc biệt khó khăn còn mang tính chất “cào bằng”, nhiều trường hợp gia đình không khó khăn lại được cấp thẻ. Đề nghị ngành bảo hiểm xã hội có quy định cụ thể và sát thực tế hơn”.

Trả lời:

+ Vấn đề thứ nhất

Thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ BHYT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện thu, cấp thẻ BHYT cho các đối tượng thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc trong đó có đối tượng được hưởng chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo theo đúng quy định. Việc cấp thẻ BHYT người nghèo có thời hạn sử dụng đến 12 tháng là phù hợp phương thức cấp thẻ được quy định tại Thông tư số 21/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc, phù hợp với quy định về chuẩn nghèo và việc rà soát hộ nghèo hàng năm. Hàng năm Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện rà soát để đưa ra khỏi danh sách các hộ thoát nghèo và kịp thời đưa vào danh sách hộ nghèo đúng đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, vì vậy danh sách người nghèo được cấp thẻ BHYT hàng năm có biến động nhiều. Việc cấp thẻ BHYT có thời hạn trên 01 năm sẽ gây khó khăn cho việc kiểm tra, rà soát đối chiếu danh sách và dễ bị lạm dụng, làm thất thoát quỹ BHYT và ngân sách của Nhà nước .

Đối với đối tượng tham gia BHYT là người dân tộc thiểu số, việc cấp thẻ có giá trị sử dụng như thẻ BHYT người nghèo là do hàng năm khi đăng ký cấp thẻ BHYT cho đối tượng người dân tộc thiểu số và người nghèo, Sở Lao động thương binh và xã hội thường tập trung danh sách và lập chung trong một hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Do vậy cơ quan Bảo hiểm xã hội không biết được ai là đối tượng người nghèo, ai là đối tượng người dân tộc thiểu số vùng II, III? Vấn đề này cơ quan Bảo hiểm xã hội xin tiếp thu và sẽ phối hợp với cơ quan Lao động thương binh và xã hội nghiên cứu để điều chỉnh thời hạn thẻ bảo hiểm xã hội đối với người dân tộc thiểu số cho phù hợp hơn.

+ Vấn đề thứ hai

Theo quy định tại Thông tư số 21/2007/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên Bộ Y tế - Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc, nhân dân các xã đặc biệt khó khăn được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo theo theo quy định của Chính phủ được cấp thẻ BHYT bắt buộc. Để tổ chức thực hiện cơ quan Lao động thương binh và xã hội có trách nhiệm lập danh sách và mua thẻ BHYT cho đối tượng từ nguồn ngân sách Nhà nước. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tiếp nhận danh sách do cơ quan Lao động thương binh và xã hội lập để tổ chức in, cấp thẻ cho đối tượng. Hàng năm, cơ quan Lao động thương binh và xã hội tiến hành rà soát lại đối tượng, lập danh sách cho phù hợp thực tế. Trong quá trình này do ngành Lao động kê khai chưa đầy đủ nên có xảy ra sai sót như nhầm lẫn, bỏ sót đối tượng. Bảo hiểm xã hội Việt Nam xin tiếp thu ý kiến cử tri và sẽ có biện pháp phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan có trách nhiệm lập danh sách để hạn chế tối đa sai sót trên.



9/ Cử tri thành phố Hải phòng kiến nghị: “Cử tri cho rằng ngành bảo hiểm xã hội vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc vận động các doanh nghiệp tham gia đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn thấp. Đề nghị ngành bảo hiểm xã hội có biện pháp chỉ đạo tăng cường việc thu bảo hiểm xã hội, tăng tỷ lệ giữ lại tiền đóng bảo hiểm xã hội từ 2% lên 5% để doanh nghiệp chỉ trả kịp thời cho người lao động”.

Trả lời:

Trong nhiều năm qua, việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh luôn là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cơ bản và lâu dài, cũng là mục tiêu của ngành bảo hiểm xã hội, do vậy kết quả thực hiện hàng năm số doanh nghiệp, số lao động tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ tham gia còn thấp, chưa đạt yêu cầu so với số lao động phải tham gia theo luật định. Bên cạnh các đơn vị đã tham gia tích cực thì vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội, hoặc còn giấu số lao động. Tình hình này có nhiều nguyên nhân, cụ thể là:

- Luật Bảo hiểm xã hội và các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội mới được ban hành và có hiệu lực từ 01/01/2007;

- Chế tài xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như không đóng, trốn đóng Bảo hiểm xã hội còn quá nhẹ. Theo quy định tại Nghị định số 135/2007/NĐ-CP ngày 16/8/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội thì mức xử phạt ví phạm hành chính đối với hành vi trốn đóng hoặc đóng không đầy đủ cho từ 501 lao động trở lên là 20.000.000đ; các khoản tiền không đóng, chậm đóng cũng chỉ tính lãi với lãi xuất bằng lãi xuất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội (hiện nay lãi xuất này còn thấp hơn lãi xuất tiền vay đã vô tình khuyến khích các doanh nghiệp trì hoãn thanh toán tiền đóng bảo hiểm xã hội đúng thời gian quy định).

- Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội chưa quan tâm đúng mức đến việc thanh tra, kiểm tra, còn nhiều hạn chế.

- Công tác tuyên truyền về bảo hiểm xã hội còn chưa sâu rộng đến từng đơn vị sử dụng lao động nên nhận thức về việc tham gia bảo hiểm xã hội đối với cả người sử dụng lao động và người lao động còn nhiều hạn chế.

Ngay từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực, một trong những nhiệm vụ quan trọng trong tổ chức triển khai thực hiện Luật của ngành Bảo hiểm xã hội là tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện Luật, cải cách thủ tục hành chính, phối hợp tích cực hơn với các cơ quan ban ngành có liên quan để tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng mong có sự quan tâm hơn nữa của các cấp uỷ chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, BHYT trên địa bàn.

Về tỷ lệ tiền đóng bảo hiểm xã hội được giữ lại: theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội, trong tổng số tiền đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng, người sử dụng lao động được giữ lại 2% để kịp thời chi trả cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, có rất nhiều đơn vị, doanh nghiệp không muốn giữ lại số tiền này mà muốn đóng cả và thực hiện chi trả, thanh toán chế độ ốm đau, thai sản như trước đây (hiện tại trên toàn quốc có tới 84% trong tổng số các đơn vị đang tham gia bảo hiểm xã hội có công văn đề nghị không giữ lại số tiền 2% mà cho đóng như trước khi có Luật Bảo hiểm xã hội). Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tổng hợp và báo cáo tình hình này cho Bộ Lao động thương binh và xã hội để có giải pháp xử lý.



BỘ CÔNG AN
Tại Công văn số 497/BCA-V11 ngày 18 tháng 3 năm 2008 của Bộ Công an về việc trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội hoá XII:

1/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị:Đề nghị Nhà nước cần có chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh hiệu cầm đồ vì thực tế hiện nay rất nhiều hiệu cầm đồ cả những tài sản bị đánh cắp, vô hình chung hoạt động này đã tiếp tay cho các phần tử xấu có nơi để tiêu thụ tài sản bất chính”.

Trả lời:

Ngày 22/2/2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2001/NĐ-CP quy định về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Trong đó hoạt động kinh doanh cầm đồ được quy định là một trong những ngành nghề kinh doanh được Chính phủ cho phép và phải đảm bảo những điều kiện về an ninh trật tự; Bộ Công an là cơ quan chủ trì quản lý về an ninh trật tự đối với dịch vụ này. Thực hiện Nghị định số 08 của Chính phủ, Bộ Công an đã có Thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 04/5/2001 và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành, đồng thời tập trung chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với các hành vi vi phạm, hành vi phạm tội.

Theo báo cáo của Công an các địa phương, đến tháng 12/2007, cả nước có 9.901 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Thông qua công tác quản lý từ năm 2005 đến năm 2007, cơ quan công an đã phát hiện 11.955 trường hợp vi phạm. Trong đó đã lập hồ sơ đề nghị truy tố 38 vụ; xử phạt vi phạm hành chính 6.214 trường hợp… Tuy nhiên, hiện nay dịch vụ này có nhiều yếu tố mà bọn tội phạm và phần tử xấu dễ lợi dụng, người kinh doanh vì hám lợi, dễ vi phạm pháp luật. Do đó, công tác quản lý hoạt động này gặp rất nhiều khó khăn…

Với chức năng được Chính phủ giao, trong thời gian tới, Bộ Công an sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng và Công an các địa phương tập trung đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, phòng ngừa, đấu tranh kiên quyết với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ, đồng thời nghiên cứu sửa đổi những nội dung văn bản còn bất hợp lý trong quản lý lĩnh vực này.



2/ Cử tri tỉnh Nghệ An kiến nghị:

- Pháp luật quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về an ninh trật tự ở xã, phường, thị trấn là như nhau. Điều bất hợp lý là công an phường được bố trí lực lượng chuyên trách, có trụ sở riêng trong khi đó công an xã, thị trấn chỉ là bán chuyên trách, không có trụ sở, phó công an xã không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội.... Đề nghị Chính phủ nghiên cứu để có chế độ cho phù hợp



- Hiện nay, ở xã, xóm chưa có biện pháp cụ thể để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng có nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, các vụ trộm cắp thường xuyên xảy ra. Đề nghị Bộ Công an có biện pháp chấn chỉnh tình hình và tăng chế độ cho công an viên ở xóm để họ làm tốt công tác trật tự, trị an”.

Trả lời:

+ Vấn đề thứ nhất:

Theo Nghị định số 40/1999/NĐ-CP, ngày 23/6/1999 của Chính phủ về Công an xã, quy định “Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ở xã, thị trấn để đảm bảo an ninh trật tự, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo hướng dẫn của Công an cấp trên”; Điều 17, Luật Công an nhân dân quy định: “Công an xã là lực lượng vũ trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự chỉ đạo hướng dẫn của Công an cấp trên”.

Luật Công an nhân dân và Nghị định số 136/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Bộ Công an quy định: tổ chức bộ máy của Bộ Công an gồm các đơn vị trực thuộc Bộ, Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Công an quận, huyện, thành phố, thị xã và Công an phường. Do vậy, việc bố trí lực lượng Công an chính quy và trang bị cơ sở vật chất đối với Công an phường là phù hợp theo quy định của pháp luật. Đối với các xã ngoài lực lượng Công an xã còn có bộ phận Công an huyện phụ trách xã (bộ phận này thuộc biên chế Công an huyện).

- Về trụ sở làm việc của Công an xã: Nghị định số 40/NĐ-CP của Chính phủ về Công an xã quy định: “Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý, chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Công an xã theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo của Công an cấp trên, bố trí trụ sở hoặc địa điểm làm việc cho Công an xã, cấp kinh phí bảo đảm cho hoạt động của Công an xã và thực hiện các chế độ, chính sách đối với Công an xã”. Đến nay, hầu hết các địa phương đã cấp kinh phí xây dựng trụ sở phòng làm việc riêng cho Công an xã (số Công an xã chưa có phòng làm việc riêng còn rất ít, chủ yếu ở các xã mới tách, tập, chuyển trụ sở làm việc...)

- Về việc Phó Công an xã không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội: theo Nghị định số 40/NĐ-CP của Chính phủ, từ năm 1999 đến năm 2003, Phó trưởng Công an xã được tham gia đóng bảo hiểm xã hội như cán bộ xã, phường, thị trấn. Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 114/CP và Nghị định số 121/CP về cán bộ, công chức và chế độ chính sách đối với cán bộ công chức xã, nhường, thị trấn. Theo đó, chỉ có Trưởng Công an xã là công chức cấp xã, trưởng Công an xã và Công an viên là cán bộ không chuyên trách nên không được đóng bảo hiểm xã hội, phụ cấp... từ đó đã ảnh hưởng đến tư tưởng và hiệu quả làm việc của lực lượng Công an xã (Từ khi thực hiện Nghị định số 121 của Chính phủ đến nay có 2.490 đồng chí Công an xã xin thôi việc, 173 đồng chí Công an xã bỏ việc).

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Công an đã phối hợp với các Bộ, ngành báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho sửa đổi, bổ sung Nghị định số 121/CP của Chính phủ nhằm giải quyết những bất cập về chế độ, chính sách đối với công chức ở cơ sở, trong đó có Phó trưởng Công an xã và đang chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng Pháp lệnh Công an xã, dự kiến sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội trong năm 2008.

+ Vấn đề thứ hai:

Trong khi chờ Nhà nước ban hành những quy định về chế độ chính sách phù hợp hơn cho lực lượng Công an xã, thì ngành Công an, đặc biệt là Công an các địa phương đã báo cáo đề xuất chính quyền cơ sở có những quy định về việc hỗ trợ cho lực lượng Công an xã như: Tăng phụ cấp cho Công an xã từ nguồn ngân sách địa phương; trích kinh phí từ ngân sách địa phương để trang cấp đồng phục, trang bị thêm phương tiện sinh hoạt, làm việc để phục vụ công tác; hỗ trợ kinh phí cho hoạt động của Công an xã... Tháng 8/2005, Bộ Tài chính đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý hỗ trợ từ ngân sách Trung ương cho ngân sách những địa phương có khó khăn, không đủ nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở cấp xã. Theo đó, Phó trưởng Công an xã và Công an viên được hưởng phụ cấp như mức quy định trước đây tại Nghị định 40/CP (tuy nhiên Phó trưởng Công an xã vẫn chưa được hưởng chế độ bảo hiểm).

3/ Cử tri tỉnh Yên Bái, An Giang kiến nghị: “- Hiện nay trụ sở, trang bị phương tiện và kinh phí hoạt động của các cơ quan tư pháp trong lực lượng Công an tỉnh nhìn chung trong tình trạng xuống cấp, thiếu buồng làm việc, trang thiết bị chuyên ngành; thiếu buồng tiếp nhân chứng, luật sư, lấy lời khai, hỏi cung bị can tại ngoại, nhà tạm giữ hành chính và hệ thống nhà kho vật chứng của cơ quan điều tra các cấp thuộc Công an tỉnh. Đề nghị Chính phủ cấp kinh phí phục vụ công tác này”.

Hiện nay, các nhà tam giam, tạm giữ cấp huyện không đảm bảo cho việc thực hiện các quy định về tạm giam, tạm giữ. Đề nghị Bộ Công an sớm cấp kinh phí để xây dựng và sửa chữa nhằm phục vụ yêu cầu tăng thẩm quyền của Tòa án cấp huyện”.



Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương