PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang42/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   48

Trả lời (Tại Công văn số 205/BXD-PC ngày 31/01/2008):

Theo quy định tại khoản 7, điều 1 của Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì những công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo và những công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt; chủ đầu tư có trách nhiệm tố chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Do vậy, với quy định trên thì những dự án đầu tư xây dựng công trình nhỏ, vốn đầu tư ít (dưới 100 triệu), thậm chí cả sửa chữa, cải tạo lớn... thì vẫn phải lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Tuy nhiên, tuỳ theo tính chất, quy mô và mục tiêu của dự án, trong Báo cáo kinh tế - kỹ thuật có thể nêu đầy đủ những nội dung theo quy định tại khoản 4 điều 35 Luật Xây dựng hoặc một số nội dung mà không nhất thiết phải nêu dầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 4 triệu 35 Luật Xây dựng như: sự cần thiết đầu tư; mục tiêu xây dựng công trình; địa điểm xây dựng; nguồn kinh phí xây dựng công trình; thời hạn xây dựng; bản vẽ thiết kế thi công và dự toán công trình để trình người quyết định đầu tư xem xét, phê duyệt để cấp kinh phí cho dự án.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình nhỏ như cử tri đã nêu, có thể phát sinh thêm các thủ tục hành chính ngoài quy định của pháp luật do chủ đầu tư chưa nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng dẫn đến khâu tổ chức thực hiện chưa tốt.

Trong thời gian vừa qua, Bộ Xây dựng đã giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh ở các địa phương, doanh nghiệp và người dân thông qua nhiều hình thức như: tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động xây dựng tại các địa phương; thường xuyên tiếp nhận, trả lời qua mạng thông tin điện tử các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuộc trách nhiệm của Bộ Xây dựng; tổ chức các cuộc giao lưu trực tuyến giữa Lãnh đạo Bộ với Lãnh đạo các sở địa phương để kịp thời hướng dẫn, điều chỉnh kịp thời các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong công tác quản lý đầu tư xây dựng tại địa phương...

Bộ Xây dựng đang nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật theo hướng đơn giản hoá các thủ tục hành chính trong đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp.

10/ Cử tri tỉnh Kiên Giang kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long để bổ sung chính sách cho phù hợp, vì quá trình tổ chức thực hiện còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp với đặc điểm dân cư”.

Trả lời (Tại Công văn số 294/BXD-QLN ngày 22/02/2008):

Ngày 06/11/2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 173/200l/QĐ-TTg về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2001 - 2005, trong đó có nội dung xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở của nhân dân vùng thường xuyên bị ngập lụt. Sau 6 năm triển khai thực hiện, đến nay các mục tiêu chủ yếu của Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã cơ bản hoàn thành. Kết quả thực hiện các mục tiêu chủ yếu như sau: đã hoàn thành tôn nền, đắp bờ bao 814/820 dự án, đạt 99,3%; xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật thiết yếu đạt trên 80%; xây dựng nhà ở và bố trí các hộ dân thuộc đối tượng của Chương trình vào ở trong các cụm, tuyến dân cư và bờ bao khu dân cư có sẵn được 118.928/148.255 hộ (đạt 80,2%), trong đó tỉnh Kiên Giang có 11.973/14.273 hộ vào ở trong cụm, tuyến và bờ bao (đạt 84%).

Đánh giá chung của các Bộ, ngành liên quan và các địa phương vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long cho thấy Chương trình đã đạt được hiệu quả rõ rệt. Các hộ dân vào ở trong cụm, tuyến dân cư đã có chỗ ở an toàn, ổn định. Các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày của người dân được đảm bảo bình thường ngay cả trong thời gian có lũ. Nhìn chung đời sống của người dân trong cụm, tuyến dân cư đã từng bước được nâng cao. Từ khi có cụm, tuyến dân cư, Nhà nước và chính quyền các địa phương không còn phải tốn thời gian và kinh phí để thực hiện di dời và cứu trợ cho các hộ dân bị thiệt hại do lũ lụt gây ra như trước đây.

Tuy nhiên, đây là Chương trình có khối lượng công việc rất lớn, triển khai đồng thời trên diện rộng, tính chất công việc phức tạp, đặc biệt là có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhiều hộ dân; mặt khác đây là lần đầu tiên thực hiện việc giải quyết chỗ ở cho người dân vùng ngập lũ theo mô hình cụm, tuyến nên một số địa phương chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, cũng như chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của đặc điểm dân cư trong vùng.

Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo và giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan chuẩn bị tổng kết Chương trình. Dự kiến trong quý I/2008 Chính phủ sẽ tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình để xem xét, đánh giá toàn diện về mọi mặt, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, trên cơ sở đó sẽ có những sửa đổi, bổ sung chính sách đảm bảo phù hợp để áp dụng trong triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn II (2008 - 2010) đạt hiệu quả cao hơn, trong đó tập trung đầu tư xây dựng các dự án cụm, tuyến dân cư để giải quyết chỗ ở an toàn, ổn định cho các hộ dân trong khu vực sạt lở và khu vực ngập sâu, đồng thời đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong các cụm, tuyến dân cư để đảm bảo điều kiện sinh hoạt và từng bước nâng cao đời sống của các hộ dân trong cụm, tuyến dân cư.

11/ Cử tri tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Nghệ An, Hà Tây, Vĩnh Long, Quảng Ninh kiến nghị: “Đề nghị Bộ Xây dựng tăng cường giám sát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các công trình đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu khảo sát, thiết kế, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu phụ đến giám sát thi công để tránh những hậu quả đáng tiếc như vụ sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ vừa qua, đồng thời trên cơ sở đó hoàn thiện thể chế quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng cơ bản”.

Trả lời (Tại Công văn số 204/BXD-PC ngày 31/01/2008):

Công tác đầu tư xây dựng những năm qua đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, nhiều dự án đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả, năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng đã được nâng lên. Các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.

Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra cho thấy còn có những công trình chất lượng chưa cao, một số công trình còn có sự cố như việc thi công phần ngầm toà nhà Pacific gây sập đổ công trình lân cận tại thành phố Hồ Chí Minh; sự cố sập hai nhịp dẫn cầu Cần Thơ... Nguyên nhân của các sự cố kỹ thuật này là do chủ đầu tư chưa thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng công trình; công tác giám sát nghiệm thu còn buông lỏng, năng lực nhà thầu chưa đảm bảo quy định.

Để khắc phục những tồn tại trong cơ chế, chính sách đồng thời tăng cường công tác giám sát, kiểm tra trong đầu tư xây dựng công trình, Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng. giám sát, kiếm tra.... trong đó có Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị: Chỉ thị số 02/2007/CT-BXD ngày 07/02/2007 của Bộ Xây dựng về việc đẩy mạnh công tác cấp giấy phép xây dựng và tăng cường quản lý trật tự xây dựng; Chỉ thị số 07/2007/CT-BXD ngày 5/11/2007 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý xây dựng đối với các công trình xây dựng nhà cao tầng, đặc biệt quy định rõ trách nhiệm cá nhân của những người có thẩm quyền đối với từng công việc trong quản lý trật tự xây dựng đô thị, trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc giám sát, kiểm tra nhằm tăng cường kỷ cương quản lý trật tự xây dựng đô thị; đồng thời ngăn chặn tình trạng đùn đẩy, dung túng bao che cho những hành vi vi phạm và tình trạng tiêu cực để hành vi vi phạm tiếp tục xảy ra.

Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng đã tập trung bồi dưỡng kiến thức về quản lý hoạt động xây dựng cho đội ngũ cán bộ cấp xã, phường, Hội đồng nhân dân các cấp thông qua việc tổ chức 11 lớp tập huấn về quản lý chất lượng công trình xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Nam Định, Hải Dương với hơn 1000 cán bộ, công nhân viên các sở, ban ngành tại địa phương và doanh nghiệp; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức 44 lớp tập huấn về các nội dung liên quan đến quản lý Nhà nước ngành xây dựng tại 03 miền Bắc, Trung, Nam với 5673 người… những việc làm này thiết thực nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng tại các địa phương, góp phần quan trọng để khắc phục tình trạng nêu trên.

Bộ Xây dựng đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật và xây dựng các tiêu chí để quản lý năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng.



12/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Chính phủ cần dành kinh phí cho quy hoạch, ổn định dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh Đắk Nông”.

Trả lời (Tại Công văn số 329/BXD-KTQH ngày 29/02/2008):

Ngày 15/11/2007, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 6626/VPCP-KTTH về việc bố trí vốn thực hiện dự án quy hoạch, trong đó thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: Đồng ý bố trí vốn sự nghiệp cho công tác quy hoạch. Do vậy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông cần bố trí vốn sự nghiệp cho công tác lập quy hoạch xây dựng vùng tỉnh để xác định các khu vực dự kiến bố trí cho di dân cơ học từ địa phương khác đến địa bàn tỉnh Đắk Nông. Trường hợp do điều kiện tỉnh mới chia tách, nguồn kinh phí này cần sử dụng cho nhiều công việc cấp thiết hơn thì Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có tờ trình đề nghị Chính phủ cấp bổ sung kinh phí cho việc quy hoạch, ổn định dân di cư tự do đến địa bàn tỉnh Đắk Nông.



13/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Cử tri thị xã Móng Cái đề nghị Chính phủ có chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng riêng cho Móng Cái để thị xã sớm phát triển thành phố, tương xứng với sự phát triển đô thị của phía Trung Quốc”.

Trả lời (Tại Công văn số 330/BXD-KTQH ngày 29/02/2008):

Thị xã Móng Cái đã được nâng cấp lên đô thị loại III tại Quyết định số 864/QĐ-BXD ngày 08/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Hiện nay Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có Tờ trình số 305/TTr-UBND ngày 23/01/2008 đề nghị Chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển thành phố cửa khẩu quốc tế Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020”. Nội dung Đề án này đã định hướng phát triển Móng Cái là thành phố cửa khẩu quốc tế, đầu mối trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa ASEAN - Trung Quốc, Trung Quốc - ASEAN; một trung tâm du lịch lớn của khu vực, lối đi vào đối với các thành phố phía sau tạo thành chuỗi đô thị động lực của toàn vùng… Đề án đã xác định cơ cấu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó GDP/người/năm của thành phố năm 2020 đạt 3.840 USD (theo giá hiện hành) và bằng 55% GDP/người/năm của tỉnh Đông Hưng - Trung Quốc (năm 2020 theo giá hiện hành khoảng 7.000 USD). Đề án này đang được các Bộ, ngành góp ý để Chính phủ xem xét, phê duyệt.



NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Tại Công văn số 3068/NHNN-VP ngày 01 tháng 04 năm 2008 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc trả lời kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XII:

I. KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

1/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Quy định của Nhà nước về việc người dân trên 60 tuổi không được thế chấp tài sản vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp là chưa hợp lý. Nên quy định riêng từng trường hợp, đối tượng cụ thể. Vì thực tế một số hộ gia đình chủ hộ là ông bà, cha mẹ đứng tên sản xuất, con cái vẫn là người lao động chính trong gia đình”.

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người dân có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại thì đều có thể thế chấp tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng đất của mình để vay vốn ngân hàng hoặc để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ ngân hàng cho bên thứ ba và không hạn chế đối với người dân trên 60 tuổi. Ngân hàng Nhà nước không có văn bản nào quy định hạn chế vấn đề này.



2/ Cử tri tỉnh Điện Biên, Thái Nguyên, Gia Lai, Ninh Thuận, Bạc Liêu, thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Kiến nghị nâng mức cho vay, kéo dài thời gian thu hồi nợ, giữ nguyên lãi suất cũ (0,5%/tháng đối với vùng 1, vùng 2; 0,45%/tháng đối với vùng 3) đối với các đối tượng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; giảm lãi suất cho vay học sinh, sinh viên xuống thấp hơn 0,5%/tháng”.

Trả lời:

- Về nâng mức cho vay: Hiện nay, mức cho vay bình quân tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ nghèo là 6 triệu đồng, đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn là 15,5 triệu đồng. Mức cho vay bình quân của hộ nghèo thấp là do có khoảng 40% số hộ vay từ năm 2001 trở về trước với mức cho vay bình quân từ 1,5 - 2 triệu đồng/hộ. Từ năm 2005 đến nay, mức cho vay đã được nâng dần, nhiều hộ nghèo đã được vay từ 20 - 30 triệu đồng/hộ; nhiều hộ gia đình sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn đã được vay trên 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Việc cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ vào kết quả bình xét của các tổ tiết kiệm và vay vốn về mức cho vay, thời hạn cho vay, đối tượng vay sau khi được Uỷ ban nhân dân cấp xã xác nhận. Trong điều kiện nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội còn hạn chế, để nâng mức cho vay của từng hộ, khi bình xét cho vay, các tổ tiết kiệm cần bình xét tập trung cho một số hộ, không nên chia đều, dàn trải.



- Về kéo dài thời gian thu hồi nợ: Thời hạn của các khoản vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và người vay thoả thuận, trên cơ sở chu kỳ sản xuất kinh doanh (kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh đến khi có sản phẩm được tiêu thụ) và khả năng trả nợ của người vay. Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đang cho vay với những thời hạn sau: ngắn hạn (đến 12 tháng); trung hạn (từ 12 tháng đến 60 tháng); dài hạn (trên 60 tháng), trong đó các khoản cho vay dài hạn chủ yếu áp dụng đối với các hộ có dự án, phương án trồng cây lâu năm, có sản phẩm thu hoạch sau khi trồng trên 60 tháng như: cây cao su, cây lấy gỗ, cây ăn quả dài ngày. Nếu đến hạn trả nợ, người vay có khó khăn chưa trả được nợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét cho gia hạn nợ với thời gian tối đa bằng 1/2 thời hạn cho vay đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

Mức cho vay và thời hạn cho vay đang được áp dụng là tương đối phù hợp với điều kiện và khả năng trả nợ của hộ nghèo và hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn hiện nay.

- Về giữ nguyên mức lãi suất cho vay cũ: Theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, lãi suất cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội do Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố từng thời kỳ. Vấn đề cử tri kiến nghị, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Về giảm lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên xuống thấp hơn 0,5%/tháng: Mức lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên thấp hơn mức lãi suất cho vay đang áp dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là mức lãi suất hợp lý nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tính đến tháng 12/2007 đã có 500.359 học sinh, sinh viên được vay vốn với tổng số tiền là 2.188 tỷ đồng.



3/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: “Để thực hiện tốt chính sách của Nhà nước về đền bù, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, tỉnh Kon Tum có chủ trương các nhà đầu tư công trình thuỷ điện nhỏ trên địa bàn phải bán 50% cổ phần nhà máy cho nhân dân trong vùng bị mất đất sản xuất do việc xây dựng nhà máy, nhưng hiện tại nhân dân không có vốn để mua cổ phần. Vì vậy, đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội xem xét và ban hành chính sách cho các hộ dân thuộc đối tượng trên được vay vốn để mua cổ phần nhà máy thuỷ điện”.

Trả lời:

Về vấn đề này thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trình Chính phủ vấn đề này trong quá trình sửa đổi, bổ sung Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.



4/ Cử tri tỉnh Điện Biên, Ninh Bình kiến nghị: “Kiến nghị sửa đổi Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ theo hướng việc thẩm định và đầu tư cho vay chương trình 120 nên giao về một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội để giảm phiền hà cho người vay; tăng thời hạn vay vốn lên 36 tháng đối với việc cho vay để đầu tư chăn nuôi gia súc, đại gia súc lấy thịt”.

Trả lời:

Hiện nay, Bộ Lao động thương binh và xã hội (cơ quan chủ trì chương trình 120) đang phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg.



5/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét, hướng dẫn các ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư công nghệ xử lý hiệu quả chất thải nhằm bảo vệ tốt môi trường, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước; Cho nhân dân vay vốn trung hạn với lãi suất ưu đãi để xây dựng nhà kho, sân phơi”.

Trả lời:

Hiện nay, Ngân hàng phát triển (Bộ Tài chính) đang thực hiện cho vay ưu đãi đối với dự án đầu tư xây dựng công trình nước thải, rác thải, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho vay ưu đãi để thực hiện các dự án bảo vệ môi trường theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg ngày 26/6/2002 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam; Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Để được xem xét cho vay ưu đãi, đề nghị tổ chức kinh tế và người dân liên hệ với Ngân hàng phát triển, Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội.

6/ Cử tri tỉnh Vĩnh Long kiến nghị: “Đề nghị ngân hàng nâng tỷ trọng đầu tư phát triển sản xuất ngang bằng đồng vốn đưa ra để cho vay kinh doanh”.

Trả lời:

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2007, dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng đối với lĩnh vực phát triển sản xuất chiếm tỷ trọng 86%, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ chiếm tỷ trọng 14% trong tổng dư nợ cho vay nền kinh tế. Như vậy, tỷ trọng cho vay của hệ thống ngân hàng đối với đầu tư phát triển sản xuất cao gấp 6 lần tỷ trọng cho vay kinh doanh.



II. KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN XỬ LÝ NỢ

7/ Cử tri tỉnh Hà Tây kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ xem xét cho xoá các khoản nợ từ trước năm 1996 đối với hợp tác xã nông nghiệp”.

Trả lời:

Từ năm 2001, Chính phủ đã có chủ trương về xử lý các khoản nợ của hợp tác xã nông nghiệp, phát sinh từ năm 1996 trở về trước (Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg ngày 01/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó có vấn đề xoá các khoản nợ. Để đảm bảo tận thu đối với các khoản nợ có khả năng thu hồi, hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân sách Nhà nước, Chính phủ chỉ cho phép xoá nợ đối với 03 đối tượng không có khả năng thu hồi do nguyên nhân khách quan là: các khoản nợ phải trả của hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển đổi nhưng quá khó khăn về tài chính không có khả năng trả nợ; các khoản nợ phải trả của hợp tác xã nông nghiệp đang còn hoạt động được sử dụng để đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng nay các cơ sở hạ tầng đó đã bị hư hỏng, thiệt hại do thiên tai, bão lũ tàn phá.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các ngân hàng thương mại tổng hợp và lập hồ sơ đề nghị xoá nợ đối với những khoản nợ của hợp tác xã nông nghiệp đủ điều kiện được xoá nợ theo quy định tại Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg. Sau quá trình phúc tra, Ngân hàng Nhà nước đã trình và được Thủ tướng Chính phủ cho phép xoá các khoản nợ với tổng số tiền 168,4 tỷ đồng (gốc 67,4 tỷ đồng, lãi 101 tỷ đồng). Như vậy, việc xem xét xoá nợ đối với những khoản nợ tồn đọng của hợp tác xã nông nghiệp phát sinh trước năm 1996 cơ bản đã được xử lý.

Trường hợp trên địa bàn tỉnh Hà Tây, vẫn còn hợp tác xã có khoản nợ tồn đọng đủ điều kiện được xoá nợ theo quy định tại Quyết định số 146/2001/QĐ-TTg nhưng chưa được xoá, thì đề nghị hợp tác xã đó liên hệ với ngân hàng cho vay để đề nghị xem xét xoá nợ.



8/ Cử tri tỉnh Ninh Bình kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho xử lý xoá nợ đối với những khoản nợ do thiên tai bất khả kháng từ năm 2000 trở về trước đã được khoanh nợ và nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn mà sau 3 năm vẫn không thu hồi được”.

Trả lời:

Ngày 27/9/2007, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 3210/QĐ-BTC thành lập đoàn công tác liên ngành (do Bộ Tài chính chủ trì và các thành viên là đại diện Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Chính sách xã hội) để phúc tra hồ sơ xử lý nợ tồn đọng tại Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở đó đề xuất nguồn và biện pháp xử lý, báo cáo liên Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp với các đơn vị chức năng và Ngân hàng Chính sách xã hội triển khai việc xử lý nợ tồn đọng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Vấn đề liên quan đến kiến nghị của cử tri sẽ được xem xét trong quá trình xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

III. CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC

9/ Cử tri thành phố Hà Nội kiến nghị: “Cử tri cho rằng tiền polymer có nhiều mệnh giá, kích cỡ, màu sắc làm người dân hay nhầm, tiền lại không có các dấu hiệu để người khiếm thị nhận biết, chất liệu polymer dễ làm giả. Vì vậy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu in những loại tiền phù hợp hơn và nên tự nghiên cứu chất liệu giấy tờ có đặc điểm riêng của Việt Nam mà người nước ngoài không làm được”.

Trả lời:

Bộ tiền polymer của Việt Nam gồm 6 mệnh giá, được thiết kế với kích cỡ tăng dần từ mệnh giá nhỏ đến mệnh giá lớn, màu sắc giữa các mệnh giá cũng có sự khác biệt để người dân dễ phân biệt khi sử dụng. Đây là một yêu cầu quan trọng trong thiết kế đồng tiền của hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Bộ tiền polymer cũng có các dấu hiệu để người khiếm thị nhận biết, đó là các chấm hình vuông và đường kẻ ở góc dưới bên trái mặt trước mỗi đồng tiền. Về chất liệu đồng tiền, tiền polymer đã loại trừ được 2 phương pháp làm giả phổ biến trên chất liệu cotton là sao chụp và in phun, do đó khó làm giả hơn.

Việc nghiên cứu in loại tiền phù hợp hơn và chất liệu giấy có đặc điểm riêng của Việt Nam mà người nước ngoài không làm được là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu phù hợp với điều kiện kinh tế, trình độ và công nghệ sản xuất. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều nước phải nhập khẩu giấy in tiền, mực in, thậm chí cả tiền in ở nước ngoài.



10/ Cử tri thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành phối hợp xây dựng đề án phát triển thị trường tài chính trên địa bàn, bao gồm: thị trường vốn trung và dài hạn, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản”.

Trả lời:

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng đề án phát triển thị trường tiền tệ, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2009. Đây là đề án thành phần nằm trong kế hoạch triển khai Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Đối với các đề án do các bộ ngành khác chủ trì xây dựng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp xây dựng, tham gia ý kiến theo đề nghị của các bộ ngành.

Đối với các đề án phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn tỉnh, thành phố, việc xây dựng do các địa phương thực hiện căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển của từng ngành, lĩnh vực và điều kiện thực tế của địa phương.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương