PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang46/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48

Trả lời:

Hiện nay, quảng cáo cũng là kênh thông tin cần thiết trong đời sống xã hội hiện đại và là một trong những nguồn thu chủ yếu của các Đài truyền hình. Tuy nhiên, nếu thời lượng và nội dung quảng cáo không phù hợp sẽ dẫn đến gây phản cảm cho người xem. Đài THVN rất chú trọng đến việc thực hiện các quy định về quảng cáo trên các kênh sóng của Đài. Trong một số rất ít chương trình, do nhu cầu quảng cáo cho nên cũng có hiện tượng phát quá giờ theo quy định, hoặc một số quảng cáo nội dung không phù hợp, gây phản cảm. Sau khi có ý kiến góp ý của khán giả và nhắc nhở của cơ quan quản lý, Đài THVN đã tiếp thu và chấn chỉnh kịp thời.

Theo quy định, trong chương trình thời sự không được phát quảng cáo. Đài THVN cũng thực hiện nghiêm túc quy định này. Việc chạy chữ trong một số bản tin thời sự là cách làm mà truyền hình (trong nước và thế giới) đang thực hiện nhằm truyền tải nhiều hơn thông tin đến người xem. Những thông tin chạy chữ bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Tuy nhiên, Đài THVN cũng không quá lạm dụng hình thức này mà chỉ thực hiện trong một số bản tin cần thiết.

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
Tại Công văn số 943/BTTTT-VP ngày 28 tháng 03 năm 2008 của Bộ Thông tin và truyền thông về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XII:

1/ Cử tri tỉnh Bến tre kiến nghị: “Các phương tiện thông tin đại chúng phần lớn chỉ đưa thông tin về vụ việc mà ít đưa thông tin về kết quả giải quyết. Cụ thể: vụ án tham nhũng hàng chục tỷ đồng sau khi giải quyết Nhà nước thu lại được bao nhiêu vào ngân sách, các đối tượng bị xử lý như thế nào, đã xử lý hay chưa? Nên công bố công khai các thông tin này”.

Trả lời:

Thông tin trên báo chí hiện nay phản ánh nhiều về các vụ tiêu cực, tham nhũng. Xét một khía cạnh nào đó, báo chí đã làm tốt vai trò phản biện xã hội, cung cấp thông tin cho bạn đọc và các cơ quan chức năng. Trong nhiều vụ việc, nhờ báo chí, các cơ quan chức năng có được thông tin có được thông tin và xử lý theo thẩm quyền.

Ở nhiều vụ việc, khi được cơ quan báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng có trách nhiệm trả lời về những vấn đề được nêu theo quy chế phát ngôn của Chính phủ, theo đó cung cấp thông tin về vụ việc, về quá trình giải quyết cũng như kết quả vụ việc. Phần lớn các cơ quan báo chí thường bám sát vụ việc đến khi có kết quả cuối cùng, như các vụ việc về tham nhũng, tiêu cực, vụ án ma tuý…; báo chí đã thông tin về đối tượng bị xử phạt tiền, phạt tù và bồi thường. Một số vụ việc phải vài năm các cơ quan chức năng mới xử lý xong, vì vậy, cơ quan báo chí phải chờ đợi. Tuy nhiên trên thực tế, đối với các vụ tiêu cực, cơ quan báo chí thường phản ánh đến khi có kết quả giải quyết cuối cùng của các cơ quan chức năng.

2/ Cử tri thành phố Hải phòng kiến nghị: “Cử tri cho rằng thời gian qua Nhà nước đã không kiểm soát được đối với những thông tin, hình ảnh lưu truyền trên Internet. Đề nghị cần có những biện pháp triệt để, mạnh mẽ hơn để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu của Internet, nhất là đối với giới trẻ”.

Trả lời:

Trong những năm qua, sự phát triển của các dịch vụ trên nền Internet đã đem lại cho mọi người dân trên thế giới những lợi ích không thể phủ nhận, nhân loại trở nên gần nhau hơn, người dân được tiếp cận với những kho dữ liệu khổng lồ chỉ qua một máy tính có nối mạng. Tuy nhiên Internet là do con người tạo ra nên cũng giống như trong đời sống thực, trên Internet bao giờ cũng tồn tại cả thông tin hữu ích và thông tin không lành mạnh, thông tin lừa đảo.

Ở Việt Nam, việc quản lý thông tin trên Internet do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan như Bộ Công an, Bộ Khoa học và công nghệ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thực hiện. Cuối năm 2007, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp sử dụng Internet và thông tin điện tử trên Internet thay thế Nghị định số 55/NĐ-CP, trong đó quy định cụ thể hơn về công tác quản lý thông tin trên Internet (toàn bộ chương IV điều chỉnh về cung cấp thông tin trên các mạng xã hội trực tuyến như blog, profile videolog, forum…). Dự thảo này đã được trình Thủ tướng Chính phủ và sẽ được ban hành trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đang xây dựng Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Internet, Thông tư về quản lý thông tin trên Internet. Đây là cơ sở pháp lý để công tác thông tin trên Internet được hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Về công tác tổ chức, để tăng cường công tác quản lý thông tin trên Internet, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thành lập thêm Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử. Trong thời gian tới, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử sẽ chú trọng phát triển bộ phận quản lý mảng thông tin điện tử, trong đó có thông tin trên Internet, cả về số lượng và chất lượng cán bộ, cũng như kỹ thuật quản lý, phối hợp với các đơn vị có liên quan trong Bộ nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao.

Internet là mạng thông tin toàn cầu, bất cứ ai cũng có thể tự cung cấp thông tin lên được. Vì vậy, việc kiểm soát thông tin trên Internet là vô cùng khó khăn. Hiện nay, chưa có quốc gia nào (kể cả Mỹ, Trung Quốc) có thể áp dụng hiệu quả các biện pháp kiểm soát thông tin. Tuy nhiên, bằng các biện pháp kỹ thuật, giáo dục nâng cao nhận thức của người sử dụng, mỗi quốc gia cố gắng hạn chế ở mức có thể các ảnh hưởng của thông tin không lành mạnh, gây ảnh hưởng xấu đối với người dân, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên.

Nhằm nâng cao hơn nữa tính hiệu quả trong công tác quản lý thông tin trên Internet, Bộ Thông tin và Truyền thông chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong nhà trường nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, hoàn thiện nhân cách của thanh, thiếu niên. Các biện pháp này đã thu được kết quả nhất định, tuy nhiên cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Giáo dục và đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương và các cơ quan báo chí... để có kế hoạch tuyên truyền lâu dài, hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thông tin trên Internet.



3/ Cử tri tỉnh Phú Thọ và thành phố Hà Nội kiến nghị: “Thời gian gần đây, việc xây dựng các cột thu, phát sóng các mạng điện thoại được triển khai nhiều và ngay ở các khu dân cư, trong khi đó báo chí đã có nhiều bài phản ánh về sự ảnh hưởng tần sóng điện thoại đến sức khoẻ của con người, do đó, người dân rất hoang mang và lo lắng. Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét để trả lời cho cử tri được biết sự ảnh hưởng của tần số các cột thu, phát sóng điện thoại, có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ của con người”.

Trả lời:

Ảnh hưởng của sóng vô tuyến thông tin di động được Tổ chức Y tế Thế giới nêu trong báo cáo của mình (tài liệu WHO Faet sheet N0 193 Revised June 2000: Electromagnetic fields and public health - mobile telephones and their base stations).

Tần số hoạt động của các hệ thống điện thoại di động hiện nay trong khoảng từ 450 MHZ đến 1800 MHz, sóng vô tuyến này không phải là bức xạ ion hoá như các tia X hoặc tia gamma, không gây ra hiện tượng ion hoá hoặc phóng xạ trong cơ thể.

Trường sóng vô tuyến thâm nhập vào các mô với độ sâu tuỳ thuộc vào tần số - tới một cm tại tần số của sóng thông tin di động. Năng lượng vô tuyến được cơ thể hấp thụ và tạo thành nhiệt, nhưng tiến trình điều hoà nhiệt thông thường của cơ thể sẽ tải nhiệt này đi. Rõ ràng các ảnh hưởng của sóng vô tuyến đến sức khoẻ liên quan đến sự sinh nhiệt này, nhưng với mức năng lượng sóng vô tuyến quá thấp thì không thể gây ra sự tăng nhiệt và không có nghiên cứu nào cho thấy có ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ tại các mức phơi nhiễm dưới các giới hạn theo hướng dẫn của các tổ chức quốc tế.

Về các nguy cơ ảnh hưởng khác của sóng vô tuyến thông tin di động, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nêu trong báo cáo như sau:

- Ung thư: các bằng chứng khoa học hiện tại cho thấy phơi nhiễm trường sóng vô tuyến, như các sóng phát từ máy điện thoại di động và trạm thu phát của chúng, dường như không gây ra và không thúc đẩy phát triển ung thư.

- Các nguy cơ cho sức khoẻ khác: Các nhà khoa học đã báo cáo về các ảnh hưởng khác trong việc sử dụng máy điện thoại di động như: thay đổi trong hoạt động của não, thời gian phản ứng và giấc ngủ. Những ảnh hưởng này là nhỏ, không rõ ràng và đáng kể tới sức khoẻ. Nhiều nghiên cứu vẫn đang tiếp tục để khẳng định về những ảnh hưởng này.

- Can nhiễu điện từ trường: Máy điện thoại di động được dùng gần một vài thiết bị y tế có khả năng gây can nhiễu cho các thiết bị này, cũng tương tự có khả năng can nhiễu của thiết bị di động đến các thiết bị điện tử trên máy bay.

WHO cũng nhận thấy có nhu cầu nghiên cứu để đánh giá tốt hơn về nguy cơ ảnh hưởng trên.

Kết luận của Tổ chức Y tế thế giới (được đưa ra trong tài liệu - WHO Fact sheet No304 May 2006: Electromagnetic fields and public health - Base stations and wireless technologies) là: “Cân nhắc mức độ phơi nhiễm rất thấp và các kết quả nghiên cứu thu thập tới nay, không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy tín hiệu tần số vô tuyến yếu từ các trạm thu phát vô tuyến và các mạng vô tuyến gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khoẻ”.

Bộ Bưu chính Viễn thông trước đây (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) đã có Công văn số 1521/BBCVT-KHCN ngày 28/6/2006 gửi Văn phòng Chính phủ nêu rõ kết luận của Tổ chức Y tế thế giới là chưa có bằng chứng khoa học cho thấy sóng điện từ của các trạm thu phát sóng gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng hệ thống văn bản quản lý về bức xạ điện từ của các trạm thu phát thông tin di động bao gồm: Công bố bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3718 - 1:2005 về quản lý an toàn trong trường điện từ tần số vô tuyến (Quyết định số 19/2006/QĐ-BBCVT của Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông). Với việc bắt buộc áp dụng TCVN này, giá trị mật độ dòng năng lượng (S) quy định đối với các trạm BTS là 2 W/m2 Giá trị này nghiêm ngặt hơn khi so sánh với các giới hạn của một số tổ chức và một số nước (ước tính đối với các trạm BTS, hoạt động tại tần số 900 MHZ): tổ chức ICNIRP là 4,5 W/m2; Mỹ, Nhật là 6 W/m2; Anh là 32 W/m2 (riêng Trung Quốc quy định giá trị thấp 0,4 W/m2).

- Ban hành Tiêu chuẩn Ngành TCN 68-255:2006 về phương pháp đo mức phơi nhiễm trường điện từ nhằm đánh giá mức độ phơi nhiễm quy định trong TCVN 3718 - 1:2005. Tiêu chuẩn này dựa trên tiêu chuẩn mới nhất của Châu Âu (EN 50400:2006 và EN 50401:2006).

Ban hành các Quyết định số 31/2006/QĐ-BBCVT và 32/2006/QĐ-BBCVT ngày 6/9/2007 về kiểm định công trình viễn thông (có hiệu lực từ 1/1/2007). Theo các văn bản này, từng trạm BTS phải được kiểm định, nếu tuân thủ TCVN 3718 - 1:2005 thì mới được hoạt động (các trạm thu phát thông) tin di động đã xây dựng trước 1/1/2007 cần phải được lập kế hoạch kiểm định, đảm bảo tất cả các trạm thu phát thông tin di động tuân thủ TCVN 3718 - 1:2005).

Như vậy, nhằm bảo vệ cho người dân sống quanh các trạm thu phát vô tuyến khỏi ảnh hưởng của phơi nhiễm vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có quy định về mức giới hạn an toàn (xác định theo mức phơi nhiễm của TCVN 3718 - 1:2005) và quy định các trạm thu phát thông tin di động phải đảm bảo TCVN 3718 - 1:2005 thông qua hình thức quản lý là kiểm định công trình viễn thông. Ngoài ra theo yêu cầu của người dân, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã tổ chức đo kiểm để xác minh mức phơi nhiễm tại các địa điểm nhạy cảm. Bộ Thông tin và truyền thông cũng đã có các giải thích, hướng dẫn để người dân hiểu biết sâu hơn về vấn đề này, giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại của nhiều tổ chức, cá nhân xung quanh vấn đề này. Bộ cũng đã có các văn bản hướng dẫn các Sở Bưu chính viễn thông và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động thực hiện theo đúng các quy định để đảm bảo an toàn cho dân.

Hiện nay Bộ Thông tin và Truyền thông đang đánh giá quá trình thực thi các chính sách của Bộ về quản lý công trình viễn thông (trong đó có quản lý phơi nhiễm trường điện từ của các trạm thông tin di động) để có các điều chỉnh nhằm tăng cường hiệu quả quản lý. Bộ cũng đang soạn thảo hướng dẫn và hợp tác với một số Bộ, ngành liên quan để xây dựng các văn bản quản lý liên ngành và đẩy mạnh tuyên truyền đến nhân dân để người dân yên tâm và ủng hộ việc xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Các kết quả đo kiểm định các công trình trạm thu phát sóng thông tin di động trong thời gian qua cho thấy các công trình đều có giá trị phơi nhiễm rất nhỏ so với mức giới hạn của tiêu chuẩn. Những đo kiểm về phơi nhiễm trường điện từ thực tế tại nơi người dân khiếu nại về ảnh hưởng sức khoẻ đều cho thấy tuân thủ giới hạn an toàn.

4/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị: “Đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc với Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Phát thanh - truyền hình các tỉnh để chấn chỉnh việc phát sóng các chương trình giải trí và phim truyện để kênh thông tin này thực sự mang lại giá trị giáo dục thiết thực. Cử tri nhiều nơi bất bình về nhiều chương trình không phù hợp với truyền thống văn hóa và thuần phong mỹ tục Việt Nam đang từng ngày ảnh hưởng xấu đến thế hệ trẻ của đất nước”.

Trả lời:

Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí, trong các cuộc giao ban báo chí định kỳ hàng tuần Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những định hướng và nhắc nhở các cơ quan báo chí, trong đó có là các Đài Phát thanh, Truyền hình trong việc phát sóng các chương trình giải trí, đặc biệt là các chương trình ca nhạc và phim truyện.

Trong hai năm trở lại đây tỷ lệ thời lượng phim truyện Việt Nam được chiếu trên sóng truyền hình đã tăng so với các năm trước rất nhiều. Nhiều đài truyền hình (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh và một số đài khác) đã dành khung “giờ vàng” cho các chương trình phim truyện Việt Nam và đã tạo được được ấn tượng tốt với khán giả xem truyền hình. Hiện nay, các đài truyền hình đã tương đối chủ động về khối lượng phim truyện Việt Nam và các chương trình giải trí nhờ những cải cách trong quy trình sản xuất phim và các chương trình giải trí, trong đó có ảnh hưởng khá tích cực từ việc xã hội hoá các chương trình truyền hình.

Một số Đài Truyền hình vẫn cho phát sóng một số chương trình giải trí, đặc biệt là các chương trình ca nhạc quốc tế phục vụ cho đối tượng là lớp trẻ. Tuy nhiên cũng còn có chương trình không phù hợp thuần phong mỹ tục của dân tộc. Một mặt do tổng thời lượng phát sóng chương trình của các đài tăng, nhiều đài đã sử dụng những chương trình chất lượng thấp để phát sóng cho đủ thời lượng. Ở một số đài, bộ phận biên tập, biên dịch có nhận thức còn sơ sài, khả năng định hướng thẩm mỹ thấp, đơn giản, chưa chọn lọc, biên tập kỹ các chương trình thu từ đài nước ngoài.

Để tăng cường sức mạnh quản lý, trong đó có quản lý nội dung các chương trình của các Đài phát thanh - truyền hình, Chính phủ đã quyết định thành lập mới Cục Phát thanh - Truyền hình - Internet - Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nội dung thông tin của các đài, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị và năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí để có những chương trình chất lượng hơn đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hoá lành mạnh của người dân. Trên thực tế, do phạm vi phát sóng chỉ trong một tỉnh nên cơ quan chức năng của Bộ không thể xem được các chương trình của các đài địa phương. Vì vậy, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đề nghị Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và là chủ quản của các đài phát thanh - truyền hình cần tăng cường hơn nữa việc lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nội dung chương trình của các đài phát thanh - truyền hình.

5/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Cử tri phản ánh việc tính cước điện thoại hiện nay có nhiều trường hợp không chính xác, đề nghị Bộ Bưu chính Viễn thông có biện pháp và chỉ đạo ngành ở địa phương phải chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo nhu cầu chính đáng và tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng. Cử tri cũng đề nghị ngành chức năng cần xem xét việc khuyến mãi tràn lan của các công ty viễn thông dẫn đến tình trạng “cháy số”, nghẽn mạch và khách hàng không hài lòng”.

Trả lời:

Trả lời: Hiện nay, công tác quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông đang được thực hiện theo “Quy định về quản lý chất lượng dịch vụ bưu chính, viễn thông” ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BBCVT ngày 06/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông. Đối với việc tính cước của các dịch vụ điện thoại, các doanh nghiệp phải tuân thủ các tiêu chẩn ngành tương ứng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Hàng năm, Cục Quản lý chất lượng BCVT và CNTT tiến hành kiểm tra chất lượng dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp trong đó có đo kiểm chất lượng tính cước. Kết quả kiểm tra của Cục cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đều đảm bảo chỉ tiêu chất lượng tính cước theo quy định của tiêu chuẩn ngành. Đối với những trường hợp chỉ tiêu chất lượng của doanh nghiệp không phù hợp với tiêu chuẩn ngành, Cục đã xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đồng thời yêu cầu doanh nghiệp phải khắc phục và doanh nghiệp đã khắc phục đảm bảo theo mức quy định của tiêu chuẩn ngành. Thông tin chi tiết về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ được Cục thông báo công khai trên website của Cục là www.ptqc.gov.vn.

Khi các doanh nghiệp viễn thông thực hiện việc khuyến mãi đều phải thực hiện theo các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo khuyến mãi, đồng thời chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ cũng như các điều kiện khác về cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. Hiện nay, chức năng quản lý Nhà nước về quảng cáo, khuyến mại, cạnh tranh do Bộ Công thương quản lý. Thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Bộ Công thương trong việc quản lý các hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo các hoạt động khuyến mại của doanh nghiệp này được thực hiện đúng pháp luật. Trong công tác quản lý, Bộ Thông tin và Truyền thông luôn yêu cầu các doanh nghiệp, cùng với việc quảng cáo, khuyến mại, các doanh nghiệp phải có các biện pháp nâng cao năng lực mạng lưới và chất lượng dịch vụ, đảm bảo tránh nghẽn mạng.

Trong thời gian tới, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với Bộ Công thương trong việc quản lý các hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp viễn thông để đảm bảo hoạt động khuyến mại của các doanh nghiệp viễn thông không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, đồng thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Để quản lý hiệu quả hơn kho số viễn thông, thời gian qua Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng và ban hành Quy định về quản lý thuê bao trả trước, theo đó các doanh nghiệp viễn thông phải thiết lập cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin thuê bao tập trung và thống nhất. Ngoài các báo cáo định kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng yêu cầu các doanh nghiệp trước khi xin mở thêm các dải số mới phải báo cáo hiệu quả sử dụng kho số, tỷ lệ thuê bao di động ảo, nếu doanh nghiệp nào có số thuê bao di động quá cao sẽ không được cấp thêm đầu số mới.

BỘ TƯ PHÁP
Tại Công văn số 646/BTP-VP, Bộ Tư pháp trả lời các kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XII như sau:

1. Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị Trung ương cần cải cách mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự, hiện nay đã có chuyển biến nhưng rất chậm, còn rất nhiều bản án chưa được thi hành và trong việc thi hành án dân sự cũng có nơi còn biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu”.

Trả lời:

Công tác thi hành án dân sự những năm gần đây có sự chuyển biến tích cực, số lượng việc thi hành án xong hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. Riêng trong năm 2007, các cơ quan thi hành án dân sự đã giải quyết xong 302.373 việc/381.051 việc có điều kiện thi hành, đạt 79,35 %, tăng 31.406 việc so với năm 2006 (trong đó thi hành xong hoàn toàn 261.197 việc, đạt 69% trên số có điều kiện thi hành, thi hành đều 22.629 việc, đình chỉ 18.547 việc). Số tiền thực thu là 3.351 tỷ 840 triệu 235 nghìn đồng, đạt trên 55% trên số tiền có điều kiện thi hành (tăng 1.428 tỷ 506 triệu 452 nghìn đồng so với năm 2006). Nhiều vụ việc phức tạp tồn đọng lâu năm cơ bản đã được giải quyết dứt điểm. Nhiều nơi đã mở đợt cao điểm tập trung thi hành án (Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, Bình Định, Tuyên Quang, Bắc Cạn).

Tuy nhiên, công tác này còn nhiều tồn tại, hạn chế, đặc biệt là số lượng việc thi hành án dân sự tồn đọng còn nhiều và có xu hướng gia tăng. Tính đến 31/10/2007, toàn quốc còn 346.332 việc tồn đọng (chiếm 55% tổng số việc phải thi hành), trong đó có 97.225 việc có điều kiện thi hành nhưng chưa thi hành xong (chiếm 31% số việc có điều kiện thi hành). Số lượng cán bộ thi hành án vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức công vụ tới mức bị kỷ luật năm 2007 có chiều hướng gia tăng (năm 2005 số cán bộ thi hành án bị kỷ luật là 25 người, năm 2006 là 32 người và năm 2007 là 36 người); nhiều vụ việc vi phạm dẫn đến phải xử lý, khắc phục hậu quả rất phức tạp, làm giảm lòng tin của xã hội đối với các cơ quan thi hành án. Vì vậy, việc cải cách mạnh mẽ công tác thi hành án dân sự hiện nay là rất cần thiết.

Trong thời gian tới, Bộ Tư pháp sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, đặc biệt là các giải pháp mang tính đột phá, thực sự tạo chuyển biến cơ bản trong công tác thi hành án dân sự theo Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ 2, khóa XII. Năm 2008, Bộ Tư pháp tiếp tục xác định công tác thi hành án dân sự là một trong những công tác trọng tâm của toàn ngành và đặt ra những nhiệm vụ cụ thể trong công tác này như sau:

Một là, tập trung chỉ đạo các cơ quan thi hành án dân sự giải quyết một bước căn bản số việc thi hành án dân sự tồn đọng, hạn chế làm phát sinh việc tồn đọng mới; tiếp tục phấn đấu thi hành xong hoàn toàn đạt 75% về việc và 55% về tiền trong số việc có điều kiện thi hành; thực hiện đồng bộ các giải pháp, thực sự tạo chuyển biến cơ bản trên địa bàn Hà Nội, nâng cao hiệu quả thi hành án trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn cơ quan thi hành án dân sự địa phương tiến hành tổng rà soát các việc tồn đọng, phân tích nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm, nhất là những vụ việc có điều kiện thi hành nhưng vẫn chưa thi hành được; đồng thời chỉ đạo áp dụng các biện pháp giải quyết có hiệu quả các việc thi hành án tồn đọng, phấn đấu giảm 10 đến 15% số lượng việc thi hành án tồn động so với năm 2007.

Cơ quan thi hành án dân sự của những địa phương có nhiều việc thi hành án dân sự tồn đọng chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm thi hành án; tranh thủ tối đa vai trò của Ban chỉ đạo thi hành án các địa phương nhằm tăng cường sự phối hợp trong công tác thi hành án dân sự.

Hai là, kiện toàn tổ chức, cán bộ của Cục thi hành án dân sự và thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và xử nghiêm khắc đối với những trường hợp cán bộ, chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan thi hành án có biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu cực, cố tình để chậm chễ, kéo dài việc thi hành án.

Ba là, đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn thư, khiếu nại, tố cáo về công tác thi hành án dân sự; tăng cường đối thoại, kỹ năng công tác dân vận, giải quyết dứt điểm một phần các vụ việc khiếu nại tồn đọng, phức tạp kéo dài; giảm thiểu các vụ việc khiếu nại mới phát sinh.

Bốn là, xây dựng Luật thi hành án dân sự, Đề án Thừa phát lại và triển khai thực hiện thí điểm Đề án Thừa phát lại tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời rút kinh nghiệm để chấn chỉnh hoặc đề xuất phương án tiếp tục triển khai ở một số địa phương khác có số lượng việc thi hành án lớn. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Đề án về việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để giao cho Bộ Tư pháp thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án; xây dựng Đề án thành lập cơ quan thi hành án dân sự khu vực.

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang gấp rút hoàn chỉnh dự thảo Luật thi hành án dân sự để trong tháng 3/2008 trình Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

2/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Về tổ chức bộ máy của cơ quan thi hành án chưa rõ ràng làm hạn chế hiệu quả hoạt động thi hành án. Việc thực hiện các văn bản như Pháp lệnh thi hành án, Nghị định số 50/2005/NĐ- CP ngày 11/4/2005 của Chính phủ, Quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 của Bộ Tư pháp trong thực tế gặp rất nhiều vướng mắc, khó khăn đối với cơ quan thi hành án cũng như Sở Tư pháp. Đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành nghị định quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với cơ quan thi hành án các cấp”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   40   41   42   43   44   45   46   47   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương