PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang39/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48

Trả lời:

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành các Quyết định về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các vùng, trong đó cho phép các tỉnh áp dụng Quyết định số 231/2005/QĐ-TTg ngày 22/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nông lâm nghiệp nhà nước, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp tại các Tây Nguyên. Tuy nhiên, tỉnh Bình Phước lại không nằm trong danh mục địa bàn quy định tại các Quyết định trên. Uỷ ban Dân tộc sẽ tiếp tục có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép một số huyện (theo như đề nghị của tỉnh) được hưởng cơ chế chính sách như đối với khu vực Tây Nguyên.



19/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ:

+ Chỉ đạo tăng các nguồn vốn đầu tư cho các công trình, dự án có tác động trực tiếp đến đồng bào dân tộc thiểu số như: các làng đặc biệt khó khăn, dự án định canh định cư, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình 135 giai đoạn 2. Đồng thời quan tâm đầu tư các chương trình hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, khuyến nông, khuyến lâm và bố trí đủ nguồn vốn theo đề án của tỉnh để Gia Lai tổ chức thực hiện đúng tiến độ đề ra.

+ Kéo dài thời gian thực hiện Chương trình 134, vì hiện nay nhà ở của nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số và đất sản xuất còn khó khăn. Chấp thuận với đề xuất của UBND tỉnh Gia Lai về việc điều chỉnh bổ sung đề án thực hiện CT 134 của tỉnh với mức 174 tỷ đồng( thay vì 148 tỷ đồng) và sớm cấp cho tỉnh số vốn còn thiếu trên 50 tỷ đồng (chưa kể trượt giá)”.

Trả lời:

- Về chỉ đạo tăng các nguồn vốn đầu tư: Trong những năm vừa qua Chính phủ rất quan tâm đến phát triển kinh tế – xã hội của vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Cụ thể vấn đề này, Chính phủ đã tăng nguồn vốn cho các chương trình, dự án có tác động trực tiếp đối với đồng bào dân tộc thiểu số, như: Chương trình 135 giai đoạn II, dự án định canh định cư, hỗ trợ sản xuất nông lâm nghiệp, khuyến nông khuyến lâm,.. Ngân sách TW đầu tư cho các địa phương để thực hiện chương trình, dự án đều dựa trên đề án đề xuất của tỉnh. Căn cứ nguồn kinh phí được cấp, địa phương chủ động xây dựng đề án lồng ghép thực hiện các chương trình án để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn.

- Về kéo dài thời gian thực hiện Quyết định 134/TTg: Tại Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuát, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn: đã quy định thời gian thực hiện Quyết định đến hết năm 2008.

- Về vốn thực hiện Chương trình 134: Theo Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ, ngân sách trung ương cấp cho tỉnh Gia Lai để thực hiện Quyết định 134/TTG là: 158,204 tỷ đồng. Kinh phí đã cấp từ 2005 – 2008 là: 158,200 tỷ đồng. Như vậy, với nguồn kinh phí được cấp đã đảm bảo cho địa phương hoàn thành các mục tiêu của Chương trình. Đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh phân bổ nguồn kinh phí được cấp cho các cơ sở thực hiện, đảm bảo thực hiện Quyết định 134/TTg theo đúng tiến độ đề ra.



20/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt phạm vi vùng ATK tỉnh Phú Thọ và bổ sung các xã này vào danh mục các xã được hưởng chính sách của chương trình 135 giai đoạn 2”.

Trả lời:

Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ có văn bản trình trình Thủ tướng Chính phủ. Sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng, Uỷ ban Dân tộc sẽ tổng hợp bổ sung các xã thuộc vùng ATK vào danh sách các xã được hưởng chính sách của CT 135 giai đoạn II, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.



21/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc xem xét, bổ sung 03 xã của tỉnh Kon Tum đã được phân định thuộc vùng III là xã Đăk Trăm và Đăk Rơ Nga (huyện Đắk Tô); xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) vào chương trình 135 giai đoạn II”.

Trả lời:

Cả 3 xã theo đề nghị của tỉnh Kon Tum đã được công nhận là xã vùng III (tại Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007). Các xã này thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II. Uỷ ban Dân tộc đang hoàn thiện thủ tục và đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung xã Đăk Trăm và Đăk Rơ Nga (huyện Đắk Tô); xã Hơ Moong (huyện Sa Thầy) vào diện đầu tư của CT 135 giai đoạn II (tại văn bản số 06/UBDT-VPĐPCT135 ngày 7/01/2008 của Uỷ ban Dân tộc về đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định Tờ trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình 135 giai đoạn II). Khi có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc sẽ phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương triển khai thực hiện.



22/ Cử tri tỉnh Thanh Hoá kiến nghị: “Đề nghị xem xét, giải quyết cho các xã vùng đồng bằng đặc biệt khó khăn cũng được thụ hưởng chương trình 135 như vùng núi và vùng bãi ngang ven biển”.

Trả lời:

Một số xã vùng đồng bằng nếu thuộc diện rất khó khăn nhưng không thuộc diện phân định khu vực theo trình độ phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo các quyết định của Uỷ ban Dân tộc thì không thuộc đối tượng đầu tư của chương trình 135 giai đoạn II. Những xã này thuộc phạm vi xem xét của chương trình xoá đói giảm nghèo do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang thực hiện. Đề nghị cử tri kiến nghị với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét giải quyết.



23/ Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị: “Đề nghị xem xét cho xã Khánh Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang được tiếp tục hưởng chương trình 135 và xét cho các xã Vĩnh Lộc, xã Vĩnh Hậu huyện An Phú được hưởng Chương trình 135 vì hai xã này còn quá nghèo”.

Trả lời:

- Xã Khánh Bình huyện An Phú tỉnh An Giang là xã thuộc Chương trình 135 giai đoạn I (1999-2005), theo đề nghị của tỉnh, xã Khánh Bình đã cơ bản hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn I và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006. Theo kết quả phân định 3 khu vực, xã Khánh Bình huyện An Phú được công nhận là xã khu vực II (tại Quyết định số 05/2007/QĐ-UBDT ngày 6/9/2007). Do vậy xã Khánh Bình huyện An Phú tỉnh An Giang không thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II.

- Đối với việc xem xét đưa hai xã là Vĩnh Lộc và Vĩnh Hậu huyện An Phú tỉnh An Giang vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, đến nay Uỷ ban Dân tộc chưa nhận được văn bản đề nghị của Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang về vấn đề cử tri đề nghị, do vậy chưa đủ căn cứ để xem xét đưa vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II, đề nghị cử tri liên hệ với các cơ quan chức năng của tỉnh An Giang để biết chi tiết.

24/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ cho các huyện miền núi của Phú Yên: Đồng Xuân, Sơn Hoà, Sông Hinh (là những tỉnh giáp ranh với Tây Nguyên) được hưởng chính sách theo chương trình 168 như đối với các tỉnh Tây Nguyên”.

Trả lời:

Uỷ ban Dân tộc luôn ủng hộ, tạo điều kiện cho các vùng dân tộc thiểu số và miền núi được hưởng các chính sách ưu đãi, phát triển kinh tế xã hội nhằm từng bước rút ngắn dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Để đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, Uỷ ban Dân tộc đề nghị Uỷ ban Nhân dân tỉnh Phú Yên xây dựng phương án cụ thể cho các huyện miền núi trên, trình Bộ Kế hoạch Đầu tư thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định.



BỘ QUỐC PHÒNG
1/ Cử tri tỉnh Cà Mau: “Cử tri phản ánh những quân nhân đã qua 20 năm tại ngũ trong quân đội đã phục viên trước đây, nay muốn được nghỉ hưu theo chính sách mới của Nhà nước đòi hỏi phải có giấy xuất ngũ, giấy phục viên… gây rất nhiều khó khăn, đề nghị Chính phủ xem xét, giảm thủ tục tạo điều kiện để số quân nhân nói trên thực hiện được dễ dàng”.

Trả lời (Tại Công văn số 1264/BQP ngày 19/03/2008):

Về vấn đề này, theo quy định tại Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ, Thông tư số 69/2007/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 16/4/2007 của liên Bộ Quốc phòng - Lao động – Thương binh và xã hội - Tài chính về thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ quy định về hồ sơ xét hưởng chế độ của đối tượng phải có quyết định phục viên, xuất ngũ (bản gốc). Nhằm bảo đảm chặt chẽ, chính xác về thực hiện chế độ, chính sách, đây là cơ sở, căn cứ pháp lý quan trọng để xét hưởng chế độ. Trong những trường hợp cụ thể nếu thiếu hồ sơ gốc, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tra cứu hồ sơ lưu trữ để xem xét, giải quyết nhằm bảo đảm quyền lợi cho đối tượng.



2/ Cử tri tỉnh Sơn La: “Đề nghị BTL Bộ đội Biên phòng xem xét, chuyển vị trí Đồn Biên phòng 473 ở xã Tân Xuân là một xã mới tách ra từ xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến sát vị trí biên giới để thuận lợi hơn trong việc quản lý, giữ gìn trật tự an ninh biên giới”.

Trả lời (Tại Công văn số 1265/BQP ngày 19/03/2008):

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng có ý kiến như sau: Đồn 473 Xuân Nha hiện đứng chân tại xã Xuân Nha, huyện Mộc Châu, cách biên giới khoảng 13 km, quản lý biên giới 02 xã Xuân Nha và Tân Xuân (Tân Xuân là xã mới được tách ra từ xã Xuân Nha). Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo BTL Biên phòng và Quân khu 2, triển khai qui hoạch và có kế hoạch di chuyển Đồn 473 ra sát biên giới cho phù hợp với nhiệm vụ quản lý bảo vệ biên giới; đến nay, đã khảo sát xong vị trí mới cho Đồn 473, thuộc xã Tân Xuân. Hiện nay, BTL Biên phòng và BTL Quân khu 2 đã và đang làm các thủ tục tiếp theo để hoàn chỉnh đầu tư xây dựng và di chuyển Đồn 473 theo kế hoạch.



3/ Cử tri tỉnh Ninh Thuận:

1. Đề nghị xem xét, điều chỉnh chế độ công tác phí hiện hành vì mức công tác phí hiện nay đã được ban hành cách đây hơn 10 năm nên đã lỗi thời.



2. Đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét lại thời gian gọi nhập ngũ lần hai (vào tháng 10). Cử tri cho rằng khoảng thời gian tháng 10 là tháng mà nhiều trường đại học cao đẳng vẫn đang trong quá trình tuyển sinh (hoặc xét theo các nguyện vọng 2, 3.. ) nên sẽ có nhiều em vẫn chưa biết được mình có được trúng tuyển vào học hay không, nên đã nhập ngũ, sau đó trúng tuyển đại học, cao đẳng thì gặp nhiều khó khăn trong việc ưu tiên học văn hóa”.

Trả lời (Tại Công văn số 1266/BQP ngày 19/03/2008):

+ Vấn đề thứ nhất:

Trong 10 năm (1998 đến 2007), khi Nhà nước thay đổi chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị, thì Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư của Bộ Quốc phòng để hướng dẫn thực hiện trong quân đội, cụ thể:

- Ngày 30/9/1998 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 3061/1998/TT-BQP quy định chế độ công tác phí cho quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đi công tác trong nước;

- Ngày 03/2/2005 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 19/2005/TT-BQP quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trong quân đội;

- Ngày 24/7/2007 Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư số 114/2007/TT-BQP quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tiêu hội nghị đối với các cơ quan, đơn vị trong quân đội.

+ Vấn đề thứ hai:

Những năm trước đây, việc gọi nhập ngũ đợt 2 được thực hiện vào tháng 9. Để ưu tiên cho anh em đi học đại học, cao đẳng, trong học và học nghề, Bộ Quốc phòng đã trình Chính phủ điều chỉnh thời gian tuyển quân đợt 2 vào tháng 10 hàng năm.

Từ năm 2008 trở đi, Bộ Quốc phòng vẫn phải tuyển quân 2 đợt/năm. Về thời gian tuyển đợt 2 không thể lùi sang tháng 11, vì phải có quân số để thay cho anh em hết hạn phục vụ tại ngũ được xuất ngũ theo quy định của Luật và đảm bảo nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Quân đội.

Để ưu tiên việc học tập cho anh em đã trúng tuyển các kỳ tuyển sinh, Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo các địa phương, đơn vị phải ưu tiên cho những anh em này được tạm hoãn chưa gọi nhập ngũ đợt này; mặt khác theo khoản 1, điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự đã quy định: Hạ sỹ quan binh sỹ trước lúc nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường, thì khi xuất ngũ được vào học ở các trường đó.



4/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Bạc Liêu: “Đề nghị nâng mức phụ cấp cho lực lượng dân quân tự vệ bằng mức trợ cấp của lực lượng dự bị động viên. Hiện nay trợ cấp cho dân quân tự vệ quy định bằng 0,04 lương tối thiểu, tương đương 18.000 đồng/ngày/người là quá thấp nên rất khó huy động và tổ chức luyện tập”.

Trả lời (Tại Công văn số 1267/BQP và Công văn số 1272/BQP ngày 19/03/2008):

Về chế độ chi trả ngày công cho dân quân huấn luyện và hoạt động, tại khoản 1, Điều 24 của Pháp lệnh số 19/PL-UBTVQH quy định:

1. Cán bộ, chiến sĩ dân quân nòng cốt trong thời gian thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của cấp có thẩm quyền được hưởng chế độ như sau:

a) Được trợ cấp bằng ngày công lao động theo mức do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định nhưng không thấp hơn 0,04 so với lương tối thiểu”.

Trong Pháp lệnh chỉ có thể quy định mức chi trả tối thiểu để những địa phương còn khó khăn cũng có thể đảm bảo chi trả được cho lực lượng dân quân huấn luyện và hoạt động. Tuy nhiên Pháp lệnh Dân quân tự vệ và Luật Ngân sách cũng không hạn chế những địa phương có điều kiện chi trả nhiều hơn. Vấn đề chi trả bao nhiêu cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương phải do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, vì lý do kinh phí bảo đảm cho dân quân huấn luyện và hoạt động do nguồn ngân sách địa phương bảo đảm; tại điểm a, khoản 1, Điều 28, Pháp lệnh Dân quân tự vệ số 19/PL-UBTVQH 11 quy định:

Kinh phí bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của dân quân tự vệ ở xã, phường, thị trấn và cơ quan, tổ chức hàng năm được quy định như sau:

a) Chi cho dân quân do ngân sách địa phương hàng năm bảo đảm”.

Tuy nhiên, để phù hợp với mặt bằng chung, Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất để Nhà nước quan tâm nghiên cứu điều chỉnh trong Dự án Luật Dân quân tự vệ.



5/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc: “Đề nghị nâng tỷ lệ cán bộ trung cao cấp trong quân đội đã nghỉ hưu được đi an dưỡng theo tiêu chuẩn. Việc phân bổ suất an dưỡng hiện nay là quá ít so với tổng số cán bộ trung, cao cấp trên địa bàn (3-4 người/đợt/600 cán bộ trong huyện)”.

Trả lời (Tại Công văn số 1267/BQP ngày 19/03/2008):

Hiện nay, cán bộ quân đội nghỉ hưu có trên 180 nghìn đồng chí, trong đó cán bộ trung, cao cấp gần 130 nghìn, chiếm khoảng 70%. Ngày 21/12/2006 Bộ quốc phòng ban hành Quyết định số 212/2006/QĐ-BQP về thực hiện một số chế độ chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu, trong đó, có chế độ an điều dưỡng. Theo Quyết định này, hàng năm Bộ Quốc phòng cấp 8.000 phiếu mời an điều dưỡng, so với tổng số cán bộ quân đội nghỉ hưu thì số lượng phiếu mời an điều dưỡng mới đáp ứng khoảng 4,4% nhu cầu - như vậy là rất thấp. Tuy nhiên, đây cũng là sự cố gắng chia sẻ của Bộ Quốc phòng để góp phần động viên quan tâm chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu.

Trong số 8.000 phiếu mời an, điều dưỡng hàng năm, Bộ Quốc phòng dành 1.000 phiếu để mời cán bộ cấp Tướng và Đại tá nâng lương lần 2 trong đó, cấp Tướng mỗi năm được mời đi nghỉ 01 lần; cấp Đại tá nâng lương lần 2, hai năm được mời đi nghỉ 01 lần). 7.000 phiếu còn lại để mời các đối tượng cán bộ quân đội nghỉ hưu từ cấp Đại tá nâng lương lần 1 trở xuống đi nghỉ luân phiên; ưu tiên người có nhiều cống hiến, người có công với cách mạng, đã tham gia hai cuộc kháng chiến, cấp bậc chức vụ cao trước, cấp bậc chức vụ thấp sau. Bộ cũng đã chỉ đạo từ nay đến năm 2010, tập trung rà soát, lập danh sách những đồng chí cán bộ tham gia 03 thời kỳ kháng chiến, nhập ngũ từ ngày 20/7/1954 về trước, từ khi về nghỉ hưu đến nay chưa được mời đi nghỉ để cấp phiếu và tổ chức mời đi nghỉ theo thứ tự cấp bậc, chức vụ cao trước, cấp bậc, chức vụ thấp sau.

6/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Thái Nguyên: “Đề nghị giải quyết chế độ cho đối tượng là sỹ quan có thời gian đóng bảo hiểm xã hội và phục vụ trong quân đội từ đủ 15 năm đến đủ 19 năm, được hưởng chế độ tiền lương hưu theo quân hàm như đã áp dụng cho đối tượng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội và phục vụ trong quân đội từ đủ 20 năm trở lên”.

Trả lời (Tại Công văn số 1267/BQP và Công văn số 1268/BQP ngày 19/03/2008):

Về vấn đề này, theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành và Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ, thì sỹ quan phải có 20 năm tham gia đóng bảo hiểm xã hội hoặc quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ mới được thực hiện chế độ hưu trí hàng tháng.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng đề án đề xuất chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có từ 15 đến dưới 20 năm tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; đồng thời báo cáo, đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị cho chủ trương về nghiên cứu chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 15 năm tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ. Hiện đang tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành chức năng để báo cáo Chính phủ, trình Bộ Chính trị. Sau khi Bộ Chính trị cho chủ trương, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng chế độ, chính sách phù hợp trình Chính phủ ban hành.

7/ Cử tri tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Trà Vinh, Lâm Đồng, Cao Bằng, Tây Ninh, Bạc Liêu, Phú Yên, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hoà, Bình Định, Quảng Ngãi, Bình Phước, Long An, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Tiền Giang, Đà Nẵng, Quảng Trị: “Đề nghị sửa đổi Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ, vì còn nhiều vấn đề bất cập như: Đối tượng thụ hưởng còn ít trong khi có nhiều người có công tham gia kháng chiến; có sự phân biệt giữa người tham gia lực lượng vũ trang và dân chính Đảng; giữa sỹ quan và chiến sỹ…; chỉ xét trợ cấp một lần cho người có công trong kháng chiến có chức vụ từ Trung đội phó trở lên…

Về vấn đề này, cử tri đã kiến nghị nhiều lần, Bộ Quốc phòng cũng đã trả lời sẽ nghiên cứu, xem xét trình Chính phủ nhưng đến nay vẫn chưa được sửa đổi”.

Trả lời (Tại Công văn số 1267/BQP ngày 19/03/2008, Công văn số 1290/BQP, từ Công văn số 1269/BQP đến Công văn số 1286/BQP ngày 19/03/2008):

Về nội dung trên, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh văn bản trình thủ tướng Chính phủ và ngày 6/12/2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 188/2007/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 290/QĐ-TTg ngày 8/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Bộ Quốc phòng đang lập kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện.



8/ Cử tri tỉnh Tây Ninh: “Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn trên 300 trường hợp cán bộ từ cấp Chuẩn uý đến Đại uý đều đã trải qua kháng chiến chống Mỹ, vì nhiều lý do khác nhau, tự về gia đình trong khoảng thời gian từ 1977-1979 mà không được hưởng bất cứ phụ cấp nào. Đề nghị Bộ nghiên cứu, kiến nghị cho các đối tượng này được áp dụng giải quyết chế độ chính sách như đối tượng một của Quyết định 290.

Đối với quân nhân trước đây có tham gia kháng chiến chống Mỹ, đã giải quyết phục viên về gia đình trước ngày 31/12/1976 (còn giữ được quyết định), nhưng thực tế lúc bấy giờ chưa được hưởng thêm chính sách như đối tượng một của Quyết định 290”.

Trả lời (Tại Công văn số 1270/BQP ngày 19/03/2008):

- Thực tế trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, vì nhiều lý do khác nhau, có một số quân nhân tự về gia đình mà chưa được hưởng chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005 quy định chế độ trợ cấp một lần đối với quân nhân, công an nhân dân, công nhân viên chức trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở các chiến trường B, C, K về gia đình từ ngày 31/12/1976 trở về trước, nhưng chưa được hưởng một trong các chế độ phục viên, xuất ngũ, thôi việc, bệnh binh, mất sức lao động hàng tháng và chế độ hưu trí hàng tháng.

Đối với các trường hợp tự về gia đình trong khoảng thời gian từ 1977 - 1979, tức là trong khoảng thời gian chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (biên giới Tây Nam), không thuộc đối tượng thực hiện chế độ theo quy định trên. Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ, nhưng đã giải quyết phục viên về gia đình trước ngày 31/12/1976 (còn giữ được quyết định), nếu chiến đấu công tác ở chiến trường B, C, K mà không có thân nhân chủ yếu phải trực tiếp nuôi dưỡng ở miền Bắc, hiện nay đang trình Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ sung đối tượng là hạ sĩ quan và chiến sĩ thì đối tượng như cử tri nêu sẽ được hưởng chế độ một lần quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 1, Quyết định số 290/2005/QĐ-TTG ngày 08/11/2005 (đối tượng hai). Do đó, không hưởng chế độ chính sách như đối tượng một của Quyết định 290 như cử tri đề nghị.



9/ Cử tri tỉnh Phú Yên: “Đề nghị Bộ Quốc phòng quan tâm hơn đến việc hỗ trợ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ công tác biên phòng, vì hiện nay lực lượng này, vừa làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới, vừa tích cực tham gia công tác phòng chống bão lụt, tìm kiêm cứu nạn.

Đối với trụ sở cơ quan quân sự các huyện mới chia tách (Phú Hoà, Đông Hoà, Tây Hoà), phê duyệt vốn đầu tư mỗi công trình khoảng 6 tỷ đồng trong khi cơ quan quân sự hỗ trợ 2,4 tỷ đồng, còn lại đề nghị tỉnh hỗ trợ trong khi ngân sách tỉnh rất khó khăn. Đề nghị Bộ Quốc phòng công khai kinh phí hỗ trợ thường xuyên cho cơ quan quân sự tỉnh cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh để cân đối hợp lý ngân sách của địa phương cho cơ quan quân sự hoạt động”.

Trả lời (Tại Công văn số 1273/BQP ngày 19/03/2008):

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có một số huyện mới tách gồm: Phú Hoà, Đông Hoà và Tây Hoà. Việc đầu tư xây dựng trụ sở cơ quan quân sự của các huyện này thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tư lệnh Quân khu 5 (theo qui định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng). Ngoài kinh phí xây dựng cơ bản đã uỷ quyền phê duyệt cho Quân khu 5, năm 2007 và 2008 Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ kinh phí cho nội dung này là 5.830 triệu đồng.

Việc hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho các tỉnh là rất khó khăn do ngân sách Quốc phòng hạn hẹp chỉ tiến hành phân bổ một lần ngay từ đầu năm theo Luật Ngân sách và uỷ quyền cho Tư lệnh Quân khu 5 căn cứ vào các qui định, yêu cầu nhiệm vụ của quân khu để bố trí kinh phí cho các nội dung, có thứ tự ưu tiên.

10/ Cử tri tỉnh Hà Tĩnh: “Đề nghị Chính phủ đầu tư hoàn chỉnh tuyến đường tuần tra biên giới từ Mốc M12 (tiếp giáp Nghệ An) đến Mốc N10 9 tiếp giáp Quảng Bình dài 145 km và một số đường ra biên giới từ: Đồn 567 đi Mốc N3 - N4 - N5 để thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên hai tuyến biên giới”.

Trả lời (Tại Công văn số 1274/BQP ngày 19/03/2008):

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng đã tiến hành qui hoạch tổng thể dự án xây dựng các tuyến đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới đất liền trên phạm vi toàn quốc giai đoạn 2006 - 2010 và các năm tiếp theo (trong đó có các tuyến đường ra biên giới và dọc biên giới theo đề nghị của cử tri tỉnh Hà Tĩnh) trình Thủ tướng Chính phủ và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007.

Hiện nay Bộ Quốc phòng đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện theo đúng hướng chỉ đạo ưu tiên của Thủ tướng Chính phủ; trước mắt tập ưu tiên cho các khu vực trọng điểm: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Thanh Hoá và một số đoạn tuyến trên tuyến Biên giới Việt Nam - Trung Quốc; mặt khác do khả năng bảo đảm ngân sách hàng năm của Nhà nước và Chính phủ cho các dự án trên nên Bộ Quốc phòng phải tập trung chỉ đạo để xây dựng xong các dự án thành phần thuộc diện ưu tiên nêu trên cho đến năm 2010; các dự án thành phần không thuộc diện chỉ đạo ưu tiên, có thể sẽ được triển khai vào những năm sau 2010 (vì lý do ngân sách cho nên không thể triển khai đồng loạt ngay được).

11/ Cử tri tỉnh Tiền Giang: “Đề nghị Bộ Quốc phòng sớm xem xét trả lời Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang rút sổ bệnh binh của những người từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cư trú tại tỉnh Tiền Giang”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương