PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang47/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Trả lời:

Theo quy định tại Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và Nghị định số 50/2005/NĐ-CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ (về cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và cán bộ, công chức làm công tác thi hành án dân sự) thì tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án dân sự có nhiều đổi mới so với trước đây.

Cơ quan thi hành án dân sự địa phương hiện nay do Bộ Tư pháp thành lập và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổ chức, cán bộ, kinh phí, nghiệp vụ nên cơ quan thi hành án dân sự địa phương là đơn vị thuộc cơ quan Trung ương đóng ở địa phương. Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự được quy định tương đối cụ thể tại Nghị định số 50/2005/NĐ-CP nêu trên. Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 58, Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004 và thực hiện một số nhiệm vụ theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại “ Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh” ban hành kèm theo Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 01/2007/QĐ-BTP ngày 27/1/2007 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Có thể nói, Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này đã góp phần rất lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho việc tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án và cơ quan tư pháp địa phương trong công tác thi hành án dân sự cũng còn nhiều vướng mắc, khó khăn.

Ngày 07/3/2008, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành để làm rõ những vướng mắc, hạn chế và đề xuất biện pháp giải quyết. Bộ Tư pháp đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng dự án Luật thi hành án dân sự để trình Quốc hội khóa XII xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4. Bộ Tư pháp sẽ đề xuất phương án về tổ chức bộ máy cơ quan thi hành án trong dự thảo Luật thi hành án dân sự trình Quốc hội xem xét theo hướng bảo đảm cho cơ quan thi hành án dân sự có điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể, phù hợp với định hướng cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đã đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp.

3/ Cử tri tỉnh Thanh Hóa kiến nghị: “Đề nghị nghiên cứu đầu tư cho mỗi thôn có tủ sách pháp luật, nhằm phục vụ có hiệu quả cho công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong nhân dân”.

Trả lời:

Ngày 28/11/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1067/QĐ-TTg về việc phê duyệt Dự án xây dựng và quản lý tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. Qua gần 10 năm thực hiện Quyết định của Thủ tướng, công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn đã đạt được nhiều kết quả, góp phần từng bước nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân ở cơ sở. Theo số liệu thống kê về tủ sách pháp luật, cả nước hiện có 12.511 tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn. 52 tỉnh, thành phố đã xây dựng được tủ sách pháp luật ở 100% xã, phường, thị trấn, một số tỉnh còn lại do có sự chia tách, thành lập đơn vị cấp xã mới nên chưa xây dựng được tủ sách. Một số địa phương đã thành lập được một số tủ sách pháp luật nhiều hơn số đơn vị cấp xã (An Giang, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa...). Bên cạnh đó, một số địa phương đã chủ động đầu tư xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật đặt tại thôn, làng, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Nhiều địa phương có sự đổi mới trong cách xây dựng và lựa chọn địa điểm đặt Tủ sách pháp luật với các hình thức: Tủ sách pháp luật đặt ở điểm bưu điện xã, Tủ sách pháp luật trong chùa Khơme (Sóc Trăng), Tủ sách cho đồng bào dân tộc thiểu số (Lào Cai), Tủ sách pháp luật ở bản miền núi (Thanh Hóa), Tủ sách pháp luật ở nhà văn hóa thôn (Bắc Ninh) hoặc thực hiện mô hình túi sách lưu động (Quảng Ngãi)...

Để đánh giá một cách toàn diện thực trạng xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, trong năm 2007, Bộ Tư pháp đã tổ chức các Đoàn kiểm tra, khảo sát công tác này tại một số địa phương; tổ chức 03 cuộc tọa đàm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam. Qua khảo sát kiểm tra và tổ chức các tọa đàm về công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật, nhiều địa phương cũng đã đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng mô hình tủ sách, túi sách, ngăn sách pháp luật tại thôn,làng, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư.

Trong chương trình công tác năm 2008, Bộ Tư pháp dự kiến tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định số 1067/QĐ-TTG để đánh giá toàn diện về công tác xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật. Mô hình tủ sách, ngăn sách pháp luật tại thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố, cụm dân cư sẽ được nghiên cứu trong tổng hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trong thời gian tới.



4/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét, tháo gỡ vướng mắc về vấn đề phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, sinh con và bỏ về Việt Nam vì nhiều lý do mà chưa thực hiện thủ tục ly hôn. Hiện tại, những phụ nữ này, vấn đề cư trú hợp pháp ở Việt Nam chưa được giải quyết và con của họ không thể nhập quốc tịch Việt Nam, không được đi học do không làm được giấy khai sinh, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi cho đứa trẻ”.

Trả lời:

1. Về vấn đề đăng ký khai sinh và quốc tịch của trẻ em được mẹ đưa về Việt Nam:

Qua phản ánh vướng mắc của một số địa phương, Bộ Tư pháp đã có Công văn hướng dẫn giải quyết yêu cầu đăng ký khai sinh cho các trẻ em thuộc diện này nhằm bảo đảm quyền lợi cho các cháu. Tuy nhiên, việc xác định quốc tịch cho trẻ em vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của Luật Quốc tịch Việt Nam (do cha mẹ các cháu có đăng ký kết hôn), cụ thể là:

- Đối với những trẻ em đã có giấy khai sinh do cơ quan thẩm quyền của nước ngoài cấp thì chỉ thực hiện việc ghi vào Sổ đăng ký khai sinh ở Việt Nam (theo đúng nội dung của Giấy khai sinh đã được cấp ở nước ngoài).

- Đối với những trẻ em chưa được khai sinh ở nước ngoài thì sẽ được đăng ký khai sinh tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi trẻ em thực tế sinh sống. Quốc tịch của trẻ được xác định như sau:

+ Nếu trẻ em có hộ chiếu nước ngoài, thì khi đăng ký khai sinh sẽ được ghi quốc tịch nước ngoài.

+ Nếu trẻ em không có hộ chiếu nước ngoài, thì khi đăng ký khai sinh sẽ ghi quốc tịch theo thỏa thuận của cha mẹ; trường hợp không có thỏa thuận của cha mẹ (vì lý do cha mẹ không liên hệ được với nhau), thì quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam (theo quốc tịch của người mẹ).

Hiện tại, vấn đề đăng ký khai sinh và quốc tịch của những trẻ em này đã được đưa vào Dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch (Dự kiến Thông tư này sẽ được ban hành trong quý II/2008).

2. Về vấn đề cư trú hợp pháp của phụ nữ Việt Nam từ nước ngoài trở về: vấn đề này thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an. Bộ Tư pháp sẽ chuyển nội dung kiến nghị tới Bộ Công an để nghiên cứu, trả lời cử tri sau.

5/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri cho rằng Nghị định hướng dẫn Luật Công chứng không quy định rõ ràng thẩm quyền ký chứng thực chữ ký ở cấp quận, huyện là Trưởng hay Phó Trưởng phòng Tư pháp, ở cấp xã, phường là Chủ tịch hay Phó Chủ tịch. Đề nghị Chính phủ có hướng dẫn về vấn đề này”.

Trả lời:

Trước hết cần phân biệt các văn bản hiện hành điều chỉnh lĩnh vực công chứng và chứng thực:

- Lĩnh vực công chứng do Luật Công chứng số 82/2006/QH11 và Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng điều chỉnh.

- Lĩnh vực chứng thực chữ ký do Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký điều chỉnh.

Nói cách khác, vấn đề chứng thực nói chung và chứng thực chữ ký nói riêng không do Luật Công chứng và Nghị định số 02/2008/NĐ-CP quy định mà vấn đề này được quy định bởi Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ.

Về thẩm quyền chứng thực chữ ký, Điều 5 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP quy định rất rõ, rất cụ thể như sau:

1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Phòng Tư pháp cấp huyện) có thẩm quyền và trách nhiệm:

... Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng nước ngoài;

Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện thực hiện chứng thực các việc theo quy định tại khoản 1, điều này và đóng dấu của Phòng Tư pháp.

2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:

... Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.

Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực các việc theo quy định tại khoản 2 Điều này và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.


THANH TRA CHÍNH PHỦ
1/ Cử tri thành phố Hà Nội và các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Sóc Trăng, Cà Mau, Bến Tre kiến nghị: “Trong quá trình thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo, thực tế đã nảy sinh một số trường hợp tổ chức cá nhân có thẩm quyền nhận đơn của công dân không giải quyết kịp thời, để hết thời hạn hoặc thất lạc hồ sơ, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của người khiếu nại. Hành vi vi phạm này chưa được xử lý nghiêm minh, cần sớm khắc phục trong thời gian tới”.

Trả lời (Tại Công văn số 562/TTCP-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008):

Tình trạng như cử tri ở các địa phương nêu trên đây là một thực tế đã xảy ra ở một số nơi. Nếu phát hiện được.những trường hợp này ở địa phương nào, cấp nào đề nghị cử tri phản ánh trực tiếp đến đồng chí Chủ tịch UBND hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân có sai phạm để có biện pháp xem xét, xử lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ. Trường hợp tổ chức, cá nhân thuộc ngành Thanh tra có những sai phạm trên đây thì cử tri có thể phản ánh với lãnh đạo Thanh tra Chính phủ để Thanh tra Chính phủ chỉ đạo xử ly kịp thời, nghiêm túc.

Hiện nay, với trách nhiệm là cơ quan đứng đầu của Ngành, Thanh tra Chính phủ cũng đang tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo đối với Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp để chấn chỉnh, uốn nắn những thiếu sót, khuyết điểm hoặc xử lý trách nhiệm đối với những sai phạm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần hạn chế các tình trạng trên đây.

2/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Đề nghị Thanh tra Chính phủ khẩn trương và tăng cường cải tiến, xây dựng, kiện toàn bộ máy pháp chế của Ngành, Trường cán bộ thanh tra để đảm bảo đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ”.

Trả lời (Tại Công văn số 563/TTCP-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008):

Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng có hiệu lực, vấn đề tổ chức, hoạt động của Thanh tra Chính phủ nói riêng và toàn ngành Thanh tra nói chung có sự thay đổi, biến động rất lớn. Thanh tra Chính phủ và các tổ chức thanh tra bộ, ngành, thanh tra tỉnh, thành phố phải sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy cho phù hợp chức năng và đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh đó, khối lượng công việc chuyên môn của các tổ chức thanh tra cũng ngày càng nặng nề và phức tạp, có những vấn đề mới nảy sinh, các tổ chức thanh tra đang trong quá trình vừa làm vừa học tập rút kinh nghiệm để hoàn thiện, nhất là trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Thực trạng trên đây đã và đang đặt ra cho công tác xây dựng thể chế, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ của ngành trước những thách thức rất lớn và trong thực tế, công tác này còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành như ý kiến của cử tri đã nêu. Trong Chương trình, kế hoạch công tác năm 2008 và những năm tới đây, Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã xác định việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ đảm bảo thực hiện công tác chuyên môn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Ngay trong Quý I/2008 vừa qua, Thanh tra Chính phủ đã thực hiện một bước việc bố trí, sắp xếp, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở các Vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ cho phù hợp với năng lực thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ, trong đó có Vụ Pháp chế và Trường cán bộ thanh tra. Đồng thời tập trung chỉ đạo ráo riết, thúc đẩy công tác xây dựng thể chế, đổi mới và cải tiến nội dung, hình thức, phương pháp giảng dạy của trường cán bộ thanh tra cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đang đặt ra cho Ngành Thanh tra.

3/ Cử tri thị xã Móng Cái, huyện Đông Triều, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cần nhanh chóng hướng dẫn triển khai thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng tại địa phương theo Luật Phòng, chống tham nhũng đã được Quốc hội sửa đổi đồng thời đề nghị nên cho đại diện của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc được tham gia giám sát tạo sự đồng bộ trong việc phòng, chống tham nhũng từ Trung ương đến địa phương”

Trả lời (Tại Công văn số 564/TTCP-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008):

1. Về việc thành lập cơ quan phòng, chống tham nhũng ở địa phương:

Thực hiện Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12 ngày 27/9/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại Văn bản số 6779/VPCP-VI ngày 21/11/2007 của Văn phòng Chính phủ) về việc quy định và hướng dẫn tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tính đến cuối tháng 3/2008 có 60/64 tỉnh, thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng (trong đó có 43 tỉnh, thành đã thành lập bộ phận giúp việc chuyên trách Ban chỉ đạo). Một số tỉnh đã sớm thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo, bộ phận chuyên trách giúp việc của Ban chỉ đạo là Hà Tây, Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh... 04 địa phương còn lại chưa thành lập được Ban chỉ đạo là: Điện Biên, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Cần Thơ. Nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu, nguyên nhân chủ yếu là do khó khăn trong việc lựa chọn, bố trí cán bộ.



2- Về việc đề nghị cho đại diện của nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc tham gia giám sát công tác phòng, chống tham nhũng:

Theo quy định pháp luật hiện hành, mọi công dân đều có quyền thông qua Mặt trận Tổ quốc ở địa phương mình để tham gia góp ý, phản ánh hoặc nêu những kiến nghị của mình liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải xem xét, trả lời những ý kiến, kiến nghị đó của công dân.



4/ Cử tri thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Hà Tây, Thanh Hoá, Bình Định, Bình Phước, Kiên Giang kiến nghị: “Đề nghị các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc phân cấp thẩm quyền trong giải quyết kiếu nại tố cáo nhằm tránh tình trạng các cơ quan Trung ương nhận đơn thư vượt cấp chuyển về địa phương với ý kiến chung chung, tạo áp lực cho địa phương và tâm lý có chỉ đạo của cấp trên đối với người kiếu nại. Qua các vụ việc người dân khiếu nại tập thể tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, cử tri đề nghị Chính phủ phải chỉ đạo giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật các vụ khiếu kiện; xử lý cán bộ làm sai, những kẻ lợi dụng khiếu kiện lâu dài để kích động vì mục đích cá nhân, đồng thời quy định cụ thể chế tài đối với người khiếu nại và người giải quyết khiếu nại”.

Trả lời (Tại Công văn số 561/TTCP-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008):

Về tình trạng các cơ quan Trung ương nhận đơn thư vượt cấp và chuyển về địa phương với ý kiến chung chung chủ yếu là do sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương chưa chặt chẽ, nhất là việc nắm bắt thông tin về việc khiếu kiện chưa kịp thời, có địa phương không báo cáo hoặc báo cáo chậm, báo cáo không rõ ràng tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn quản lý nên Trung ương không nắm được, dẫn đến việc xử lý chưa đúng (vụ việc đã có quyết định giải quyết cuối cùng rồi nhưng vẫn đề nghị tỉnh xem xét hoặc có ý kiến chỉ đạo chung chung…). Bên cạnh đó, trong một số trường hợp cụ thể (khi công dân khiếu kiện tập trung đông hoặc gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, các cơ quan Trung ương cũng thường phải ra văn bản chỉ đạo cho công dân về địa phương để xem xét, giải quyết tại nơi phát sinh khiếu kiện… Trong thời gian tới, để hạn chế tình trạng này, Thanh tra Chính phủ đang khẩn trương hoàn thiện các quy chế, quy định liên quan đến công tác tiếp dân, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo và tăng cường mối quan hệ phối hợp với các địa phương trong việc nắm bắt tình hình, cung cấp thông tin, báo cáo trong lĩnh vực tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Về việc xử lý đối với các trường hợp công dân tập trung khiếu kiện tập thể tại Hà Nội thành phố Hồ Chí Minh, các trường hợp lợi dụng khiếu kiện để kích động vì mục đích cá nhân, các trường hợp cán bộ làm sai... trong thời gian qua, Thanh tra Chính phủ đã chủ động xây dựng và thực hiện các phương án xử lý tình huống, đồng thời phổi hợp chặt chẽ với Bộ Công an, UBND các tỉnh có công dân kéo lên Trung ương khiếu kiện nắm chắc tình hình khiếu kiện đông người, đặc biệt là những phần tử cầm đầu, lôi kéo, kích động để có biện pháp xử lý hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh trật tự. Bên cạnh đó, trong năm 2008 và những năm tiếp theo, Thanh tra Chính phủ và toàn ngành Thanh tra tập trung tăng cường công tác thanh tra việc chấp hành Luật Khiếu nại, tố cáo đối với thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp, trong đó đi sâu kiểm tra, đánh giá trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị xử lý kịp thời các trường hợp cán bộ có sai phạm.

Khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang là một trong những vấn đề còn nhiều vướng mắc hiện nay và được dư luận rất quan tâm. Đây cũng là lĩnh vực mà Bộ Chính trị, Chính phủ và các ngành, các cấp cũng rất quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Tuy nhiên, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua hiệu quả còn chưa cao và chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian tới đây, ngoài sự quyết tâm hơn nữa trong chỉ đạo, điều hành, Chính phủ, Thanh tra Chính phủ cũng mong muốn cử tri cả nước tiếp tục quan tâm và tham gia góp ý, phản ánh về những hạn chế, yếu kém trong công tác này với Chính phủ, để qua đó cùng với Chính phủ, các cấp, các ngành khắc phục dược những hạn chế, yếu kém, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.



5/ Cử tri tỉnh Bình Định kiến nghị: “Đề nghị tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo hướng làm rõ trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp, xác định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ, kể cả chế tài xử lý đối với người khiếu nại, tố cáo; phân định rõ chức năng, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính Nhà nước với các cơ quan tư pháp. Đồng thời nghiên cứu sửa đổi Nghị định số 89/CP ngày 7/8/1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế tiếp công dân cho phù hợp với tình hình thực tế, trong đó cần quy định thống nhất về tổ chức, phương thức hoạt động của cơ quan tiếp công dân từ Trung ương đến địa phương”.

Trả lời (Tại Công văn số 560/TTCP-VP ngày 04 tháng 04 năm 2008):

1. Để khắc phục những hạn chế, bất cập và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, hiện nay Thanh tra Chính phủ đang chủ trì cùng với các Bộ, ngành địa phương xây dựng dự thảo Luật Khiếu nại, và giải quyết khiếu nại; Luật tố cáo và giải quyết tố cáo (Trên cơ sở Luật khiếu nại, tố cáo hiện nay). Theo lộ trình đã được Chính phủ thông qua, dự kiến 02 luật này sẽ được hoàn thiện và trình Chính phủ cho ý kiến vào cuối năm 2008 và trình Quốc hội xem xét, thông qua trong năm 2009. Vấn đề cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo của các ngành, các cấp, xác định cụ thể về quyền hạn, nghĩa vụ, kể cả chế tài xử lý đối với người khiếu nại, tố cáo; phân định rõ chức năng, thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan hành chính Nhà nước với các cơ quan tư pháp cũng là những nội dung chủ yếu đã được Ban soạn thảo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay (quy định rõ trách nhiệm đi đôi với những biện pháp chế tài cụ thể; mở rộng hơn nữa phạm vi xét xử của các toà hành chính…).

2. Đối với công tác tiếp công dân, hiện nay Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân để trình Chính phủ, Ban bí thư xem xét. Nội dung cơ bản của Đề án này cũng tập trung đề xuất thống nhất về mô hình tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ phối hợp trong công tác tiếp dân giữa Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tạo ra sự thống nhất, đồng bộ trong tổ chức, hoạt động của công tác tiếp dân… Sau khi đề án này được thông qua, Thanh tra Chính phủ sẽ đề nghị Chính phủ cho nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Nghị định số 89/CP cho phù hợp.

Ngoài việc xây dựng các Luật, Đề án trên đây, hiện nay Thanh tra Chính phủ cũng đang khẩn trương hoàn thiện, ban hành và thực hiện ngay trong Quý II/2008 một số quy định liên quan đến công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo như: quy trình tiếp công dân; quy trình xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; quy trình thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo… nhằm cụ thể hoá và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian tới.



BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
1/ Cử tri tỉnh An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phHồ Chí Minh kiến nghị: “Dự án về an toàn giao thông đã có bước chuẩn bị khá lâu, nhưng tại sao các ngành chức năng lại không có kế hoạch quản lý việc sản xuất, lưu thông mũ bảo hiểm trên thị trường chặt chẽ, để hàng nhái, hàng giả tràn ngập thị trường”.

Trả lời (Tại Công văn số 690/BKHCN-VP ngày 28/03/ 2008):

An toàn giao thông là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay đang được toàn xã hội quan tâm. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông đường bộ gây ra, đặc biệt là giảm các ca tử vong do chấn thương sọ não, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP, theo đó, bắt buộc người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy kể từ ngày 15/12/2007.

Để chuẩn bị cho việc thực thi đồng bộ và có hiệu quả Nghị quyết nói trên của Chính phủ, từ nhiều năm trước đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã chủ động triển khai công tác quản lý nhà nước về chất lượng mũ bảo hiểm thông qua việc quy định mũ bảo hiểm là đối tượng phải kiểm tra Nhà nước về chất lượng; ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về mũ bảo hiểm (TCVN 5756:2001); ban hành các quy định về bắt buộc công bố phù hợp tiêu chuẩn đối với mũ sản xuất trong nước; quy định kiểm tra Nhà nước đối với mũ bảo hiểm nhập khẩu; quy định quản lý chất lượng mũ bảo hiểm cho trẻ em.

Các quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ nhìn chung đã được các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm nghiêm túc thực hiện, góp phần đưa ra lưu thông trên thị trường các sản phẩm mũ bảo hiểm bảo đảm chất lượng.

Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại vấn nạn về hàng nhái, hàng giả trên thị trường, mũ bảo hiểm như đã được cử tri đề cập. Tình trạng này một phần là do nhu cầu sử dụng mũ bảo hiểm tăng nhanh trong khi ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu mũ bảo hiểm còn kém, các chế tài xử lý vi phạm chưa đủ sức răn đe, đồng thời, năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn chưa đáp ứng yêu cầu.

Để khắc phục tình trạng đó, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương (cơ quan được Chính phủ giao chủ trì) trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất và buôn bán hàng giả. Đồng thời, Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ (Thanh tra Bộ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) và các đơn vị theo ngành dọc (các Sở Khoa học và Công nghệ, các Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng mũ bảo hiểm sản xuất, lưu thông trên thị trường, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng và sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, Bộ đã chủ động phối hợp với Ban chỉ đạo 127 Trung ương, Bộ Công Thương và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vấn đề này trên các phương tiện thông tin đại chúng .

Trong thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị chức năng yêu cầu tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm trong nước nghiêm chỉnh thực hiện việc công bố phù hợp tiêu chuẩn TCVN 5756:2001; gắn dấu "CS" lên sản phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường và đảm bảo chất lượng như đã công bố; đồng thời, công bố công khai danh sách các đại lý bán sản phẩm, các cửa hàng bán lẻ (nếu có) để người tiêu dùng được biết và cơ quan quản lý dễ theo dõi, xử lý. Bên cạnh đó, Bộ sẽ phối hợp với các cơ quan hải quan và quản lý thị trường có biện pháp ngăn chặn tình trạng mũ bảo hiểm không đạt chất lượng nhập lậu hoặc theo đường tiểu ngạch; tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng mũ bảo hiểm và xử lý nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Tính đến ngày 15/11/2007, đã tiến hành thanh tra 792 cơ sở, phát hiện và xử lý vi phạm đối với 383 cơ sở (chiếm 48%), trong đó: 178 lượt cơ sở vi phạm ghi nhãn hàng hoá; 77 lượt cơ sở vi phạm về sở hữu công nghiệp; 168 lượt cơ sở vi phạm về công bố phù hợp tiêu chuẩn; 47 lượt cơ sở vi phạm về chất lượng mũ bảo hiểm. Tổng số tiền phạt là hơn 325 triệu đồng.

Bộ Khoa học và Công nghệ đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tiến hành công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng về: Danh sách mũ bảo hiểm sản xuất trong nước đã thực hiện công bố phù hợp TCVN 5756:2001; Danh sách nhãn hiệu mũ bảo hiểm đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Danh sách các lô hàng mũ nhập khẩu đã qua kiểm tra đạt chất lượng.

2/ Cử tri tỉnh Tây Ninh kiến nghị: “Đề nghị quan tâm tận dụng nguồn năng lượng mặt trời và sức gió để mở rộng, phát triển nguồn năng lượng giá rẻ phục vụ cho đời sống của nhân dân, nhất là dân ở các vùng sâu, vùng xa”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương