PHẦn I các bộ, ngàNH, CƠ quan thuộc chính phủ trả LỜi cáC Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri



tải về 3.72 Mb.
trang11/48
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích3.72 Mb.
#1608
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   48

1/ Cử tri các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Phú Yên, Khánh Hoà, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang kiến nghị:


- Hiện nay, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao khiến người nông dân rơi vào tình trạng sản xuất không có lãi, không đảm bảo cuộc sống, không có điều kiện tái đầu tư sản xuất. đề nghị Nhà nước quan tâm quản lý chặt chẽ chất lượng, bình ổn giá, có chính sách định hướng phát triển cho nông dân (đầu tư vốn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất), giúp người nông dân trong việc tìm ra giải pháp đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, tránh tình trạng rớt giá của cây trồng, vật nuôi. Có chính sách trợ giá, trợ cước với giống cây trồng, vật nuôi, vật tư phục vụ sản xuất được triển khai nhanh đến người dân kịp thời vụ, đảm bảo chính sách phát huy được hiệu quả, tránh việc khi các địa phương và nhân dân đã triển khai xong thời vụ và kế hoạch sản xuất thì chính sách trợ cước, trợ giá mới được đưa đến người dân.

- Đề nghị Chính phủ tăng cường công tác quản lý, giám sát về giá cả vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi, gia cầm…Quy định việc niêm yết giá trên bao bì để nông dân không bị bán ép giá. Một số thuốc bảo vệ thực vật không có nhãn mác, không có hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt. Nông dân sử dụng theo thói quen hoặc chỉ dẫn từ các đại lý bán thuốc vì vậy nhiều khi nông dân không sử dụng đúng gây tổn hại đến sức khoẻ của mình.

Trả lời (Tại công văn số 211 /BNN-KH ngày 24/1/2008):

Vật tư nông nghiệp bao gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản phần lớn còn phải dựa vào nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Phân bón phải nhập khẩu tới 50% nhu cầu, nguyên liệu thuốc trừ sâu 100%, thuốc thú y tới 70%, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2007 nhập tới 3,5 triệu tấn/16 triệu tấn nhu cầu. Việc nhập khẩu vật tư nông nghiệp đã và đang thực hiện theo cơ chế thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia trực tiếp nhập khẩu, nên giá bán vật tư nông nghiệp trong nước biến động theo thị trường quốc tế, nhất là trong mấy năm gần đây do giá vật tư, nguyên liệu thế giới tăng mạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến nông dân.

Để khắc phục tình trạng khó khăn nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành triển khai một số giải pháp về quản lý nhằm ổn định cung cầu giá cả vật tư nông nghiệp như sau:

- Phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo các nhà máy sản xuất phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước sử dụng tối đa công suất để tăng thêm nguồn cung ứng cho nông dân, đồng thời kiến nghị Chính phủ khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức cá nhân đầu tư thực hiện các dự án xây dựng nhà máy sản xuất vật tư nông nghiệp trong nước để chủ động nguồn cung ứng trong nước.

- Để đảm bảo giá vật tư có lợi cho nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị và được Chính phủ chấp thuận cho phép miễn giảm thuế nhập khẩu nhiều loại vật tư nông nghiệp. Bộ Tài chính đã có Quyết định số 80/2007/QĐ-BTC ngày 02/10/2007 về việc tạm thời điều chỉnh thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng đối với phân bón, thuốc trừ sâu, hoá chất cơ bản, thức ăn chăn nuôi; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu, giảm được giá bán trong nước.

- Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách trợ cước vận chuyển vật tư nông nghiệp cho miền núi, chú trọng vùng sâu, vùng xa và duy trì chính sách trợ giá giống gốc cho chăn nuôi. Việc trợ giá giống gốc, trợ cước vận chuyển lên miền núi của Nhà nước có kế hoạch ngay từ đầu năm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chủ động và nông dân khắc phục khó khăn trong sản xuất nông nghiệp.

- Để tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp giao dịch ký hợp đồng nhập khẩu vật tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung cấp kịp thời thông tin về nhu cầu vật tư nông nghiệp ở từng vụ, từng vùng, đồng thời cùng với các Bộ liên quan tăng cường công tác dự báo thông tin giá cả thị trường vật tư, hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức hệ thống phân phối vật tư thông qua dịch vụ hợp tác xã nông nghiệp để đưa thẳng tới nông dân.

- Cùng với Bộ Công Thương thường xuyên nắm sát diễn biến thị trường vật tư nông nghiệp trong và ngoài nước để chủ động chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp nhập khẩu bảo đảm đủ nguồn cung ứng kịp thời vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Kịp thời ban hành và điều chỉnh bổ sung Quyết định về danh mục vật tư nông nghiệp được phép sử dụng ở Việt Nam, vật tư cấm sử dụng, làm cơ sở cho việc quản lý chặt chẽ sản xuất, nhập khẩu vật tư bảo đảm chất lượng, đồng thời phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường kiểm tra chất lượng và giá bán vật tư tới nông dân. Thông qua hệ thống khuyến nông hướng dẫn nông dân sử dụng vật tư hợp lý, tiết kiệm đã trở thành phong trào thi đua khắp cả nước về “3 giảm, 3 tăng”.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, cung ứng vật tư, xử lý các hộ kinh doanh chưa thực hiện đúng quy định của Nhà nước về chất lượng.

Bộ đã phân cấp trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, chịu trách nhiệm về chất lượng tại địa bàn tỉnh, thành phố.

2/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị:Đề nghị Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan có sự quan tâm giúp tỉnh Phú Thọ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhất là đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật; đầu tư các trang thiết bị, công nghệ sinh học hiện đại phục vụ nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ cao trong nông nghiệp”.

Trả lời: (tại công văn số 224/BNN – KH ngày 25/1/2008)

Việc kiến nghị của cử tri tỉnh Phú Thọ nêu ra hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện nay và lâu dài để đảm bảo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Bộ Nông nghiệp và PTNT ủng hộ chủ trương và đề nghị tỉnh làm việc cụ thể với Bộ Khoa học và Công nghệ về nhu cầu, lộ trình, kế hoạch triển khai.

Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ giao cho Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc (thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) đóng tại thị xã Phú Thọ có nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng, triển khai các kết quả khoa học công nghệ để phát triển nông, lâm nghiệp cho cả vùng (trong đó có tỉnh Phú thọ). Hàng năm, Bộ đang đầu tư để Viện KHKT Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, nhất là công nghệ sinh học để áp dụng vào thực tiễn.

Mặt khác, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang thực hiện chủ trương đấu thầu các đề tài khoa học công nghệ nhằm mở rộng cho các tổ chức, các nhân ngoài Bộ tham gia các đề tài khoa học công nghệ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị các cơ quan khoa học của tỉnh Phú Thọ làm việc trực tiếp với các cơ quan hữu quan của Bộ để được hướng dẫn các thủ tục cần thiết và qui định về thời gian tiến hành theo kế hoạch hàng năm.



3/ Cử tri tỉnh Bình Thuận kiến nghị: “Đề nghị điều tra khảo sát ngư trường khai thác nghề giã cào bay công bố ngư trường cho ngư dân. Vì hiện nay, theo quy định nghề cào bay phải khai thác ở vùng biển ngoài 24 hải lý rất khó khăn cho bà con ngư dân, cần có chính sách hố trợ cho ngư dân vay vốn để đầu tư phương tiện đánh bắt”.

Trả lời: (tại công văn số 576 /BNN-KH ngày 11/3/2008)

Nghề lưới kéo có mắt lưới phần cánh lớn, độ mở miệng lưới rộng và cao, thường sử dụng máy có công suất lớn (ngư dân thường gọi là cào bay), hoạt động chủ yếu ở vùng biển gần bờ các tỉnh phía Bắc và từ Bình Thuận trở vào. Loại lưới này bắt tất cả các đối tượng trong vùng nước phân bố từ mặt nước xuống nền đáy. Sản phẩm đánh bắt của nghề này có nhiều cá con chưa đến tuổi trưởng thành, gây tổn hại lớn đến nguồn lợi và các hệ sinh thái ven bờ (vùng biển ven bờ là nơi sinh sản, sinh trưởng của đa số các loài hải sản).

Nghề “cào bay” khi hoạt động trong vùng gần bờ còn gây mất mát, hư hỏng các ngư cụ truyền thống (nghề bẫy mực, bẫy ghẹ, bẫy cá) của ngư dân ven biển, gây ra xô xát trên biển giữa ngư dân làm nghề cào bay với ngư dân làm nghề truyền thống. Trước tình hình đó Bộ Thủy sản (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Chỉ thị số 10/2005/CT-BTS ngày 08/12/2005 về việc “ngăn chặn nghề cào bay và các hoạt động khai thác trái phép tại tuyến bờ, tuyến lộng”. Ngăn chặn nghề cào bay hoạt động ở tuyến lộng, tuyến bờ là giải pháp phù hợp với Luật pháp Quốc tế và Việt Nam, phù hợp với nguyện vọng của đại bộ phận ngư dân, đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền vận động bà con ngư dân làm nghề “cào bay” thực hiện nghiêm chỉnh, chủ động chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp.

Trong điều kiện giá xăng dầu tăng cao như hiện nay kéo theo chi phí sản xuất của nghề khai thác tăng cao, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng một số chính sách hỗ trợ cho tổ chức cá nhân khai thác hải sản vùng biển xa bờ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhằm tháo gỡ phần nào khó khăn cho ngư dân.



4/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: Mấy năm qua, tỉnh Cà Mau đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi tôm với diện tích khá lớn. Song việc đầu tư của Nhà nước về thủy lợi phục vụ nuôi tôm còn quá ít; tình trạng tôm chết kéo dài khiến bà con băn khoăn. Đề nghị Nhà n­íc có biện pháp sớm giúp tỉnh đầu tư đồng bộ về thủy lợi và ngăn chặn được diện tích tôm chết nêu trên để người dân yên tâm nuôi trồng, phát triển sản xuất, ổn định đời sống. Giá cả đầu ra con tôm rất bấp bênh, tương tự như vậy giá mía cũng đang xuống thấp, yêu cầu Nhà nước bằng chính sách kinh tế can thiệp nhằm bình ổn giá tôm, giá mía và các mặt hàng nông sản khác nhằm có lợi cho người dân”.

Trả lời (tại công văn số 575 /BNN-KH ngày 11/3/2008):

Cà Mau là một tỉnh trọng điểm thủy sản của cả nước. Mấy năm qua Cà Mau thực hiện chuyển đổi sản xuất từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Nhà nước cũng đã cố gắng đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng tạo điều kiện cho Cà Mau chuyển đổi có hiệu quả. Cụ thể như sau:

- Triển khai Quyết định 84/2006/QĐ – TTg ngày 19/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long, Trong giai đoạn 2006-2010, Nhà nước đã dành 2000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ đầu tư các công trình thủy lợi khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó Cà Mau được đầu tư 190,5 tỷ đồng. Ngân sách hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và giống thủy sản theo Quyết định 224/1999/QĐ-TTg và giống thủy sản theo Quyết định 112/2004/QĐ-TTg hàng năm cũng đã hỗ trợ Cà Mau 15 tỷ đồng.

- Để có hướng giúp Cà Mau phát triển nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững kế hoạch năm 2008 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 502/QĐ-BNN- KH ngày 15/2/2008 giao cho Cục Nuôi trồng thủy sản là chủ đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau đồng thời cũng có Quyết định số:579/QĐ-BNN-KH ngày 25/2/2008 giao Sở Thủy sản Cà Mau là chủ đầu tư dự án đầu tư hạ tầng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản Tân Duyệt huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau.


Mặc dù vậy những cố gắng nêu trên còn rất khiêm tốn so với yêu cầu của tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, tình trạng tôm chết còn do người dân mua tôm giống không đảm bảo chất lượng cũng như kỹ thuật nuôi chưa thật sự tốt. Do đó địa phương cần tăng cường các hoạt động kiểm dịch chất lượng giống cũng như đẩy mạnh các hoạt động khuyến ngư, chuyển giao kỹ thuật nuôi tiên tiến cho người nuôi.

5/ Cử tri tỉnh Cà Mau kiến nghị: “Đề nghị Bộ sớm thực hiện Quyết định 112/2004/QĐ-TTg ký ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Trung tâm sản xuất giống tôm tại Hòn Khoai và khu vực Năm Căn, Ngọc Hiển”.

Trả lời (tại công văn số 575 /BNN-KH ngày 11/3/2008):

Theo Quyết định số 112/2004/QĐ-TTg ngày 23/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010”, tỉnh Cà Mau được Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép đầu tư 01 dự án Khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại Ngọc Hiển và 01 Trung tâm giống hải sản cấp I tại Hòn Khoai hoặc Tân Ân bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương. Theo cơ chế hiện hành, việc phân cấp quản lý đầu tư như sau:

1. Dự án Trung tâm giống thủy sản cấp I Cà Mau (Hòn Khoai, Tõn Ân) do UBND tỉnh Cà Mau là chủ quản đầu tư (cơ quan quyết định đầu tư). Nguồn vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ theo chương trình và Ngân sách địa phương. Nguồn Ngân sách Trung ương hỗ trợ hàng năm cho tỉnh 15 tỷ đồng để đầu tư vùng nuôi thủy sản tập trung và đưa vào xây dựng Trung tâm giống này.

2. Dù án xây dựng vùng sản xuất giống tập trung t?i Ng?c Hi?n do Bộ Thủy sản cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ quản đầu tư. Sở Thủy sản Cà Mau được giao nhiệm vụ là cơ quan chủ đầu tư.

Năm 2006, Bộ Thủy sản đã bố trí kế hoạch từ nguồn vốn Ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do Bộ trực tiếp quản lý để Chủ đầu tư thực hiện khảo sát, lập dự án “Khu sản xuất giống thủy sản tập trung Ngọc Hiển”. Ngày 18/10/2006, Bộ Thủy sản tổ chức họp thẩm định dự án và đã có Thông báo số 2442/TB-BTS ngày 23/10/2006. Năm 2007, Bộ Thủy sản lại có công văn số 429/BTS-KHTC ngày 5/3/2007 về việc nghiên cứu tính khả thi dự án khu sản xuất giống thủy sản tập trung tại Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau gửi Sở Thủy sản Cà Mau đề nghị Sở nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện văn kiện dự án trình duyệt. Tuy nhiên, cho đến nay dự án vẫn chưa được phê duyệt. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sẽ chỉ đạo đôn đốc chủ đầu tư và cơ quan chức năng sớm đẩy nhanh tốc độ triển khai dự án.

6/ Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị: “Đề nghị giao việc quản lý tàu đánh cá cho một cơ quan, một cấp để khỏi làm phiền cho ngư dân. Vì theo quy định hiện hành, tàu đánh cá có độ dài từ 22,5 m trở lên thì do Bộ Thủy sản (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) quản lý, tàu đánh cá có độ dài từ 22,5m trở xuống thì do tỉnh quản lý. Có tình trạng một gia đình có hai tàu đánh cá phải đi đăng kiểm ở hai nơi khác nhau”.

Trả lời (tại công văn số 587 /BNN-KH ngày 11/3/2008):

Theo Luật Thủy sản năm 2003 tại khoản 2 Điều 39 về đăng kiểm tàu cá quy định: Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thống nhất thực hiện việc đăng kiểm tàu cá trong phạm vi cả nước; thực hiện việc đăng kiểm đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đăng kiểm theo sự hướng dẫn thống nhất của Bộ Thuỷ sản, nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20m.

Để phù hợp thực tế sản xuất và tránh một số phiền hà cho ngư dân như kiến nghị của cử tri, tại Quy chế Đăng kiểm tàu cá ban hành kèm theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy định việc phân cấp cho các địa phương có đủ điều kiện thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên. Hiện tại, Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Cơ quan được Bộ giao thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 m trở lên) đã thí điểm việc ủy quyền cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Kiên Giang và đang tiến hành phân cấp cho các địa phương khác có đủ điều kiện để thực hiện kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên.

Các địa phương chưa đủ các điều kiện để thực hiện việc kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên đang được bổ sung đủ số cán bộ chuyên môn cần thiết và trang bị các phương tiện kiểm tra để thực hiện việc đăng kiểm. Công tác đăng ký, đăng kiểm tàu cá cũng sẽ được xã hội hóa. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ giao Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tập trung quản lý nhà nước đối với công tác đăng kiểm tàu cá.



7/ Cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiến nghị:Do việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản không được tốt, ngư dân dùng thuốc nổ đánh cá, dùng lưới dày bắt hết cá con, tôm nhỏ …. nên nguồn lợi thủy sản (ở biển) hầu như cạn kiệt. Đề nghị có những chính sách hữu hiệu hơn để bảo vệ nguồn loài thủy sản”.

Trả lời (tại công văn số 587 /BNN-KH ngày 11/3/2008):

Trong thời gian qua, tình trạng ngư dân còn sử dụng một số nghề, phương pháp khai thác mang tính huỷ diệt nguồn lợi thủy sản như: chất nổ, chất độc, dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn qui định để khai thác thủy sản còn xảy ra ở một số địa phương và gây ra hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt:

- Về nguồn lợi và môi trường thủy sản: Đây là những hành động hủy diệt nguồn lợi, phá hủy nơi cư trú của giống loài thủy sản và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, dẫn đến hậu quả là làm suy thoái môi trường, suy giảm nguồn lợi thủy sản.

- Về vấn đề xã hội: Là cơ hội cho đối tượng làm ăn phi pháp buôn bán các ngư cụ bất hợp pháp, tàng trữ chất nổ, chất độc, xung điện, làm mất an ninh trật tự xã hội, gây nên những vụ chết người do những hoạt động nêu trên gây ra.

Để bảo tồn, bảo vệ và phục hồi, phát triển nguồn lợi thủy sản và hạn chế tình trạng trên, trong thời gian qua Nhà nước ta đã ban hành nhiều các văn bản qui phạm pháp luật và đưa ra nhiều chính sách như: Luật Thủy sản; các văn bản dưới Luật như:

- Nghị định 59/2005/NĐ-CP ngày 04/05/2005 về điều kiện sản xuất kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.

- Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn Nghị định 59/2005/NĐ-CP.

- Chỉ thị 01/1998/CT-TTg ngày 02 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.

Để thực hiện các quy định trên, các cơ quản quan lý Nhà nước và các địa phương đã tích cực triển khai nhiều biện pháp như:

- Đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chỉ thị 01/1998/CT-TTg (gọi tắt là Ban chỉ đạo 01) do đồng chí Thứ trưởng Bộ Thủy sản (cũ) làm trưởng ban với sự tham gia của Lãnh đạo các Bộ: Văn hóa Thông tin, Bộ Công an … Bộ Thủy sản đã thành lập Tổ thường trực do đồng chí lãnh đạo Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản làm tổ trưởng để triển khai các hoạt động hàng năm. Các địa phương đã thành lập Ban chỉ đạo để triển khai thực hiện Chỉ thị.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục

Tính từ năm 1998 đến năm 2007, theo thống kê các tỉnh, thành phố ngành Thủy sản đã thực hiện một số việc sau:

+ Tổ chức 5.328 đợt tập huấn, tuyên truyền với 443.348 người tham gia.

+ Biên tập chương trình gửi Đài tiếng nói Việt Nam và các đài địa phương phát thanh 4.221 buổi.

+ Xây dựng 138 phóng sự.

+ Khuyến khích phóng viên viết bài đăng 1.424 các báo ngành, báo Trung ương và địa phương.

+ Phát 244.141 tờ rơi tuyên truyền.

+ Dán 25.192 Pano, áp phích.

+ Xây dựng 8.282 tổ tự quản.

+ Tổ chức được 165.699 hộ cam kết không khai thác thủy sản bằng phương tiện hủy diệt.

- Thực hiện công tác phối hợp kiểm tra, giám sát:

Hàng năm, theo định kỳ, Bộ phối hợp với các Bộ, ban, ngành tổ chức các đoàn công tác liên Bộ để kiểm tra tình hình thực hiện Chỉ thị 01. Đã xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tính từ năm 2005 đến năm 2007, các lực lượng chức năng đã bắt và xử lý: 1867 vụ vi phạm, tịch thu 1.707 kg thuốc nổ, 1.016 kíp nổ và 1.384 mét dây cháy chậm; bắt và xử lý 4.504 vụ sử dụng xung điện, tịch thu 3.121 bình ắc quy, 10.522 bộ kích điện 9.454 dụng cụ vi phạm. Số tiền phạt đã thu được: 1.587.000.000đ.

Tuy nhiên, do việc phối hợp tuyên truyền chưa đồng bộ, nội dung tuyên truyền chưa phong phú, chưa phù hợp với nhiều đối tượng, lực lượng thanh tra chuyên ngành với số lượng ít, nguồn kinh phí hạn hẹp, công tác kiểm tra không thường xuyên, tình trạng trên vẫn còn tiếp diễn. Thời gian tới, Bộ sẽ chỉ đạo mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp trên để hạn chế và ngăn chặn có hiệu quả tệ khai thác mang tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản.

8/ Cử tri tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Nghề đánh bắt cá ngừ đại dương của các tỉnh Nam Trung Bộ có quy mô nhỏ. Ngư dân làm nghề câu cá ngừ đại dương tại các ngư trường xa, thu không đủ chi, vì những nguyên nhân sau: giá xăng dầu tăng cao, lượng cá ngừ đại dương suy giảm đáng kể, khâu bảo quản, chế biến không khoa học, chưa được nhà nước quan tâm thành lập các đoàn tàu công suất lớn có chế biến bảo quản sản phẩm ngay trên biển, lúc đó sẽ giảm đáng kể chi phí vận chuyển đi lại, chất lượng sản phẩn được bảo đảm.”

Trả lời (tại công văn số 577 /BNN-KH ngày 11/3/2008):

Sự quan tâm, đề xuất của cử chi về vấn đề này là rất đúng đắn và cần thiết. Những năm gần đây bà con ngư dân làm nghề câu cá ngừ đại dương ở Miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, gặp khó khăn do giá xăng dầu tăng cao kéo theo chi phí sản xuất tăng trong khi giá cá tăng ít hơn. Việc này làm giảm lợi nhuận của ngư dân, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người lao động trên biển. Trong khi chưa thành lập được các đoàn tàu công suất lớn, để giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả khai thác bà con ngư dân đã thành lập các tổ (mỗi tổ 3-5 tàu), đội (mỗi đội 3-5 tổ) sản xuất trên biển, các thành viên của tổ, đội, hỗ trợ nhau, trao đổi kinh nghiệm bảo quản sản phẩm, luân phiên nhau chuyển tải sản phẩm, nhiên liệu để tăng thời gian khai thác trên biển, giảm chi phí đi lại. Những mô hình này đang được tổng kết, nhân rộng.

Các cơ quan chức năng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho bà con ngư dân về sử dụng các thiết bị khai thác, bảo quản sản phẩm đề nâng giá trị của sản phẩm cá ngừ.

Về việc thành lập đội tàu cá có công suất lớn vừa khai thác vừa bảo quản chế biến trên biển đang được Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu trong quá trình xây dựng chương trình tổng thể về Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến 2020.



9/ Cử tri tỉnh Phú Thọ kiến nghị: “Hiện nay, một số tuyến đê của các huyện ven sông Hồng thuộc tỉnh Phú Thọ đang bị sạt lở mạnh, cử tri tiếp tục đề nghị Nhà nước quan tâm đầu tư cho việc xây dựng kè, đắp một số tuyến đê thuộc huyện Thanh Thuỷ, Hạ Hoà”.

Trả lời (tại công văn số 390/BNN-KH ngày 21/2/2008):

- Về đề nghị xây dựng kè bảo vệ các trọng điểm trên các tuyến sông tỉnh Phú Thọ: Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ Tỉnh đầu tư xây dựng các công trình chống sạt lở theo nguyên tắc: ưu tiên an toàn đê điều, công trình phòng chống lụt bão và an toàn dân sinh. Từ năm 2001 đến nay, Trung ương đã hỗ trợ cho tỉnh đầu tư xử lý 14 điểm sạt lở trên các sông với tổng kinh phí là 176,96 tỷ đồng. Việc tiếp tục hỗ trợ kinh phí để xử lý các trọng điểm sạt lở trên một số tuyên đê thuộc Phú Thọ như đề nghị của cử tri là cần thiết. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo lập đề án chống sạt lở bờ các sông thuộc hạ du thủy điện Hòa Bình gồm 4 tỉnh Hòa Bình, Hà Tây, Phú Thọ, Vĩnh phúc và đã có công văn số 117/BNN-ĐĐ ngày 21/01/2008 trình Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, đề nghị giai đoạn từ nay đến 2010 ưu tiên hoàn thành các công trình đầu tư dở dang và các khu vực trọng điểm theo nguyên tắc ưu tiên đã nêu trên.

- Về việc đầu tư đắp một số tuyến đê thuộc huyện Thanh Thủy, Hạ Hòa: Bé Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã lập và Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, Quy hoạch Phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình. Theo quy định tại Luật Đê điều, tỉnh có trách nhiệm lập Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương, Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết, quy hoạch đê điều từng tuyến sông trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để làm cơ sở lập các dự án đầu tư củng cố, nâng cấp hệ thống đê điều thuộc tỉnh, trong đó có các tuyến đê cử tri kiến nghị. Trên cơ sở đó, Bộ sẽ phối hợp với UBND tỉnh làm việc với các Bộ, ngành liên quan, báo cáo Thủ tướng Chính phủ từng bước bố trí nguồn vốn để thực hiện.

10/ Cử tri tỉnh Yên Bái kiến nghị: “Đề nghị có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp mang tính đặc thù hỗ trợ cho các tỉnh miền núi Tây Bắc để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh hơn, hiệu quả hơn, tạo điều kiện để các tỉnh miền núi phát triển”.


Каталог: content -> vankien -> Lists -> DanhSachVanKien -> Attachments
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010)
Attachments -> Đa dạng sinh họC Ở việt nam
Attachments -> CHÍnh phủ Số: 62/bc-cp cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2008 BÁo cáO
Attachments -> BỘ giao thông vận tảI 1/ Cử tri tỉnh Đắk Lắc kiến nghị
Attachments -> QUỐc hội khóa XI uỷ ban về các vấn đề xã hội
Attachments -> QUỐc hội số: CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> 210/bc-btnmt cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Attachments -> KỲ HỌp thứ TÁm quốc hội khoá XII (20/10/2010 26/11/2010) TẬp hợP Ý kiếN, kiến nghị CỦa cử tri
Attachments -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội số: 365/bc-ubtvqh12
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số: 1588

tải về 3.72 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   48




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương