PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang40/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   48

Trả lời (Công văn số 1281/BQP ngày 19/03/2008):

Trên cơ sở thống nhất từ báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về thực trạng tình hình sau khi đình chỉ trợ cấp đối với 55 bệnh binh; ý kiến của Thường trực Tỉnh uỷ; ý kiến của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 và ý kiến của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Chính trị đang tổng hợp báo cáo và đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo theo hướng xem xét, vận dụng cho đối tượng là quân nhân, có đủ điều kiện theo quy định đã phục viên hoặc tự về gia đình sau ngày 30/4//975 tiếp tục hưởng chế độ bệnh binh; đối tượng khác sẽ hưởng các chính sách theo quy định hiện hành.

Khi có kết quả sẽ sớm thông báo đến Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang để trả lời đối tượng.

12/ Cử tri thành phố Đà Nẵng: “Đề nghị xem xét, giải quyết chế độ, chính sách cho một số trường hợp thực tế tại chiến trường miền Nam, cụ thể:

- Đối tượng thiếu nhi tham gia chiến đấu đã hy sinh nhưng chưa được hưởng chính sách nào.

- Tuổi quân chỉ được tính từ đủ 16 tuổi trở lên là chưa phù hợp và thiệt thòi cho quân nhân vì có nhiều trường hợp tham gia chiến đấu từ 12 tuổi (cử tri thành phố Đà Nẵng)”.

Trả lời (Tại Công văn số 1282/BQP ngày 19/03/2008):

Việc đề xuất giải quyết chính sách đối với đối tượng thiếu nhi tham gia chiến đấu đã hy sinh nhưng chưa được hưởng chính sách nào, thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bộ Quốc phòng xin tiếp thu ý kiến của cử tri để phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, đề xuất.

Việc tính tuổi quân trong Quân đội nhân dân Việt Nam đã được quy định tại Nghị định số 334/NĐ ngày 08/11/1957 của Bộ Quốc phòng và Quyết định số 3156/2000/QĐ-BQP ngày 28/12/2000 của Bộ Quốc phòng. Trong đó, quy định tuổi quân được tính từ đủ 16 tuổi trở lên, bảo đảm sự phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành; đồng thời, để làm căn cứ tính chế độ thâm niên nghề và chế độ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, đối với những trường hợp cụ thể, Bộ Quốc phòng vẫn có quyết định riêng tính thời gian cho những người tham gia chiến đấu dưới 16 tuổi để bảo đảm quyền lợi cho đối tượng.

13/ Cử tri tỉnh Hà Giang, Điện Biên: “Đề nghị đầu tư xây dựng khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, tuyến phòng thủ trên tuyến biên giới và đẩy nhanh tiên độ đầu tư các tuyến đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới và xem xét, hỗ trợ các tỉnh miền núi nói chung, Điện Biên nói riêng ngân sách để duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới”.

Trả lời (Tại Công văn số 1287/BQP và Công văn số 1289/BQP ngày 19/03/2008):

Về vấn đề này, Bộ Quốc phòng có ý kiến như sau: Bộ Quốc phòng đã tiến hành quy hoạch tổng thể xây dựng khu vực phòng thủ then chốt, căn cứ chiến đấu, căn cứ hậu phương, tuyến phòng thủ biên giới, đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới đất liền trên phạm vi toàn quốc, theo Quyết tâm bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN đã được Chủ tịch nước phê chuẩn ngày 17/1/2002 và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007.

Hiện nay Bộ Quốc phòng đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trong toàn quân triển khai thực hiện theo đúng hướng ưu tiên, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; trước mắt, tập ưu tiên cho các các khu vực trọng điểm: Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nghệ An, Tây Thanh Hóa và một số đoạn tuyến trên tuyến Biên giới Việt Nam - Trung Quốc; do việc bảo đảm ngân sách của Nhà nước cho Bộ Quốc phòng hàng năm không nhiều, nên việc triển khai xây dựng cho các công trình trên các hướng trọng điểm, ưu tiên cũng gặp phải không ít khó khăn; vì vậy để thực hiện Nghị đinh số 152/2007/NĐ-CP của Chính phủ, đề nghị các địa phương hàng năm trích thêm một phần ngân sách để đầu tư các khu căn cứ trong khu vực phòng thủ, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng từng bước vững chắc, trong tùng khu vực phòng thủ.

Khi các tuyến đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới được xây dựng xong, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng và nếu được Nhà nước và Chính phủ cấp ngân sách bảo đảm cho nhiệm vụ bảo dưỡng, duy tu thì Bộ Quốc phòng sẽ cân đối và nghiên cứu cấp bảo đảm cho các địa phương, trong đó có tỉnh Điện Biên (hiện nay nguồn ngân sách này Bộ Quốc phòng vẫn chưa được Nhà nước cấp bảo đảm).



14/ Cử tri tỉnh Phú Thọ: “Xã Địch Quả, huyện Thanh Sơn làm thủ tục để được công nhận là xã An toàn khu đã 3 năm nay nhưng vẫn chưa được công nhận. Đề nghị Bộ Quốc phòng trả lời có được công nhận không?”.

Trả lời (Tại Công văn số 1288/BQP ngày 19/03/2008):

- Quy định phạm vi và số xã trong vùng an toàn khu (ATK) phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Hiện nay Bộ Quốc phòng đang cùng lãnh đạo tỉnh thống nhất phạm vi và số xã trong vùng an toàn khu (ATK) trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong năm 2008.

15/ Cử tri tỉnh Điện Biên:

1. Một số công trình, dự án thuộc Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư, khi triển khai thi công không phối hợp với chính quyền địa phương (như công trình thủy lợi xã Chà Na, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên) do Quân khu 2 làm chủ đầu tư, làm khó khăn cho công tác quản lý ở địa phương. Đề nghị khi thực hiện các dự án trên, phải thông báo cho chính quyền địa phương để cùng phối hợp thực hiện



2. Đề nghị giúp nước CHDCND Lào đầu tư tuyến đường Tây Trang - Mường Khoa để bảo đảm sự thông thương giữa hai quốc gia, đảm bảo về quốc phòng - an ninh.

3. Hiện nay phương tiện kỹ thuật dùng trong huấn luyện dân quân tự vệ quá cũ, lạc hậu, đề nghị tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật phù hợp với tình hình phát triển của thế giới.

4. Đề nghi cho thành lập một số đồn biên phòng tại hai huyện Mường Chà, Mường Nhé (hiện nay có đồn quản lý 40 - 50 km đường biên giới và phụ trách 04 xã). Do vậy, rất khó khăn trong công tác tuần tra, nắm tình hình bảo vệ biên giới.

5. Đề nghị BTL Bộ đội Biên phòng nghiên cứu đề nghị Chính phủ sửa đổi bổ sung một số chế độ phụ cấp đặc thù cho cán bộ, chiến sỹ biên phòng”.

Trả lời (Tại Công văn số 1289/BQP ngày 19/03/2008):

+ Vấn đề thứ nhất:

Dự án đầu tư xây dựng khu KTQP Mường Chà, tỉnh Điện Biên được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2000 do BTL Quân khu 2 làm chủ đầu tư, bao gồm nhiều dự án, hạng mục thành phần, đã tiến hành triển khai từ năm 2000, đến nay, đã triển khai được 22 dự án thành phần. Quá trình triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư dự án đã chỉ đạo BQL dự án Đoàn KTQP 379 phối hợp chặt chẽ, thống nhất với địa phương các hạng mục, dự án thành phần triển khai hàng năm bằng văn bản.

Hàng năm, Ban Chỉ đạo dự án Khu kinh tế Mường Chà, Điện Biên (thành phần gồm: Cục Kinh tế BQP, Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các Sở, Ban ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện: Mường Chà, Mường Nhé, Mường Tè và BTL Quân khu 2) đã tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện của từng năm; hiệu quả của dự án bước đầu đã được Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên đánh giá mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần tham gia xóa đói giảm nghèo, củng cố quốc phòng - an ninh trên địa bàn... Tuy nhiên, do các hạng mục thành phần của dự án được triển khai thực hiện trên phạm vi rộng, điều kiện giao thông vùng dự án khó khăn và các nội dung dự án đa dạng nên BQL dự án và đơn vị thi công chưa kịp thời trao đổi bàn bạc thường xuyên được với các địa phương. Bộ Quốc phòng sẽ chỉ đạo Quân khu 2 phối hợp tốt hơn nữa với địa phương.

Về công trình thủy lợi Bản Cấu, xã Chà Na, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên: tại cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án Khu kinh tế Mường Chà, Điện Biên ngày 13/10/2004 đã thống nhất tổ chức khảo sát, TKKT-TDT xây dựng công trình thủy lợi Pa Có tại xã Chà Na; quá trình khảo sát năm 2005 tại hiện trường, các cơ quan chức năng đánh giá việc xây dựng công trình thủy loại Pa Có là không hiệu quả vì nguồn sinh thủy (nước) ít và diện tích tưới nhỏ nên đã làm việc lại với các phòng chức năng của huyện Mường Chà, thống nhất điều chỉnh công trình thủy lợi đầu tư năm 2005 (Công văn số 91/CV-UB ngày 25/5/2007, do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Mường Chà, Phí Trọng Lạp ký).

Căn cứ công văn trên, Ban QLDA đã tiến hành các bước theo trình tự đầu tư đã khảo sát TKKT-TDT trình Bộ Quốc phòng phê duyệt; sau đó công trình đã được tổ chức đấu thầu và triển khai thi công từ tháng 02/2006. Ban QLDA đã thống nhất nội dung, kế hoạch đầu tư công trình thủy lợi trên bằng văn bản và báo cáo kết quả triển khai dự án trong cuộc họp Ban Chỉ đạo dự án khu KTQP Mường Chà, Điện Biên ngày 23/3/2006 tại trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên (có thành phần địa phương gồm: lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, các Sở, ban ngành và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Mường Chà dự). Tuy nhiên sau đó do đơn giản về thủ tục, Ban QLDA lại chưa có văn bản thông báo chính thức đến Uỷ ban nhân dân huyện, Uỷ ban nhân dân xã Chà Na như phản ảnh của cử tri.

Sau khi có được thông tin trên, chủ đầu tư là BTL Quân khu 2 đã chỉ đạo Ban QLDA Khu KTQP Mường Chà trực tiếp đến làm việc với các cơ quan chức năng huyện Mường Chà và Uỷ ban nhân dân xã Chà Na để thông báo, thống nhất phối hợp giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình triển khai thi công như đền bù giải phóng mặt bằng…) để công trình thủy lợi Bản Cấu, xã Chà Na triển khai thi công theo đúng tiến độ được phê duyệt; đến nay công trình đã hoàn thành và bàn giao cho địa phương đưa vào sử dụng ngày 15/5/2007.

Tiếp thu ý kiến phản ảnh của cử tri, Bộ Quốc phòng sẽ quan tâm chỉ đạo chủ đầu tư là BTL Quân khu 2 tổ chức rút kinh nghiệm để phối hợp chặt chẽ hơn trong việc triển khai thực hiện các hạng mục thành phần còn lại của dự án Khu KTQP Mường Chà.

+ Vấn đề thứ hai:

Về việc nêu trên, Chính phủ đã giao cho Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện, không thuộc nhiệm vụ của Bộ Quốc phòng; tuy nhiên với trách nhiệm liên quan, Bộ Quốc phòng xin ghi nhận ý kiến đề nghị của cử tri Điện Biên và có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng khi tham gia với Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch phát triển giao thông trong từng giai đoạn sẽ nêu ý kiến trên của cử tri tỉnh Điện Biên để Bộ Giao thông vận tải tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

+ Vấn đề thứ ba

Do chức năng nhiệm vụ của Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng, hình thức hoạt động của dân quân tự vệ vừa mang tính phối hợp, vừa mang đậm tính chất nhỏ lẻ theo đặc trưng từng vùng, miền, phù hợp với yêu cầu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

Vì vậy, trang bị vũ khí của dân quân tự vệ trong thời bình chủ yếu súng trường, một số nơi trang bị đến súng tiểu liên của các nước XHCN hoặc thu được của địch từ năm 1975 trở về trước kết hợp trang bị công cụ hỗ trợ và vũ khí tự tạo, còn về vũ khí hoả lực chỉ được trang bị khi huấn luyện hoặc trực sẵn sàng chiến đấu trong những dịp cao điểm. Trong thời chiến, dân quân tự vệ được trang bị vũ khí bộ binh đến trung liên, đại liên, B40, B41; phòng không trang bị đến pháo CX37mm; pháo binh trang bị một số loại cối, pháo.

Vấn đề này đã được duy trì và phát huy hiệu quả tốt trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và vẫn còn phù hợp với hoàn cảnh của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Bộ Quốc phòng chỉ đạo các quân khu tự quyết định trang bị vũ khí cho dân quân tự vệ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của quân khu, đủ sức sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.

Trong những năm tới, khi điều kiện kinh tế và KHKT của đất nước có sự có phát triển, Nhà nước sẽ có chủ trương từng bước nghiên cứu, sản xuất và trang bị vũ khí tiên tiến hơn cho dân quân, tự vệ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

+ Vấn đề thứ tư

Trên tuyến biên giới thuộc 2 huyện Mường Chà, Mường Nhé, tỉnh Điện Biên hiện bố trí 08 đồn BP, quản lý đường biên giới dài 252 km (Mường Chà 02 đồn, Mường Nhé 06 đồn), trung bình mỗi đồn quản lý 31,5 km đường biên giới.

Thực hiện Kế hoạch của BQP về xây dựng, củng cố tuyến biên giới đất liền đến năm 2010, đến nay BQP đã có Quyết định thành lập mới 03 đồn trên tuyến biên giới tỉnh Điện Biên, trong đó có 02 đồn trên địa bàn huyện Mường Chà và Mường Nhé (Đồn 317-APa Chải và Đồn 415-Nà Khoa); đồng thời có kế hoạch di chuyển 07 đồn ra sát biên giới (đến nay Bộ Tổng Tham mưu đã có Quyết định quy hoạch vị trí đóng quân cho 05 đồn và hoàn thành xây dựng cơ bản cho 02 đồn).

Như vậy sau khi thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch đồn trạm biên phòng đến năm 2010, về cơ bản các đồn BP thuộc BĐBP tỉnh Điện Biên có vị trí đóng quân, quản lý địa bàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới trong tình hình mới .

+ Vấn đề thứ năm

Tại khoản 2 Mục III Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ quy định: “Việc bổ sung địa bàn được hưởng phụ cấp đặc biệt hoặc điều chỉnh tinh mức phụ cấp đặc biệt quy định tại Thông tư này, các Bộ, ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị gửi về Bộ Nội vụ để trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết”.

Theo đề nghị của các đơn vị, ngày 17/10/2005 Bộ Quốc phòng đã có công văn số 5308/BQP-CTC gửi Bộ Nội vụ để xem xét, giải quyết. Sau khi trao đổi với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Uỷ ban Dân tộc, ngày 28/8/2006 Bộ Nội vụ đã có Công văn số 32722/BNV-TL gửi Bộ Quốc phòng nhất trí: bổ sung mức phụ cấp đặc biệt cho 17 đồn biên phòng, trạm kiểm soát và 25 đồn biên phòng nằm trên địa bàn đã được hưởng phụ cấp đặc biệt (không cần phải bổ sung); còn lại 20 đồn chưa được xem xét.

Sau khi có công văn trên, ngày 27/8/2007 Bộ Quốc phòng đã có Công văn số 4668/BQP-CTC gửi: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Uỷ ban Dân tộc đề nghị tiếp tục xem xét, giải quyết chế độ phụ cấp đặc biệt cho 20 đồn biên phòng còn lại.

Ngày 29/10/2007, Tổ nghiên cứu phụ cấp khu vực, phụ cấp đặc biệt của Liên Bộ đã họp và xem xét đề nghị điều chỉnh, bổ sung phụ cấp đặc biệt đối với một số đồn biên phòng và đơn vị Biên phòng theo đề nghị của Bộ Quốc phòng (hiện đang gửi các cơ quan xin ý kiến Công văn số 3099/BNV-TL ngày 29/10/2007).

Như vậy, việc đề nghị bổ sung, điều chỉnh chế độ phụ cấp đặc biệt cho các đồn biên phòng đến nay cơ bản đã được các Bộ quan tâm giải quyết theo đề nghị của BTL Bộ đội Biên phòng.

16/ Cử tri tỉnh Quảng Trị: “Về vấn đề sân bay Ái Tử thuộc huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị hiện nay do Bộ Quốc phòng quản lý thuộc dòng quy hoạch treo đó hàng chục năm nay không được đầu tư sử dụng gì, lại chiếm giữ một diện tích đất rất lớn giữa khu vực dân cư của trung tâm huyện, trong lúc đó quỹ đất của huyện còn quá ít. Đề nghị Bộ Quốc phòng nếu không còn sử dụng sân bay này thì giao lại cho huyện để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ dân sinh. Tỉnh và huyện sẵn sàng phối hợp với Bộ Quốc phòng tìm địa điểm khác để xây dựng sân bay nếu có nhu cầu”.

Trả lời (Tại Công văn số 1290/BQP ngày 19/03/2008):

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến: Đồng ý chủ trương chuyển mục đích sử dụng sân bay ái tử từ phục vụ quốc phòng sang phát triển kinh tế - xã hội. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của tỉnh, trình Chính phủ xét duyệt; đồng thời nghiên cứu chọn một địa điểm thích hợp để khi có điều kiện có thể xây dựng sân bay quân sự (Thông báo ý kiến kết luận Thủ tướng Chính phủ số 264/TB-VPCP ngày 19/12/2007 của Văn phòng Chính phủ).



17/ Cử tri tỉnh Lai Châu: “Đề nghị tiếp tục đầu tư kinh phí để triển khai làm hơn 100 km đường tuần tra biên giới (đã có dự án nhưng chưa có kinh phí) và bổ sung kinh phí để tu sửa những tuyến đường đã làm, vì sau mùa mưa đường bị hư hỏng”.

Trả lời (Tại Công văn số 1293/BQP ngày 19/03/2008):

1. Đề án Quy hoạch hệ thống đường Tuần tra biên giới đất liền toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 với chủ trương trong giai đoạn 2006-2010 ưu tiên triển khai tại các khu vực trọng điểm là Tây Nguyên, Tây Thanh Hoá - Nghệ An, Sơn La; trên địa bàn tỉnh Lai Châu có Dự án Đường tuần tra từ Đồn 311 đến Đồn 313; được triển khai trong giai đoạn 2006-2010; hiện nay dự án đã triển khai đạt khối lượng khoảng 75 tỷ đồng/82 tỷ đồng, đang hoàn chỉnh thủ tục trình duyệt điều chỉnh Tổng mức đầu tư, dự kiến cuối năm 2008 hoàn thành. Theo chủ trương ưu tiên của Chính phủ và Quyết định 313/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì các dự án còn lại trên địa bàn của anh Lai Châu sẽ được triển khai tiếp vào sau năm 2010.

2. Việc duy tu, bảo dưỡng các tuyến đường đã làm, sau mùa mưa bão bị hỏng:

Tại Quyết định 313/QĐ-TTg ngày 14/3/2007 , Thủ tướng Chính phủ giao Uỷ ban nhân dân các tỉnh có biên giới đất liền tiếp nhận các đoạn đường tuần tra biên giới đất liền đã hoàn thành do Bộ Quốc phòng bàn giao để quản lý và khai thác, duy tu bảo dưỡng. Hàng năm lập dự toán ngân sách quản lý, duy tu bảo dưỡng các đoạn đường tuần tra biên giới đất liền do địa phương quản lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy:

- Các dự án đang triển khai, chưa bàn giao cho địa phương thì Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư, đơn vị thi công thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa.

- Các dự án sau khi nghiệm thu, bàn giao cho địa phương, Bộ Quốc phòng đề nghị địa phương phối hợp với Bộ chủ quản trong việc bảo đảm ngân sách và thực hiện quản lý, duy tu, bảo dưỡng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

18/ Cử tri thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây: “Đề nghị Nhà nước quan tâm giải quyết chế độ, chính sách cho bộ đội phục viên có thời gian tham gia quân đội thời kỳ chống Mỹ từ 10 đến 15 năm”.

Trả lời (Tại Công văn số 1291/BQP và Công văn số 1292/BQP):

Về vấn đề này, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với các Bộ, ngành chức năng nghiên cứu, xây dựng Đề án đề xuất chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có từ 15 đến dưới 20 năm tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; đồng thời, báo cáo, đề xuất Chính phủ và Bộ Chính trị cho chủ trương về nghiên cứu chính sách đối với đối tượng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 15 năm tham gia quân đội đã phục viên, xuất ngũ. Hiện nay, đang tổng hợp ý kiến tham gia của các Bộ, ngành chức năng để báo cáo Chính phủ, trình Bộ Chính trị cho chủ trương.

Sau khi được sự đồng ý của Chính phủ và Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng hoàn chỉnh văn bản về chế độ, chính sách đối với các nhóm đối tượng, trình Chính phủ ban hành và triển khai thực hiện.

19/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc: “Đề nghị Bộ Quốc phòng bố trí vốn hỗ trợ, đến bù và triển khai xây dựng phần còn lại của tuyến đường Trường Sơn Đông đoạn qua Đắk Lắk, kinh phí đầu tư 150 tỷ đồng”.

Trả lời (Tại Công văn số 1445/BQP ngày 27/03/2008):

1. Năm 2004 kho Bộ Quốc phòng triển khai lập dự án đầu tư xây dựng đường Trường Sơn Đông qua địa phận tỉnh Đắk Lắc, đoạn từ xã Cư Đrăm huyện Krông Bông đi xã Krông Á huyện M’Đrắc dài 44 km thuộc Dự án giao thông nông thôn do tỉnh Đắk Lắc đầu tư xây dựng từ năm 2002 trùng với hướng tuyến của đường Trường Sơn Đông. Thực hiện chủ trương tận dụng các đoạn tuyến đã có và các đoạn đang triển khai xây dựng nhằm sớm nối thông tuyến đường Trường Sơn Đông phù hợp với khả năng nguồn vốn, đoạn tuyến này được tận dụng và không đưa vào dự án. Năm 2006, Dự án đường Trường Sơn Đông được phê duyệt triển khai thì tỉnh Đắk Lắc cũng cho dừng thi công Dự án trên, nên hiện nay đoạn tuyến này vẫn đang dở dang.

2. Bộ Quốc phòng đồng ý bổ sung đoạn tuyến trên vào Dự án đường Trường Sơn Đông. Để hoàn thành tuyến đường này, đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Lắc:

- Làm việc với Bộ Tổng tham mưu để xác định cụ thể những khối lượng còn lại của Dự án trên theo tiêu chuẩn đường Trường Sơn Đông để bổ sung, cập nhật vào Dự án đường Trường Sơn Đông.

- Tổng hợp, quyết toán khối lượng đã thực hiện của Dự án trên theo đúng quy định của Nhà nước.
BỘ XÂY DỰNG
1/ Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: “Cử tri ngành xây dựng đề nghị hiện nay, một số dự án trong đầu tư xây dựng cơ bản chậm tiến độ do những nguyên nhân khách quan không thuộc về lỗi chủ quan của nhà thầu (chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, thiếu vốn…) nhiều dự án chậm so với kế hoạch đến 3 - 4 năm nên chi phí vật tư, máy móc, nhân công so với dự toán đều tăng do biến động giá cả. Đặc biệt, hai mặt hàng có tính chất chiến lược là giá thép, giá nhựa đường đều tăng đột biến. Chính phủ đã có Thông tư số 01/TB-BXD cho phép bù giá thép nhưng chưa có chính sách bù giá nhựa (mặc dù giá nhựa trong những năm gần đây đột biến tăng đến 3 lần gây khó khăn cho các nhà thầu nếu tiếp tục thi công. Đề nghị Bộ Xây dựng cần điều chỉnh hợp lý sự biến động của giá nhựa giống như giá thép”.

Trả lời (Tại Công văn số 263/BXD-KTTC ngày 19/02/2008):

Thời gian qua giá vật liệu xây dựng có nhiều biến động, đặc biệt là giá thép và giá nhựa đường, đã gây khó khăn trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép điều chỉnh hợp đồng xây dựng (kể cả hợp đồng trọn gói). Bộ Xây dựng đang tổ chức hướng dẫn điều chỉnh hợp đồng.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình bị chậm tiến độ do nguyên nhân khách quan không thuộc lỗi của nhà thầu (chậm giải phóng mặt bằng, thiếu vốn...) thì chủ đầu tư căn cứ vào các quy định của Nhà nước để điều chỉnh dự toán xây dựng công trình, hợp đồng xây dựng cho phù hợp.

Việc điều chỉnh đơn giá, điều chỉnh giá hợp đồng, phương pháp điều chỉnh, căn cứ điều chỉnh được quy định trong hợp đồng được ký kết. Việc điều chỉnh hợp đồng được quy định tại Điều 22 và Điều 23 của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình là mục 2.9.2, mục 2.9.3 của Thông tư số 06/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.



2/ Cử tri tỉnh Gia Lai kiến nghị: “Nghị định số 99/2007/NĐ-CP của Chính phủ giao cho Bộ Xây dựng quy định suất đầu tư. Nhưng suất đầu tư các công trình trên địa bàn tỉnh do đơn vị tư vấn lập tăng cao hơn so với suất đầu tư theo quy định (tăng do hệ số vận chuyển vật liệu ở vùng núi xa xôi). Bất cập hiện nay là căn cứ suất đầu tư theo Bộ Xây dựng quy định để phân bổ vốn đầu tư cho các công trình là không phù hợp. Đề nghị Bộ sửa đổi quy định suất đầu tư theo đặc thù vùng, miền”.

Trả lời (Tại Công văn số 264/BXD-KTTC ngày 19/02/2008):

Suất vốn đầu tư do Bộ Xây dựng công bố tại văn bản số 1600/BXD-VP ngày 25/7/2007 là căn cứ để các tổ chức, cá nhân có liên quan xác định tổng mức đầu tư, phân tích, đánh giá hiệu quả đầu tư. Suất vốn đầu tư được công bố xác định cho các công trình xây dựng mới, có tính chất phổ biến, với mức độ kỹ thuật công nghệ trung bình tiên tiến và ở thời điểm xác định. Khi xác định tổng mức đầu tư của dự án cụ thể thì chủ đầu tư căn cứ yêu cầu cụ thể của công trình (ví dụ hệ số vận chuyển xa như cử tri đã nêu), suất vốn đầu tư được công bố, thời gian thực hiện dự án so với thời gian công bố suất vốn đầu tư, mức độ biến động giá cả thị trường để điều chỉnh suất vốn đầu tư áp dụng cho phù hợp với công trình.

Theo quy định tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương hướng dẫn và quy định áp dụng suất vốn đầu tư, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng đối với các công trình sử dụng vốn ngân sách của địa phương .

Bộ Xây dựng sẽ nghiên cứu xác định suất đầu tư theo vùng, miền để phù hợp hơn với thực tế về giá xây dựng của từng vùng, miền./.



3/ Cử tri tỉnh Đắk Nông kiến nghị: “Đề nghị nên thay đổi mẫu thiết kế trụ sở làm việc của Uỷ ban nhân dân xã. Theo mẫu thiết kế hiện nay Mặt trận và các đoàn thể chưa có chỗ ở để làm việc. Nếu bố trí, sắp xếp thì từ 2 đến 3 đoàn thể chung một phòng làm việc rất khó khăn và bất cập”.

Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   36   37   38   39   40   41   42   43   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương