PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang15/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   48

Trả lời (tại công văn số 1720/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Khi thực hiện đầu tư mở rộng cảng Tiên Sa- Đà Nẵng, Bộ Giao thông vận tải đã dự kiến đưa tuyến đường ĐT 603 - ĐT 607 vào dự án để sử dụng nguồn vốn vay của JBIC nhưng chưa được sự thống nhất của nhà tài trợ.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, việc đầu tư xây dựng công trình này thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách địa phương.

Do vậy, đối với dự án này, nếu cần hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương, đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam tổng hợp trong kế hoạch hàng năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý theo quy định hiện hành./.



6/ Cử tri tỉnh Quảng Nam kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Chu Lai; đầu tư phát triển sân bay Chu Lai; cho phép các dự án du lịch cao cấp ven biển, du lịch đặc biệt đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) thị xã Hội An được triển khai và thực hiện theo cơ chế khu kinh tế mở Chu Lai“.

Trả lời (tại công văn số 1761/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Hiện nay, Bộ Công thương được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì chuẩn bị Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Chu Lai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ có trách nhiệm tham gia góp ý dự thảo Quy chế. Do vậy, thông tin chi tiết về nội dung Dự thảo Quy chế hoạt động của Khu thương mại tự do Chu Lai cần được lấy từ Bộ Công thương.

2. Về đầu tư phát triển sân bay Chu Lai: cảng hàng không Chu Lai mới được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới nhà ga hành khách trong giai đoạn 2004 – 2006. Hiện nay, mức độ khai thác càng hàng không này còn rất hạn chế. Mỗi tuần chỉ có 3 chuyến đi và đến từ thành phố Hồ Chí Minh. Sản lượng khai thác năm 2007 mới chỉ đạt 12.000 hành khách/năm. Như vậy, công suất khai thác cảng hàng không Chu Lai còn dư khá nhiều. Việc đầu tư phát triển cảng hàng không này cần phải tính toán dựa trên nhu cầu thực tế để tránh lãng phí vốn đầu tư.

Tuy nhiên, theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến 2015 và định hướng đến 2020 đang được Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ; cảng hàng không Chu Lai sẽ được quy hoạch là cảng hàng không quốc tế và sẽ được đầu tư một cách đồng bộ. Dự kiến trong giai đoạn 2010 – 2015 sẽ đầu tư xây dựng đường cất hạ cánh mới để có thể tiếp nhận máy bay B747 và xây dựng nhà ga quốc tế với công suất 1 triệu tấn hàng hóa/năm. Các dự án này sẽ được đầu tư bằng hình thức BOT. Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Giao thông vận tải kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư các dự án nói trên.

3. Về đề nghị cho phép các dự án du lịch cao cấp ven biển, khu du lịch đặc biệt xã đảo Tân Hiệp (Cù Lao Chàm) thị xã Hội An được triển khai và thực hiện theo cơ chế khu kinh tế mở Chu Lai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận kiến nghị của cử tri và sẽ có ý kiến để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

7/ Cử tri tỉnh Quảng Ngãi kiến nghị:Đề nghị Bộ cho kiểm tra, rà soát lại các quy định về đầu tư ngân sách nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng giữa hai khu vực thành thị và nông thôn, miền núi, hải đảo để đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền trong đầu tư phát triển. Nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế đầu tư như hiện nay là chưa công bằng, khu vực thành thị được nhà nước đầu tư toàn bộ trong khi khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo thì thực hiện theo cơ chế nhà nước và công dân cùng làm“.

Trả lời (tại công văn số 1721/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển về điều kiện kết cấu hạ tầng giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, miền núi, hải đảo, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân, nhất là vùng khó khăn.

Trong những năm qua, Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương đã hết sức quan tâm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn, đặc biệt cho khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa, ven biển và hải đảo. Nguồn lực để thực hiện, gồm nguồn lực địa phương và nguồn hỗ trợ từ Trung ương thông qua các chương trình, dự án. Tuy nhiên do nhu cầu đầu tư rất lớn, trong khi khả năng đáp ứng của ngân sách Trung ương có hạn nên nguồn vốn đầu tư phát triển hàng năm chỉ đáp ứng một phần vốn cho các địa phương, đồng thời việc phân bổ vốn đầu tư phải tính toán để cân đối hài hoà trong tổng thể nền kinh tế - xã hội cả nước, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng và cho xoá đói giảm nghèo.

Ngày 12 tháng 9 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010, trong đó đã chỉ rõ các nguyên tắc và tiêu chí phân bổ vốn đầu tư trong cân đối ngân sách cho các địa phương như sau:



+ Về nguyên tắc: 

- Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển các trung tâm chính trị, kinh tế của cả nước, các vùng kinh tế trọng điểm, với việc ưu tiên hỗ trợ các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước;

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển;

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư phát triển;



+ Về tiêu chí phân bổ vốn đầu tư:

- Tiêu chí dân số gồm 2 tiêu chí: số dân của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và số người dân tộc thiểu số;

- Tiêu chí về trình độ phát triển gồm 3 tiêu chí: tỷ lệ hộ nghèo, thu nội địa (không bao gồm khoản thu về đất) và tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương;

- Tiêu chí diện tích tự nhiên của các tỉnh, thành phố;

- Tiêu chí về đơn vị hành chính: bao gồm bốn tiêu chí, số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo và biên giới của từng tỉnh, thành phố;

Như vậy, các tiêu chí này đã đảm bảo nguyên tắc đề ra là ưu tiên hỗ trợ các vùng khó khăn, miền núi, biên giới, hải đảo. Từ năm 2006, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước trong cân đối cho các địa phương tuân thủ theo các nguyên tắc và tiêu chí trên, đã từng bước đảm bảo sự công bằng giữa các vùng miền trong đầu tư phát triển.

Đồng thời, trong kế hoạch hàng năm, Ngân sách trung ương đã hỗ trợ địa phương thực hiện các chương trình như chương trình 135 giai đoạn II để hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở; hỗ trợ phát triển các dịch vụ cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý với mức vốn hỗ trợ đầu tư cao hơn so với giai đoạn 1; Quyết định 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; đầu tư thực hiện các Nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội các vùng, chương trình kiên cố hóa lớp học, chương trình đầu tư đường ô tô về trung tâm xã, chương trình xây dựng bệnh viện tuyến huyện,... và nhiều chương trình mục tiêu khác mà đối tượng đầu tư chủ yếu là tại các địa phương khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc.

2. Việc huy động đầu tư theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thực tế cho thấy đây là một chủ trương đúng đắn, nhờ đó trong nhiều năm qua đã góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại thôn bản và khu dân cư; đặc biệt đã nâng cao được ý thức trách nhiệm, tính cộng đồng của người dân trong việc quản lý và sử dụng các công trình hạ tầng công cộng.

Tại các đô thị, nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư các công trình công cộng của thành phố, quận, phường, còn hệ thống hạ tầng tại các khu dân cư như đường giao thông, hệ thống cấp nước, hệ thống điện chiếu sáng... do người dân tham gia đầu tư cùng với các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng.

Hệ thống cơ sở hạ tầng tại các thôn bản vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, từ năm 2006 đến nay đã được Trung ương đầu tư từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu như chương trình 135 giai đoạn 2, từ các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và từ viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Việc đóng góp của người dân hưởng lợi chỉ có ý nghĩa tham gia nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tính cộng đồng của người dân trong việc quản lý và sử dụng có hiệu quả các công trình tại thôn bản.

Tuy nhiên, trong quá trình tham mưu giúp Chính phủ quản lý nhà nước về đầu tư phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận ý kiến của cử tri Quảng Ngãi, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đề xuất các cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền trong cả nước.



8/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Đề nghị Nhà nước có cơ chế hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở các địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn ở mức tăng gấp đôi so với mức quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ vì thực tế hiện nay trong khi ngân sách tỉnh rất khó khăn nhưng vẫn phải bố trí 60.000 triệu đồng từ nguồn chi thường xuyên để tạm ứng cho hạ tầng các khu công nghiệp trong tỉnh“.

Trả lời (tại công văn số 1722/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Ngày 29/01/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 170/TTg-KTTH về việc thực hiện Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định mới thay thế Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg theo hướng nâng mức hỗ trợ cao hơn so với mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg và phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách trung ương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ này.



9/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Hiện nay, tiến độ đầu tư các hạng mục công trình xây dựng trường Đại học Hùng Vương ở tỉnh Phú Thọ còn chậm do vốn đầu tư trong 3 năm đầu thi công mới được bố trí 132 tỷ đồng trên tổng mức vốn đầu tư của dự án khoảng 981 tỷ đồng. Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ, Ban chỉ đạo Tây Bắc có chính sách đầu tư tập trung về cơ sở vật chất và thu hút đội ngũ giảng viên và đề nghị bố trí vốn năm 2008 là 100 tỷ đồng.

Trả lời (tại công văn số 1722/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Theo Quyết định số 1424/QĐ-CT ngày 10/5/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng trường Đại học Hùng Vương, tổng vốn đầu tư của dự án là 981 tỷ đồng từ các nguồn vốn: vốn đầu tư tập trung của tỉnh; vốn hỗ trợ đầu tư có mục tiêu từ ngân sách Trung ương; vốn chương trình mục tiêu; vốn bố trí từ ngân sách của tỉnh Phú Thọ và vốn hỗ trợ từ ngân sách của các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai; vốn ODA, vốn tài trợ, viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế; vốn huy động của trường và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác.

Trong tổng số 132 tỷ đồng đã bố trí cho dự án xây dựng trường, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương trong 2 năm 2007 và 2008 đã là 80 tỷ đồng, chiếm 61% tổng vốn đã đầu tư cho dự án. Trường đại học Hùng Vương trực thuộc tỉnh Phú Thọ, theo Luật Ngân sách nhà nước, vốn đầu tư cho trường do địa phương chịu trách nhiệm cân đối là chính, nguồn ngân sách trung ương chỉ mang tính hỗ trợ. Đề nghị ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ động bố trí từ nguồn vốn của tỉnh và có giải pháp huy động các nguồn vốn khác như đã nêu trong Quyết định số 1424/QĐ-CT để thực hiện dự án.

2. Về chính sách thu hút đội ngũ giảng viên: đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo nhà trường và các sở, ban ngành trực thuộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực về công tác tại trường.



10/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Thực hiện Nghị định số 61/2007/NĐ-CP của Chính phủ về điều chỉnh địa giới huyện Thanh Sơn trước đây để thành lập 2 huyện mới Thanh Sơn và Tân Sơn. Cử tri Phú Thọ đề nghị Chính phủ hỗ trợ trong kế hoạch năm 2008 cho huyện Tân Sơn số tiền 100 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng như: Đường giao thông, điện, nước, trụ sở làm việc của huyện, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của huyện“.

Trả lời (tại công văn số 1722/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Huyện Tân Sơn mới được chia tách theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ nên sẽ được hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu. Mức hỗ trợ sẽ thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ và khả năng cân đối của ngân sách Trung ương. Tỉnh cần sắp xếp thứ tự ưu tiên các hạng mục công trình và huy động thêm các nguồn lực của địa phương để đầu tư.

Trong kế hoạch năm 2008, Trung ương đã cân đối hỗ trợ 10 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu để xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho huyện Tân Sơn. Ngoài ra, tỉnh cũng đã cân đối bố trí từ nguồn thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW và nguồn hỗ trợ y tế tỉnh, huyện 11,5 tỷ đồng cho mục tiêu này.

Nhu cầu đầu tư cho kết cấu hạ tầng của huyện sẽ tiếp tục được cân đối bố trí trong kế hoạch các năm tiếp theo.



11/ Cử tri tỉnh Kon Tum kiến nghị: Trong những năm qua, rất nhiều dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh thuộc các lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn kết hợp xóa đói giảm nghèo; xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, đào tạo, dân số và phát triển); bảo về môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên... đề nghị được đầu tư từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính chức (ODA). Tuy nhiên, đến nay các dự án thuộc các lĩnh vực trên được đầu tư bằng nguồn vốn ODA trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế so với các tỉnh đồng bằng. Nhiều cử tri đề nghị Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quá trình xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ ODA và đàm phán với các nhà tài trợ ODA cần quan tâm hơn nữa đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum có nhu cầu hỗ trợ ODA (hiện nay, do vị trí địa lý của tỉnh ở vùng nhạy cảm, hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém; nguồn nhân lực có chất lượng thấp, thiếu; trình độ dân trí thấp không đồng đều... nên những năm trước mắt vẫn chưa hội đủ các điều kiện cần thiết để thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn viện trợ của các tổ chức phi chính phủ NGO).

Trả lời (tại công văn số 1723/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Theo Đề án Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/12/2006 của Thủ tướng Chính phủ) và Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), các lĩnh vực cử tri nêu đều thuộc những lĩnh vực ưu tiên sử dụng ODA của Chính phủ. Thực tế những năm qua cho thấy Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, trong đó có Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã rất quan tâm, chú trọng đến vùng Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng. Chính vì vậy, ngoài các chương trình mục tiêu quốc gia, các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên cũng đã tiếp nhận các chương trình, dự án ODA trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua các chương trình, dự án do các Bộ, ngành Trung ương làm chủ quản). Điều này được thể hiện qua giá trị ODA bình quân đầu người của vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 – 2005 đạt 21,86 USD. Đây là mức cao hơn so với một số vùng khác như vùng đồng bằng sông Hồng (18,42 USD) và vùng đồng bằng sông Cửu Long (11,19 USD).

Trong Đề án Định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010, ODA cho vùng Tây Nguyên được dành ưu tiên cho các lĩnh vực như trồng rừng và bảo vệ các vườn quốc gia; xây dựng các công trình thủy lợi; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; nâng cấp quốc lộ nối các tỉnh duyên hải miền Trung, nâng cấp các tuyến đường sang Cămpuchia và Lào; cải thiện khả năng tiếp cận các cơ sở hạ tầng nông thôn; tăng cường các cơ hội thu nhập cho người dân nông thôn; tăng cường năng lực quản lý hành chính các cấp.

Để vận động và thu hút hiệu quả nguồn vốn ODA cho vùng Tây Nguyên và tỉnh Kon Tum theo định hướng ưu tiên trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các địa phương căn cứ nhu cầu thực tế của địa phương, chủ động xây dựng Danh mục yêu cầu tài trợ theo từng nhà tài trợ cụ thể, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kèm theo đề cương chi tiết các dự án để tổng hợp Danh mục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (quy định tại Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ và Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ lựa chọn và tổng hợp Danh mục dựa trên hệ thống các tiêu chí cụ thể nêu tại Thông tư 04/2008/TT-BKH, theo đó những địa phương có nhiều khó khăn như tỉnh Kon Tum sẽ có số điểm tương đối cao.

Tuy nhiên, do ODA là nguồn viện trợ nước ngoài nên phía Việt Nam chỉ chủ động một phần; phần còn lại phụ thuộc vào chính sách viện trợ của nhà tài trợ. Về phần mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm vận động ODA vào những vùng, miền và địa phương khó khăn, cần vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội, qua đó thúc đẩy các nguồn vốn đầu tư khác, đặc biệt nguồn vốn FDI như mong đợi của các cử tri.

12/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị Bộ xem xét, bố trí hỗ trợ vốn cho tỉnh Yên Bái từ nguồn trái phiếu Chính phủ để thanh toán khối lượng hoàn thành tuyến đường Nà Hẩu; đầu tư các tuyến đường đến trung tâm xã (đầu tư vào cấp, công trình thoát nước, xây dựng mặt đường); hỗ trợ các địa phương trong tỉnh kiên cố hoá kênh mương nội đồng, chống sạt lở bờ sông suối và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai.

Trả lời (tại công văn số 1724/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Về việc hỗ trợ vốn cho tỉnh Yên Bái từ nguồn trái phiếu Chính phủ để thanh toán khối lượng hoàn thành tuyến đường Nà Hẩu; đầu tư các tuyến đường đến trung tâm xã (đầu tư vào cấp, công trình thoát nước, xây dựng mặt đường): Tại công văn số 6037/BKH-TH ngày 16/8/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2003 -2010, đối với tỉnh Yên Bái có 4 xã chưa có đường đến trung tâm xã được thông báo nguồn vốn, trong đó có xã Nà Hẩu - huyện Văn Yên với tổng số tiền đầu tư là 105,9 tỷ đồng. Trên cơ sở đó tỉnh Yên Bái chủ động bố trí nguồn vốn một cách hợp lý, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dự án theo thứ tự ưu tiên. Nếu dự án đường Nà Hẩu không đủ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn thành, đề nghị tỉnh chủ động bố trí thêm từ các nguồn vốn khác do tỉnh quản lý để thực hiện. Trường hợp không có nguồn, cần giãn tiến độ sau năm 2010. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp dự án này và các dự án đường đến trung tâm xã khác cần nâng cấp của tỉnh để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo tinh thần công văn số 744/TTg-KTTH ngày 12/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân bổ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ để làm đường ô tô tới trung tâm xã chưa có đường.

2. Về việc hỗ trợ các địa phương trong tỉnh kiên cố hoá kênh mương nội đồng, chống sạt lở bờ sông suối và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai:

Hiện nay, Nhà nước vẫn tiếp tục dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng không (0%) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung uong vay để thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương theo Quyết định số 66/2000/Qđ-TTg ngày 13/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương. Đề nghị tỉnh làm việc với Bộ Tài chính để thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành.

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, nhiệm vụ đầu tư các công trình chống sạt lở bờ sông suối và các công trình khắc phục hậu quả thiên tai thuộc trách nhiệm chi của ngân sách địa phương; ngân sách Trung ­ương chỉ hỗ trợ thêm khi tổng chi quá cao, vượt khả năng tự cân đối của địa phương.

Trong các năm qua, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh để đầu tư các công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể: năm 2006 hỗ trợ 10 tỷ đồng, năm 2007 hỗ trợ 15 tỷ đồng cho tỉnh để xử lý sạt lở, đê, kè, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai và 7 tỷ đồng để hỗ trợ di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất. Chính phủ cũng đã bố trí 75 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) để đầu tư các công trình thuỷ lợi, kè và cơ sở hạ tầng khác (Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005); hiện nay dự án đang bắt đầu triển khai.

Hiện nay, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được sử dụng hết, không còn để bổ sung như đề nghị của tỉnh. Đề nghị tỉnh chủ động bố trí từ ngân sách địa phương và huy động thêm các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận đề nghị của tỉnh và sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ một phần khi có nguồn vốn.

13/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Để bố trí sắp xếp lại dân cư, ổn định đời sống, phát triển sản xuất của đồng bào, nhân dân các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi thường xuyên xảy ra sạt lở, lũ quét, đề nghị Chính phủ hỗ trợ vốn đầu tư để thực hiện di dân ra ngoài vùng bị ảnh hưởng do thiên tai. Đối với Chương trình 193, đề nghị từ năm 2008 đến năm 2010 được tăng mức vốn đầu tư bình quân mỗi năm từ 10 - 15 tỷ đồng“.

Trả lời (tại công văn số 1724/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

Việc bố trí sắp xếp lại dân cư, ổn định đời sống, phát triển sản xuất của đồng bào, nhân dân các dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa nơi thường xuyên xảy ra sạt lở, lũ quét được Chính phủ rất quan tâm và đã có nhiều chính sách để hỗ trợ. Tuy nhiên, do khả năng nguồn ngân sách Trung ương có hạn nên chưa đáp ứng được yêu cầu của tỉnh. Đề nghị tỉnh sắp xếp thứ tự ưu tiên, đầu tư các dự án cấp bách trước. Ngoài phần hỗ trợ của ngân sách trung ương, cần huy động các nguồn vốn hợp pháp khác và lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư ghi nhận đề nghị của tỉnh và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ thêm khi có nguồn.

14/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Về chỉ tiêu vốn ngân sách đầu tư, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm giúp đỡ và bố trí tăng vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu để tỉnh Yên Bái có điều kiện triển khai thực hiện các dự án đã được phê duyệt:

- Đầu tư các công trình, dự án thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW năm 2008;

- Hỗ trợ xây dựng đường km 5, thị trấn Yên Bình;

- Hỗ trợ xây dựng kè chống sạt lở sông Hồng (thành phố Yên Bái);

- Hỗ trợ xây dựng hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện;

- Hỗ trợ xây dựng trụ sở xã, theo chương trình của Chính phủ đến năm 2010;

- Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp phía Nam của tỉnh;

- Hỗ trợ vốn đối ứng cho các dự án ODA;

- Hỗ trợ kết cấu hạ tầng thương mại, hạ tầng chợ;

- Hỗ trợ đầu tư hạ tầng du lịch, làng nghề, nuôi trồng thuỷ sản“.

Trả lời (tại công văn số 1724/BKH-TH ngày 14/3/2008 của Bộ KHĐT):

1. Theo Quyết định số 1569/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008 và Quyết định số 187/QĐ-BKH ngày 19/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỉnh Yên Bái được nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 54.780 triệu đồng để đầu tư các công trình, dự án thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. Đề nghị tỉnh chủ động bố trí thực hiện các công trình, dự án trong nguồn vốn đã được thông báo và kết hợp với các nguồn vốn hợp pháp khác do tỉnh quản lý để thực hiện.

2. Hàng năm, trong mục hỗ trợ có mục tiêu khác, ngân sách trung ương chú ý bố trí vốn để tỉnh Yên Bái thực hiện dự án đường km 5 - thị trấn Yên Bình, đề nghị tỉnh căn cứ vào mức vốn được thông báo để chủ động triển khai. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ thêm khi có nguồn vốn.

3. Trong các năm qua, Chính phủ đã hỗ trợ tỉnh đầu tư các công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai. Cụ thể: năm 2006 hỗ trợ 10 tỷ đồng, năm 2007 hỗ trợ 15 tỷ đồng để xử lý sạt lở, đê, kè, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai và 7 tỷ đồng để hỗ trợ di dân khẩn cấp ra khỏi vùng lũ quét và sạt lở đất. Chính phủ cũng đã bố trí 75 tỷ đồng từ nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu á (ADB) để đầu tư các công trình thuỷ lợi, kè và cơ sở hạ tầng khác (Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005); hiện nay dự án đang bắt đầu triển khai thực hiện.

4. Hỗ trợ xây dựng hệ thống y tế tuyến tỉnh, huyện: Hiện nay Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tổng hợp kế hoạch về nhu cầu đầu tư các dự án bệnh viện tuyến huyện sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2008-2010, trong đó có tỉnh Yên Bái, để trình Thủ tướng Chính phủ và ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định.

5. Việc xây dựng trụ sở xã, trước mắt đề nghị tỉnh chủ động bố trí từ nguồn vốn hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-TW được thông báo hàng năm để thực hiện. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang xây dựng Đề án nâng cấp các trụ sở xã trên toàn quốc (trong đó có tỉnh Yên Bái) để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong thời gian tới.

6. Đối với hạ tầng khu công nghiệp phía Nam của tỉnh, thực hiện quy định tại Quyết định số 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách trung ương để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, trong kế hoạch năm 2008 ngân sách trung ương đã hỗ trợ đầu tư có mục tiêu cho tỉnh Yên Bái 10 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp phía Nam Yên Bái. Đây là mức hỗ trợ khá cao hơn so với các khu công nghiệp khác có đủ điều kiện tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Do nguồn ngân sách trung ương dành cho mục tiêu này trong năm 2008 giảm mạnh so năm 2007 nên hiện nay chưa có khả năng tăng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

7. Hàng năm, căn cứ vào các hiệp định đã được ký kết với các nhà tài trợ vốn ODA cho các địa phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đều hỗ trợ các tỉnh về nguồn vốn đối ứng (trong đó tỉnh Yên Bái được đặc biệt quan tâm vì là tỉnh khó khăn). Tuy nhiên mức hỗ trợ còn tuỳ thuộc vào khả năng cân đối của ngân sách trung ương. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp chung và báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ khi có nguồn vốn.

8. Về phát triển hạ tầng thương mại, chợ, làng nghề, nuôi trồng thủy sản: Trong thời gian qua, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại đã được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thông qua các chính sách như Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư. Từ năm 2003 đến nay, thông qua Chương trình có mục tiêu hỗ trợ kết cấu hạ tầng thương mại, ngân sách Trung ương đã hỗ trợ 345 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng chợ, tập trung cho các chợ đầu mối nông sản và chợ ở các cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong đó tỉnh Yên Bái được hỗ trợ liên tục qua các năm, cụ thể năm 2004: 1,5 tỷ đồng; năm 2005: 1,5 tỷ đồng; năm 2006 và 2007 mỗi năm 2 tỷ đồng.

Bắt đầu từ kế hoạch 2008, để nâng cao hiệu quả quản lý vốn ngân sách và tạo thế chủ động cho địa phương trong việc sử dụng ngân sách của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã kiến nghị với Chính phủ về việc địa phương sẽ sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý để thực hiện việc hỗ trợ đầu tư hạ tầng chợ, làng nghề.

9. Đối với vấn đề hỗ trợ hạ tầng du lịch: Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010, tỉnh Yên Bái không có khu du lịch tổng hợp Quốc gia và các khu du lịch chuyên đề. Tuy nhiên, để hỗ trợ tỉnh phát triển du lịch tại khu du lịch hồ Thác Bà (đang được Tổng cục Du lịch bổ sung vào Danh mục Khu du lịch chuyên đề quốc gia để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định), Trong kế hoạch năm 2008, ngân sách trung ương đã hỗ trợ 10 tỷ đồng để tỉnh đầu tư phát triển hạ tầng du lịch.

15/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương kiểm tra, đánh giá hiệu quả đầu tư các Trung tâm cụm xã (TTCX) và có chương trình tiếp tục đầu tư xây dựng để hoàn thành các hạng mục công trình đã được phê duyệt cho các TTCX thuộc các xã vùng III; đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cho các TTCX thuộc các xã vùng II, liền kề với các xã vùng III là vùng có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã vùng III“.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương